Cập nhật thông tin chi tiết về Bé Tìm Hiểu An Toàn Giao Thông, Tin Tức, Mầm Non, Hoạt Động Học Tập, Song Ngữ Lạc Hồng mới nhất trên website Sachlangque.net. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Nhằm hướng các bé nhận biết được các biển báo, tuân thủ đúng luật lệ giao thông khi đi trên đường và trẻ áp dụng thực tế trong khi lưu thông trên đường với gia đình. Đồng thời, mô hình giao thông mang đến cho trẻ những trải nghiệm thực tế lý thú và bổ ích, phát triển tính tò mò, ham hiểu biết, thích khám phá, rèn luyện thể lực, tài năng diễn xuất trước đám đông và trí thông minh,…thông qua các hoạt động trò chơi ” Biển báo gì đây?”, màn trình diễn kịch “Kịch– lưu thông trên đường phố“, thực hành ” Di chuyển trên mô hình”. Kết thúc, các bé hát và vận động theo nhạc một số bài hát về luật lệ giao thông.
(Cô cảnh sát giao thông nhí)
Tại đây, các bé đã có rất nhiều hoạt động vui nhộn và thỏa thích trổ tài. Đầu tiên là sự xuất hiện của cô Diễm MC với trò chơi ” Biển báo gì đây?” Cô Diễm đưa ra các biển báo quen thuộc và hỏi trẻ, trẻ giơ tay phát biểu trả lời, nếu câu trả lời của trẻ đúng sẽ có một phần quà của ban tổ chức.
Kế tiếp là màn trình diễn kịch “Kịch– lưu thông trên đường phố ” của các anh chị Lớp Lá-Elephant phụ trách.
Sau đó thực hành ” di chuyển trên mô hình”, các bé đi trên mô hình giao thông với các loại phương tiện giao thông đường bộ (xe hơi, xe đạp, xe lắc…) và di chuyển theo thứ tự từng lớp.
(Lớp Lá-Lion)
(Lớp Lá-Elephant)
(Lớp Chồi-Tiger)
(Lớp Chồi-Dolphin)
(Lớp Mầm-Panda)
(Lớp Mầm-Bee)
(Lớp Mầm-Rabbit)
“Kết thúc” Các bé hát và vận động theo nhạc một số bài về luật lệ giao
thông “đèn xanh-đèn đỏ”, “em đi qua ngã tư đường phố”.
Hậu trường: Các bé phụ các cô vệ sinh dọn dẹp sạch sẽ
Vui vẻ, náo nhiệt và thân thiện là những cảm xúc bao trùm tại buổi thực hành “mô hình giao thông” của các bạn nhỏ khối Mẫu Giáo Lạc Hồng. Gương mặt của các bé hiện rõ sự vui vẻ, hào hứng khi tham gia thi thố cùng bạn bè để nhận được các phần quà đã giúp cho không khí buổi học tập-vui chơi này thêm sôi động và tràn ngập tiếng cười.
Kết thúc chương trình “bé tìm hiểu an toàn giao thông”, các con đã được học hỏi nhiều điều bổ ích, các con năng động hơn, mạnh dạn hơn và gắn kết với nhau nhiều hơn. Cám ơn các cô và các phụ huynh đã tạo điều kiện để các bé được trải nghiệm một ngày học tập-vui chơi tại “mô hình giao thông” này.
Vè “Biển Báo Giao Thông”
Nghe vẻ nghe ve nghe vè biển báo
Nghe lời cô giáo tuân thủ giao thông
Đèn xanh bạn đi, đèn đỏ dừng lại
Cấm dừng đỗ xe ở lòng lề đường.
Cấm người đi bộ, cấm đi ngược chiều
Bạn yêu hãy nhớ không quay đầu xe
Chỗ ngoặt nguy hiểm bạn nên chú ý
Lưu thông cẩn thận chỗ chợ đông người.
Đoạn đường thường hay xảy ra tai nạn
Đi bộ bạn nhớ đi trên vỉa hè
Nghe vẻ nghe ve nghe vè về biển báo.
(Lớp Lá-Elephant: Bé vui tìm hiểu an toàn giao thông).
an toàn giao thông
Thi Tìm Hiểu An Toàn Giao Thông( Trắc Nghiệm)
Trường tiểu học Phong Khê
Câu hỏi trắc nghiệm thi tìm hiểu an toàn giao thôngCâu 1: Biển báo hiệu lệnh có đặc điểm gì?
