Cập nhật thông tin chi tiết về Biển Giới Hạn Tốc Độ Tối Thiểu Có Cũng Như Không mới nhất trên website Sachlangque.net. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Ngành giao thông cho cắm biển quy định tốc độ tối thiểu, nhưng cảnh sát giao thông (CSGT) chưa xử phạt với lỗi vi phạm tốc độ tối thiểu. Trong khi đó, tài xế thì bối rối không biết có nên tuân theo biển hay không. Điều đó khiến những tấm biển báo giới hạn tốc độ tối thiểu được lắp uy nghi trên Quốc lộ 1A đang trở nên thừa thãi.
Chạy xe trên đường cao tốc Pháp Vân – Cầu Giẽ, người đi đường không khó để bắt gặp những tấm biển giới hạn tốc độ tối đa 80 hoặc 100km/h. Nhưng nhiều đoạn, bên cạnh biển giới hạn tốc độ tối đa còn có thêm biển quy định tốc độ tối thiểu. Đó là những tấm biển tròn nền xanh, giữa là những con số 60 hoặc 80.
Lái xe tuyến Hà Nội – Nam Định – Hà Nội mỗi ngày nên anh Truyền, (quê huyện Nghĩa Hưng, Nam Định, tài xế của Xí nghiệp Xe khách Nam Hà Nội) vẫn thường bắt gặp nhiều tấm biển tròn có các con số 80, 60 trên nền xanh được gắn dọc theo tuyến cao tốc Pháp Vân – Cầu Giẽ.
Anh Truyền cho hay, anh hiểu rõ đó là biển báo giới hạn tốc độ tối thiểu, và khi qua đoạn đường đó, anh phải cho xe chạy với tốc độ trên 60km/h hoặc 80km/h mới đúng luật, nó cũng giống như khi anh chạy quá tốc độ tối đa thìphạm luật vậy.
“Thế nhưng nhiều đồng nghiệp tôi bảo, họ chạy 50km, 40km khi qua đoạn có biển giới hạn tốc độ tối thiểu 60km/h mà chả bao giờ bị phạt. Không biết thế nào nữa…”, anh Truyền băn khoăn.
Đúng như lời anh Truyền nói, trong những ngày qua, khi chúng tôi có mặt trên nhiều chuyến xe qua Pháp Vân – Cầu Giẽ, rất ít bác tài cho xe chạy trên tốc độ tối thiểu vì còn bận giảm tốc độ… mời khách, bốc hàng hay kể cả nhường đường cho xe khác vượt, nhưng tuyệt nhiên không hề bị CSGT “hỏi thăm”.
Theo Công ty Xây dựng và sửa chữa đường bộ 236 (Khu quản lý đường bộ II), đơn vị quản lý đoạn Pháp Vân – Cầu Giẽ, thì những tấm biển trên có từ năm 2002.
Lý do có các biển giới hạn tốc độ tối thiểu ở đoạn đường này vì đây là đoạn đầu tư mới, hiện đại, được Bộ Giao thông Vận tải xếp vào diện quản lý đặc biệt. Các xe trên tuyến đường này được phép chạy với tốc độ cao hơn so với các tuyến đường khác; trong đó có quy định khai thác tốc độ tối thiểu.
Cũng tương tự tuyến cao tốc Pháp Vân – Cầu Giẽ, trên tuyến đường Quốc lộ1A (mới) từ Hà Nội đi Bắc Ninh cũng xuất hiện nhiều biển báo quy định tốc độ tối thiểu.
Song điều dễ nhận thấy là ít tài xế chạy xe tuân thủ biển báo này vì họ nghĩ chạy nhanh (ẩu) mới bị phạt, chứ chạy chậm thì chả ai phạt cả.
Còn nhớ, vào tháng 4/2009, đã có nhiều trường hợp không hề vi phạm lỗi chạy quá tốc độ trên tuyến đường Hà Nội – Bắc Ninh nhưng vẫn bị CSGT Bắc Ninh “nhiệt tình” xử phạt… nhầm.
Trong khi đó, trao đổi với chúng tôi, nhiều CSGT lại cho biết chưa hề xử phạt lỗi chạy không đúng tốc độ tối thiểu.
Nhiều tài xế đã rất băn khoăn trước những tấm biển đó và cho rằng, nếu không xử lý tốc độ tối thiểu, CSGT phải có thông báo rộng rãi hoặc đề nghị bên cắm biển báo tháo những tấm biển đó xuống, tránh gây bối rối cho người tham gia giao thông.
Theo Việtnamnet
Có Bị Giới Hạn Tốc Độ Tối Thiểu Trên Đường Cao Tốc?
Đường cao tốc được hiểu theo cách thông thường là đường chạy tốc độ cao. Vậy, xe di chuyển trên đường cao tốc có bị quy định tốc độ tối thiểu?
