Cập nhật thông tin chi tiết về Biển Số Xe 36 Của Tỉnh Thanh Hóa mới nhất trên website Sachlangque.net. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Biển số xe 36 của tỉnh Thanh Hóa. Thanh Hóa 36 tài lộc quả không sai, nơi địa linh nhân kiệt, là điểm giao nhau giữa Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ,…
Biển số xe 36 của tỉnh Thanh Hóa. Thanh Hóa 36 tài lộc quả không sai, nơi địa linh nhân kiệt, là điểm giao nhau giữa Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ, chính là yết hầu của nước Nam. Vậy vùng đất ” khu Bốn đuổi ra, khu Ba đẩy vào ” này tài lộc như thế nào.
Trước thời nhà Lý, Thanh Hóa có tên là Ái Châu. Theo một sử sách ghi lại, Thanh Hóa là địa phương có địa thế tự nhiên với mặt nhìn ra biển lớn, núi che chở, sông hợp nhau, nên vùng đất này có được cái thế hiểm yếu hiếm có trong quân sự. Không phải ngẫu nhiên mà các cụ có câu “Vua xứ Thanh, Thần xứ Nghệ”.
Thành nhà Hồ
Biển số xe 36 của tỉnh Thanh Hóa – biển 36 nơi “Đất của Vua”
Theo thống kê thì Thanh Hóa chính là nơi phát tích của nhiều dòng vua, chúa nhiều nhất nước. Vậy nên, nói Thanh Hóa là vùng đất địa linh, nhân kiệt từ ngàn xưa đến nay chẳng ngoa chút nào.
-Năm Mậu Thìn (248), Lệ Hải Bà Vương Triệu Thị Trinh đánh quân Ngô tại núi Nưa, Triệu Sơn, Thanh Hóa. -Năm Tân Mão (931), Dương Đình Nghệ quê làng Giàng, nay thuộc xã Thiệu Dương, huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa đã đánh đuổi quan đô hộ Lý Khắc Chính, Lý Tiến của nhà Đường, chiếm thành Đại La, tự xưng làm Tiết Độ sứ. -Tháng 7 năm Canh Thìn (980), Lê Hoàn lên ngôi mở ra nhà Tiền Lê (980 – 1009). Lê Hoàn, tức vua Lê Đại Hành vốn quê xã Xuân Lập, huyện Thọ Xuân, Thanh Hóa. -Năm Canh Thìn (1400), Hồ Quý Ly đoạt ngôi vị nhà Trần lập nhà Hồ với tên nước là Đại Ngu, kinh đô ở thành Tây Giai, tức Tây Đô của Thanh Hóa. -Thời gian 1428 – 1789 là thời kỳ tồn tại của nhà Hậu Lê gồm giai đoạn Lê sơ (1428 – 1527) và Lê Trung hưng (1533 – 1789). Người sáng nghiệp nhà Hậu Lê là Lê Thái Tổ (Lê Lợi) Ông quê ở xã Xuân Lam, Thọ Xuân, Thanh Hóa. -Nhà Nguyễn (1802 – 1945) do Nguyễn Ánh Gia Long hưng khởi, tổ tiên của ông là chúa Nguyễn Hoàng vốn bản quán ở Gia Miêu ngoại trang thuộc huyện Tống Sơn (xã Hà Long, huyện Hà Trung nay), đất Thanh Hóa.
Di tích Lam Kinh
Biển số xe 36 của tỉnh Thanh Hóa – biển 36 nơi “Nhà của Chúa”
-Chúa Trịnh thời vua Lê – chúa Trịnh thế kỷ XVI – XVIII do Trịnh Kiểm lập nên. Ông quê Sóc Sơn, huyện Vĩnh Lộc, Thanh Hóa.
-Chín đời chúa Nguyễn được lập nên sau thời chúa Trịnh. Vào năm 1558, Nguyễn Hoàng nghe theo lời Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm khuyên “Hoành Sơn nhất đại, khả dĩ dung thân” đã vào trấn trị đất Thuận Hóa. Chúa Tiên Nguyễn Hoàng chính là con trai thứ của An Thành hầu Nguyễn Kim người Gia Miêu ngoại trang được nói tới ở trên. Dòng dõi chúa Nguyễn trải qua 9 đời từ Nguyễn Hoàng (1558 – 1613) cho tới Nguyễn Phúc Thuần (1765 – 1777), có công lập nên và khai phá đất Đàng Trong, mở rộng dần về phía Nam đất nước cho tới tận Mũi Đất, Cà Mau.
Đặc sản nem chua Thanh Hóa
Biển số xe 36 của tỉnh Thanh Hóa – biển 36 ngày nay
Trên là sự tự hào của Người Thanh Hóa về thời xa xưa nên có câu “Xứ Thanh quen Cậy thế để Xứ Nghệ cậy thần”, còn nay người Thanh Hóa có gì để “cậy” không.
