Xem Nhiều 3/2023 #️ Biển Số Xe 65 Ở Đâu # Top 12 Trend | Sachlangque.net

Xem Nhiều 3/2023 # Biển Số Xe 65 Ở Đâu # Top 12 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về Biển Số Xe 65 Ở Đâu mới nhất trên website Sachlangque.net. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

BTV

Biển số xe 65 ở đâu – Biển số xe 65 thuộc về thành phố Cần Thơ, thành phố trực thuộc Trung ương, nằm ở vị trí trung tâm của vùng đồng bằng sông Cửu Long.

Biển số xe 65 ở đâu – Biển số xe 65 thuộc về thành phố Cần Thơ, thành phố trực thuộc Trung ương, nằm ở vị trí trung tâm của vùng đồng bằng sông Cửu Long. Vốn được mệnh danh là Tây Đô – Thủ phủ của miền Tây Nam bộ từ hơn trăm năm trước, giờ đây biển 65 Cần Thơ đã trở thành đô thị loại I và là một trong 4 tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm của vùng đồng bằng sông Cửu Long và là vùng kinh tế trọng điểm thứ tư của Việt Nam.

Thành phố Cần Thơ nằm trong vùng trung – hạ lưu và ở vị trí trung tâm châu thổ đồng bằng sông Cửu Long, trải dài trên 55km dọc bờ Tây sông Hậu, tổng diện tích tự nhiên 1.401,61 km2, chiếm 3,49% diện tích toàn vùng. Thành phố Cần Thơ không có rừng tự nhiên và cách biển Đông 75 km. Khoảng cách đến các đô thị khác trong vùng như sau: Long Xuyên 60km; Rạch Giá 116km; Cà Mau 179km, thành phố Hồ Chí Minh là 169km.

Ngày 19 tháng 4 năm 2009, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 492/QĐ-TTg Thành lập Vùng kinh tế trọng điểm vùng đồng bằng sông Cửu Long gồm 4 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương là: thành phố Cần Thơ, tỉnh An Giang, tỉnh Kiên Giang và tỉnh Cà Mau nhằm phát huy tiềm năng, vị trí địa lý và các lợi thế so sánh của vùng và từng bước phát triển vùng kinh tế trọng điểm vùng đồng bằng sông Cửu Long thành một trong những vùng phát triển lớn về sản xuất lúa gạo, nuôi trồng, đánh bắt và chế biến thủy sản, có đóng góp lớn vào xuất khẩu nông thủy sản của cả nước. Trong đó, thành phố Cần Thơ là một cực phát triển, đóng vai trò động lực thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển của toàn vùng đồng bằng sông Cửu Long.

Tên gọi Cần Thơ đến nay vẫn chưa có cách giải thích rõ ràng, theo nhà nghiên cứu Huỳnh Minh trong quyển sách sưu khảo “Cần Thơ xưa và nay” xuất bản năm 1966 có đề cập đến 2 cách giải thích như sau:

Quan điểm 1:

Ngày xưa, khi chưa lên ngôi vua, Chúa Nguyễn Ánh vào Nam và đã đi qua nhiều vùng châu thổ sông Cửu Long. Một hôm, đoàn thuyền của Chúa đi theo sông Hậu vào địa phận thủ sở Trấn Giang (Cần Thơ xưa). Đêm vừa xuống, thì đoàn thuyền cũng vừa đến Vàm sông Cần Thơ (bến Ninh Kiều ngày nay). Đoàn thuyền đang lênh đênh trên mặt nước ở ngã ba sông này, Chúa nhìn vào phía trong thấy nhiều thuyền bè đậu dài theo hai bờ sông, đèn đóm chiếu sáng lập loè. Giữa đêm trường canh vắng, vọng lại nhiều tiếng ngâm thơ, hò hát, tiếng đàn, tiếng sáo hoà nhau nhịp nhàng. Chúa thầm khen về một cảnh quan sông nước hữu tình. Chúa mới có cảm nghĩ ban cho con sông này một cái tên đầy thơ mộng là Cầm thi giang tức là con sông của thi ca đàn hát. Dần dần 2 tiếng Cầm thi được lan rộng trong dân chúng và nhiều người nói trại ra là Cần Thơ. Tên Cần Thơ nghe thấy hay và đẹp nên được người trong vùng chấp nhận và cùng gọi là sông Cần Thơ.

