Cập nhật thông tin chi tiết về Bài 2: Nguy Cơ Ngộ Độc Thực Phẩm Từ Hàng Rong mới nhất trên website Sachlangque.net. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Nắm bắt được đặc tính thích ăn quà vặt của HS nên nhiều người bán hàng rong đã chọn các khu vực quanh trường học làm địa điểm kinh doanh. Đa số hàng hóa do người bán tự làm hoặc mua lại ở các cơ sở khác nhưng không có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, cách bảo quản không đúng quy trình, có nguy cơ mất an toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP).Việc dẹp bỏ tình trạng hàng rong trước cổng trường là rất khó khăn. Trong ảnh: Học sinh vây quanh quán hàng rong trước cổng trường TH Nguyễn Bá Ngọc (TP.Bà Rịa) để mua hàng. Ảnh: HOÀNG HƯỜNG.
Hàng rong “hút” học sinh
Theo quan sát của phóng viên, khu vực quanh các trường TH, THCS là điểm lý tưởng để tập trung của các gánh hàng rong. Đặc tính chung dễ thấy ở các gánh hàng rong là có thể “di động” bất cứ lúc nào, chủ các hàng rong chủ yếu sử dụng phương tiện xe đẩy tự chế từ những chiếc xe cũ. Vì vậy, họ có thể di chuyển một cách dễ dàng, đến và đi bất cứ lúc nào. Trước giờ HS vào lớp và tan trường là thời điểm thích hợp mà hàng rong tiếp cận cổng trường. Thức ăn được bày bán ở hàng rong khá đa đạng, phù hợp với sở thích của HS như: Cá viên chiên, thạch dừa, rau câu, bánh tráng trộn, các loại nước giải khát… Giá cả thì lại rất rẻ, chỉ vài ngàn đồng là các em đã mua được một món ăn ưa thích.
Có mặt trước cổng trường THCS Huỳnh Khương Ninh (TP.Vũng Tàu) lúc 11h ngày 5-11, trước cổng trường có 4 chiếc xe bán hàng rong di động bày bán các mặt hàng như: Nước si rô đủ các màu, nước nhân sâm, cá viên chiên, bánh kẹo… Khi tan trường, HS chia thành nhiều tốp, khoảng 5-6 em xúm lại mua 1 món đồ ăn và ăn chung. Những mặt hàng bày bán ở đây đều do người bán tự làm.
Quan sát kỹ 1 xe hàng rong của chị T., chúng tôi nhận thấy, cá viên chiên được chị xâu thành nhiều que, đặt cạnh nồi nước nhân sâm, không có bất cứ dụng cụ nào che đậy hay bảo quản. Còn tương ớt dùng để chấm cá viên chiên, chị cũng đóng sẵn từng bịch nhỏ để 1 góc bên cạnh. Trong quá trình bán nước nhân sâm, chị vô tình để cả nước rơi lên cá viên chiên. Các loại bánh từ bánh mứt, bánh tráng trộn có tẩm màu được đóng từng gói nhỏ, không ghi nhà sản xuất hay hạn sử dụng. Khi được hỏi, chị T. vô tư trả lời: “Hàng tự làm nên chất lượng bảo đảm, để cả tuần vẫn chưa hư”.
Hiện nay tại nhiều trường, do sự kiểm soát, cấm cản của nhà trường, các xe hàng rong tạm lui vào những địa điểm cách trường không xa.
Trước cổng trường TH Trường Sơn (TP.Bà Rịa), đã vắng bóng những gánh hàng rong. Nhưng cách đó chừng 30m, các xe hàng rong tập kết ngay trước cổng Trung tâm Văn hoá học tập cộng đồng phường Phước Nguyên. Những người bán hàng ở đây cho biết, trước đây bán hàng tại cổng trường là vi phạm, nhưng giờ chuyển qua bên cổng Trung tâm Văn hoá học tập cộng đồng thì được xem là bán hàng hợp pháp, vì không thấy biển báo “cấm bán hàng rong”. Điều dễ nhận thấy ở đây, các quán hàng rong này thường bán những món ăn phù hợp với khẩu vị, sở thích của HS như thạch dừa, kem, trà sữa trân châu, chè… Các mặt hàng để lẫn lộn với nhau. Người bán thì không đeo găng tay, họ dùng tay để lấy thức ăn trực tiếp cho HS. Những mặt hàng này đựng trong những chiếc nồi cỡ lớn. Dù bán nhiều món hàng như vậy nhưng họ chỉ dùng 1 phương tiện để lấy hàng cho tất cả các món ăn. Khi thấy chúng tôi tỏ vẻ không thích người bán dùng 1 chiếc vá để lấy thạch dừa và nước sâm. Người bán hàng liền trấn an: “Dùng chung dụng cụ để lấy hàng có sao đâu. Mấy món này giống nhau cả. Nếu buổi sáng bán không hết thì để lại chiều bán chứ không để qua ngày đâu”.