Dưới con mắt của người các tỉnh khác, mảnh đất và người biển 36 “quê Choa” có rất nhiều “chuyện” hay giai thoại để bàn, đặc biệt tán gẫu lúc trà dư tửu hậu, tất nhiên hoàn toàn mang tính chất vui vẻ. Có nhưng câu thơ nằm lòng mô tả về Thanh Hóa mà ai cũng biết như:
– “Thanh Hóa ăn rau má phá đường tàu”; -“Có cái cầu con, gọi là cầu bố. Mấy cây lố nhố, thì gọi rừng thông. Núi to bỏ ông-Gọi là núi Chẹt. Núi bằng cái mẹt-Gọi là núi Voi” … Bản đồ xứ Thanh 4000 năm không đổi và bản chất của dân biển 36 cũng thế: rất cần cù, chăm chỉ, đoàn kết, yêu nước, kiên định. Con người xứ Thanh chân chất, hiền hòa, sống nghĩa tình, trọng thủy chung. Những ai yêu văn học không thể không biết đến tác phẩm ” Màu tím hoa sim ” cũng như tác giả nhà thơ Hữu Loan, sống mãi trong lòng bao thế hệ thanh niên đất Việt.
Thanh Hoá ngày nay nơi kết nối vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, các tỉnh Bắc Lào và vùng trọng điểm kinh tế Trung bộ, ở vị trí cửa ngõ nối liền Bắc Bộ với Trung Bộ, có hệ thống giao thông vô cùng thuận lợi như: đường sắt xuyên Việt, đường Hồ Chí Minh, các quốc lộ 1A, 10, 45, 47, 217; cảng biển nước sâu Nghi Sơn và hệ thống sông ngòi thuận tiện cho lưu thông Bắc Nam, với các vùng trong tỉnh và đi quốc tế. Hiện tại, Thanh Hóa có cảng hàng không Thọ Xuân và đang dự kiến mở thêm sân bay quốc tế sát biển phục vụ cho Khu kinh tế Nghi Sơn và khách du lịch.
Thanh Hóa đang thực sự dần chuyển mình qua nhiều năm. Đặc biệt, du lịch là trọng tâm phát triển của tỉnh, với hàng nghìn di tích lịch sử và các danh lam thắng cảnh: bãi tắm biển Sầm Sơn, khu nghỉ mát Hải Tiến (Hoằng Hoá), Hải Hoà (Tĩnh Gia), vườn quốc gia Bến En (Như Thanh), động Từ Thức (Nga Sơn), suối cá “thần” Cẩm Lương (Cẩm Thuỷ), sân chim Tiến Nông (Triệu Sơn),… Thanh Hóa luôn là điểm đến của du khách toàn miền Bắc mỗi mùa du lịch.
Biển số xe 36 của tỉnh Thanh Hóa áp dụng cho xe ô tô
Xe ô tô con từ 9 chỗ trở xuống là 36A- xxx.xx Xe ôtô du lịch, ô tô khách từ 10 chỗ ngồi chở lên là 36B- xxx.xx Xe ôtô tải là 36C- xxx.xx; Xe ôtô tải VAN là 36D- xxx.xx
Biển số xe 36 của tỉnh Thanh Hóa áp dụng cho xe môtô
Xe moto từ 175cc trở lên 36A1-XXX.XX Thành phố Thanh Hóa 36B(1-9)-XXX.XX Huyện Thọ Xuân 36D1-XXX.XX Huyện Thạch Thành 36E1-XXX.XX Huyện Vĩnh Lộc 36F1-XXX.XX Huyện Nga Sơn 36G1-XXX.XX Huyện Quan Hóa 36H5-XXX.XX Huyện Cẩm Thủy 36L1-XXX.XX Huyện Ngọc Lặc 36K5-XXX.XX Huyện Thường Xuân 36M1-XXX.XX Huyện Hà Trung 36B3-XXX.XX Thị xã Bỉm Sơn 36F5-XXX.XX
Ký Hiệu Biển Số Xe 36 Và Đôi Nét Về Tỉnh Thanh Hóa
Giới thiệu đôi nét về tỉnh Thanh Hóa
Thanh Hóa là tỉnh đông dân nhất Việt Nam, nằm ở khu vực Bắc Trung Bộ – miền Trung Việt Nam
Văn hóa, văn nghệ dân gian
Tại Thanh Hóa có nhiều hình thức văn hóa truyền thống, phần nhiều vẫn còn tồn tại và đang được phát huy. Về dân ca, dân vũ, được nhiều người biết đến nhất là các làn điệu hò sông Mã, dân ca, dân vũ Đông Anh, trò diễn Xuân Phả. Ngoài ra còn có ca trù, hát xoan… Các dân tộc ít người cũng có nhiều loại hình văn nghệ dân gian khá đa dạng như hát xường của người Mường, khắp của người Thái… Kho tàng truyện cổ cũng khá đặc sắc như truyện cổ về sự tích về các ngọn núi, truyện dân gian của ngư dân ven biển Hậu Lộc, Sầm Sơn, Tĩnh Gia. Đặc biệt là các sự tích về nguồn gốc dân tộc Mường. Các lễ hội cũng rất đặc sắc như lễ hội Pôồn Pôông của người Mường, lễ hội cầu ngư, lễ hội đền Sòng…
Về giao thông
Thanh Hóa là một trong những tỉnh có đầy đủ hệ thống giao thông cơ bản: đường sắt, đường bộ, đường thủy và đường hàng không. Trên toàn tỉnh có 8 ga tàu hỏa trong đó có một ga chính trong tuyến đường sắt Bắc Nam là ga Thanh Hóa. Có 6 tuyến đường bộ huyết mạch của Việt Nam: quốc lộ 1A, quốc lộ 10, quốc lộ 15, quốc lộ 45, quốc lộ 47, quốc lộ 217 và đường Hồ Chí Minh), xa lộ xuyên Á (AH1) chạy qua Thanh Hóa trên quốc lộ 1A với chiều dài 98,8 km. Đường thủy của Thanh Hóa có đường thủy nội địa với 697,5 km[33]; đường hàng hải có cảng nước sâu Nghi Sơn có khả năng đón tàu hàng hải quốc tế có tải trọng tới 50.000 DWT. Đường hàng không của tỉnh Thanh Hóa đang khai thác vận tải hàng không dân dụng bằng sân bay Thọ Xuân.