Các nguyên tắc đảm bảo an toàn trên đường cao tốc
Theo giải thích của Luật Giao thông đường bộ 2008, đường cao tốc là đường dành cho xe cơ giới, có dải phân cách chia đường cho xe chạy hai chiều riêng biệt; không giao nhau cùng mức với một hoặc các đường khác; được bố trí đầy đủ trang thiết bị phục vụ, bảo đảm giao thông liên tục, an toàn, rút ngắn thời gian hành trình và chỉ cho xe ra, vào ở những điểm nhất định.
Hiện nay, chỉ ô tô, xe máy chuyên dùng có tốc độ thiết kế lớn hơn 70 km/h mới được đi vào đường cao tốc, trừ người, phương tiện, thiết bị phục vụ việc quản lý, bảo trì đường cao tốc.
Khi lái xe trên đường cao tốc, ngoài việc tuân thủ các quy tắc giao thông đường bộ, lái xe còn phải thực hiện các quy định sau đây:
– Khi vào đường cao tốc phải có tín hiệu xin vào và phải nhường đường cho xe đang chạy trên đường, khi thấy an toàn mới cho xe nhập vào dòng xe ở làn đường sát mép ngoài, nếu có làn đường tăng tốc thì phải cho xe chạy trên làn đường đó trước khi vào làn đường của đường cao tốc;
– Khi ra khỏi đường cao tốc phải thực hiện chuyển dần sang làn đường phía bên phải, nếu có làn đường giảm tốc thì phải cho xe chạy trên làn đường đó trước khi rời khỏi đường cao tốc;
– Không được cho xe chạy ở làn dừng xe khẩn cấp và phần lề đường;
– Người lái xe, người điều khiển xe máy chuyên dùng phải cho xe chạy cách nhau một khoảng cách an toàn ghi trên biển báo hiệu;
– Chỉ được dừng xe, đỗ xe ở nơi quy định; trường hợp buộc phải dừng xe, đỗ xe không đúng nơi quy định thì người lái xe phải đưa xe ra khỏi phần đường xe chạy, nếu không thể được thì phải báo hiệu để người lái xe khác biết;
– Không được cho xe chạy quá tốc độ tối đa và dưới tốc độ tối thiểu ghi trên biển báo hiệu, sơn kẻ trên mặt đường…
Tốc độ tối thiểu trên đường cao tốc là bao nhiêu?
Thông tư 31/2019/TT-BGTVT có hiệu lực từ ngày 15/10/2019 quy định:
Khi tham gia giao thông trên đường cao tốc, người lái xe, người điều khiển xe máy chuyên dùng phải tuân thủ tốc độ tối đa, tốc độ tối thiểu ghi trên biển báo hiệu đường bộ, sơn kẻ mặt đường trên các làn xe.
Như vậy, tốc độ tối đa, tốc độ tối thiểu trên mỗi đường cao tốc sẽ phụ thuộc vào tình trạng tuyến đường, tình trạng giao thông… và được ghi trên biển báo hiệu đường bộ hoặc sơn kẻ mặt đường của đường cao tốc đó. Không có tốc độ tối thiểu chung cho tất cả các đường cao tốc.
Tốc độ tối đa cho phép khai thác trên đường cao tốc không được vượt quá 120 km/h.
Đi dưới tốc độ tối thiểu trên cao tốc bị phạt thế nào?
Theo điểm s khoản 3 Điều 5 Nghị định 100 năm 2019, điều khiển xe chạy dưới tốc độ tối thiểu trên những đoạn đường bộ có quy định tốc độ tối thiểu cho phép bị phạt tiền từ 800.000 đến 01 triệu đồng.
Nếu chạy xe dưới tốc độ tối thiểu gây tai nạn giao thông thì bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng.
Qcvn 41:2016/Bgtvt(Biển Báo Hiệu Tốc Độ Tối Đa Cho Phép, Tốc Độ Tối Thiểu) Biển Báo Hiệu Tốc Độ Tối Đa Cho Phép, Tốc Độ Tối Thiểu
Biển số P.127 “Tốc độ tối đa cho phép”
Hình B.27b – Biển số P.127
a) Để báo tốc độ tối đa cho phép các xe cơ giới chạy, phải cắm biển số P.127 “Tốc độ tối đa cho phép”;
b) Biển có hiệu lực cấm các loại xe cơ giới chạy với tốc độ tối đa vượt quá trị số ghi trên biển trừ các xe được ưu tiên theo quy định. Người điều khiển phương tiện căn cứ vào điều kiện cụ thể khác như khí hậu thời tiết tình trạng mặt đường, tình hình giao thông, phương tiện, điều kiện sức khỏe để điều khiển phương tiện với tốc độ phù hợp, an toàn và không quá giá trị ghi trên biển;
k) Khi sử dụng biển số P.127 tại các đoạn nhập làn và tách làn của các vị trí ra và vào đường ô tô, để chỉ rõ hiệu lực của biển chỉ có tác dụng cho các xe nhập làn và tách làn tại vị trí này, phải sử dụng kèm biển số S.509, trên biển ghi chữ “Lối vào” hoặc “Lối ra” tương ứng.