Quan điểm 2:

Sông Cần Thơ ngày xưa ở hai bên bờ, dân chúng trồng rất nhiều rau cần và rau thơm. Ghe thuyền chở nhiều loại rau cần, rau thơm qua lại rao bán đông vui từ năm này qua năm khác. Vì vậy từ xa xưa, còn truyền lại những câu ca dao:

– “Rau cần, rau thơm xanh mướt, mua mau kẻo hết chậm bước không còn”. – “Rau cần lại với rau thơm/Phải chăng đất ấy rau thơm có nhiều”

Cũng có thể từ đó mà người địa phương lại gọi sông này là sông Cần Thơm, nói trại là Cần Thơ.

Quan điểm 3:

Ngoài 2 quan điểm nêu trên thường được nhắc đến, còn một quan điểm khác cùng nhằm giải thích cho danh xưng Cần Thơ:

Cái tên “Cần Thơ” xuất hiện đầu tiên dùng để chỉ con rạch có nhiều cá “Kìn Tho”, loại cá sặc rằn có nhiều ở vùng nầy, được dùng làm khô tới nay vẫn còn nhiều người mình ưa chuộng. Người Lục Tỉnh có thói quen gọi tên sông rạch bằng loại thực sinh vật có nhiều dưới sông. Như rạch Bần, rạch Gốc, rạch Bùn, rạch Cát, rạch Cá Tra, rạch Cá Sấu, rạch Cá Chốt, rạch Cá Trê. v.v… Và con rạch có nhiều cá “kìn tho” được gọi là rạch “Kìn Tho”. “Kìn Tho” là tiếng Khmer, người Khmer đọc âm “kìn” trong cổ họng nghe như “ân”. Thuở đó người Việt Nam có thói quen đọc âm “ân” là “in” như nhin sâm/ nhân sâm, tiểu nhin/tiểu nhân, nhân nghĩa/nhin ngãi…

Do vậy “kìn tho” được người Việt Nam địa phương đọc trại thành Cần Thơ, và con rạch có nhiều cá ” kìn tho” được người mình gọi là rạch Cần Thơ (Lê Trung Hoa – Ðịa Danh Nam Bộ).

Không biết đâu là cách lý giải chính xác nhất, nhưng dù nói thế nào đi nữa, thì từ xa xưa, người dân địa phương đã gọi dòng sông quê hương mình là sông Cần Thơ.

Đến năm 1876, khi Pháp lấy huyện Phong Phú, lập ra hạt mới thì đã dùng tên sông Cần Thơ để đặt tên cho hạt Cần Thơ rồi sau đó là tỉnh Cần Thơ.

“Cầm, thi, giang” (đàn, thơ, sông) – cái nghĩa nguyên gốc của Cần Thơ xưa đã tự thân nói lên nhiều điều về vùng văn hoá sông nước nơi này. Cần Thơ đã trở thành điểm đến của du lịch sông nước miệt vườn Nam Bộ và là điểm dừng chân của phần lớn các đoàn khách du lịch trước khi đi Chùa Dơi – Sóc Trăng, vườn chim Bạc Liêu, Đất Mũi – Cà Mau, U Minh, Hòn Đất, Hà Tiên, Phú Quốc…

Về Cần Thơ, các du khách không thể bỏ qua các điểm đến như: chợ nổi Cái Răng; nhà cổ Thuận Hưng, Đình Tân Lộc Đông, Khám Lớn Cần Thơ, Làng cổ Long Tuyền, vườn du lịch Mỹ Khánh, nhà cổ Bình Thủy, chùa Hiệp Thiên Cung, du lịch sinh thái ở huyện Phong Điền, du lịch sinh thái Bình Phó B, cù lao Tân Lộc.