Vận tải công cộng, đến năm 2014, Thanh Hóa đã phát triển mạng lưới xe buýt gồm 18 tuyến ở khu vực đồng bằng và một phần các huyện miền núi trong tỉnh.
Tuyến số 1: Ga Thanh Hóa – Sầm Sơn – Cảng Hới
Tuyến số 2: Vĩnh Lộc – Ngã ba Kiểu – Thiệu Hóa – Thanh Hóa – Sầm Sơn
Tuyến số 3: Thiệu Dương – Lưu Vệ – Chợ Kho – Khu kinh tế Nghi Sơn – Cầu Hổ
Tuyến số 4: Đại học Hồng Đức – Chợ Vườn Hoa – Giắt – Dân Lực – Sao Vàng Lam Sơn – Thường Xuân
Tuyến số 5: Bỉm Sơn – Đại học Hồng Đức
Tuyến số 6: Hoằng Phụ – Bút Sơn – Hoằng Quang – Thanh Hóa
Tuyến số 7: Thanh Hóa – Hà Trung – Nga Sơn
Tuyến số 8: Thanh Hóa – Hà Trung – Vĩnh Lộc – Thạch Thành
Tuyến số 9: Thanh Hóa – Ngã ba Chè – Thiệu Toán – Thị trấn Thọ Xuân – đền thờ Lê Hoàn
Tuyến số 10: Thanh Hóa – Dân Lực – Thị trấn Thọ Xuân – Tứ Trụ – Lam Kinh
Tuyến số 10 kéo dài: Đại học Hồng Đức – TP Thanh Hóa – Dân Lực – Thị trấn Thọ Xuân – Lam Kinh – Ba Si – Đường Hồ Chí Minh – TT Ngọc Lặc – BX Ngọc Lặc
Tuyến số 11: Thanh Hóa – Hậu Lộc – Ngư Lộc – Đa Lộc
Tuyến số 12: Làng cổ Đông Sơn – Bờ Hồ – Bến xe phía Nam – Lưu Vệ – Đường Thanh Niên – Khu Sô Tô
Tuyến số 13: Hoằng Trường – Nam Ngạn – Bờ Hồ – An Hưng – thị trấn Nưa
Tuyến số 14: Bến xe TP Sầm Sơn – Khu sinh thái Quảng Cư
Tuyến số 15: TP Thanh Hóa – Chợ Kho – Nông Cống
Tuyến số 16: TP Thanh Hóa – Nông Cống – Như Thanh
Tuyến số 17: Hợp Lý – Sim – Giắt – TP Thanh Hóa – Đại học Công nghiệp TP Hồ Chí Minh (chi nhánh Thanh Hóa) – TP Sầm Sơn
Tuyến số 18: Thiệu Duy – thị trấn Thiệu Hóa – TP Thanh Hóa – Ngã ba đường tránh phía Nam thành phố.
Tuyến số 20: Trại 5 (Thống Nhất) – Kiểu – TT Quán Lào – thị trấn Thiệu Hóa – TT Rừng Thông – Chợ Tây Thành – Cầu quán nam.
Ẩm thực đặc sản
Đến Thanh Hóa du khách sẽ được thưởng thức những món đặc sản độc đáo nổi tiếng cả nước của xứ Thanh như: nem chua Thanh Hóa, chè lam Phủ Quảng, dê núi đá, gà đồi (của huyện Vĩnh Lộc), bánh gai Tứ Trụ (của huyện Thọ Xuân), các món chế biến từ hến làng Giàng (huyện Thiệu Hóa), bánh đa cầu Bố (thành phố Thanh Hóa), mía đen Kim Tân, thịt trâu nấu lá lồm, chim mía (huyện Thạch Thành), hay các món hải sản: cua biển, ghẹ, sò huyết, tôm, mực, cá thu, cá tràu từ các huyện ven biển Sầm Sơn, Tĩnh Gia, Nga Sơn. Nem chua Thanh Hóa được làm từ thịt nạc, bì thái chỉ, hạt tiêu, ớt, tỏi và lá đinh lăng, gói bên ngoài bởi rất nhiều lớp lá chuối. Thịt nạc được chọn là loại thật nạc, ngon, tươi, không dính mỡ, không dính gân, trộn đều với bì luộc thái chỉ, gia vị. Không thể thiếu một chút ớt cho thêm đậm đà, tiêu để dậy mùi, một chút tỏi để khử trùng và một vài lá đinh lăng. Nem chua Thanh Hóa có hương vị rất khác lạ so với nem chua Hà Nội hay nem lụi ở Huế, lại càng khác xa với nem rán hay nem tai. Nó có vị chua, cay, ngọt, mặn và dậy mùi thơm.
