Xem Nhiều 4/2023 #️ Bổ Sung Biển Báo Khu Đông Dân Cư Trên Mạng Lưới Đường Bộ # Top 11 Trend | Sachlangque.net

Xem Nhiều 4/2023 # Bổ Sung Biển Báo Khu Đông Dân Cư Trên Mạng Lưới Đường Bộ # Top 11 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về Bổ Sung Biển Báo Khu Đông Dân Cư Trên Mạng Lưới Đường Bộ mới nhất trên website Sachlangque.net. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Theo đó, Tổng cục ĐBVN đã ban hành văn bản số 4503/TCĐBVN-ATGT về việc bổ sung biển báo Khu đông dân cư trên mạng lưới đường bộ gửi Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; các Sở Giao thông vận tải; các Cục Quản lý Đường bộ I, II, III, IV; các Nhà đầu tư BOT đường bộ.

Văn bản nêu rõ, theo qui định tại Điều 3 Thông tư số 91/2015/TT-BGTVT và mục D.17 QCVN 41:2016/BGTVT: Biển số R.420 có hiệu lực đối với tất cả các tuyến đường nằm trong khu vực đông dân cư cho đến vị trí đặt biển số R.421. Như vậy đối với các khu đông dân cư, yêu cầu tại tất cả các đường, các cửa ngõ ra, vào đều phải cắm biển báo bắt đầu khu đông dân cư R.420 và biển báo kết thúc khu đông dân cư R.421 (mà không nhất thiết phải cắm nhắc lại tại các nút giao).

Tuy nhiên, hiện nay một số nơi chỉ mới quan tâm cắm biển R.420, R.421 trên các trục chính, còn các đường nhánh chưa được bố trí (đặc biệt ở các khu vực mà hệ thống đường do các cấp khác nhau quản lý như trục quốc lộ thì Tổng cục ĐBVN đã bố trí, các đường ngang do địa phương quản lý thì chưa bố trí đầy đủ biển báo). Để thuận lợi, an toàn cho người tham gia giao thông và công tác thực thi pháp luật của lực lượng chức năng, Tổng cục ĐBVN đề nghị UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo đơn vị chức năng của địa phương rà soát, bổ sung đầy đủ biển báo R.420, R.421 trên các cửa ngõ vào, ra khu đông dân cư của hệ thống đường địa phương (đường tỉnh, đường huyện, đường xã, đường đô thị…).

Đồng thời, Tổng cục ĐBVN yêu cầu các Cục Quản lý đường bộ, các Sở GTVT và các Nhà đầu tư BOT đường bộ rà soát và lắp đặt đầy đủ biển báo R.420, R.421 trên hệ thống đường quốc lộ thuộc phạm vi quản lý và trên đường nhánh tại khu vực nút giao với quốc lộ (nếu đường nhánh đó không thuộc khu vực đông dân cư), tổng hợp khối lượng thực hiện, báo cáo Tổng cục ĐBVN để bổ sung kinh phí thực hiện; đôn đốc, hướng dẫn đơn vị quản lý đường lắp đặt biển báo R.420, R.421 trên hệ thống đường địa phương.

Lưu ý: Vị trí lắp đặt biển báo R.420, R.421 được căn cứ Điều 3 Thông tư 91/2015/TT-BGTVT ngày 31/12/2015 và mục D.17 Quy chuẩn QCVN 41:2016/BGTVT của Bộ GTVT cho phù hợp thực tế là khu vực đông dân cư; Kích thước biển báo căn cứ QCVN 41:2016/BGTVT, có thể được điều chỉnh giảm với hệ số 0,75 hoặc 0,5 để phù hợp với điều kiện địa hình, quy mô đường nhánh và tiết kiệm kinh phí. Trong trường hợp đường đôi, đường rộng có bổ sung thêm 1 biển báo ở dải phân cách giữa hay bên trái đường với kích thước phù hợp với địa hình.

Giao Cục QLĐB I, II, III và IV đôn đốc, báo cáo kết quả công tác rà soát, bổ sung biển R.420, R.421 tại các địa phương thuộc khu vực quản lý.

