Cập nhật thông tin chi tiết về “Bỏ Túi” Cách Đào Tạo Nhân Viên Bán Vé Máy Bay Chuyên Nghiệp mới nhất trên website Sachlangque.net. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Nhu cầu đi lại, du lịch bằng máy bay ngày càng được người dân lựa chọn bởi thời gian di chuyển ít, dịch vụ phục vụ tốt, mức giá rẻ. Từ đó, thị trường bán vé máy bay phát triển và cạnh tranh khá khốc liệt. Bên cạnh đó, việc đào tạo nhân viên bán vé máy bay có kỹ năng, kinh nghiệm, chuyên nghiệp giỏi lại càng được chú trọng.
Yêu cầu đối nhân viên bán vé máy bay
Trước khi nắm được những nội dung của đào tạo nhân viên bán vé máy bay, chúng ta cần phải biết, những yêu cầu cơ bản của một nhân viên ticketing. Như tên gọi, nhân viên bán vé máy bay là công việc trợ giúp khách hàng lên và đặt vé, giữ chỗ khi làm các thủ tục mua vé máy bay.
Nhân viên bán vé máy bay cần phải có kỹ năng về tin học văn phòng
Công việc của họ thường xuyên phải tiếp nhận các cuộc gọi, trả lời điện thoại và đặt đơn hàng, thanh toán đơn hàng qua email. Thậm chí, phải tiếp xúc với khách hàng tại các quầy vé để tư vấn về lịch trình, hành trình, chi phí trong suốt chuyến bay. Thậm chí, họ còn phải chăm sóc khách hàng và bán vé qua điện thoại, fax, thường xuyên cập nhật các chương trình khuyến mãi của hãng hàng không đến người tiêu dùng. Chính vì thế, yêu cầu của một nhân viên bán vé máy bay cần:
– Tất cả các nhân viên ít nhất phải tốt nghiệp trung học phổ thông.
– Biết sử dụng máy tính và tiếng Anh ở trình độ cơ bản.
– Tất cả nhân viên bán vé máy bay cần phải được đào tạo qua các lớp chuyên nghiệp của các hãng hàng không hoặc của nhà cung cấp và phân phối vé máy bay.
– Ngoại hình ưa nhìn, có kỹ năng giao tiếp và kỹ năng văn phòng.
Đào tạo nhân viên bán vé máy bay
Chúng tôi có thể khẳng định rằng, bán vé máy bay là một ngành nghề đang rất hot đối với các bạn trẻ hiện nay. Nếu nhiều người nghĩ rằng, nó chỉ đơn giản là ngồi bán vé xe điện, bán vé ô tô thì mọi người đã sai. Công việc này đòi hỏi người bán vé rất nhiều các kỹ năng, kinh nghiệm, phải được đào tạo bài bản mới được ngồi tại quầy bán vé của các hãng hàng không tại sân bay.
Nhân viên cần có ngoại hình
Việc đầu tiên khi bạn muốn xin vào vị trí nhân viên ticketing thì ngoại hình là tiêu chí giúp bạn có lọt qua phòng gửi CV hay không. Làm việc tại sân bay, các nhân viên có ngoại hình cao, ưa nhìn là điều rất quan trọng. Bạn chỉ được makeup nhẹ nhàng, chiều cao tối thiểu từ 1m58cm đối với nữ, còn nam từ 1m65cm, tùy từng hãng hàng không.
Lựa chọn các nhân viên bán vé có ngoại hình ưa nhìn, cao
Chiều cao, diện mạo và thể lực là vấn đề được các hãng rất quan tâm và chú ý khi đào tạo nhân viên trở thành một ticketing hay một tiếp viên hàng không.
Tham gia các khóa học về bán vé máy bay
Việc đào tạo nhân viên bán vé máy bay tại sân bay yêu cầu khá cao và phức tạp. Các nhân viên buộc lòng phải tham gia những khóa về bán vé trên các hệ thống phân phối đại lý toàn cầu mà các hãng hàng không này đang hợp tác. Chính vì thế, họ cần phải học và nắm chắc các bài học một cách chỉn chủ để vượt qua các vòng test loại.
Nhân viên bán vé đại lý
Khi đào tạo nhân viên bán vé ở các địa lý, chúng ta có thể hiểu công việc của họ làm chủ yếu là bán vé máy bay cho các tour du lịch. Với tour du lịch trọn gói, thay vì bạn gọi tới các hãng hàng không để đặt chỗ thì bạn cần phải nắm được cách đặt vé ngay trên hệ thống toàn cầu.