Bản đồ tỉnh Thanh Hóa
Bản đồ tỉnh Thanh Hóa theo Google Map
Phía bắc giáp các tỉnh Sơn La, Hòa Bình, Ninh Bình
Phía nam và tây nam giáp tỉnh Nghệ An
Phía tây giáp tỉnh Hủa Phăn (Houaphanh, tiếng Lào: ແຂວງ ຫົວພັນ) nước Lào
Phía đông Thanh Hóa mở ra phần giữa của vịnh Bắc Bộ thuộc Biển Đông
Ký hiệu biển số xe thành phố và các huyện ở Thanh Hóa
Theo Thông tư 15/2014/TT-BCA qui định về đăng ký xe do Bộ Công An ban hành ngày 04/04/2014 có kèm theo phụ lục số 02 về ký hiệu biển số xe ô tô – mô tô trong nước thì Biển số xe của tỉnh Thanh Hóa là 36
Tỉnh Thanh Hóa có 27 đơn vị hành chính cấp huyện, bao gồm 2 thành phố, 2 thị xã và 23 huyện với 559 đơn vị hành chính cấp xã, bao gồm 50 phường, 28 thị trấn và 481 xã. Như vậy,Biển số xe 36 do Phòng CSGT công an tỉnh Thanh Hóa quản lý và cấp cho các phương tiện trên địa bàn tỉnh. Trong đó, mỗi huyện của Thanh Hóa lại có các ký hiệu biển số xe mô tô khác nhau để phân biệt. Cụ thể là:Biển số mô tô (xe máy):
Biển số xe mô – tô phân khối lớn trên 175cc: 36-A1
Từ khóa: bien so xe 36, bien so xe thanh hoa
Biển Số Xe Máy, Ô Tô Tại Địa Bàn Tỉnh Thanh Hóa
Thông tin biển số xe máy, ô tô Thanh Hóa
Tại quy định của Bộ Công An biển số xe máy, ô tô được ký hiệu nhằm phân biệt các tỉnh vùng khác. Theo phụ lục số 02 và thông tư số 15/2014/TT-BCA. Bộ Công An quy định biển số xe tỉnh Thanh Hóa là 36.
Theo quy định những biển số xe máy có màu xanh chữ trắng là biển số thuộc nhà nước. Biển số xe có màu trắng chữ số màu đen là các xe thuộc sở hữu cá nhân.
Ký hiệu biển số xe Thanh Hóa
Biển số xe máy
Ký hiệu biển số xe tại thành phố Thanh Hóa và các vùng lân cận: 36B1
Tất cả các xe thuộc huyện Bá Thước: 36G5
Khu vực biển số xe Bỉm Sơn: 36F5
Ký hiệu biển số xe tại huyện Hậu Lộc là: 36F1
Địa bàn huyện Lang Chánh có ký hiệu: 36H1
Các xe máy huyện Mường Lát có biển kiểm soát: 36K1
Khu vực huyện Nga Sơn mang biển kiểm soát: 36G1
Ký hiệu biển số xe thuộc huyện Như Xuân: 36K3
Xe thuộc huyện Quan Hóa có biển kiểm soát: 36H5
Ký hiệu biển kiểm soát thuộc huyện Tĩnh Gia: 36C1
Khu vực huyện Thạch Thành có biển kiểm soát: 36E1
Ký hiệu biển huyện Thọ Xuân: 36D1
Biển số xe ô tô
Các xe ô tô con dưới 9 chỗ ngồi có ký hiệu: 36A
Xe taxi, xe khách có ký hiệu: 36B
Xe ô tô tải có ký hiệu biển số: 36C
Xe VAN mang biển: 36D
Cổng Thông Tin Điện Tử Tỉnh Thanh Hóa
Bản đồ hành chính tỉnh Thanh Hóa
Thanh Hoá là một tỉnh lớn của Bắc Trung Bộ có toạ độ địa lý:
Thanh Hoá có lãnh thổ rộng lớn: 11.129,48 km 2, là tỉnh có diện tích lớn thứ 5 trong cả nước. Về vị trí địa lý, Thanh Hóa tiếp giáp với các tỉnh và nước bạn như sau:
– Phía Bắc: giáp 3 tỉnh, gồm: Sơn La, Hoà Bình, Ninh Bình với đường ranh giới dài 175km.