A, Hình tròn, nền mầu xanh lam, trên nền xanh lam có hình vẽ hoặc kí hiệu biểu thị hiệu lệnh. B, Hình tròn, nền màu trắng có viền mầu đỏ , có hình vẽ mầu đen biểu thị hiệu lệnh. C, Hình tam giác, nền mầu vàng có viền mầu đỏ, có hình vẽ mầu đen biểu thị hiệu lệnh.Câu 2: Biển báo cấm để báo những điều cấm cơ bản có đặc điểm gì?
A, Hình tròn, mầu trắng có viền màu đỏ, có hình vẽ mầu đen biểu thị nội dung cấm.B, Hình tròn, nền mầu xanh lam, có hình vẽ hoặc kí hiệu biểu thị nội dung cấm.C, Hình tam giác, mầu vàng có viền mầu đỏ, có hình vẽ biểu thị nội dung cấm.Câu 3: Biển cấm đi ngược chiều có đặc điểm gì ?
A, Có nền mầu trắng, ở giữa có vạch đỏ. B, Có nền mầu đỏ, ở giữa có vạch đen. C, Có nền mầu đỏ ,ở giữa có vạch trắng.Câu 4: Biển báo nguy hiểm có đặc điểm gì ?
A, Hình tròn, nền mầu xanh lam, có hình vẽ kí hiệu biểu thị nguy hiểm.B, Hình tam giác, nền mầu vàng có viền mầu đỏ và có hình vẽ,kí hiệu mầu đen biểu thị nguy hiểm.C, Hình tròn, nền mầu trắng có viền mầu đỏ, có hình vẽ mầu đen biểu thị nội dung nguy hiểm.Câu 5: Cọc tiêu có chiều cao bao nhiêu cm?
A, 100 cm. B, 80 cm. C, 60 cm Câu 6: Cọc tiêu được sơn màu gì?
A, Thân cọc sơn mầu trắng, đầu cọc sơn mầu đỏ. B, Thân cọc sơn mầu đỏ, đầu cọc sơn mầu trắngC, Cứ 1 vạch đỏ, 1 vạch trắng nối tiếp nhau.Câu 7: Vạch kẻ đường có mấy loại?
A, 1 B, 2 C, 3.Câu 8: Sát ngã ba, ngã tư đường có các vạch kẻ trắng song song với đường đi báo hiệu điều gì?
A, Phải dừng xe. B, Dành cho người đi bộ qua đường . C, Điểm đỗ ô tô xe máy.Câu 9: Đến ngã ba, ngã tư có đèn tín hiệu và có cả công an hướng dẫn chỉ đường, người tham gia giao thông phải tuân thủ theo hướng dẫn nào?
A,Theo đèn tín hiệu. B, Theo sự hướng dẫn của công an giao thông. C, Không theo hướng dẫn nào.Câu 10: Biển chỉ dẫn có đặc điểm gì?
A, Hình chữ nhật , mầu xanh lam, có hình vẽ hoặc kí hiệu biểu thị nội dung chỉ dẫn. B, Hình tròn , mầu xanh lam , có hình vẽ hoặc kí hiệu hiển thị nội dung chỉ dẫn. C, hình chữ nhật, mầu vàng, có hình vẽ hoặc kí hiệu biểu thị nội dung chỉ dẫn.Câu 11: Có mấy loại hàng rào chắn?
A, 1 loại. B, 2 loại. C, 3 loại.Câu 12: Có mấy loại đường giao thông công cộng?
A, 2. B, 4. C, 6*Câu 13: Có mấy loại đèn tín hiệu giao thông?
A, 1 loại. B, 2 loại.( dùng cho các loại xe và người đi bộ) C, 3 loại.Câu 14: Khi có tín hiệu đèn nào ,người đi bộ được phép đi?
A, Xanh. B, đỏ. C, vàng.Câu15: Tín hiệu đèn điều khiển các loại xe có:
A, 1 mầu (xanh) B, 2mầu (xanh, đỏ) C, 3 mầu( xanh, đỏ, vàng)Câu 16: Tín hiệu đèn điều khiển người đi bộ có:
A, 1 mầu( xanh). B, 2 mầu( xanh ,đỏ) C, 3 mầu(xanh, đỏ, vàng)Câu 17: Tín hiệu đèn đúng đối với các loại xe là:
A, Tín hiệu đỏ là cấm đi,tín hiệu vàng là dừng lại trước vạch,tín hiệu xanh cho phép đi. B, Tín hiệu xanh là cấm đi, tín hiệu vàng là dừng lại, tín hiệu đỏ cho phép đi. C, Tín hiệu đỏ là cấm đi, xanh là dừng lại, vàng là được phép đi. Câu 18: Trẻ em đi loại xe đạp như thế nào là an toàn?