Chưa đến Ninh Kiều thì chắc chắn là chưa đến Cần Thơ. Ẩn sau vẻ sầm uất náo nhiệt của một quận trung tâm thành phố, Ninh Kiều còn được biết đến là vùng đất nên thơ với nhiều địa danh, điểm đến độc đáo, gắn liền với lịch sử, nếp sống văn hóa của người Cần Thơ.

Bến Ninh Kiều là biểu tượng về nét đẹp thơ mộng bên bờ sông Hậu của TPCT, thu hút du khách đến tham quan. Nơi đây hấp dẫn du khách bởi phong cảnh sông nước hữu tình.

Ninh Kiều nổi tiếng với nhiều con phố gắn liền ẩm thực. Nếu muốn thưởng thức những món ăn đặc trưng, truyền thống của người Cần Thơ, du khách có thể ghé qua đường Phan Đình Phùng – nơi có nhiều quán ăn nức tiếng mấy chục năm nay: cơm tấm Bà Tư, bún bò Huỳnh Châu, bún măng 123, mì Hậu Ký, Viễn Lạc… “Con đường ăn uống” Đề Thám (đường Huê Viên) lại chiều lòng du khách với hàng trăm món ăn các loại (chay, mặn) từ dân gian đến hiện đại.

Quận Ninh Kiều 65-B1 XXXXX 65-X1-4 XXXX 65-N1 XXXX 65-N2 XXXX Dưới 50cc 65-AA XXXXX Quận Cái Răng 65-C1 XXXXX 65-V1-2 XXXX Dưới 50cc 65-BA XXXXX Quận Bình Thủy 65-D1 XXXXX 65-U1-2 XXXX Dưới 50cc 65-CA XXXXX Quận Ô Môn 65-E1 XXXXX 65-T1-2 XXXX Dưới 50cc 65-DB XXXXX Quận Thốt Nốt 65-F1 XXXXX 65-R1-2 XXXX Dưới 50cc 65-EA XXXXX Huyện Phong Điền 65-G1 XXXXX 65-L1 XXXX Dưới 50cc 65-FA XXXXX Huyện Thới Lai 65-H1 XXXXX 65-M1-2 XXXX 65-K2 XXXX Dưới 50cc 65-GA XXXXX Huyện Cờ Đỏ 65-K1 XXXXX Dưới 50cc 65-HA XXXXX Huyện Vĩnh Thạnh 65-L1 XXXXX 65-S1-2 XXXX Dưới 50cc 65-KA XXXXX Biển số chung quận huyện trước 2010 65-H1-9 XXXX 65-F1-9 XXXX 65-P1-9 XXXX 65-Z1 XXXX 65-Y1 XXXX 65-K1 XXXX 65D1-XXXX Dưới 50cc 65-FA-B XXXX 65-KD XXXX Biền số xe tải,xe con:65K,65M,65N,65L,65Z,65A,65B,65C,65D

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng cho biết, Quý IV-2019 sẽ thực hiện việc cấp đổi bằng lái xe, đấu giá biển số xe thông qua cổng dịch vụ công quốc gia.

Biển số xe 60 ở đâu – Biển số xe 60 thuộc về tỉnh Đồng Nai – cửa ngõ phía Đông thành phố Hồ Chí Minh và là một trung tâm kinh tế lớn của cả phía Nam.

Biển số xe 93 ở đâu – biển số xe 93 thuộc về tỉnh Bình Phước. Từ một tỉnh nghèo nhất khu vực miền Đông Nam Bộ, Bình Phước đã vươn lên mạnh mẽ, với tốc độ tăng trưởng kinh tế cao.