Sau giờ tan trường, HS thường mua quà ăn vặt ngay trước cổng trường. Trong ảnh: HS mua hàng trước cổng trường TH Hạ Long (TP.Vũng Tàu). Ảnh: HOÀNG HƯỜNG.
Không dễ dẹp
Rõ ràng, sự tồn tại các quán hàng rong tại các khu vực gần cổng trường học không chỉ tiềm ẩn nguy cơ mất ATVSTP mà còn gây cản trở giao thông, mất mỹ quan trường học. Thế nhưng, để dẹp bỏ tình trạng này thì không hề đơn giản. Lâu nay, các trường học thường phối hợp với công an, dân phòng địa phương để dẹp bỏ tình trạng bán hàng rong trước cổng trường, song hiệu quả mang lại chưa cao. Gọi là quán hàng rong nhưng thực chất đây là những chiếc xe bán hàng di dộng nên việc di chuyển của họ khá dễ dàng. Vì thế, nếu công an, dân phòng địa phương đuổi, không cho họ bán hôm nay thì ngày mai họ lại quay lại bán tiếp, hoặc di chuyển tới bán ở các cổng trường khác.
Thầy Sầm Quý Lập, Hiệu trưởng trường TH Trường Sơn (TP.Bà Rịa) cho biết, những người bán hàng rong sinh sống trong khu vực gần trường nên khi công an phường, dân phòng đến dẹp thì họ lại đẩy gánh hàng trở về nhà. Sau khi lực lượng chức năng đi khỏi, họ trở lại trường bán như cũ. Thậm chí, dẹp ở trường này thì họ lại di chuyển đến trường khác để bán. Hơn nữa, số lượng người bán hàng rong thì không cố định nên rất khó để kiểm soát tình trạng này.
Xét về một khía cạnh khác, cuộc sống của những người bán hàng rong cũng rất khó khăn. Họ không có tiền để thuê mặt bằng trong chợ hay mở quán bán để bán hàng. Vì thế, để duy trì cuộc sống gia đình, họ chỉ còn cách đi bán hàng rong để mưu sinh. Và chỉ có HS là đối tượng mua hàng của họ nhiều nhất. Do đó, bắt buộc người bán hàng phải chọn cổng trường học hoặc ở một địa điểm gần đó làm nơi bán hàng. Mặt khác, do nắm bắt được nhu cầu ăn quà vặt của HS nên nhiều người đã lợi dụng thực tế này lấn chiếm cổng trường để bán hàng. Một người bán kem trước cổng trường TH Hạ Long (TP.Vũng Tàu) khẳng định: “HS có nhu cầu ăn quà vặt sau khi tan trường nên tôi mới đến đây để bán. Còn không có HS mua thì chúng tôi bán hàng cho ai”. Đối với HS, có rất nhiều lý do để các em mua hàng rong. Em Trần Thị My, HS trường THCS Kim Đồng (TP. Bà Rịa) cho biết, sau khi tan trường, em thường đói bụng và khát nước nên trong thời gian chờ ba mẹ tới đón em tranh thủ mua nước hoặc kem để ăn lót dạ. Hơn thế, My và nhóm bạn học của em còn có sở thích ăn vặt. Các em thường dành dụm tiền gia đình cho ăn sáng để mua quà vặt.
Những thực tế trên cho thấy, dù nhà trường có phối hợp với công an, dân phòng địa phương dẹp bỏ tình trạng bán hàng rong nhưng “lực bất tòng tâm” vì thiếu nguồn nhân lực. Mặt khác, không phải lúc nào, trường học nào, lực lượng này cũng có mặt kịp thời để dẹp hàng rong. Vì thế, tình trạng bán hàng rong vẫn tiếp tục diễn ra.
