Xem Nhiều 3/2023 #️ 05 Trường Hợp Vượt Đèn Đỏ Nhưng Không Bị Phạt Hành Chính # Top 11 Trend | Sachlangque.net

Xem Nhiều 3/2023 # 05 Trường Hợp Vượt Đèn Đỏ Nhưng Không Bị Phạt Hành Chính # Top 11 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về 05 Trường Hợp Vượt Đèn Đỏ Nhưng Không Bị Phạt Hành Chính mới nhất trên website Sachlangque.net. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

04/11/2020 10:16 AM

(1) Khi có hiệu lệnh của nguời điều khiển giao thông

Cụ thể, theo Khoản 2 Điều 11 Luật Giao thông đường bộ và Khoản 4.1 Điều 4 QCVN 41:2019/BGTVT ban hành kèm theo Thông tư 54/2019/TT-BGTVT thì người tham gia giao thông phải chấp hành hiệu lực của người điều khiển giao thông nếu các hình thức báo hiệu có ý nghĩa khác nhau cùng ở một khu vực theo thứ tự sau:

– Hiệu lệnh của người điều khiển giao thông;

– Hiệu lệnh của đèn tín hiệu;

(2) Trường hợp xe ưu tiên

– Hiệu lệnh của biển báo hiệu;

– Hiệu lệnh của vạch kẻ đường và các dấu hiệu khác trên mặt đường.

Theo Điều 22 Luật Giao thông đường bộ, những xe sau đây được xem là xe ưu tiên khi đi làm nhiệm vụ phải có tín hiệu còi, cờ, đèn theo quy định; không bị hạn chế tốc độ; được phép đi vào đường ngược chiều, các đường khác có thể đi được, kể cả khi có tín hiệu đèn đỏ và chỉ phải tuân theo chỉ dẫn của người điều khiển giao thông gồm:

– Xe chữa cháy đi làm nhiệm vụ;

– Xe quân sự, xe công an đi làm nhiệm vụ khẩn cấp, đoàn xe có xe cảnh sát dẫn đường;

– Xe cứu thương đang thực hiện nhiệm vụ cấp cứu;

– Xe hộ đê, xe đi làm nhiệm vụ khắc phục sự cố thiên tai, dịch bệnh hoặc xe đi làm nhiệm vụ trong tình trạng khẩn cấp theo quy định của pháp luật.

– Theo QCVN 41:2019/BGTVT vạch kẻ kiểu mắt võng được sử dụng để báo cho người điều khiển không được dừng phương tiện trong phạm vi phần mặt đường có bố trí vạch để tránh ùn tắc giao thông.

(4) Có đèn tín hiệu, biển báo cho phép tiếp tục di chuyển

– Vạch kẻ kiểu mắt võng có thể sử dụng để xác định phạm vi cấm dừng trong phạm vi nút giao cùng mức, trên nhánh dẫn cửa vào hoặc cửa ra của nút giao hoặc những vị trí mặt đường cần thiết không cho phép dừng xe.

Như vậy, trong phạm vi vạch này, người tham gia giao thông đi trên đường không được phép dừng xe, tránh ùn tắc.

Khi có đèn tín hiệu hoặc biển báo cho phép, người tham gia giao thông được phép rẽ hoặc đi thẳng dù có đèn đỏ:

(5) Vượt đèn đỏ trong một số tình huống đặc biệt

– Có đèn tín hiệu màu xanh được lắp đặt kèm theo báo hiệu được ưu tiên rẽ. Đây thường là một đèn phụ, hình mũi tên màu xanh được lắp phía dưới cột đèn giao thông.

– Có biển báo giao thông, thường là biển phụ được đặt dưới cột đèn giao thông cho phép các xe được rẽ khi đèn đỏ.