Tổng cục ĐBVN đề nghị UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quan tâm chỉ đạo thực hiện; yêu cầu các Sở GTVT, các Cục QLĐB khẩn trương thực hiện và báo cáo kết quả về Tổng cục ĐBVN trước ngày 25/8/2017./.

​Bổ Sung Biển Báo Khu Đông Dân Cư

Tổng cục Đường bộ Việt Nam cho biết, theo quy định tại Điều 3 Thông tư số 91/2015/TT-BGTVT và mục D.17 QCVN 41:2016/BGTVT: Biển số R420 (biển báo bắt đầu khu đông dân cư) có hiệu lực đối với tất cả các tuyến đường nằm trong khu vực đông dân cư cho đến vị trí đặt biển số R421 (biển báo kết thúc khu đông dân cư). Như vậy đối với các khu đông dân cư, yêu cầu tại tất cả các đường, các cửa ngõ ra, vào đều phải cắm biển báo bắt đầu khu đông dân cư R420 và biển báo kết thúc khu đông dân cư R421 (mà không nhất thiết phải cắm nhắc lại tại các nút giao).

Tuy nhiên, hiện nay một số nơi chỉ mới quan tâm cắm biển R420, R421 trên các trục chính, còn các đường nhánh chưa được bố trí (đặc biệt các đường ngang do địa phương quản lý chưa bố trí đầy đủ biển báo).

Để thuận lợi, an toàn cho người tham gia giao thông và công tác thực thi pháp luật của lực lượng chức năng, Tổng cục Đường bộ Việt Nam đề nghị UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo đơn vị chức năng của địa phương rà soát, bổ sung đầy đủ biển báo R420, R421 trên các cửa ngõ vào, ra khu đông dân cư của hệ thống đường địa phương (đường tỉnh, đường huyện, đường xã, đường đô thị…).

Đồng thời, Tổng cục Đường bộ Việt Nam yêu cầu các Cục Quản lý đường bộ, các Sở Giao thông vận tải và các Nhà đầu tư BOT đường bộ rà soát và lắp đặt đầy đủ biển báo R420, R421 trên hệ thống đường quốc lộ thuộc phạm vi quản lý và trên đường nhánh tại khu vực nút giao với quốc lộ (nếu đường nhánh đó không thuộc khu vực đông dân cư), tổng hợp khối lượng thực hiện, báo cáo Tổng cục Đường bộ Việt Nam để bổ sung kinh phí thực hiện; đôn đốc, hướng dẫn đơn vị quản lý đường lắp đặt biển báo R420, R421 trên hệ thống đường địa phương.

Tổng cục yêu cầu các Sở Giao thông vận tải, các Cục Quản lý đường bộ khẩn trương thực hiện và báo cáo kết quả về Tổng cục Đường bộ Việt Nam trước ngày 25-8-2017.

Khi Nào Biển Báo “Khu Đông Dân Cư” Hết Hiệu Lực?

Video TNGT 9/1: Người đàn ông đứng cạnh đường sắt bị tàu hỏa tông tử vong Video TNGT ngày 8/1: Xe máy kẹp 3 tông đuôi xe tải, 2 người tử vong tại chỗ Xôn xao clip sang đường sai gây tai nạn, vác gậy đánh người ở Bình Phước Nút giao Vành đai 3 với cao tốc Hà Nội – Hải Phòng trước giờ thông xe 1 HLV Park Hang-seo và tuyển Việt Nam nhận tin cực vui ở vòng loại World Cup 2 Khởi công xây dựng Nhà máy Thủy điện Hòa Bình mở rộng 3 Tân Trưởng phòng Cảnh sát hình sự Công an chúng tôi là ai? 4 Thủ môn số 1 Thái Lan bất ngờ nhận món quà khó tin 5 Hà Nội: Kinh hoàng người phụ nữ bị chặn lại sát hại giữa đường phố 6 Ngày 10/1, khánh thành đường băng 25R tại sân bay Tân Sơn Nhất 7 Giá vàng hôm nay 8/1/2021: Xóa hết nửa thành quả, vàng còn cơ hội bật lại? 8 Tin tức tai nạn giao thông mới nhất ngày hôm nay 8/1/2021 9 ĐH Harvard: Những người thành công đều có điểm tương đồng này thời thơ ấu 10 Fan Thái Lan buông lời “cay đắng” về HAGL của HLV Kiatisak 11 Video: Bình Minh bị võ sĩ người Ấn gốc Phi đánh suýt nhập viện 12 Honda Wave 110i phiên bản mới ra mắt, giá từ 28,5 triệu đồng Thu học phí qua ViettelPay: Có hay không độc quyền dịch vụ? Vì sao tỉnh Quảng Trị muốn thay nhà đầu tư Khu bến cảng Mỹ Thủy? Rơi vận thăng làm 11 người thương vong: Chưa khởi tố do chờ giám định Tuyết trắng bao phủ nhiều nơi ở tỉnh Lào Cai Quảng Ninh: Bến bãi không phép ngang nhiên thách thức chính quyền Xe biển xanh tông xe đạp khiến người đàn ông tử vong tại chỗ Lái xe “điên” đâm vào chợ ở Hải Phòng không nồng độ cồn, âm tính với ma túy Xe “điên” lao thẳng vào khu chợ ven đường, nhiều người bị thương Hai xe tải đấu đầu ở QL10, bốn tài xế, phụ xe bị thương mắc kẹt trong cabin Vi phạm giao thông bị CSGT xử phạt, nam thanh niên đốt rụi xe máy