Phía Tây: giáp tỉnh Hủa Phăn của nước CHDCND Lào với đường biên giới dài 192km.
Thanh hoá nằm ở vị trí trung chuyển giữa các tỉnh phía Bắc và các tỉnh phía Nam nước ta. Trong lịch sử nơi đây từng là căn cứ địa vững chắc chống ngoại xâm, là kho nhân tài vật lực phục vụ tiền tuyến.
Tỉnh Thanh Hoá nằm trong khu vực chịu ảnh hưởng của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ. Với 102 km đường bờ biển ở đây có thể phát triển hoạt động du lịch, khai thác cảng biển; có đường quốc lộ 1A, đường Hồ Chí Minh, đường sắt xuyên Việt và sân bay Thọ Xuân. Thêm vào đó, Thanh Hóa có quy mô diện tích lớn với nhiều vùng sinh thái khác nhau.
Đặc điểm về vị trí địa lý trở thành một trong những điều kiện thuận lợi cho sự phát triển kinh tế, văn hóa – xã hội của tỉnh Thanh Hóa.
Các chấn động uốn nếp làm nảy sinh hiện tượng tạo sơn mãnh liệt. Đoạn uốn nếp Tam Điệp là mốc kết thúc giai đoạn “biển tiến” tạo ra bán đảo Đông Dương. Do vận động địa chất lãnh thổ Thanh Hoá nâng lên thành núi, đồi uốn nếp, xếp nếp, chia khối phân tầng… phức tạp và đa dạng. Trải qua 120 triệu năm chịu ảnh hưởng của chấn động tạo sơn Himalaya, lục địa Thanh Hoá có hiện tượng nâng lên, lún xuống và tiếp tục bị phong hoá. Kết quả là một số núi biến thành đồi, một số vùng biển được lấp đi thành châu thổ phì nhiêu như hiện nay. Cũng do hiện tượng nâng lên lún xuống, mắc ma trào lên mặt đất và đáy biển hình thành nên những loại đá quý, những dãy núi granit.
Địa hình Thanh Hoá khá phức tạp, chia cắt nhiều và thấp dần theo hướng Tây – Đông. Từ phía Tây sang phía Đông có các dải địa hình núi, trung du, đồng bằng và ven biển. Trong tổng diện tích 11.129,48 km 2 thì địa hình núi, trung du chiếm 73,3% ; đồng bằng 16% và vùng ven biển 10,7%.
Các nhân tố ảnh hưởng đến sự hình thành phát triển của địa hình.
Địa hình núi trung du gắn liền với hệ núi cao phía Tây Bắc và hệ núi Trường Sơn ở phía Nam. Đó là dải địa hình nằm ở rìa ngoài của miền Tây Nam Bắc Bộ đang được nâng lên, tiếp giáp với miền sụt võng là các đồng bằng châu thổ. Đây là những khu vực núi thấp uốn nếp được cấu tạo bằng nhiều loại đá khác nhau, từ các đá trầm tích (đá phiến, đá vôi, cát kết, cuội kết, sỏi kết…) đến các đá phun trào (riolit, bazan), đá xâm nhập (granit), đá biến chất (đá hoa). Chúng nằm xen kẽ với nhau, có khi lồng vào nhau và điều đó làm cho phong cảnh thay đổi không ngừng.
Địa hình đồng bằng được hình thành bởi sự bồi tụ của các hệ thống sông Mã, sông Chu, sông Yên.
Còn dải địa hình ven biển như sau: với các đảo đá vôi rải rác ngoài vụng biển, dòng phù sa ven bờ được đưa ra từ các cửa sông đã tạo nên những trầm tích dưới dạng mũi tên cát cô lập dần những khoảng biển ở phía trong và biến chúng thành những đầm nước mặn. Những đầm này về sau bị phù sa sông lấp dần, còn những mũi tên cát thì ngày càng phát triển rộng thêm, nối những cồn cát duyên hải thành những chuỗi dài chạy theo hướng Tây Bắc – Đông Nam dạng xoè nan quạt.
Bao gồm có 3 dạng địa hình: núi và trung du; đồng bằng ven biển.
– Địa hình núi có độ cao trung bình 600 -700m, độ dốc trên 25 0; ở đây có những đỉnh núi cao như Tà Leo (1560 m) ở hữu ngạn sông Chu, Bù Ginh (1291m) ở tả ngạn sông Chu.
– Địa hình trung du có độ cao trung bình 150 – 200m, độ dốc 12 – 20 0, chủ yếu là các dạng đồi thấp, đỉnh bằng, sườn thoải. Dạng địa hình này rất đặc biệt, chỉ nhấp nhô lượn sóng và rất thoải.
Dạng địa hình núi và trung du phân bố ở 11 huyện miền núi của tỉnh; là điều kiện thuận lợi để phát triển các ngành nông – lâm nghiệp với các loại cây lâm sản và các cây như đậu, chè, lạc, mía… các cây trồng nói trên là cơ sở để phát triển ngành chế biến nông – lâm sản của Thanh Hoá.