Kỹ năng sử dụng máy tính
Bạn cần phải học Excel và kỹ năng sử dụng máy tính thành thục. Bởi đây là một yêu cầu tiếp theo khi đào tạo nhân viên bán vé máy bay. Khi khách hàng tới mua vé và đặt chỗ trước, thay vì bạn hỏi người quản lý rằng vé máy bay của hãng Vietnam Airline còn bao nhiêu thì sẽ không ai trả lời được cho bạn. Khi đó, bạn sẽ phải check số vé còn lại mỗi ngày và số hiệu máy bay, ghế ngồi, ngày bay phù hợp với yêu cầu của khách.
Đặc biệt, đối với nhân viên được ngồi tại quầy ở sân bay, số lượng khách rất lớn chính vì vậy, họ cần phải có tốc độ và kỹ năng check vé để khách không mất hài lòng và thất vọng về dịch vụ.
Kỹ năng giao tiếp
Giao tiếp là một kỹ năng mà bất cứ nhân viên bán vé máy bay nào cũng cần có. Với số lượng khách đặt vé nhiều mỗi ngày, việc bạn phải tư vấn và kiểm tra vé là rất cao, khiến tâm trạng mệt mỏi. Nhưng thay vì cáu gắt, bạn hãy luôn luôn thân thiện.
Nhân viên bán vé cần phải thân thiện trước khách hàng
Việc giao tiếp được tiếng Anh cũng là một yêu cầu cao khi đào tạo nhân viên phòng vé. Bởi vì, không riêng gì khách Việt Nam đặt vé mà còn rất nhiều khách nước quốc tế cũng tìm đặt mua vé tại các sân bay. Nếu nhân viên bán vé không thể trao đổi được tiếng Anh thì sẽ không nắm được những vị khách muốn đặt vé đi đâu, thời gian như nào.
Với những thông tin chia sẻ về việc đào tạo nhân viên bán vé máy bay mà chúng tôi liệt kê trên, hy vọng các bạn sẽ tự đánh giá mình cần bổ sung thêm những yêu cầu và kỹ năng nào để phục vụ công việc tốt nhất.
Nắm lòng quy trình đào tạo nhân viên bán thuốc hiệu quả
“Bỏ Túi” Cách Đào Tạo Nhân Viên Bán Vé Máy Bay Chuyên Nghiệp
Nhu cầu đi lại, du lịch bằng máy bay ngày càng được người dân lựa chọn bởi thời gian di chuyển ít, dịch vụ phục vụ tốt, mức giá rẻ. Từ đó, thị trường bán vé máy bay phát triển và cạnh tranh khá khốc liệt. Bên cạnh đó, việc đào tạo nhân viên bán vé máy bay có kỹ năng, kinh nghiệm, chuyên nghiệp giỏi lại càng được chú trọng.
Trước khi nắm được những nội dung của đào tạo nhân viên bán vé máy bay, chúng ta cần phải biết, những yêu cầu cơ bản của một nhân viên ticketing. Như tên gọi, nhân viên bán vé máy bay là công việc trợ giúp khách hàng lên và đặt vé, giữ chỗ khi làm các thủ tục mua vé máy bay.
Nhân viên bán vé máy bay cần phải có kỹ năng về tin học văn phòng
Công việc của họ thường xuyên phải tiếp nhận các cuộc gọi, trả lời điện thoại và đặt đơn hàng, thanh toán đơn hàng qua email. Thậm chí, phải tiếp xúc với khách hàng tại các quầy vé để tư vấn về lịch trình, hành trình, chi phí trong suốt chuyến bay. Thậm chí, họ còn phải chăm sóc khách hàng và bán vé qua điện thoại, fax, thường xuyên cập nhật các chương trình khuyến mãi của hãng hàng không đến người tiêu dùng. Chính vì thế, yêu cầu của một nhân viên bán vé máy bay cần:
– Tất cả các nhân viên ít nhất phải tốt nghiệp trung học phổ thông.
– Biết sử dụng máy tính và tiếng Anh ở trình độ cơ bản.
– Tất cả nhân viên bán vé máy bay cần phải được đào tạo qua các lớp chuyên nghiệp của các hãng hàng không hoặc của nhà cung cấp và phân phối vé máy bay.