Điều Chỉnh, Bổ Sung Biển Báo: Nhiệm Vụ Cấp Bách Trên Mỗi Cung Đường

Tổng cục Đường bộ Việt Nam (ĐBVN) vừa tổng rà soát biển báo trên quốc lộ (QL) cả nước, nhằm khai thác hiệu quả và bảo đảm an toàn giao thông (ATGT) trên các cung đường huyết mạch. Qua rà soát, Tổng cục ĐBVN đã yêu cầu các Sở Giao thông Vận tải (GTVT), Khu Quản lý đường bộ khẩn trương điều chỉnh nội dung, kích thước hình vẽ, chữ cái, con số trên các biển báo theo quy định; rà soát các vị trí cắm biển báo trên các đoạn tuyến QL thiết kế 4 làn xe trở lên để kịp thời giúp người đi đường nhận biết dễ dàng, thuận tiện. Đây là nhiệm vụ cấp bách, cần được duy trì và trở thành tiêu chí đảm bảo ATGT trên QL của các địa phương.

Biển báo sai

Theo rà soát của Tổng cục ĐBVN, tình trạng các biển báo hiệu đường bộ “cắm” bất hợp lý, sai, thiếu hoặc thừa thông tin hiện nay trên nhiều tuyến QL không chỉ gây lãng phí cho Nhà nước, mà còn gây bức xúc, lúng túng cho người tham gia giao thông trong việc tuân thủ Luật Giao thông đường bộ. Đặc biệt, tình trạng hệ thống biển báo, biển hiệu, đèn tín hiệu trên QL chạy qua các địa phương hiện nay do Sở GTVT các địa phương quản lý, trong khi việc điều tiết các hoạt động giao thông trực tiếp lại thuộc về lực lượng cảnh sát giao thông (CSGT) nên nếu không có sự phối hợp đồng bộ trong quy hoạch, quản lý, xử phạt… thì bức xúc sẽ thuộc về người đi đường.