B.27a. Biển số P.127a “Tốc độ tối đa cho phép về ban đêm”
Hình B.27a – Biển số P.127a
a) Khi cần phải quy định tốc độ tối đa về ban đêm cho các phương tiện phải đặt biển số P.127a “Tốc độ tối đa cho phép về ban đêm”.
Áp dụng biển số P.127a cho một số trường hợp qua khu đông dân cư vào ban đêm nhằm mục đích nâng cao tốc độ vận hành khi đường ít xe chạy. Biển chỉ có hiệu lực trong thời gian ghi trên biển và trong phạm vi từ vị trí đặt biển đến vị trí biển số R.421 “Hết đoạn đường qua khu đông dân cư”. Biển được đặt sau vị trí biển số R.420 “Đoạn đường qua khu đông dân cư”.
b) Số ghi trên biển tốc độ tối đa cho phép lớn nhất về ban đêm tính bằng km/h và không lớn hơn 80 km/h. Người tham gia giao thông về ban đêm không được vượt quá giá trị tốc độ ghi trên biển trừ một số trường hợp ưu tiên được quy định. Trong phạm vi hiệu lực của biển P.127a “Tốc độ tối đa cho phép về ban đêm”, nếu gặp biển số P.127 “Tốc độ tối đa cho phép” thì người lái phải tuân thủ theo giá trị tốc độ tối đa quy định ghi trên biển số P.127.
B.27b. Biển số P.127b “Biển ghép tốc độ tối đa cho phép trên từng làn đường”
Hình B.27b – Biển số P.127b
a) Khi quy định tốc độ tối đa cho phép trên từng làn đường, nếu chỉ sử dụng 1 biển đặt bên đường hoặc trên cột cần vươn thì phải sử dụng biển số P.127b. Xe chạy trên làn nào phải tuân thủ tốc độ tối đa cho phép trên làn đường đó.
b) Biển số P.127b là biển hình chữ nhật nền màu xanh, trên đó thể hiện tốc độ tối đa trên các làn đường. Biển đặt bên đường hoặc treo trên giá long môn, cột cần vươn.
B.27c. Biển số P.127c “Biển ghép tốc độ tối đa cho phép theo phương tiện, trên từng làn đường”
Hình B.27c – Biển số P.127c
a) Khi quy định tốc độ tối đa cho phép theo phương tiện trên từng làn đường phải sử dụng biển số P.127c. Các loại phương tiện phải đi đúng làn đường và tuân thủ tốc độ tối đa cho phép trên làn đường đó.
b) Biển số P.127c là biển hình chữ nhật nền màu xanh, trên đó thể hiện tốc độ tối đa trên các làn đường. Biển đặt bên đường hoặc treo trên cột cần vươn. Biểu tượng trên biển có thể thay đổi theo điều kiện sử dụng thực tế.
D.6. Biển số R.306 “Tốc độ tối thiểu cho phép”
Hình D.8 – Biển số R.306
a) Để báo tốc độ tối thiểu cho phép các xe cơ giới chạy, phải đặt biển số R.306 “Tốc độ tối thiểu cho phép”.
b) Biển có hiệu lực bắt buộc các loại xe cơ giới vận hành với tốc độ không nhỏ hơn trị số ghi trên biển trong điều kiện giao thông thuận lợi và an toàn. Các loại xe có tốc độ tối đa theo quy định của nhà sản xuất không đạt tốc độ tối thiểu đã ghi trên biển không được phép đi vào đường này.
c) Trị số ghi trên biển chỉ tốc độ tối thiểu cho phép tính bằng km/h và được quy định tùy theo tiêu chuẩn kỹ thuật của cầu đường và tổ chức giao thông, không được quy định trị số lớn hơn trị số tốc độ an toàn.
d) Kiểu biển này chỉ áp dụng trên những đoạn đường cần nâng cao năng lực thông xe, ở ngoài khu đông dân cư, xe chạy với tốc độ cao.
Giới Hạn Độ Tuổi Học Lái Xe Ô Tô Mới Nhất Không Phải Ai Cũng Biết
Nếu bạn đang có nhu cầu học lái xe ô tô để có một tấm bằng lái xe ô tô, để phục vụ nhu cầu gia đình hoặc kinh doanh vận tải. Bạn sẽ gặp phải câu hỏi giới hạn độ tuổi học lái xe ô tô là bao nhiêu, nghỉ hưu có được học lái xe ô tô hay không. Đây là điều mà bạn cần nắm bắt đầu tiên trước khi đăng ký tham gia học lái xe ô tô, vì nó là điều kiện cần quan trọng nhất.