A, Loại xe mà khi ngồi trên yên xe chân phải chống được xuống đất. B, Xe chắc chắn, có phanh, có đèn phát sáng và đèn phản quang. C, Cả 2 phương án trên.Câu 19: Khi đi xe đạp trên đường giao thông có phải đội mũ bảo hiểm không?
A, Không. B, có. C, Đội cũng được, không đội cũng được.Câu20 : Khi đi xe đạp trên đường không có làn đường dành riêng cho xe thô sơ em phải đi như thế nào?
A, Tuỳ thích đi thế nào cũng được. B, Đi giữa đường. C, Đi sát lề đường bên phải.Câu 21: Khi tham gia giao thông bằng xe đạp những trường hợp nào sau đây là đi xe đạp không an toàn?
A, Đi hàng 3 trở lên, đi vào đường cấm, rẽ đột ngột qua đầu xe. B, Trẻ em đi xe đạp người lớn lại đèo thêm em nhỏ. C, Cả 2 ý trên.Câu 22: Để đảm bảo an toàn khi đi xe đạp, cần:
A, Chọn đi xe đạp an toàn, phù hợp với trẻ em.B, Đi sát lề đường bên phải, làn đường dành cho xe thô sơ, khi muốn rẽ phải giơ tay xin đường, qua ngã ba, ngã tư có đèn tín hiệu phải tuân thủ theo hiệu lệnh đèn.C, Cả 2 phương án trên.Câu 23: Trẻ em khi đi xe đạp ra đường, không được:
A, Đi xe đạp của người lớn, đi vào đường cấm.B, Đi xe dàn hàng ngang( từ 3 xe trở lên),buông thả 2 tay, đua xe trên đường.C, Cả 2 phương án trên.Câu 24: Khi ngồi trên ô tô để đảm bảo an toàn giao thông ta cần phải làm gì?
A, Tay bám vào tay vịn, không đi lại, không thò đầu, thò tay, không vứt rác ra ngoài cửa sổ. B, Thò đầu ra ngoài ngắm cảnh cho dễ. C, Đứng ở cửa xe để khi xuống cho nhanh.Câu 25: Người tham gia giao thông đường bộ cần làm gì để đảm bảo an toàn giao thông?
A, Nghiêm chỉnh chấp hành luật giao thông đường bộ. B, Phương tiện giao thông phải đảm bảo tốt đủ điều kiện tham gia giao thông. C, Cả 2 ý trên.Câu 26: Đường phố có những điều kiện đảm bảo an toàn là:
A, Đường trải nhựa hoặc bê tông, đường rộng có nhiều làn xe, có dải phân cách, có đèn chiếu sáng, có đèn tín hiệu và có biển báo hiệu giao thông . B, Đường có vỉa hè rộng, không có vật cản, có ít đường giao nhau với đường nhỏ ,đường ngõ , đường có vạch kẻ qua đường dành cho người đi bộ. C, Cả 2 ý trên. Câu 27: Những nguyên nhân chính gây ra tai nạn giao thông là:
A, Do con người khi tham gia giao thông không tập trung chú ý, không hiểu hoặc không chấp hành luật giao thông. B, Do phương tiện giao thông không đảm bảo an toàn, do đường giao thông không an toàn, do thời tiết… C, cả 2 ý trên .Câu 28: Em Phải làm gì để giữ gìn an toàn giao thông?
A, Thực hiện đầy đủ và đúng luật giao thông và phòng tránh tai nạn giao thông. B, Khi đi xe đạp ,xe máy nhớ đội mũ bảo hiểm và tích cực vận động mọi người cùng tham gia. C, Cả 2 ý trên .Câu 29: Đi bộ trên đường như thế nào là an toàn giao thông?