– Ngoại hình ưa nhìn, có kỹ năng giao tiếp và kỹ năng văn phòng.
Chúng tôi có thể khẳng định rằng, bán vé máy bay là một ngành nghề đang rất hot đối với các bạn trẻ hiện nay. Nếu nhiều người nghĩ rằng, nó chỉ đơn giản là ngồi bán vé xe điện, bán vé ô tô thì mọi người đã sai. Công việc này đòi hỏi người bán vé rất nhiều các kỹ năng, kinh nghiệm, phải được đào tạo bài bản mới được ngồi tại quầy bán vé của các hãng hàng không tại sân bay.
Việc đầu tiên khi bạn muốn xin vào vị trí nhân viên ticketing thì ngoại hình là tiêu chí giúp bạn có lọt qua phòng gửi CV hay không. Làm việc tại sân bay, các nhân viên có ngoại hình cao, ưa nhìn là điều rất quan trọng. Bạn chỉ được makeup nhẹ nhàng, chiều cao tối thiểu từ 1m58cm đối với nữ, còn nam từ 1m65cm, tùy từng hãng hàng không.
Lựa chọn các nhân viên bán vé có ngoại hình ưa nhìn, cao
Chiều cao, diện mạo và thể lực là vấn đề được các hãng rất quan tâm và chú ý khi đào tạo nhân viên trở thành một ticketing hay một tiếp viên hàng không.
Việc đào tạo nhân viên bán vé máy bay tại sân bay yêu cầu khá cao và phức tạp. Các nhân viên buộc lòng phải tham gia những khóa về bán vé trên các hệ thống phân phối đại lý toàn cầu mà các hãng hàng không này đang hợp tác. Chính vì thế, họ cần phải học và nắm chắc các bài học một cách chỉn chủ để vượt qua các vòng test loại.
Khi đào tạo nhân viên bán vé ở các địa lý, chúng ta có thể hiểu công việc của họ làm chủ yếu là bán vé máy bay cho các tour du lịch. Với tour du lịch trọn gói, thay vì bạn gọi tới các hãng hàng không để đặt chỗ thì bạn cần phải nắm được cách đặt vé ngay trên hệ thống toàn cầu.
Kỹ năng sử dụng excel, máy tính là một yêu cầu tiếp theo khi đào tạo nhân viên bán vé máy bay. Khi khách hàng tới mua vé và đặt chỗ trước, thay vì bạn hỏi người quản lý rằng vé máy bay của hãng Vietnam Airline còn bao nhiêu thì sẽ không ai trả lời được cho bạn. Khi đó, bạn sẽ phải check số vé còn lại mỗi ngày và số hiệu máy bay, ghế ngồi, ngày bay phù hợp với yêu cầu của khách.
Đặc biệt, đối với nhân viên được ngồi tại quầy ở sân bay, số lượng khách rất lớn chính vì vậy, họ cần phải có tốc độ và kỹ năng check vé để khách không mất hài lòng và thất vọng về dịch vụ.
Giao tiếp là một kỹ năng mà bất cứ nhân viên bán vé máy bay nào cũng cần có. Với số lượng khách đặt vé nhiều mỗi ngày, việc bạn phải tư vấn và kiểm tra vé là rất cao, khiến tâm trạng mệt mỏi. Nhưng thay vì cáu gắt, bạn hãy luôn luôn thân thiện.
Nhân viên bán vé cần phải thân thiện trước khách hàng
Việc giao tiếp được tiếng Anh cũng là một yêu cầu cao khi đào tạo nhân viên phòng vé. Bởi vì, không riêng gì khách Việt Nam đặt vé mà còn rất nhiều khách nước quốc tế cũng tìm đặt mua vé tại các sân bay. Nếu nhân viên bán vé không thể trao đổi được tiếng Anh thì sẽ không nắm được những vị khách muốn đặt vé đi đâu, thời gian như nào.
Với những thông tin chia sẻ về việc đào tạo nhân viên bán vé máy bay mà chúng tôi liệt kê trên, hy vọng các bạn sẽ tự đánh giá mình cần bổ sung thêm những yêu cầu và kỹ năng nào để phục vụ công việc tốt nhất.