Biển Số Xe 82 Ở Đâu

BTV

Biển số xe 82 ở đâu – Biển số xe 82 thuộc về tỉnh Kon Tum. Tỉnh Kon Tum nằm ở phía bắc Tây Nguyên ,có 01 thành phố và 8 huyện.

Biển số xe 82 ở đâu – Biển số xe 82 thuộc về tỉnh Kon Tum. Tỉnh Kon Tum nằm ở phía bắc Tây Nguyên ,có 01 thành phố và 8 huyện. Trong đó, thành phố Kon Tum là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa – xã hội của tỉnh.

Biển số xe 82 ở đâu – tên gọi Kon Tum

Theo tiếng Kinh, Kon Tum có nghĩa là Làng Hồ (Kon là làng, Tum là hồ, ao, bàu nước,…).

Theo truyền thuyết của dân tộc Bana, Kon Tum ban đầu chỉ là một làng của người Bana. Thuở ấy, vùng đồng bào dân tộc Bana (nay thuộc thành phố Kon Tum) có làng người địa phương ở gần bên dòng sông Đăkbla với tên gọi Kon Trang – OR. Lúc ấy, làng Kon Trang – OR rất thịnh vượng với dân số khá đông. Bấy giờ, giữa các làng luôn gây chiến với nhau để chiếm đoạt của cải và bắt người về làm nô lệ. Hai con trai của Ja Xi – một trong số những người đứng đầu làng Kon Trang – OR tên là Jơ Rông và Uông không thích cảnh chiến tranh đã làm nhà ở riêng gần chỗ có hồ nước, cạnh dòng Đăkbla. Vùng đất này rất thuận lợi cho phương thức sống định cư, nên dần dần có nhiều người đến ở, mỗi ngày một phát triển thêm đông, lập thành làng mới có tên gọi là Kon Tum.

Từ đó, Kon Tum trở thành tên gọi chính thức cho một làng mới lập của người Bana, cạnh dòng Đăkbla, nơi có nhiều hồ nước trũng.

Biển số xe 82 ở đâu – Tài nguyên rừng

Thực vật: theo kết quả điều tra bước đầu, tỉnh Kon Tum có khoảng hơn 300 loài, thuộc hơn 180 chi và 75 họ thực vật có hoa. Thảm thực vật ở Kon Tum đa dạng, thể hiện nhiều loại rừng khác nhau trong nền cảnh chung của đới rừng nhiệt đới gió mùa, có 3 đai cao, thấp khác nhau: 600 m trở xuống, 600 – 1.600 m và trên 1.600 m. Hiện nay, nổi trội nhất vẫn là rừng rậm, trong rừng rậm có quần hợp chủ đạo là thông hai lá, dẻ, re, pơmu, đỗ quyên, chua,… ở độ cao 1.500 – 1.800 m chủ yếu là thông ba lá, chua, dẻ, re, kháo, chẹc,…

Nhắc đến nguồn lợi rừng ở Kon Tum phải kể đến vùng núi Ngọc Linh với những cây dược liệu quý như sâm Ngọc Linh, đẳng sâm, hà thủ ô và quế.

Động vật: rất phong phú, đa dạng, trong có nhiều loài hiếm, bao gồm chim có 165 loài, 40 họ, 13 bộ, đủ hầu hết các loài chim; thú có 88 loài, 26 họ, 10 bộ, chiếm 88% loài thú ở Tây Nguyên. Đáng chú ý nhất là động vật ăn cỏ như: voi, bò rừng, bò tót, trâu rừng, nai, hoẵng,… Trong đó, voi có nhiều ở vùng tây nam của biển 82 Kon Tum (huyện Sa Thầy). Bò rừng có: bò tót (hay con min) tên khoa học Bosgaurus thường xuất hiện ở các khu rừng thuộc huyện Sa Thầy và Đăk Tô; bò Đen Teng tên khoa học Bosjavanicus. Trong những năm gần đây, ở Sa Thầy, Đăk Tô, Konplong đã xuất hiện hổ, đây là dấu hiệu đáng mừng về sự tồn tại của loài thú quý này. Ngoài ra, rừng Kon Tum còn có gấu chó, gấu ngựa, chó sói. Bên cạnh các loài thú, Kon Tum còn có nhiều loại chim quý cần được bảo vệ như công, trĩ sao, gà lôi lông tía và gà lôi vằn.