A, Đi bộ trên vỉa hè hoặc đi sát mép đường bên tay phải.( nơi không có vỉa hè). B, Đi sát mép đường bên tay trái. C, Đi dưới lòng đường .Câu 30: Khi đi bộ trên đường phố muốn qua đường an toàn cần:
A, Nắm tay nhau chạy qua đường. B, Chỉ sang đường ở nơi có vạch đi bộ qua đường và có tín hiệu đèn xanh hình người , đi cùng và nắm tay người lớn. ` C, Một mình tự qua đường không cần quan sát.Câu 31: Khi đi bộ trên đường không có tín hiệu đèn , muốn qua đường cần:
A, Dừng lại bên đường , quan sát 2 phía đường , nhìn bên trái, bên phải để tránh xe đạp xe máy, ô tô từ chiều tay phải tới. B, Qua đường không cần quan sát. C, Chạy thật nhanh sang đường.Câu 32: Theo em, con đường nào là an toàn?
A, Nhiều khúc ngoặt, mặt đường gồ ghề, không có biển báo giao thông.B, Mặt đường phẳng, rộng , có vỉa hè, có biển báo, đèn tín hiệu giao thông. C, Lòng đường hẹp, nhiều vật cản, đường dốc, trơn, cạnh bờ vực, bờ ruộng Câu 33: Em chọn con đường nào để đến trường?
A, Đường an toàn dù có phải đi xa hơn.B, Đường không an toàn nhưng đến trường gần hơn. C,Tuỳ thích.Câu 34: Qua đường thế nào là không an toàn?
A, Qua đường ở gần phía trước hoặc sau xe ô tô đang đỗ.B, trèo qua dải phân cách.C, Cả 2 phương án trên .Câu 35: Để ngồi an toàn trên xe đạp ,xe máy cần:
A, Đội mũ bảo hiểm, bám chặt người ngồi trước,chân không đung đưa, không bỏ tay. B, Trước khi lên xe, xuống xe phải quan sát xung quanh, khi xe dừng lại hẳn mới xuống xe. C, cả 2 phương án trên. Câu 36: Đường nào sau đây không phải là đường bộ?
A, Đường quốc lộ.B, Đường sắt.C, Đường tỉnh, đường huyện, đường xã, đường đô thị.Câu 37: Phương tiện giao thông đường bộ gồm những loại nào?
A, Phương tiện giao thông cơ giới đường bộ.B, Phương tiện giao thông thô sơ đường bộ.C, Cả 2 phương án trên.Câu 38: Khái niệm đường bộ được hiểu như thế nào là đúng?
A, Đường bộ gồm:đường ,cầu đường bộ, hầm đường bộ.B, Đường bộ gồm: đường, cầu đường bộ ,hầm đường bộ, bến phà đường bộ.C, Đường bộ gồm: Đường, cầu đường bộ, hầm đường bộ, đường xe lửa.Câu 39: Phương tiện giao thông thô sơ đường bộ gồm những loại nào?
A, Những loại xe không di chuyển bằng sức động cơ như xe đạp, xe xích lô.B, Xe súc vật kéo và các loại xe tương tự.C , Cả 2 ý trên.Câu 40: Người tham gia giao thông phải làm gì để đảm bảo an toàn giao thông đường bộ ?
A, Phải nghiêm chỉnh chấp hành quy tắc giao thông.B, Phải giữ gìn an toàn cho mình và cho người khác.C, Cả 2 ý trên.Câu 41: Bảo đảm an toàn giao thông đường bộ là trách nhiệm của ai?
A, Là trách nhiệm của ngành giao thông vận tải.B, Là trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân và của toàn xã hội. C, Là trách nhiệm của cảnh sát giao thông.Câu 42: Người tham gia giao thông phải đi như thế nào là đúng quy tắc giao thông?
A, Đi bên phải theo chiều đi của mìnhvà đi đúng phần đường quy định .B, Chấp hành hệ thống báo hiệu đường bộ .C, Tất cả các ý trên .Câu 43: Biển báo hiệu giao thông đường bộ gồm mấy nhóm?
A, 2 nhóm. B, 3 nhóm. C, 5 nhóm.Câu 44: Biển báo hiệu giao thông đường thuỷ có đặc điểm gì?
A, Hình tròn .B, hình tam giác .C , Hình vuông .Câu 45: Biển báo cấm đường thuỷ có đặc điểm gì?
A, Hình tròn ,viền màu đỏ, ở giữa có chữ hoặc kí hiệu biểu thị điều cấm.B, Hình vuông, viền màu đỏ, ở giữa có chữ hoặc kí hiệu biểu thị điều cấm.C, Hình tam giác, viền màu đỏ, ở giữa có chữ hoặc kí hiệu biểu thị điều cấm Câu 46:Biển chỉ dẫn đường thuỷ có đặc điểm gì?