Cụ thể, theo Điều 11 Luật Xử lý vi phạm hành chính thì người thực hiện hành vi vi phạm hành chính trong các trường hợp sau sẽ không bị xử phạt:

– Thực hiện hành vi vi phạm hành chính trong tình thế cấp thiết;

– Thực hiện hành vi vi phạm hành chính do phòng vệ chính đáng;

– Thực hiện hành vi vi phạm hành chính do sự kiện bất ngờ;

– Thực hiện hành vi vi phạm hành chính do sự kiện bất khả kháng;

– Người thực hiện hành vi vi phạm hành chính không có năng lực trách nhiệm hành chính; người thực hiện hành vi vi phạm hành chính chưa đủ tuổi bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định.

Như vậy, người tham gia giao thông có hành vi vượt đèn đỏ nhưng thuộc một trong các tình huống nêu trên thì không bị xử phạt hành chính.

Mức phạt lỗi vượt đèn đỏ hiện nay

Người điều khiển xe tham gia giao thông khi vượt đèn đỏ, mà không thuộc 05 trường hợp nêu trên, sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định tại Nghị định 100/2020/NĐ-CP như sau:

– Đối với người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện): Phạt tiền từ 600.000 đồng đến 1.000.000 đồng , tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng (Điểm e, khoản 4 và Điểm b Khoản 10 Điều 6).

Thùy Liên

– Đối với người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô: Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng , Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng; từ 02 đến 04 tháng nếu gây tai nạn giao thông (Điểm a Khoản 5, Điểm b, c Khoản 11 Điều 5 ).

– Đối máy kéo, xe máy chuyên dùng: Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng , tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe (khi điều khiển máy kéo), chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ (khi điều khiển xe máy chuyên dùng) từ 01 tháng đến 03 tháng; từ 02 đến 4 tháng nếu gây tai nạn (Điểm đ Khoản 5; Điểm a, b Khoản 10 Điều 7).

3,657

Có Khi Nào Vượt Đèn Đỏ Mà Không Bị Phạt?

Theo quy định tại Điều 10 Luật Giao thông đường bộ 2008, sửa đổi 2018, khi đi trên đường, các loại xe phải chấp hành theo tín hiệu của người điều khiển giao thông, tín hiệu đèn giao thông, vạch kẻ đường, cọc tiêu hoặc tường bảo vệ, rào chắn.

Trong đó, đèn tín hiệu có 03 màu: Xanh, đỏ, vàng.

– Đèn xanh là thông báo các loại xe được phép đi trên đường;

– Đèn đỏ là cấm các phương tiện đi;

– Đèn vàng là phải dừng lại trước vạch dừng trừ phi đã đi quá vạch dừng thì được đi tiếp. Khi đèn vàng nhấp nháy thì được đi nhưng phải giảm tốc độ, chú ý quan sát, nhường đường cho người đi bộ.

Ngoài ra, tại Điều 10 Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 41:2016/BGTVT thì khi tham gia giao thông gặp đèn đỏ phải dừng trước vạch dừng xe. Nếu không có vạch sơn “vạch dừng xe” thì phải dừng trước đèn tín hiệu theo chiều đi.

Do vậy, hành vi vượt đèn đỏ là hành vi bị cấm theo quy định của pháp luật và người nào vượt đèn đỏ thì sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính.

Theo đó, mức phạt dành cho những người vượt đèn đỏ được quy định cụ thể tại Nghị định 46/2016 của Chính phủ:

Ngoài ra, nếu không chấp hành đèn tín hiệu sẽ bị phạt từ 50.000 đồng – 60.000 đồng với người:

– Đi bộ (Điểm b khoản 1 Điều 9);

– Điều khiển, dẫn dắt súc vật, xe súc vật (Điểm b khoản 1 Điều 10).

Những trường hợp vượt đèn đỏ không bị phạt

Theo nguyên tắc, đi đường gặp đèn đỏ thì phải dừng xe, chờ đến khi đèn chuyển sang màu xanh mới tiếp tục được đi tiếp. Tuy nhiên, nếu cảnh sát giao thông hướng dẫn cho phép được đi thẳng khi có đèn đỏ thì người đi đường phải chấp hành sự điều khiển này.

Bởi theo quy định tại Điều 11 Luật Giao thông đường bộ 2008, sửa đổi 2018, người tham gia giao thông phải ưu tiên chấp hành theo sự hướng dẫn của cảnh sát giao thông.