Biển số xe 82 ở đâu – điểm đến của “Làng Hồ”

Du lịch ngã ba biên giới Ngọc Hồi

Nằm ở trung tâm tam giác phát triển Việt Nam – Lào – Campuchia, ngã ba biên giới, Ngọc Hồi có vị trí quan trọng trong bản đồ phát triển du lịch của tỉnh Kon Tum và khu vực Tây Nguyên. Đến thăm ngã ba biên giới và Khu vực Cửa khẩu quốc tế Bờ Y, Cột mốc ngã ba biên giới chính là sự lựa chọn không thể thiếu trong hành trình khám phá của nhiều du khách.

Đến nay tỉnh Kon Tum có 511 làng/556 làng đồng bào dân tộc thiểu số có nhà Rông làm nơi sinh hoạt cộng đồng. Sự quan trọng của nhà Rông trong tiềm thức của người dân tộc thiểu số ở Kon Tum được hình thành từ chính sự quan niệm của đồng bào dân tộc, họ cho rằng nhà Rông thể hiện sự quyền uy, giàu có của dân làng mình, là nơi các vị thần về trú ngụ, là nơi trung gian giữa người và Giàng (trời).

Biển số xe 82 ở đâu – Ẩm thực

Bún nước, Táo mèo, Bò một nắng muối kiến vàng là những đặc sản của mảnh đất Làng Hồ.

Bún nước – món ăn giản dị nhưng độc đáo của người dân phố Núi, vị ngọt thanh của nước dùng , bún tươi (bún mới ra lò còn nóng hổi, không phải bún sản xuất hàng loạt) , vì cay của muối ớt hột được giã nhuyễn và vị ngọt của nước dùng bún tươi (có tôm tươi). Món ăn dân dã, thanh tao làm ấm lòng người, rất thích hợp cho những sáng sớm trời se lạnh.

Táo mèo Kon Tum với hương vị tuyệt vời, phân bố ở huyện Kon Plông, Tu Mơ Rông thường là loại quả to, chín màu hồng đậm phớt vàng, có mùi thơm ngọt ngào và vị hơi ngọt, còn táo ở Đăk Glei thường quả nhỏ, chín màu vàng, chỉ hơi ngọt còn vị chát đậm hơn, thích hợp để ngâm rượu.

Bò một nắng muối kiến vàng là một món quà quý cho khách phương xa. Sự biến tấu một cách tinh tế, giữ lại hương vị, chất ngọt của thịt bò tươi đã biến món ăn để dành này của người bản địa đã thực sự chinh phục đông đảo thực khách sành ăn và khẳng định chỗ đứng của mình trong làng ẩm thực Việt.

Biển Số Xe 68 Ở Đâu

BTV

Biển số xe 68 ở đâu – Biển số xe 68 thuộc về tỉnh Kiên Giang, một tỉnh ven biển thuộc đồng bằng sông Cửu Long, nằm ở tận cùng phía Tây Nam của tổ quốc; tiếp giáp Campuchia ở phía…

Biển số xe 68 ở đâu – Biển số xe 68 thuộc về tỉnh Kiên Giang, một tỉnh ven biển thuộc đồng bằng sông Cửu Long, nằm ở tận cùng phía Tây Nam của tổ quốc; tiếp giáp Campuchia ở phía Bắc với đường biên giới dài 54km và Vịnh Thái Lan ở phía Tây có đường bờ biển dài hơn 200km.