Quốc lộ 1A hiện đang thiếu nhiều biển báo. Ảnh: Huy Hùng – TTXVN

Theo phản ánh của cánh lái xe đường dài, khổ nhất hiện nay là tình trạng lái xe bị lực lượng CSGT “tuýt còi” mà không biết thanh minh như thế nào về lỗi vi phạm, chỉ vì tình trạng thiếu biển báo quy định. Như đối với bảng thông tin tốc độ theo tiêu chuẩn ngành GTVT chỉ cắm ở những vị trí cần thiết với khoảng cách giữa các bảng từ 30-50 km; biển quy định tốc độ tối đa cho phép chỉ cắm ở những nơi thật sự nguy hiểm như: Đoạn đường cong liên tục, đèo dốc, “điểm đen” tai nạn giao thông cần phải hạn chế tốc độ liên tục 24/24 giờ… Tuy nhiên, nhiều lái xe cho biết khoảng cách cắm biển tương ứng hiện nay chưa phù hợp, chưa đủ khoảng cách để các phương tiện có khả năng điều chỉnh tốc độ theo quy định của biển báo. Thêm vào đó, sau khi hết yêu cầu về hạn chế tốc độ, cần thiết phải cắm các biển báo “hết hạn chế tốc độ tối đa, tối thiểu” hoặc bổ sung biển “đi chậm”, “nguy hiểm” hay các biển cảnh báo phù hợp… thì trên QL hiện thiếu trầm trọng. Do đó, nhiều lái xe vi phạm lỗi quy định về tốc độ cho phép. Không ít trường hợp lái xe phải phanh gấp, dừng xe bất ngờ để nhìn lại biển báo hiệu trên đường, tránh tình trạng “lỡ” vi phạm thì chỉ còn cách nộp phạt theo quy định. Vậy là, nhiều nơi có biển báo hiệu cũng như không, cấm nhưng vẫn chẳng thể cấm, tạo nên sự “hổ lốn” về giao thông, gây mất an toàn trực tiếp các phương tiện và người đi đường khác.

Tổng cục ĐBVN hiện đã rà soát gần 104.000 biển báo hiệu đường bộ, được tập hợp từ 95 tuyến và đoạn tuyến, bao gồm các biển báo cấm, nguy hiểm, hiệu lệnh, chỉ dẫn, biển phụ và các loại biển thông tin khác. Trong số này, theo Tổng cục ĐBVN, số biển cần bổ sung là hơn 7.600 biển; tổng số biển báo các loại cần điều chỉnh vị trí là gần 250 biển; tổng số biển báo cần điều chỉnh nội dung khoảng 500 biển và gần 500 biển báo cần phải dỡ bỏ.

Loạn biển báo. Ảnh: CTV

Theo ý kiến của các chuyên gia giao thông, thực tế hiện nay, hệ thống biển báo, biển hiệu và đèn tín hiệu chỉ dẫn giao thông trên QL tại các địa phương đang bị thả nổi. Nhiều biển báo chỉ dẫn giao thông cắm sai vị trí, thiếu thông tin hoặc biển báo hiệu cắm mới kèm theo chỉ dẫn phụ dài dòng… không chỉ gây bức xúc, khó hiểu cho người đi đường, mà còn không phát huy tác dụng, gây lãng phí cho Nhà nước. Thậm chí, nhiều chuyên gia còn cho rằng, nhiều biển báo chỉ dẫn giao thông trên QL hiện nay còn không phù hợp với xu thế hội nhập quốc tế.

Trước thực tế này, Tổng cục ĐBVN đã yêu cầu Cục Quản lý xây dựng đường bộ, các Ban Quản lý dự án giao thông, Trung tâm Kỹ thuật đường bộ, các Sở GTVT gấp rút rà soát, kiểm tra hồ sơ kỹ thuật thi công các dự án xây dựng mới, nâng cấp, mở rộng đường bộ, trong đó chú trọng các hạng mục điều chỉnh, bổ sung hệ thống biển báo hiệu đường bộ và hệ thống đảm bảo ATGT đường bộ trong các dự án. Trong đó, hệ thống các cột km trên dải phân cách giữa, biển báo hiệu đường bộ, sơn kẻ đường, hộ lan tôn sóng, dải phân cách cứng, mềm, phải thực hiện đầu tư theo đúng các tiêu chuẩn kỹ thuật hiện hành; đồng thời thống kê chi tiết các biển cần phải điều chỉnh nội dung và kích thước hình vẽ, kích thước và khoảng cách các chữ cái, con số; thống kê danh sách các biển báo cần bổ sung, điều chỉnh; rà soát các vị trí cắm biển báo hiệu tại lề đường trên các đoạn tuyến có thiết kế 4 làn xe trở lên mà người tham gia giao thông khó nhận biết; xác định cấp, loại đường để sử dụng màng phản quang cho phù hợp với yêu cầu của tiêu chuẩn quốc gia…