– Đồng bằng châu thổ Thanh Hoá được cấu tạo bởi phù sa hiện đại, trải dài trên một bề mặt rộng hơi nghiêng về phía biển ở mé Đông Nam. Rìa Bắc và Tây Bắc là dải đất cao được cấu tạo bởi phù sa cũ của sông Mã, sông Chu, cao từ 2 – 15m. Trên đồng bằng nhô lên một số đồi núi có độ cao trung bình 200 – 300m được cấu tạo bằng nhiều loại đá khác nhau. Còn vùng ven biển phân bố chủ yếu ở các huyện, thị xã: Sầm Sơn, Nga Sơn, Hậu Lộc, Hoằng Hoá, Quảng Xương, Tĩnh Gia. Trên địa hình này có các vùng sình lầy ở Nga Sơn và các cửa sông Mã, sông Yên… Vùng đất cát ven biển nằm ở phía trong các bãi cát, có độ cao trung bình từ 3 – 6m, ở phía Nam Tĩnh Gia, chúng có dạng sống trâu do các dãy đồi kéo dài ra biển. Bờ biển của đồng bằng Thanh Hoá là bờ biển phẳng với thềm lục địa tương đối nông và rộng. Trên địa hình ven biển này có nhiều bãi tắm nổi tiếng, như: Sầm Sơn, Hải Hòa, Hải Tiến. Đây là một trong những điểm du lịch hấp dẫn thu hút khách du lịch trong và ngoài nước.
Về địa hình của Thanh Hoá rất phong phú, đa dạng; là điều kiện để Thanh Hoá phát triển các ngành nông – lâm – ngư nghiệp toàn diện và cho phép chuyển dịch cơ cấu dễ dàng trong nội bộ từng ngành. Nhiều cảnh quan đẹp kết hợp giữa rừng – biển – đồng bằng là điều kiện để phát triển du lịch, dịch vụ. Độ cao chênh lệch giữa các vùng miền núi, trung du, đồng bằng với nhiều hệ thống sông suối, tạo ra tiềm năng thuỷ điện khá phong phú…
Thanh Hóa có 14 nhóm đất chính với 28 loại đất khác nhau, đặc điểm các nhóm đất chính được giới thiệu trong bảng sau:
CÁC NHÓM ĐẤT CHÍNH CỦA THANH HÓA
Do sự tác động của các nhân tố: vĩ độ địa lý, quy mô lãnh thổ, vị trí trong hệ thống hoàn lưu gió mùa trong á địa ô gió mùa Trung – Ấn, hướng sơn văn, độ cao và vịnh Bắc Bộ mà Thanh Hoá có khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm với mùa hè nóng, mưa nhiều có gió Tây khô nóng; mùa đông lạnh ít mưa có sương giá, sương muối lại có gió mùa Đông Bắc theo xu hướng giảm dần từ biển vào đất liền, từ Bắc xuống Nam. Đôi khi có hiện tượng dông, sương mù, sương muối làm ảnh hưởng không nhỏ tới cây trồng nông nghiệp.
Nhiệt độ không khí trung bình năm là 22 – 23 0C, song phân hóa rất khác nhau theo từng tháng và giữa các vùng. Chênh lệch về cực trị của nhiệt độ trong năm cũng rất lớn: mùa hè, nhiệt độ tối cao có thể đạt tới 41 0C, song về mùa đông, nhiệt độ có thể hạ thấp xuống dưới 2 0 C ở vùng núi, kèm theo sương giá, sương muối.
Lượng mưa trung bình phổ biến là 1.700mm, song có một số vùng đồi núi, lượng mưa lại rất cao. Ở vùng đồi núi, tốc độ gió tương đối đều trong năm, dao động trung bình từ 1 – 2m/s. Còn ở vùng đồng bằng ven biển, tốc độ gió có thể có sự chênh lệch ở các huyện ven biển vào mùa bão lụt từ tháng 6 đến tháng 11. Do sự chi phối của địa hình và những tương tác với các vùng lân cận mà Thanh Hoá có sự phân dị về khí hậu theo vùng, với 3 vùng khí hậu đặc trưng:
bao gồm các huyện Quan Hoá, Quan Sơn, Mường Lát, phần Tây Bá Thước, Yên Khương của Lang Chánh, Yên Nhân, Bát Mọt, Xuân Khao của Thường Xuân. Nền nhiệt độ nói chung thấp, mùa đông khá rét, nhiệt độ thấp nhất có thể dưới 0 0 C, sương muối nhiều và một số nơi có sương giá với tần suất 1 ngày/1 năm. Khi có sương giá, sương muối làm cho một số cây ăn quả có thể bị chết hàng loạt. Vào mùa hè, lũ có thể xuất hiện vào thời gian tháng 7 – 8.
Mùa hè dịu mát, ảnh hưởng của gió tây khô nóng không lớn, biên độ nhiệt năm nhỏ, lượng mưa, số ngày mưa, mùa mưa khác biệt khá nhiều theo các tiểu vùng. Mùa đông ít mưa. Độ ẩm không lớn lắm (trừ khu vực cao trên 800m mới có độ ẩm lớn và mây mù nhiều). Gió nói chung yếu, tốc độ trung bình từ 1,3 – 2m/s.