Kiên Giang có diện tích 6.348,5 km2 và dân số tính đến năm 2011 là 1.714.100 người. Là địa bàn cư trú của hơn 15 dân tộc khác nhau; trong đó, người Kinh chiếm khoảng 85,5%; người Khmer chiếm khoảng 12,2%, người Hoa chiếm khoảng 2,2%; còn lại là một số dân tộc khác như: Chăm, Tày, Mường, Nùng…

Toàn Tỉnh có 01 thành phố, 01 thị xã, 13 huyện, với 145 xã, phường, thị trấn và hơn 100 đảo lớn nhỏ ngoài biển. Tỉnh lỵ của Kiên Giang là Thành phố Rạch Giá, một thành phố biển duy nhất ở ĐBSCL. Ngày 18 tháng 2 năm 2014, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 268/QĐ-TTg về việc công nhận thành phố Rạch Giá là đô thị loại II trực thuộc tỉnh Kiên Giang.

Kiên Giang được nhiều người biết đến là vùng đất văn hóa và du lịch nổi tiếng ở khu vực với những thắng cảnh như: Hòn Phụ Tử và đảo Phú Quốc; là quê hương của thi sĩ Đông Hồ, là nơi phát tích của Tao Đàn Chiêu Anh Các vang bóng một thời. Khu dự trữ sinh quyển ven biển và biển đảo Kiên Giang đã được UNESCO công nhận là khu dự trữ sinh quyển thế giới.

Biển 68 Kiên Giang cũng là nơi giao thoa văn hóa của nhiều vùng miền cả nước, bản sắc văn hóa Tỉnh nhà cũng vì thế mà rất phong phú, đa dạng, thể hiện qua các lĩnh vực văn học, nghệ thuật, ẩm thực, lễ hội, làng nghề truyền thống…

Hằng năm trên địa bàn Tỉnh diễn ra nhiều lễ hội nhưng đặc sắc nhất là lễ hội anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực diễn ra vào tháng 8 âm lịch thu hút hàng ngàn lượt khách trong và ngoài Tỉnh đến tham gia.

Ngoài ra, còn nhiều các làng nghề truyền thống rất đặc sắc như: Đan đệm bàng, dệt chiếu Tà Niên, nắn nồi Hòn Đất, làm hàng thủ công mỹ nghệ bằng đồi mồi, làm huyền phách ở Hà Tiên…

Với vị trí chiến lược quan trọng, nằm trong vùng vịnh Thái Lan, gần với các nước thuộc Đông Nam Á như Campuchia, Thái Lan, Malaysia, Singapore, Kiên Giang có nhiều điều kiện thuận lợi trong việc mở rộng giao lưu kinh tế với các nước trong khu vực, đồng thời đóng vai trò cầu nối các tỉnh miền Tây Nam Bộ với bên ngoài.

Với bờ biển dài trên 200km, diện tích biển khoảng 63.000km2, Kiên Giang có tiềm năng rất phong phú để phát triển kinh tế biển. Đây là một lĩnh vực mà Tỉnh có lợi thế hơn hẳn so với nhiều tỉnh khác trong khu vực ĐBSCL. Nước mắm Phú Quốc là một thương hiệu nước mắm nổi tiếng không những trong phạm vi cả nước mà còn trên bình diện quốc tế.