A, Hình tròn ,nền màu xanh lam, ở giữa có chữ hoặc kí hiệu biểu thị điều chỉ dẫn.B, Hình vuông, nền màu xanh lam, ở giữa có chữ hoặc kí hiệu biểu thị điều chỉ dẫn.C, Hình tam giác, nền màu xanh lam, ở giữa có chữ hoặc kí hiệu biểu thị điềuchỉ dẫn.Câu 47: Mọi hành vi vi phạm luật giao thông đường bộ được sử lý như thế nào?
A, Phải xử lý nghiêm minh.B, Phải xử lý kịp thời theo đúng pháp luật.C, Cả 2 ý trên.
Giáo Án Mầm Non Lớp Chồi
1/ Kiến thức: Giúp trẻ nhận biết hình dáng, màu sắc, và hiểu nội dung của bốn nhóm biển báo giao thông: Biển báo cấm, biển báo nguy hiểm, biển báo hiệu lệnh.
Rèn luyện cho trẻ các kỹ năng:
– Quan sát, nhận dạng và vận dụng hiểu biết của mình để thực hành tô màu biển báo giao thông.
– Nêu được đặc điểm của từng biển báo (màu sắc, hình dáng, nội dung).
3/Thái độ: Giáo dục trẻ chấp hành luật giao thông, biết cùng mọi người góp phần hạn chế tai nạn giao thông xảy ra.
I/Mục đích- yêu cầu: 1/ Kiến thức: Giúp trẻ nhận biết hình dáng, màu sắc, và hiểu nội dung của bốn nhóm biển báo giao thông: Biển báo cấm, biển báo nguy hiểm, biển báo hiệu lệnh. 2/Kỹ năng: Rèn luyện cho trẻ các kỹ năng: - Quan sát, nhận dạng và vận dụng hiểu biết của mình để thực hành tô màu biển báo giao thông. - Nêu được đặc điểm của từng biển báo (màu sắc, hình dáng, nội dung). 3/Thái độ: Giáo dục trẻ chấp hành luật giao thông, biết cùng mọi người góp phần hạn chế tai nạn giao thông xảy ra. II/Chuẩn bị: -Các đồ dùng cho hoạt động: Tranh ảnh, phim về giao thông, các loại biển báo giao thông cho trẻ, các slide về hình ảnh ATGT. -Mỗi trẻ có 3 biển báo : Cấm đi ngược chiều, Cấm xe đạp, -Một số biển báo chưa tô màu. Màu tô. 3.Tiến hành: Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ I/Hoạt động1: Gây hứng thú. -Cho cả lớp cùng vận động bài hát "Đi đường em nhớ"và trò chuyện qua bài hát . -Chúng mình vừa hát xong bài hát có tên là gì? -Bài hát nói về điều gì? -Khi tham gia giao thông chúng mình phải như thế nào? -Cô cho trẻ biết: + Cần phải đội mũ bảo hiểm khi đi xe máy để bảo vệ chính mình. + Khi đi bộ qua đường, phải đi trên vạch kẻ dành cho người đi bộ. * Cho Trẻ xem hình ảnh trên đường phố: + Các con nhìn thấy được cảnh gì trên đường phố? + Ngoài các phương tiện giao thông, các con còn thấy những gì nữa? (Con còn thấy các biển báo hình tròn, hình tam giác) II/ Hoạt động 2: *Tìm hiểu về biển báo * Biển báo cấm: Cho trẻ quan sát và nêu đặc điểm của một số biển báo cấm thường gặp Cấm xe đạp -Con đã nhìn thấy biển báo này trên đường phố chưa? -Bạn nào biết tên biển báo này là gì không? -À! Đây chính là biển báo "cấm xe đạp" Chúng mình cùng nhắc lại tên biển báo nào. -Con hãy nhận xét cho cô xem biển báo này trông như thế nào nhỉ? -Biển báo cấm xe đạp có dạng hình gì? Có màu gi? Bên trong hình tròn có gì? -Đặc điểm: Biển báo cấm xe đạp có dạng hình tròn, có viền đỏ, nền màu trắng, trên nền có hình vẽ chiếc xe đạp màu đen, và đặc biệt là có một đường gạch chéo chiếc xe đạp. -Bạn nào giỏi nhắc lại đặc điểm của biển báo cấm xe đạp cho cô và các bạn cùng nghe nào. -Chúng mình cùng nói to tên của biển báo nào. - Nội dung của biển báo cấm là nhằm báo điều cấm hoặc hạn chế mà người sử dụng đường phải tuyệt đối tuân theo. * Biển báo hiệu lệnh: Cho trẻ quan sát và nêu đặc điểm của một số biển báo hiệu lệnh thường gặp Đường dành cho người đi bộ sang ngang -Con đã nhìn thấy biển báo này trên đường phố chưa? -Bạn nào biết tên biển báo này là gì không? -À! Đây chính là biển báo hiệu lệnh "đường dành cho người đi bộ sang ngang" Chúng mình cùng nhắc lại tên biển báo nào. -Con hãy nhận xét cho cô xem biển báo này trông như thế nào nhỉ? -Biển báo đường dành cho người đi bộ sang ngang có dạng hình gì? Có màu gi? Bên trong hình tròn có gì? -Đặc điểm: Biển báo hiệu lệnh có dạng hình tròn, nền màu xanh lam, trên nền có hình vẽ màu trắng đặc trưng cho hiệu lệnh. -Bạn nào giỏi nhắc lại đặc điểm của biển báo đường dành cho người đi bộ sang ngang nào? - Nội dung của biển báo hiệu lệnh là nhằm báo cho người sử dụng đường biết điều lệnh phải thi hành. *Biển báo giao nhau có đèn tín hiệu. -Con đã nhìn thấy biển báo này trên đường phố chưa? -Đây là biển báo rất quen thuộc đúng không nào? -Bạn nào biết tên biển báo này là gì không? -À! Đây chính là biển báo tín hiệu "Giao nhau có đèn tín hiệu" Chúng mình cùng nhắc lại tên biển báo nào. -Con hãy nhận xét cho cô xem biển báo này trông như thế nào nhỉ? -Biển báo giao nhau có đèn tín hiệu có dạng hình gì? Có màu gi? Bên trong hình tam giác có gì? -Đèn tín hiệu có mấy màu? -Khi tham gia giao thông gặp đèn đỏ chúng mình phải làm gì? -Đèn màu gì bật chúng mình mới được đi? -Đặc điểm: Biển báo giao nhau có đèn tín hiệu có dạng hình tam giác, viền màu đỏ, nền màu trắng, bên trong có 3 màu đèn: đèn đỏ đèn vàng và đèn xanh được sắp xếp lần lượt theo chiều thẳng đứng. -Biển báo giao nhau có đèn tín hiệu để báo trước nơi giao nhau có sự điều khiển giao thông bằng tín hiệu đèn (hệ thống 3 đèn bật theo chiều đứng) và trong trường hợp thiết bị tín hiệu đèn không được nhìn thấy rõ ràng và kịp thời. *So sánh: *So sánh biển cấm xe đạp-biển đường dành cho người đi bộ sang ngang: -Chúng mình cùng quan sát xem 2 biển báo này có điểm gì giống nhau? Điểm gì khác nhau? -Biển báo cấm xe đạp và biển báo đường dành cho người đi bộ sang ngang đều có dạng hình tròn đấy. -Điểm khác nhau: biển cấm xe đạp có viền và đường gạch chéo màu đỏ, nền màu trắng và bên trong có hình vẽ chiếc xe đạp .Còn biển báo đường dành cho người đi bộ sang ngang có dạng hình tròn, nền màu xanh lam, trên nền có hình vẽ màu trắng đặc trưng cho hiệu lệnh. *So sánh biển cấm xe đạp và biển báo giao nhau có đèn tín hiệu: -Chúng mình cùng quan sát xem 2 biển báo này có điểm gì giống nhau? Điểm gì khác nhau? -Giống nhau: Biển báo cấm xe đạp và biển báo giao nhau có đèn tín hiệu đều có viền màu đỏ. -Điểm khác nhau: biển cấm xe đạp có viền và đường gạch chéo màu đỏ, nền màu trắng và bên trong có hình vẽ chiếc xe đạp. Còn biển báo giao nhau có đèn tín hiệu có dạng hình tam giác, viền màu đỏ, nền màu trắng, bên trong có 3 màu đèn: đèn đỏ đèn vàng và đèn xanh được sắp xếp lần lượt theo chiều thẳng đứng. *So sánh biển báo giao nhau có đèn tín hiệu và biển báo đường dành cho người đi bộ sang ngang: -Chúng mình cùng quan sát xem 2 biển báo này có điểm gì giống nhau? Điểm gì khác nhau? -2 biển báo này không có điểm gì giống nhau đúng không nào? -Khác nhau: Biển báo giao nhau có đèn tín hiệu có dạng hình tam giác, viền màu đỏ, nền màu trắng, bên trong có 3 màu đèn: đèn đỏ đèn vàng và đèn xanh được sắp xếp lần lượt theo chiều thẳng đứng. Còn biển báo đường dành cho người đi bộ sang ngang có dạng hình tròn, nền màu xanh lam, trên nền có hình vẽ màu trắng đặc trưng cho hiệu lệnh. * Cô cùng chúng mình vừa tìm hiểu xong về 3 loại biển báo giao thông, chúng mình thường thấy những biển báo này ở đâu?