Lượng mưa lớn, nhiệt độ cao, ánh sáng dồi dào là các điều kiện thuận lợi cho việc phát triển nông lâm ngư nghiệp. Với chế độ nhiệt ẩm như vậy, đồng thời do sự phân dị phức tạp về địa hình mà Thanh Hoá có nhiều vùng có chế độ vi khí hậu khác nhau, tạo điều kiện phát triển các cây trồng nhiệt đới và cả các cây trồng á nhiệt đới, tạo nên sự đa dạng của hệ thống cây trồng. Tuy nhiên, cũng như các tỉnh vùng núi phía Bắc có mùa đông lạnh, khí hậu vùng núi Thanh Hoá cũng thường xuất hiện các hiện tượng thời tiết đặc biệt như sương muối, sương giá vào mùa đông, bão, lụt, áp thấp nhiệt đới về mùa mưa và hạn hán về mùa khô, ảnh hưởng không nhỏ tới sản xuất nông nghiệp và đời sống con người. Vì vậy, việc lựa chọn cây trồng thích hợp với từng tiểu vùng khí hậu là điều cần thiết.
3.1. Tài nguyên nước
Tài nguyên nước của Thanh Hoá khá phong phú. Tổng lượng nước mưa rơi xuống lãnh thổ hàng năm là 19 tỷ mét khối, lượng bốc hơi trung bình là 9 tỷ mét khối, còn lại 9,7 tỷ mét khối nước sinh ra dòng chảy mặt và 0,3 tỷ mét khối sinh ra dòng chảy ngầm. Hàng năm hệ thống sông đổ ra biển 20 tỷ mét khối nước, trong đó có 9,7 tỷ mét khối nước sinh ra trên lãnh thổ Thanh Hoá còn lại là nước sinh ra ở Tây Bắc và Lào.
Modul dòng chảy mặt trung bình 20,4 – 38 lít/s/km2. Vùng đồng bằng biến thiên từ 20 – 30 lít/s/km2, ở miền đồi núi trên 30 lít/s/km2, lớn nhất là tại lưu vực sông Âm: 38 lít/s/km2. Chất lượng nước mặt khá tốt, trừ vùng hạ lưu vào mùa kiệt do chịu ảnh hưởng của thuỷ triều.
Modul dòng chảy ngầm biến thiên từ 2 lít/s/km2 đến 20 lít/s/km2. Khu vực trung lưu sông Mã có modul dòng ngầm trên 20 lít/s/km2. Nhìn chung, chất lượng nước ngầm tốt, trừ một số khu vực ngoại vi thành phố Thanh Hoá, thị xã Sầm Sơn, nước ở tầng mặt đã bị ô nhiễm. Các khu vực cửa sông, ven biển nước ngầm bị nhiễm mặn.
Do nằm ở vị trí trung gian giữa các hệ thực vật Himalaya, Hoa Nam, Ấn Độ – Myanmar, Malaysia – Indonesia và sự tác động của chế độ khí hậu nhiệt đới gió mùa trên nền thổ nhưỡng và địa hình khác nhau, Thanh Hoá có hệ thực vật rất phong phú. Rừng Thanh Hoá tập trung một số loại thảm thực vật tiêu biểu sau:
Rừng Thanh Hoá chủ yếu là rừng lá rộng, thường xanh, có hệ thực vật phong phú, đa dạng về họ, loài… Gỗ quý hiếm có lát, pơ mu, trầm hương. Gỗ nhóm II có sa mu, lim xanh, táu, sến. Gỗ nhóm III, IV có vàng tâm, dổi, de, chò chỉ… Các loại thuộc họ tre, nứa có luồng, nứa, vầu, giang, bương, tre. Ngoài ra, còn có mây, song, dược liệu, cánh kiến đỏ…
Những kết quả điều tra cho thấy ở Thanh Hoá hệ động vật rừng rất phong phú và đa dạng, bao gồm cả động vật trên cạn lẫn động vật dưới nước, cả động vật bản địa lẫn động vật di cư đến, cả động vật tự nhiên lẫn động vật do con người tạo ra, v.v.. Thanh Hoá có một số dạng quần cư động vật chính như: quần cư động vật đồng ruộng đồng bằng và đồi thấp; quần cư động vật ở rừng tre, nứa, vầu, giang; quần cư động vật ở rừng cây bụi, trảng cỏ; quần cư động vật ở rừng gỗ và trảng cây; quần cư động vật nước ngọt…
Thanh Hoá có nhiều loài động vật đã được ghi vào sách Đỏ, bao gồm:
– Các loài đang bị tiêu diệt như: nhóm thú voọc mông trắng, voọc vá, voọc đen tuyền, vượn đen bạc má, gấu đen, gấu ngựa, báo mai hoa, hổ, voi, hươu sao, bò tót, sơn dương, trâu rừng; nhóm chim có trĩ, gà lôi; nhóm bò sát, lưỡng cư có rắn hổ mang chúa.