Ngoài ra, trong 03 trường hợp sau, người tham gia giao thông có thể đi tiếp bằng cách rẽ phải nếu gặp đèn đỏ:

– Có đèn xanh được lắp đặt kèm theo báo hiệu được ưu tiên rẽ phải. Đây thường là một đèn phụ, hình mũi tên màu xanh được lắp phía dưới cột đèn giao thông.

– Có biển báo giao thông cho phép các xe được rẽ phải khi đèn đỏ. Lúc này, các xe đi trên đường phải quan sát và nhường đường cho người đi bộ (nếu có) và được rẽ phải khi đèn giao thông đang hiện màu đỏ.

– Có vạch mắt võng. Vạch kẻ đường này thường có màu vàng, được đan xen với nhau, xuất hiện ở làn xe trong cùng của đường đi. Trong khu vực vạch này, các xe đi trên đường bắt buộc phải rẽ phải, không được phép đi thẳng hoặc dừng đỗ.

Bên cạnh đó, Điều 11 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 cũng nêu rõ, các trường hợp vi phạm hành chính trong tình thế cấp thiết; Do phòng vệ chính đáng; Do sự kiện bất ngờ; Do sự kiện bất khả kháng; Do người không có năng lực trách nhiệm hành chính, chưa đủ tuổi gây ra thì sẽ không bị xử phạt vi phạm hành chính.

Như vậy, nếu việc vượt đèn đỏ vì các nguyên nhân trên thì người vi phạm sẽ không bị cảnh sát giao thông xử phạt hành chính.

4 loại xe được ưu tiên vượt đèn đỏ

Theo quy định tại Điều 22 Luật Giao thông đường bộ 2008, sửa đổi 2018 khi đi trên đường, có 04 loại xe sau đây được ưu tiên đi trước xe khác, thậm chí được phép đi khi có tín hiệu đèn đỏ và chỉ phải tuân theo chỉ dẫn của người điều khiển giao thông:

– Xe chữa cháy đi làm nhiệm vụ;

– Xe quân sự, xe công an đi làm nhiệm vụ khẩn cấp, đoàn xe có xe cảnh sát dẫn đường;

– Xe cứu thương đang thực hiện nhiệm vụ cấp cứu;

– Xe hộ đê, xe đi làm nhiệm vụ khắc phục sự cố thiên tai, dịch bệnh hoặc xe đi làm nhiệm vụ trong tình trạng khẩn cấp.

Biển Số Xe Bị Mờ Có Bị Phạt Không?

Xử phạt khi biển số xe bị mờ. Nguyên nhân khách quan dẫn đến biển số xe bị mờ có bị xử phạt hành chính không?

Hỏi: Qua nhiều năm sử dụng, biển số xe gắn máy của tôi đã bị tróc, làm mờ nhiều chữ, số. Tôi không biết tôi có phải đi thay biển số mới không. Mong tòa soạn giải đáp giúp tôi. Theo luật giao thông, người điều khiển xe đi xe với biển số không rõ chữ, số thì có bị phạt không? Và nếu có thì mức phạt như thế nào?

Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến trang Tư Vấn của báo Đời Sống & Pháp Luật. Với thắc mắc của bạn, xin được đưa ra quan điểm tư vấn như sau:

Tại Khoản 3, Điều 53, Luật Giao thông đường bộ quy định: “Xe cơ giới phải đăng ký và gắn biển số do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp.”

Theo đó, biển số không đúng quy định; biển số không rõ chữ, số; biển số bị bẻ cong, bị che lấp, bị hỏng đều không đáp ứng về điều kiện tham gia giao thông của xe cơ giới. Và Nghị định 171/2013/NĐ-CP (Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt của Chính phủ có hiệu lực từ ngày 1/1/2014) có quy định về mức xử phạt đối với các hành vi vi phạm này.