Biển số xe 68 ở đâu – áp dụng cho xe mô tô

Thành phố Rạch Giá 68-S1 XXXXX, 68-X1 XXXXX Thị xã Hà Tiên 68-H1 XXXXX Huyện An Biên 68-B1 XXXXX Huyện An Minh 68-M1 XXXXX Huyện Châu Thành 68-C1 XXXXX Huyện Giồng Riềng 68-G1 XXXXX Huyện Gò Quao 68-E1 XXXXX Huyện Hòn Đất 68-D1 XXXXX Huyện Kiên Hải 68-S1 XXXXX Huyện Kiên Lương 68-K1 XXXXX Thành phố Phú Quốc 68-P1 XXXXX Huyện Tân Hiệp 68-T1 XXXXX Huyện Vĩnh Thuận 68-N1 XXXXX Huyện U Minh Thượng 68-L1 XXXXX Huyện Giang Thành 68-F1 XXXXX

Biển số xe 69 ở đâu – Biển số xe 69 thuộc về tỉnh Cà Mau, tỉnh cực Nam của Tổ quốc, thuộc vùng ĐBSCL, phía Bắc giáp với tỉnh Kiên Giang và tỉnh Bạc Liêu, phía Đông và phía Nam giáp với…

Biển số xe 94 ở đâu – Biển số xe 94 thuộc về tỉnh Bạc Liêu là tỉnh miền Tây Nam Bộ, thuộc khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Phía Bắc giáp tỉnh Hậu Giang và Kiên Giang; phía Đông và…

Biển Số Xe 61 Ở Đâu

BTV

Biển số xe 61 thuộc về tỉnh Bình Dương – một trong những địa phương có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, phát triển công nghiệp năng động của cả nước….

Biển số xe 61 ở đâu – Biển số xe 61 thuộc về tỉnh Bình Dương – một trong những địa phương có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, phát triển công nghiệp năng động của cả nước. Biển 61 Bình Dương là cửa ngõ giao thương với Tp. Hồ Chí Minh, có các trục lộ giao thông huyết mạch của quốc gia chạy qua như quốc lộ 13, quốc lộ 14, đường Hồ Chí Minh, đường Xuyên Á,… cách sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất và các cảng biển chỉ từ 10-15 km… thuận lợi cho phát triển kinh tế – xã hội toàn diện.

Vào những năm đầu của thập niên 90, Bình Dương vẫn còn là tỉnh nghèo, cơ cấu kinh tế chủ yếu vẫn là nông nghiệp, trong khi công nghiệp và dịch vụ còn quá nhỏ bé. Tuy nhiên, từ thời khắc lịch sử năm 1997, Bình Dương đã bắt đầu trỗi dậy với chủ trương đổi mới được cụ thể hóa bằng những chính sách thông thoáng, mở đường cho quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa của địa phương. Tiêu biểu nhất là việc chấp thuận và cho triển khai thành lập các khu công nghiệp (tiên phong trong cả nước).

Bằng việc xây dựng cơ sở hạ tầng, quyết liệt cải thiện môi trường đầu tư, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp sản xuất – kinh doanh, dòng vốn đầu tư trong và ngoài nước ồ ạt chảy về Bình Dương, nhà máy mọc lên khắp nơi, nguồn nhân lực 4 phương tụ về… Kinh tế – xã hội của Bình Dương đã có những thành tựu đáng nể, cơ cấu kinh tế chuyển dịch mạnh mẽ theo hướng công nghiệp – dịch vụ – nông nghiệp, bộ mặt đô thị hóa đã được hình thành rõ nét.

Biển 61 Bình Dương của ngày nay đã mang tầm vóc tỉnh công nghiệp trọng điểm của đất nước.

Theo báo cáo của UBND tỉnh Bình Dương, tình hình thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài trong tháng 7/2015 (tính đến ngày 15-7-2015) trên địa bàn tỉnh được 631 triệu USD. Trong đó, có 33 dự án cấp mới với tổng số vốn là 363 triệu USD và 20 dự án điều chỉnh tăng vốn với tổng số vốn tăng thêm là 268 triệu USD. Như vậy, lũy kế 7 tháng đầu năm đã thu hút thêm 119 dự án đầu tư mới và 79 lượt dự án tăng vốn với tổng số vốn là 1,245 tỷ USD đã vượt kế hoạch năm 2015 (kế hoạch năm là 1 tỷ USD).