NHÓM PHÓNG VIÊN TS-CT
Thực tế, các hoạt động diễn ra ngoài nhà trường là thuộc về phạm vi quản lý của chính quyền các địa phương. Do đó, qua phản ánh của phụ huynh và tìm hiểu thực tế tại các trường học thì tình trạng bán hàng rong trước cổng trường diễn ra khá nhiều. Nhưng chưa có một biện pháp nào dẹp bỏ hiệu quả. Về phía ngành, chỉ có cách hướng dẫn các trường học tích cực tuyên truyền, nâng cao ý thức cho HS về vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm, khuyến cáo HS không được mua hàng rong để ăn. Theo tôi, nhà trường cần phối hợp chặt chẽ với công an, dân phòng địa phương tích cực và tăng cường lực lượng để tuần tra thường xuyên trước cổng trước nhằm dẹp bỏ tình trạng bán hàng rong.(Ông Lê Văn Tuyền, Trưởng phòng Công tác HS-SV, Sở GD-ĐT).Tôi có con học tại trường THCS Huỳnh Khương Ninh (TP.Vũng Tàu) nên mỗi buổi trưa đứng chờ rước cổng trường đón con tôi rất bức xúc. Các quán hàng rong thì lấn chiếm vỉa hè đậu xe của phụ huynh, gây ách tắc giao thông trước cổng trường, môi trường học đường ít nhiều cũng bị ảnh hưởng. Hơn nữa, khi mới tan học, tay của HS còn bẩn nhưng cũng cầm thức ăn để ăn, tôi thấy không hợp vệ sinh. Khi xảy ra tình trạng ngộ độc thực phẩm thì không biết kêu ai, kiện ai? Theo tôi, nhà trường cần phối hợp với chính quyền địa phương xử lý triệt để vấn đề này.(Bà Vũ Thị Huệ, đường Lê Hồng Phong, TP.Vũng Tàu).
Bài 3: khó khăn trong việc xử lý hàng rong
Nguy Cơ Mất Atgt Từ Những Chiếc Xe Máy Biển Kiểm Soát “Aa”
Hàng ngày, những chiếc xe mang BKS “AA” vẫn lưu thông trên đường, đặc biệt là vào những khung giờ cao điểm. Tại một số điểm trường THPT tại TP. Hà Nội, việc loại xe dưới 50cc và xe máy thông thường rất khó nhận ra bởi hình dáng xe và tốc độ rất tương đồng, nên để phân biệt chỉ có cách “soi” thật kỹ BKS để nhận biết thông qua ký hiệu “AA”.
Có mặt tại khu vực Trường THPT Lê Quý Đôn (quận Đống Đa, TP. Hà Nội) vào giờ tan học buổi trưa ngày 06/12, PV Tạp chí GTVT ghi nhận từng đoàn xe máy BKS “AA” của học sinh đi thành tốp, dàn hàng ngang ngay lối rẽ ra đường lớn, trong đó rất nhiều em không đội mũ bảo hiểm, lái xe một tay, vừa đi vừa cười đùa, í ới nhau… Trong đó, không ít cô cậu học trò phóng xe máy thông thường “ầm ầm” như một lẽ thường tình, mặc dù các em chưa được phép điều khiển loại phương tiện này.
Tương tự, tại Trường THPT Quang Trung (quận Đống Đa, TP. Hà Nội), trong khi phần lớn học sinh điều khiển xe máy BKS “AA” chấp hành nghiêm chỉnh các quy định ATGT thì cũng không hiếm gặp trường hợp vi phạm một cách ngang nhiên. Những hình ảnh này còn phổ biến hơn tại các trường khu vực trung tâm thành phố như tại Trường THPT Việt Đức, THPT Trần Phú… Điều dễ nhận thấy là những mẫu xe thời thượng như Sh, Lx… có phân khối đều từ 100 đến 150cc là phương tiện đi học yêu thích của học sinh.