Giới hạn độ tuổi học lái xe ô tô theo từng hạng bằng lái
Do đặc thù của từng loại bằng lái xe ô tô mà có những yêu cầu khác nhau về độ tuổi học lái xe ô tô cho từng loại giấy phép lái xe. Thường thì chúng ta bắt đầu với ba loại bằng lái xe ô tô cơ bản là bằng lái xe ô tô hạng B2, hạng B1 và bằng lái xe hạng C.
Từng loại bằng lái xe ô tô sẽ có những giới hạn độ tuổi yêu cầu khác nhau. Ta hãy bắt đầu từ bằng lái xe ô tô phổ biến nhất hiện nay là bằng lái xe ô tô hạng B2 (chở người dưới 9 chỗ và xe tải <3.500kg)
Giới hạn độ tuổi học lái xe ô tô bằng B2
Độ tuổi học lái xe ô tô bằng B2 là 18 tuổi. Cột mốc 18 tuổi này được tính từ lúc nộp hồ sơ học lái xe ô tô lên Sở GTVT. Cộng với quy định thời gian học lái xe ô tô tối thiểu 3 tháng. Như vậy sớm nhất để 1 tài xế có thể có được bằng lái xe ô tô là 18 năm và 3 tháng tuổi.
Tương tự với bằng lái xe ô tô hạng B2, giới hạn độ tuổi học bằng lái xe hạng B1 cũng tương tự. Đó là phải đủ 18 tuổi, đối với cả nam và nữ.
Giới hạn độ tuổi học lái xe ô tô bằng C
Nghỉ hưu có được học lái xe ô tô không
Luật giao thông được bộ Việt Nam không quy định giới hạn độ tuổi tối đa đối với tài xế lái xe ô tô. Tuy nhiên lại có quy định về thời hạn của bằng lái xe ô tô. Bằng lái xe ô tô B2 chỉ có thời hạn tối đa 10 năm, bằng lái xe hạng C chỉ có thời hạn tối đa 5 năm. Còn đối với bằng B1, thời hạn tối đa của bằng lái được tính trên độ tuổi của tài xế theo các mốc 45 (nữ) và 55 (nam), sau thời gian này bằng lái xe hạng B1 sẽ được cấp 10 năm 1 lần. Cụ thể, các bạn có thể tham khảo tại bài viết chi tiết sau đây: Bằng B1, B2, C là gì, học bằng lái xe nào
Như vậy người trên 60 tuổi, nghỉ hưu vẫn có thể lái xe ô tô bình thường. Thậm chí 70 tuổi hoặc hơn vẫn có thể được gia hạn bằng lái xe ô tô nếu đủ điều kiện theo quy định của Tổng cục đường bộ Việt Nam.
Giới hạn độ tuổi học lái xe máy và ô tô theo từng độ tuổi
16 tuổi trở lên: Xe máy dung tích dưới 50 cm3
18 tuổi trở lên: Xe máy, mô tô có dung tích 50 cm3 trở lên, ô tô hạng B1 và B2
21 tuổi trở lên: Ô tô hạng C
24 tuổi trở lên: Bằng lái ô tô chở người 10-30 chỗ ngồi, hạng C kéo rơ mooc (FC)
27 tuổi trở lên: Bằng lái xe chở người trên 30 chỗ ngồi, hạng D kéo rơ mooc (FD)
Quy định giới hạn độ tuổi nâng hạng bằng lái xe ô tô
Ngoài những điều kiện cần tối thiểu về sức khỏe, về mắt, công dân Việt Nam … Thì giới hạn độ tuổi nâng hạng bằng lái xe ô tô ở Việt Nam cụ thể như sau:
Nậng bạng từ B2 lên C, từ C lên D, từ D lên E: Phải có đủ thời gian lái xe là 3 năm và có 50.000 km lái xe an toàn
Trường hợp nâng hạng vượt cấp từ B2 lên D, từ C lên E phải có thời gian lái xe là 5 năm và có 100.000 km lái xe an toàn.
Mặt khác điều kiện nâng hạng còn có thêm về bằng tốt nghiệp trung học cơ sở (lớp 7/10 hoặc lớp 9/12 trở lên).
Nếu có bất cứ thắc mắc nào về quy định giới hạn độ tuổi học lái xe ô tô, điều kiện thi bằng lái xe ô tô hay nâng hạng bằng lái. Các bạn có thể vui lòng liên hệ hotline của trung tâm đào tạo lái xe ô tô số 10 để được giải đáp 24/7.
Bạn đang xem bài viết Biển Giới Hạn Tốc Độ Tối Thiểu Có Cũng Như Không trên website Sachlangque.net. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!