Theo đó, thời gian hoàn thành việc điều chỉnh, thay thế, bổ sung biển báo hiệu đường bộ và hệ thống đảm bảo ATGT đường bộ trên các tuyến QL được phân làm hai giai đoạn. Giai đoạn I đến trước ngày 20/3/2013, công tác được triển khai thực hiện hoàn thành tối thiểu 50% kế hoạch, ưu tiên điều chỉnh, bổ sung, thay thế trên các QL có lưu lượng xe lớn, các tuyến đường tham gia Hiệp định hợp tác quốc tế tạo thuận lợi cho việc vận tải người và hàng hóa qua lại biên giới giữa các nước tiểu vùng Mê Công mở rộng (biển báo hiệu AH). Giai đoạn II đến trước ngày 20/3/2014, hoàn thành 50% tổng số điều chỉnh, bổ sung, thay thế còn lại trên các tuyến, đoạn tuyến QL. Sau khi điều chỉnh, thay thế hoàn thành 100% tổng số biển báo cần thay thế, tiến hành thực hiện tổng hợp, phân tích, đánh giá chung trên từng tuyến, đoạn tuyến.

Điều chỉnh, bổ sung biển báo phải được tiến hành thường xuyên

Phó Tổng cục trưởng Tổng cục ĐBVN Phạm Quang Vinh cho biết: Theo chiến lược phát triển ngành GTVT, công tác kiểm tra, rà soát, điều chỉnh, thay thế, bổ sung hệ thống báo hiệu đường bộ là nhiệm vụ trọng tâm, cốt yếu và phải được tiến hành thường xuyên trong công tác quản lý, bảo trì đường bộ. Trong thời gian tới, Tổng cục ĐBVN sẽ chỉ thực hiện tiếp nhận bàn giao quản lý, khai thác đối với các công trình xây dựng giao thông đường bộ khi có đầy đủ nội dung về thiết kế hệ thống ATGT, đặc biệt là hệ thống biển báo hiệu đường bộ theo đúng các tiêu chuẩn kỹ thuật.

Biển báo giao thông phải tuân thủ các quy chuẩn

Trung tá Trần Ngọc Ánh, Phòng CSGT Hà Nội cho biết: Khi cắm biển báo chỉ dẫn, ngành Giao thông phải tuân thủ các quy chuẩn được Bộ GTVT ban hành về kích thước biển, tầm cao, vị trí, số biển cần thiết… Bên cạnh đó, bất kỳ biển báo chỉ dẫn nào cũng phải tuân thủ quy tắc dự lệnh và động lệnh, tức là phải đặt ở vị trí làm sao để dự báo trước cho người tham giao thông biết và đủ thời gian để họ xử lý tình huống. Bên cạnh đó, việc lắp đặt biển báo là việc làm cần phải cân nhắc và có sự phối hợp giữa các cơ quan chức năng để xử lý triệt để những vi phạm. Về phía người tham gia giao thông cũng cần nâng cao ý thức chấp hành Luật Giao thông đường bộ. Riêng với biển báo giao thông đã hết tác dụng, cơ quan chủ quản cần tiến hành tháo dỡ để tránh trở thành những “cái bẫy” đối với người, phương tiện tham gia giao thông. Chỉ có như vậy, biển báo giao thông mới thực sự phát huy hiệu quả.

Biển báo trên QL18 và 1A có quá nhiều bất cập

Phó Tổng giám đốc Khu Quản lý đường bộ II (Tổng cục ĐBVN) Nguyễn Ngọc Sơn cho biết: Hệ thống tổ chức biển báo, đèn tín hiệu trên hai tuyến QL 18, QL 1A hiện nay có quá nhiều bất cập về hạ tầng giao thông, khiến phát sinh nhiều “điểm đen” tai nạn giao thông. Đặc biệt, tình trạng thiếu các biển báo nhắc lại tốc độ quy định phương tiện lưu thông trên đường tại các điểm tách, nhập làn đường khiến cho các phương tiện từ tuyến khác khi nhập vào đường QL không biết thực hiện tốc độ bao nhiêu, đi làn đường nào… rất nguy hiểm và gây khó khăn cho lực lượng CSGT khi áp dụng xử lý vi phạm. Khu Quản lý đường bộ II hiện đang gấp rút lập dự án bổ sung ngay các biển báo này.

Bạn đang xem bài viết Bổ Sung Biển Báo Khu Đông Dân Cư Trên Mạng Lưới Đường Bộ trên website Sachlangque.net. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!