Theo lực lượng chức năng xử lý các vụ tai nạn nêu trên, nguyên nhân dẫn tới tai nạn đều xuất phát từ người điều khiển xe máy là học sinh đã không làm chủ được phương tiện, dẫn tới nỗi đau xót tột cùng cho gia đình, bạn bè và người thân các em.
Trong những năm gần đây, quy định bắt buộc đội mũ bảo hiểm đối với học sinh đã được áp dụng, cùng với các chương trình đào tạo, tập huấn, phổ biến kiến thức ATGT, ký cam kết tại trường… đã được đẩy mạnh đáng kể. Tuy nỗ lực này đã tạo sự chuyển biến rất lớn nhưng vi phạm ở lứa tuổi học trò vẫn còn tồn tại khá phổ biến.
Thống kê của Ủy ban ATGT Quốc gia chỉ ra rằng, tỷ lệ đội mũ bảo hiểm ở trẻ em từ 6 tuổi trở lên hiện nay còn rất thấp, mới chỉ ở mức 35 – 40%, trong khi tỷ lệ này ở người lớn là hơn 90%.
Chế tài chưa đủ sức răn đe
Trung tá Vũ Văn Hoài – Đội trưởng Đội Tuyên truyền, Phòng CSGT TP. Hà Nội cho biết, hiện nay tình trạng học sinh đi xe máy có dung tích xi-lanh dưới 50cc đến trường diễn ra khá phổ biến. Do việc điều khiển phương tiện xe máy dưới 50cc không đòi hỏi người cầm lái phải có giấy phép lái xe nên các em không được học Luật Giao thông đường bộ, dẫn tới thường xuyên vi phạm các quy định về điều khiển phương tiện giao thông. Điển hình nhất là các lỗi như đi ngược chiều, lấn làn, đi vào làn đường dành riêng cho ô tô và nhất là không đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông.
Tuy nhiên, việc xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ đối với các phương tiện này lại gặp rất nhiều khó khăn. Điều 60 Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định: người đủ 16 tuổi trở lên được lái xe gắn máy có dung tích xi-lanh dưới 50cm3. Thực tế, có rất nhiều học sinh dưới 16 tuổi đã đi xe gắn máy dưới 50cc đến trường và vi phạm các quy định về điều khiển giao thông đường bộ, tuy nhiên chế tài xử lý hiện còn rất nhiều bất cập.
Điều 21 Nghị định 46 của Chính phủ về xử phạt các hành vi vi phạm quy định về điều kiện của người điều khiển xe cơ giới quy định rõ: Phạt cảnh cáo người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện) và các loại xe tương tự xe mô tô hoặc điều khiển xe ô tô, máy kéo và các loại xe tương tự xe ô tô.
Như vậy, người dưới 16 tuổi điều khiển phương tiện vi phạm sẽ không bị phạt tiền mà chỉ bị phạt cảnh cáo, cảnh cáo bằng văn bản và ra quyết định xử phạt; còn từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi thì phải nộp 50% tiền phạt áp dụng với người thành niên.
“Ý thức tham gia giao thông của các em vẫn là điều quan trọng. Để có được điều này, chúng ta phải rèn luyện cho các em ở mọi lúc, mọi nơi, trong đó có trường học, gia đình và xã hội. Thời gian qua, trên cơ sở ký kết tuyên truyền giữa Phòng CSGT với Sở Giáo dục và Đào tạo TP. Hà Nội về tuyên truyền pháp luật trật tự ATGT cho các trường và các cơ sở giáo dục trên địa bàn, đơn vị đã chỉ đạo các đội, trạm CSGT đã tăng cường công tác kiểm tra, xử lý cũng như nhắc nhở, tuyên truyền tới các phụ huynh và học sinh đi xe máy đến trường ngay từ đầu năm học nhằm nâng cao ý thức tự giác chấp hành ở cả phụ huynh lẫn học sinh. Hy vọng, các giải pháp này sẽ giúp các em biết cách phòng tránh để giảm thiểu những tai nạn đáng tiếc khi tham gia giao thông đường bộ”, Trung tá Hoài cho biết thêm.