Với tổng diện tích 1.000ha trải rộng trên địa bàn phường Phú Mỹ, phường Định Hòa (TP.Thủ Dầu Một), xã Phú Chánh, xã Tân Vĩnh Hiệp và phường Tân Hiệp (thị xã Tân Uyên), phường Hòa Lợi (thị xã Bến Cát), thành phố mới Bình Dương là tên của một đề án xây dựng đô thị trong Khu liên hợp công nghiệp – dịch vụ – đô thị tỉnh Bình Dương.

Thành phố này được xây dựng mới hoàn toàn không dùng tiền ngân sách và sẽ là trung tâm chính trị – kinh tế, văn hóa, xã hội của toàn tỉnh, một trung tâm đô thị hiện đại, năng động, bền vững với đầy đủ các loại hình phát triển phục vụ cho khoảng trên 125.000 người định cư lâu dài và hơn 400.000 người thường xuyên đến làm việc.

Một số điểm đến mà du khách không thể bỏ qua ở mảnh đất “lành” này như:

Núi Cậu – lòng hồ Dầu Tiếng – suối Trúc: đây là cụm di tích danh thắng đẹp của tỉnh Bình Dương tọa lạc tại ấp Tha La, xã Định Thành, huyện Dầu Tiếng, được kết hợp bởi sông – nước – núi – đồi tạo nên một bức tranh phong cảnh tuyệt đẹp, một địa thế tiền thủy hậu sơn, đang là điểm đến lý thú và hấp dẫn du khách trong hành trình du ngoạn về nguồn, về với thiên nhiên hoang sơ tĩnh lặng.

Khu Du lịch tâm linh Lạc Cảnh Đại Nam Văn Hiến; Vườn cây ăn trái Lái Thiêu; Trung tâm bảo tồn sinh thái Phú An (Làng tre Phú An); Khu du lịch sinh thái Hồ Nam; Công viên văn hóa Thanh Lễ;…

Biển số xe 61 ở đâu – áp dụng cho xe mô tô

Thành phố Thủ Dầu Một: 61-B1; 61-BA XXXXX; 61-AA XXXXX; 61L8 – xxxx; 61L9 – xxxx; 61Xx – xxxx Thị xã Thuận An: 61-C1;61L8 – xxxx; 61L9 – xxxx; 61X1 – xxxx; 61Zx – xxxx Thị xã Dĩ An: 61-D1; 61L8 – xxxx; 61L9 – xxxx; 61Sx – xxxx Thị xã Tân Uyên: 61-E1; 61Ux – xxxx Huyện Phú Giáo: 61-F1; 61Px – xxxx Thị xã Bến Cát: 61-G1;61-GA XXXXX; 61Rx – xxxx Huyện Dầu Tiếng: 61-H1; 61-B7 XXXXX; 61-HA XXXXX; 61-Vx xxxx Huyện Bàu Bàng: 61-K1; Huyện Bắc Tân Uyên: 61-N1.

Biển số xe 66 ở đâu – Biển số xe 66 thuộc về tỉnh Đồng Tháp, là sự hợp nhất của 2 vùng Nam và Bắc Sông Tiền, tương ứng với 2 địa danh Sa Đéc và Cao Lãnh.

Biển số xe 67 ở đâu là câu hỏi khiến nhiều người tò mò ngay sau clip một cô gái cởi trần để không nhũ hoa lượn xe máy trên phố với…

Biển số xe 79 ở đâu – Biển số xe 79 thuộc về tỉnh Khánh Hòa, nơi có mũi Hòn Ðôi trên bán đảo Hòn Gốm huyện Vạn Ninh, là điểm cực Ðông trên đất liền của nước ta. Ðặc biệt, biển…

Bạn đang xem bài viết Biển Số Xe 65 Ở Đâu trên website Sachlangque.net. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!