Nắm lòng quy trình đào tạo nhân viên bán thuốc hiệu quả
Kinh Doanh Bán Vé Máy Bay Online
Từ sau khi bị lừa đảo bán vé máy bay online, tôi đã sáng mắt trong chuyện “việc nhẹ lương cao”. Thời gian gần nửa năm nay, chẳng dám thò tay vào bất cứ vụ làm ăn buôn bán nào, tôi chỉ tập trung vào công việc quản lý kho tại siêu thị để trả nợ. Giờ tôi nói để mọi người tránh xa cái giấc mơ làm giàu từ buôn vé.
Trước đó, làm nhân viên tại kho hàng cho 1 siêu thị, tôi chỉ làm 8 tiếng, Thời gian rảnh thường ngồi nói chuyện với mấy ông làm sale trong siêu thị. Tình cờ bữa gặp thằng nhỏ làm bên bánh kẹo, nó giới thiệu tôi là: người yêu nó làm trong đại lý bán vé máy bay, bảo tôi có muốn kiếm thêm, kêu tôi bán vé online qua mạng.
Tôi nghe nó kể mà ham: Làm cái nghề này không cần lấy vé trước, chỉ cần chịu khó tìm khách từ người thân, bạn bè cho đáng tin, sau đó tư vấn bán cho họ. Khi đã chốt thì liên hệ với đại lý bên người yêu nó để thanh toán và lấy vé. Giao lại cho khách nữa là xong, nhận đến 30-55.000 đồng/vé tiền hoa hồng. Mỗi ngày 3 vé là coi như hằng tháng không dưới 3 triệu, gần bằng lương tháng 8 tiếng mỗi ngày tại kho hàng rồi.
Với tôi cũng suy nghĩ, kinh doanh cái nào cũng tốn tiền thuê mặt bằng, phải có vốn lấy hàng, bán hàng không tốt thì bị “ế”, chỉ mỗi công việc này là không tốn gì hết, không ôm không lo ế, lại không mất nhiều thời gian. Nên 1 tuần sau khi suy nghĩ, tôi quyết định nhận hợp tác với chức danh là đại lý cấp 2.
Sau 3 tháng hoạt động tôi mất trắng cả chì lẫn chài, ôm luôn cục nợ 30 triệu đồng.
Giờ tôi biết thế nào là hư danh, tiền tài chỉ là ảo. Nghĩ kỹ lại tôi càng thấy mình ngu, có rất nhiều sơ hở mà tại sao thời điểm đó tôi lại không phát hiện
Thứ nhất, các hãng hàng không sẽ cung ứng vé máy bay theo ba kênh: thông qua website bán vé trực tuyến, phòng vé hoặc đại lý chính thức có hợp đồng thương mại với hãng (được gọi là các đại lý cấp 1). Đại lý cấp 2 chẳng qua chỉ là một hình thức đặt mua hộ và sẽ không được coi là đã có thỏa thuận mua vé với hãng. Hãng bay không kiểm soát các giao dịch này, tức là không có ràng buộc pháp lý trực tiếp nào.
Đại diện một hãng hàng không nội địa Việt Nam cũng cho biết, theo quy chế mới Cục hàng không, hãng bay hiện không còn được thưởng hay chiết khấu hoa hồng cho các đại lý vé cấp 1. Huống hồ gì đại lý cấp 2 mà tôi cứ đinh ninh theo lời thằng sale nọ là sẽ nhận hoa hồng rất cao.
Thứ 2, giá vé máy bay cho đại lý cấp 2 là mức cố định. Đại lý sau đó sẽ tùy vào mức hoa hồng mà cộng thêm vào giá vé. Cho nên giá vé bán đến tay khách phải cao hơn so với hãng thì mình mới có hoa hồng, mà nếu cao hơn, còn ai muốn mua của mình làm chi, mua online trên website của hãng hoặc đến sân bay hoặc mua tại đại lý cấp 1 cho rẻ. Khi nào mới tới phiên mình được lựa chọn.
Thứ 3, Đại lý cấp 2 không phải tốn bất kỳ chi phí vốn lấy vé về, cũng không mất tiền thuê mặt bằng, không phải chịu bất cứ khoản nào khác là có thật. Song, muốn được chức danh ấy, chúng ta phải ký quỹ vài chục triệu và trả tiền chiết khấu lại cho cấp 1(thường khoảng là 20-30 triệu).