Thông Tin Giá Cả Thị Trường Thực Phẩm Mới Nhất
Quốc Lộ 51B: Thiếu Biển Báo, Nhiều Nguy Cơ Tngt
Quốc lộ 51B (QL51B) hiện đã cơ bản hoàn thiện, hàng ngày lưu lượng phương tiện khá đông nhưng tuyến đường này lại chưa lắp biển báo giao thông, tiềm ẩn nguy cơ xảy ra tai nạn.
QL51B đoạn từ vòng xoay Cửa Lấp tới phường 11 đã hoàn thiện nhưng chưa có hệ thống biển báo.
Tuyến đường QL51B một số đoạn đã hoàn thiện và được sử dụng. Tổng chiều dài của các đoạn đường đã hoàn thiện trên tuyến đường này ước chừng hơn 7km và hầu như chưa có hệ thống biển báo giao thông đường bộ. Nhiều người tham gia giao thông tỏ ra lúng túng khi đi trên tuyến đường này.
Vừa chạy xe máy vào đầu đường 51B, ông Trần Đại Quang (xã An Ngãi, huyện Long Điền) lừng khừng không biết nên đi vào làn đường nào cho đúng. Ông Quang cho biết, QL51B có nhiều làn xe, nhưng không có biển báo giao thông nên ông không biết làn đường nào dành cho phương tiện giao thông của mình. “Đường đã hoàn thiện nhưng không hề có các biển báo giao thông, cũng như các tín hiệu đèn xanh, đèn đỏ, bảng cảnh báo giảm tốc độ, bảng phân chia làn đường cho xe máy, ôtô, xe thô sơ… nên mỗi lần đi trên tuyến đường này tôi rất lo ngại, cứ sợ đi sai phần đường”, ông Quang nói.
Trung tá Đinh Công Tiến, Đội trưởng đội Tuyên truyền điều tra giải quyết tai nạn giao thông, Phòng CSGT, Công an tỉnh cho biết, giữa năm 2014, trên tuyến QL51B đã xảy ra một vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng giữa ôtô và xe máy, khiến người đi xe máy tử vong ngay tại chỗ. Nguyên nhân xảy ra vụ tai nạn trên là do thiếu biển báo giảm tốc độ khi đi qua khu vực đông dân cư, nên xe ôtô đã đi với tốc độ cao và gây tai nạn. “Chúng tôi sẽ kiến nghị Sở GTVT sớm hoàn thiện hệ thống biển báo ở tuyến đường này, nếu không các vụ tai nạn giao thông thương tâm sẽ còn tiếp diễn”, Trung tá Đinh Công Tiến cho biết.
Theo Trung tá Trình Văn Phương, Đội trưởng Đội CSGT TP.Vũng Tàu, do chưa có các biển báo hiệu giao thông đường bộ, nên CSGT TP.Vũng Tàu cũng rất khó xử phạt các trường hợp vi phạm tại tuyến QL51B. Nhiều người thấy đường trống, chạy xe máy với tốc độ cao, rất nguy hiểm nhưng vì có đoạn còn chưa cắm biển báo tốc độ, nên CSGT không thể xử phạt mà chỉ nhắc nhở. Đây là nguyên nhân dẫn đến các phương tiện lưu thông trên tuyến QL51B trở nên lộn xộn, nhất là các đoạn đi qua khu đông dân cư. Qua quan sát, phóng viên ghi nhận hầu hết xe gắn máy lưu thông trên tuyến đường này đều đi vào làn đường dành cho xe ô tô, mặc dù nhiều đoạn đã hoàn thiện làn đường dành cho xe gắn máy.
Đại diện Phòng Quản lý giao thông, Sở GTVT cho biết, hiện nay tuyến QL51B vẫn còn một số đoạn chưa hoàn thiện, nên đơn vị thi công chưa bàn giao đầy đủ mặt bằng. Vì vậy, Sở GTVT chưa thể lắp đặt hệ thống biển báo giao thông đường bộ cho tuyến đường này. Tuy nhiên, để bảo đảm ATGT cho các phương tiện giao thông lưu thông tại QL51B, tới đây Sở GTVT sẽ giao Công ty CP Công trình giao thông triển khai lắp đặt các biển báo giao thông trên QL51B.
Bài, ảnh: THANH HẢI
Bạn đang xem bài viết Bài 2: Nguy Cơ Ngộ Độc Thực Phẩm Từ Hàng Rong trên website Sachlangque.net. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!