(Những biển báo này thường được đặt ở đầu những đoạn đường giao nhau và đặt ở phía bên phải đấy chúng mình ạ! -Ngoài những biển báo chúng mình vừa được học các con còn biết những biển báo nào khác không? III/Hoạt động 3: Trò chơi "Thi xem đội nào nhanh". *Luật chơi: chơi theo luật tiếp sức. -Khi bạn chơi trước chạy về đập tay vào bạn tiếp theo thì bạn đó mới được chạy lên. -Mỗi bạn cầm một dấu gạch chéo khi chơi. *Cách chơi: Cô chia lớp thành 2 đội, mỗi đội chơi có một bức tranh an toàn giao thông, trong đó có các hành vi đúng và sai khi tham gia giao thông. -Khi có hiệu lệnh bắt đầu, bạn đầu hàng sẽ cầm dấu gạch chéo tìm lỗi sai và gắn vào đó rồi chạy về đập tay vào tay bạn tiếp theo, bạn đó chạy lên cứ liên tục như vậy trong thời gian một bản nhạc đội nào tìm được nhiều lỗi sai hơn đội đó sẽ thắng. -Chúng mình đã sẵn sàng chơi chưa? *Kết thúc: cô nhận xét, công bố đội thắng cuộc, động viên trẻ lần chơi sau. -Trẻ hát và vận động. -Bài "Đi đường em nhớ" -Trẻ trả lời. -Trẻ tự nêu. -Trẻ trả lời. -Trẻ nhắc lại tên biển báo 2 -3 lần. -Trẻ nhận xét theo ý hiểu. -Trẻ trả lời. -Trẻ nhắc lại tên biển báo 2-3 lần. -Trẻ nhận xét theo ý hiểu. -Trẻ nhắc lại tên biển báo. -Trẻ trả lời. -Trẻ trả lời. -Trẻ quan sát và nhận xét theo ý hiểu. -Trẻ trả lời -Trẻ kể tên các biển báo mà trẻ biết. -Trẻ lắng nghe -Trẻ chơi.Du Khách Lúng Túng Vì Thiếu Biển Hiệu Giao Thông Song Ngữ
Hệ thống biển hiệu giao thông đang trong quá trình chỉnh sửa cho phù hợp với quốc tế, thì việc các biển phụ, biển chỉ dẫn vừa thiếu lại vừa không được viết thêm bằng tiếng Anh đã khiến cho du khách trong và ngoài nước đến thành phố Đà Nẵng rất lúng túng.
Muốn đi thì phải hỏi
Chị Ngô Thị Hồng Lợi (Việt kiều Pháp) trong chuyến cùng chồng là người Pháp về thăm quê nhân dịp 29/3/2012 đã kể lại câu chuyện mình bị “quê” trước chồng: “Đã vài lần cùng cha về thăm Đà Nẵng nên tôi khá tự tin khi đưa chồng mới cưới về thăm quê. Thế nhưng khi vừa xuống Sân bay Đà Nẵng, tôi đã lúng túng ngay vì vốn tiếng Việt chỉ nói được chút ít, còn đọc và viết thì không được, trong khi tại sân bay không hề có một bảng chỉ dẫn nào để đến được danh thắng Ngũ Hành Sơn. Trong lúc tôi cố dùng vốn tiếng Việt ít ỏi của mình để xác định danh thắng Ngũ Hành Sơn ở hướng nào giới thiệu với chồng, thì chồng tôi thốt lên “Sao kỳ vậy, ở sân bay mà không có bảng chỉ dẫn đến địa điểm du lịch nổi tiếng của thành phố?”. Ngày hôm sau đưa chồng đi chơi bằng xe máy, đến đoạn đổ dốc cầu Sông Hàn, tôi lại thêm một phen lúng túng, suýt bị mấy xe ở phía sau thúc tới do dừng lại giữa cầu khi thấy đèn đỏ, trong khi có nhiều người vẫn quẹo phải đi xuống đường Bạch Đằng. Lỗi là do tôi không đọc được chữ ở đây” (đèn đỏ được quẹo phải – PV). Chị Hồng Lợi đề xuất ngoài chữ tiếng Việt, nên thêm câu tiếng Anh sẽ thuận tiện cho người nước ngoài hơn.