Cụ thể, với trường hợp biển số không rõ chữ, số ở xe gắn máy, tại Điểm b, Khoản 1, Điều 17 quy định phạt tiền từ 80.000 đồng đến 100.000 đồng đối với người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy khi thực hiện hành vi vi phạm: “Điều khiển xe gắn biển số không đúng quy định; biển số không rõ chữ, số; biển số bị bẻ cong, bị che lấp, bị hỏng”.

Còn mức phạt đối với ô tô:

“Xử phạt người điều khiển xe ô tô (bao gồm cả rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc được kéo theo) và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm quy định về điều kiện của phương tiện khi tham gia giao thông

3. Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Điều khiển xe lắp thêm đèn chiếu sáng về phía sau xe;

b) Điều khiển xe có hệ thống chuyển hướng của xe không đúng tiêu chuẩn an toàn kỹ thuật;

c) Điều khiển xe không gắn đủ biển số hoặc gắn biển số không đúng vị trí; biển số không rõ chữ, số; biển số bị bẻ cong, bị che lấp, bị hỏng;

d) Điều khiển xe không lắp đủ bánh lốp hoặc lắp bánh lốp không đúng kích cỡ hoặc không bảo đảm tiêu chuẩn kỹ thuật;”

Như vậy, khi điều khiển xe gắn máy với biển số không rõ chữ, số, bạn sẽ bị phạt tiền từ 80.000 đồng đến 100.000 đồng. Với biển số xe không rõ chữ, số, bạn nên làm thủ tục đổi biển số xe mới.

Hy vọng rằng sự tư vấn sẽ giúp bạn lựa chọn phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của bạn.

Luật gia Đồng Xuân Thuận

Tai Nạn Giao Thông Chiều 11/11: Thiếu Niên Tuổi Điều Khiển Xe Máy Không Biển Số Vượt Đèn Đỏ Gây Tai Nạn Làm 3 Người Chết

Tai nạn giao thông chiều 11/11: Thiếu niên tuổi điều khiển xe máy không biển số vượt đèn đỏ gây tai nạn khiến 3 người tử vong; Va chạm với xe ô tô đầu kéo, người đàn ông đi xe máy tử vong tại chỗ; Bão số 12 đổ bộ thổi lật chiếc xe tải trên QL1A… là những sự kiện tai nạn giao thông (TNGT) đáng chú ý chiều 11/11/2020.

Thiếu niên tuổi điều khiển xe máy không biển số vượt đèn đỏ gây tai nạn khiến 3 người tử vong

Hiện trường vụ tai nạn giao thông. Ảnh: Ineternet

Sáng 10/11, Công an TP.Thủ Dầu Một (Bình Dương) đã thông tin ban đầu về vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng xảy ra tại giao lộ Huỳnh Văn Lũy – Nguyễn Văn Linh (phường Phú Tân, TP.Thủ Dầu Một) khiến 3 tử vong.

Danh tính các nạn nhân được xác định là Trần Hùng Mạnh (16 tuổi, quê Đồng Tháp, người lái chiếc xe “độ” không có biển số, anh Danh Na (37 tuổi, quê Kiên Giang) và chị Thị Thùy Nhiên (41 tuổi, cùng quê Kiên Giang).

Theo thông tin ban đầu, sáng 8/11, Trần Hùng Mạnh điều khiển xe máy không biển số lưu thông tốc độ cao trên đường Huỳnh Văn Lũy theo hướng từ vòng xoay trạm điện đi thị xã Tân Uyên. Khi đến giao lộ đường Huỳnh Văn Lũy – Nguyễn Văn Linh, Mạnh không những không giảm tốc độ, không cho xe dừng đèn đỏ mà còn vượt qua nên xảy ra va chạm với xe máy do anh Danh Na điều khiển, chở theo chị Thị Thùy Nhiên.

Cú va chạm khiến chị Nhiên tử vong tại chỗ, còn các nạn nhân khác được đưa đi cấp cứu nhưng do thương tích quá nặng nên Mạnh và anh Na đã tử vong tại bệnh viện nâng tổng số người tử vong là 3 người, trong đó 1 người tại hiện trường.