– Các loài sắp bị tiêu diệt: nhóm thú cu li nhỏ, khỉ mặt đỏ, khỉ mốc, khỉ đuôi lợn, voọc xám, báo lửa, báo gấm, cheo cheo nam dương, tê tê, sóc bay; về chim có cò chìa, hồng hoàng; về bò sát lưỡng cư có kỳ đà nước, thằn lằn, rắn hổ trâu, rùa híp, rùa núi vàng, giải. Nhóm động vật không xương sống có trai cóc hình tai, cà cuống; về thú có cầy mực, dơi thuỳ frit, sóc bay lông tai; về chim có bồ nông chân xám, choắt chân vàng lớn, mòng biển mỏ đen; về động vật không xương sống có cua Kim Bôi, cua Cúc Phương. Một số loài khác như tắc kè, rắn cạp nong, rắn hổ mang cũng có nhiều song cũng đang bị săn bắt quá mức nên số lượng suy giảm nhanh chóng…
Tài nguyên Khoáng sản Thanh HóaThanh Hoá là một trong số ít các tỉnh ở nước ta có nguồn tài nguyên khoáng sản rất phong phú và đa dạng, có những tiền đề địa chất khá thuận lợi cho các quá trình tạo khoáng. Kết quả điều tra đến nay cũng đã cho thấy lãnh thổ Thanh Hoá có nhiều loại hình khoáng sản khác nhau, bao gồm:
Ngoài ra, Thanh Hoá còn một số loại khoáng sản khác: thạch anh tinh thể ở Thường Xuân; đá quý như topa, canxedoan, berin ở Thường Xuân; graphit ở Quan Hoá; nước khoáng ở một số điểm thuộc các huyện Thường Xuân, Bá Thước, Lang Chánh và Quan Hoá.
Bản đồ tài nguyên biển Thanh HóaVùng biển Thanh Hoá có diện tích 17.000 – 18.000km2, gấp 1,6 lần diện tích đất liền. Đường bờ biển có dạng cánh cung dài 102km. Bờ biển tương đối phẳng, nhưng bị chia cắt bởi 7 cửa lạch. Các cửa sông đều là những khu vực tự nhiên rất nhạy cảm và có năng suất sinh học cao. Từ Nam Sầm Sơn đến Quảng Xương có inmenhit, trữ lượng 73.500 tấn. Đây là loại nguyên liệu quan trọng để sản xuất que hàn, men sứ. Bờ biển Tĩnh Gia có trữ lượng lớn cát trắng để sản xuất thuỷ tinh. Các bãi triều rộng ở Nga Sơn, Hậu Lộc, Hoằng Hoá, Quảng Xương… là nơi nuôi trồng thuỷ sản. Ven bờ cũng có nhiều đồng muối ở Hậu Lộc, Hoằng Hoá, Quảng Xương, Tĩnh Gia.
Ven biển Thanh Hoá có đảo hòn Nẹ cao, đảo hòn Mê, cụm đảo Nghi Sơn và hàng loạt đảo nhỏ như: hòn Đót, hòn Miệng, hòn Vạt, hòn Góc, v.v.. Diện tích đảo của tỉnh khoảng 800ha. Về mặt tài nguyên và môi trường, có thể xây dựng các khu bảo tồn biển xung quanh các đảo nhằm bảo vệ sự đa dạng sinh học biển đồng thời cũng là cơ sở cho hoạt động du lịch. Với vị trí của mình các đảo này có vai trò tiền tiêu trong việc bảo vệ đất liền song các đảo này cũng chính là điểm tựa để phát triển kinh tế hướng ra biển.
Dải ven bờ biển Thanh Hoá có diện tích bãi triều trên 8.000ha (chưa tính bãi triều 2 huyện Nga Sơn và Hậu Lộc mỗi năm bồi tăng thêm từ 10 – 50m) là nguồn tài nguyên lớn về nuôi trồng thuỷ sản nước lợ như tôm sú, tôm he, cua và rong câu… Diện tích nước mặn khoảng trên 5.000ha, phân bố chủ yếu ở vùng đảo Mê, Biện Sơn có thể nuôi cá song, cá cam, trai ngọc, tôm hùm dưới hình thức nuôi lồng bè. Ngoài ra với hàng ngàn hecta vùng nước mặn ven bờ, thuận lợi nuôi nhuyễn thể hai mảnh vỏ như ngao, sò, ngán… Đặc biệt là với vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên thuận lợi, khu kinh tế Nghi Sơn đã và đang được xây dựng (theo Quyết định 102/2006 của Thủ tướng Chính phủ) với nhiều hạng mục công trình lớn như: cảng nước sâu, nhà máy xi măng, sân bay… sẽ mở ra nhiều hướng phát triển mới cho dải ven biển nói riêng cũng như cho cả tỉnh nói chung./.
(Ban Biên tập – Sưu tầm và biên soạn)
Bạn đang xem bài viết Biển Số Xe 36 Của Tỉnh Thanh Hóa trên website Sachlangque.net. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!