Câu chuyện như của chị Lợi khá phổ biến không chỉ đối với người nước ngoài mà cả du khách trong nước cũng gặp cảnh tương tự. Anh Lê Hồng Quang, trưởng nhóm du lịch bằng xe đạp của Công ty Du lịch Khám phá (TP. Hồ Chí Minh) cho biết: “Đoàn chúng tôi có 20 sinh viên các trường ĐH trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh thực hiện chuyến du lịch về thăm quê Bác. Hành trình đi từ ga Sài Gòn đến ga Đà Nẵng bằng tàu lửa, sau đó đi bằng xe đạp ra Vinh. Thế nhưng khi rời ga Đà Nẵng, chúng tôi tìm mãi vẫn không thấy biển chỉ dẫn nào để đi ra Huế, cuối cùng đành phải hỏi đường mấy anh xe ôm”. Theo anh Quang, ở những vị trí giao thông quan trọng như bến xe, nhà ga, hay sân bay nên có biển chỉ dẫn về giao thông để mọi người có thể tự đi thay vì phải hỏi người dân địa phương.
Đà Nẵng nói riêng và các thành phố trên cả nước nói chung đang rơi vào tình trạng hệ thống biển giao thông chưa được “quốc tế hóa”, lại vừa thiếu bảng chỉ dẫn phụ, biển chỉ dẫn du lịch khiến cho người từ các địa phương khác đến gặp nhiều khó khăn. Trên địa bàn thành phố Đà Nẵng, ngoài tuyến đường xuyên Á có hệ thống biển hiệu giao thông được sử dụng theo mẫu quốc tế, còn có nhiều bảng chỉ dẫn phụ được viết bằng tiếng Anh, các biển hiệu giao thông còn lại đều “chênh” với các nước trong khu vực.
Cần có thêm biển chỉ dẫn song ngữ Việt – Anh
Trước tình trạng này, UBND thành phố đã chỉ đạo Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch phối hợp với Sở GTVT tiến hành lắp đặt hệ thống biển chỉ dẫn du lịch bằng 2 thứ tiếng Việt và Anh. Mới đây, hai đơn vị này đã trình UBND thành phố danh sách 23 vị trí cần phải gắn biển chỉ dẫn du lịch bằng 2 thứ tiếng, cũng như những vị trí đã được gắn biển nhưng thiếu thông tin cần phải bổ sung. Tuy nhiên, các biển chỉ dẫn này chủ yếu chỉ đường cho du khách đến các khu du lịch nổi tiếng của thành phố như Bà Nà – Suối Mơ, đèo Hải Vân, các bãi biển nổi tiếng của thành phố, còn biển chỉ dẫn giao thông bình thường chưa có.
Giải thích vấn đề này, Sở GTVT cho rằng vị trí gắn biển chỉ dẫn như vậy chưa nhiều và chưa mang tính liên tục để giúp du khách dễ dàng tìm đến các điểm du lịch. Tuy nhiên hiện nay, Tổng cục Đường bộ Việt Nam mới hoàn thành chỉnh sửa hệ thống biển hiệu giao thông cho phù hợp với các nước trong khu vực Đông Nam Á, vì vậy, trước mắt chỉ gắn biển chỉ dẫn cho du khách đến các điểm du lịch nổi tiếng của thành phố. Còn tương lai, để hệ thống biển giao thông, biển chỉ dẫn du lịch thực sự giúp cho du khách thuận tiện trong việc đi lại thì phải chờ thay đổi biển hiệu giao thông được triển khai đồng bộ trên cả nước.
Như vậy, việc gỡ rối cho du khách cũng chỉ thực hiện được một nửa, còn lại vẫn phải… chờ.
Bạn đang xem bài viết Bé Tìm Hiểu An Toàn Giao Thông, Tin Tức, Mầm Non, Hoạt Động Học Tập, Song Ngữ Lạc Hồng trên website Sachlangque.net. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!