Nơi xảy ra tai nạn là ngã tư có cột đèn tín hiệu. Theo cơ quan chức năng, nguyên nhân vụ tai nạn ban đầu được xác định do Trần Hùng Mạnh điều khiển xe máy không biển số không chấp hành tín hiệu đèn giao thông.

Được biết, hoàn cảnh của hai vợ chồng anh Danh Na rất khó khăn, cả hai tử vong để lại người con 8 tuổi, báo Phụ nữ TP HCM thông tin thêm.

Va chạm với xe ô tô đầu kéo, người đàn ông đi xe máy tử vong tại chỗ

Hiện trường vụ tai nạn. Ảnh: Kim Dung

Trưa 10/11, tại ngã tư Vân Diên (nay là thị trấn Nam Đàn) giao nhau giữa Quốc lộ 46A với Quốc lộ 15A xảy ra vụ tai nạn giao thông giữa xe máy và xe ô tô đầu kéo khiến 1 người đàn ông tử vong.

Theo hiện trường vụ tai nạn: Xe ô tô đầu kéo BKS 37C-35253 kéo theo rơ mooc BKS 37R-02468 do anh Nguyễn Ngọc Bình (SN 1980), trú tại xóm 8, xã Hưng Đạo (Hưng Nguyên) điều khiển di chuyển cùng chiều với xe máy BKS 37B2-16746, nhãn hiệu Honda Dream do anh Đinh Văn Kiên (SN 1981), trú tại xóm Vạn An, thị trấn Nam Đàn điều khiển hướng thị trấn Nam Đàn đi huyện Đô Lương.

Tại hiện trường, chiếc xe máy nằm dưới gầm xe ô tô đầu kéo.

Nhận được tin báo, CSGT và Đội điều tra Công an huyện Nam Đàn đã khẩn trương có mặt tại hiện trường phân làn, điều tra nguyên nhân vụ tai nạn.

Bão số 12 đổ bộ thổi lật chiếc xe tải trên QL1A

Cẩu kéo xe ô tô tải tự lật ra khỏi hiện trường vụ tai nạn. Ảnh: Công an Nhân dân

Vụ tại nạn xảy ra vào khoảng 8h45′ sáng cùng ngày, ông Nguyễn Trần Huy Hoàng (SN 1997) trú ở phường 7, TP Đà Lạt (Lâm Đồng) điều khiển xe ô tô tải đông lạnh mang BKS 49C-238.70 từ hướng Bắc vào đến lý trình nêu trên thì xảy ra sự cố tai nạn.

Thời điểm đó cơn bão số 12 đã đổ bộ vào đất liền Phú Yên, Khánh Hòa, mưa trút nước, gió giật mạnh, chiếc xe ô tô không có hàng hóa tự lật xuống lề đường khiến tài xế Nguyễn Trần Huy Hoàng bị thương, phụ xe Trương Thành Trí (SN 1996) trú ở phường 7, TP Đà Lạt (Lâm Đồng) thoát nạn.

Thượng tá Võ Hùng Tường – Trưởng Phòng CSGT Công an tỉnh Phú Yên cho biết, mặc dù gió bão đã dịu, nhưng trên địa bàn Phú Yên vẫn còn mưa lớn trên diện rộng, nên 3 tổ tuần tra kiểm soát giao thông của đơn vị vẫn phải thực thi nhiệm vụ tuần lưu xuyên suốt ngày đêm trên các tuyến quốc lộ 1A, quốc lộ 29, quốc lộ 25 để kiểm tra những cung đoạn xung yếu, kịp thời hướng dẫn giao thông đảm bảo an toàn.

Tổ công tác của Đội CSGT số 1 vẫn bám trụ tại lý trình km 76+100 trên đường quốc lộ 29 để lập chốt ngăn chặn không cho người và các loại phương tiện giao thông vượt qua cung đoạn mưa lũ ngập tràn mặt đường, tiềm ẩn nhiều hiểm họa.

Bạn đang xem bài viết 05 Trường Hợp Vượt Đèn Đỏ Nhưng Không Bị Phạt Hành Chính trên website Sachlangque.net. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!