Thứ 4, năm trước tôi làm chủ đại lý vé máy bay cấp 2 tại khu vực quận 11, lời khoảng 45.000-50.000 đồng/vé, chặng bay quốc tế là khoảng 100.000 đồng. Mà được biết, mức này so với thời điểm trước năm 2015 đã giảm đi đáng kể, trước nhận 50.000 đồng – 90.000 đồng/chặng, chặng khứ hồi có thể lên tới 170.000 đồng.Chuyện giảm không nói, vì nếu tăng số lượng vé bán thì tôi cũng được kha khá tiền rồi, so với ở không làm gì có đồng nào.
Tuy nhiên, khách hàng chẳng bao giờ tự tìm đến, tôi phải toàn dựa vào các mối quan hệ người thân họ hàng, và kéo luôn cả đồng nghiệp làm chung để bán khoảng tầm trên 20 vé/tháng. Chứ nếu không đủ 20, họ chi tính cho tôi có 30.000 đồng/vé thôi.
Chưa hết đâu, Đại lý còn kêu tôi tuyển mộ thêm đầu mối cấp 3, cấp 4 để mở rộng mạng lưới khách hàng, nhất là tại những khu vực thị trấn, xã huyện nhỏ. Họ nói người dân chưa biết nhiều về thủ tục mua vé qua mạng, kêu tôi làm vậy để vừa giúp họ vừa giúp mình có thêm khoản tiền môi giới nữa.
Lúc đó nghe lời xúi bậy tôi nào biết, để nhận được khoản tiền môi giới ấy thì giá vé sẽ phải tăng thêm, khách hàng mua từ càng phại chịu đội thêm một khoản chi phí. Vì vậy, trong mấy tháng buôn bán ham giàu, tôi đã lôi thêm thằng bạn ở tỉnh vào thương vụ “lợi nhuận ảo” này. Hối hận vô cùng.
Nhưng hối hận đã muộn, đến lúc tôi nhận ra, người thân không còn nhu cầu mua vé, đồng nghiệp thì cũng như tôi, làm công ăn lương từng đồng ít ỏi, lấy đâu ra tiền mua vé bay du lịch. Nên tôi quyết định dừng cuộc chơi, thanh toán hợp đồng với đại lý, và khi ấy là 1 vài điều phi lý xuất hiện thêm.
Thêm vào đó, còn có những trường hợp chơi chiêu, lợi dụng chính sách cho phép hành khách đổi tên, lập ra các giao dịch lừa đảo tương ứng với vai trò là một cộng tác viên tại đại lý cấp 2 của tôi. Không biết sao, vẫn có nhiều khách hàng mắc bẫy, và từ đó, tôi cũng gánh chịu khá nhiều hậu quả từ chuyện này.
Tôi lấy ví dụ cho mọi người dễ hình dung. Giả sử, giá vé hãng đang có mức phổ biến là 3-4 triệu đồng/vé/lượt chặng, nhưng trên mạng, có những đối tượng mua 1 vé và sau đó lên mạng chào bán chỉ 1-1.5 triệu đồng/vé/lượt.
Với 1 chiếc vé thật này, chỉ cần đổi tên là bán cho cả chục người. Hình thức là đóng 275.000 đồng cho việc đổi tên người sử dụng trên vé trước 3 giờ so với giờ khởi hành. Chỉ cần vài tiếng đồng hồ, ai đặt mua vé đó thì kẻ lừa đảo sẽ đổi tên cho khách đó,kiếm lời quá dễ dàng. Chỉ khi nào khách đến sân bay làm thủ tục nhận vé, soát vé mới phát hiện vé mình là ảo.
Thế là kết quả như thế nào, mọi người có thể hình dung ra không? Vì phải ký quỹ với đại lý cấp 1, tôi mất 20 triệu. Mặc dù thằng sale giới thiệu nói là đã giảm cho tôi mức thấp nhất cho chuyện ký quỹ (hắn nói bên ấy toan bắt ký 30 triệu thôi), tôi phải chạy chọt vay mượn 20 triệu.
Sau cùng, khi đến thanh lý hợp đồng rồi đòi lại tiền ký quỹ, bên ấy nói tôi đã nợ tổng cộng 16 triệu tiền vé chưa trả, trừ lại chỉ đưa cho tôi 3 triệu (1 triệu tiền chi môi giới cho cô bạn gái thằng sale nữa).
Cầm 3 triệu mà ôm cục nợ đến 20 triệu, lãi vay nóng 3 tháng 3 triệu. Tiền lời từ chuyện bán vé tôi tính sơ sơ cũng 5 triệu nhưng đã xài hết. Gọi về quê cho thằng bạn nhưng không dám vì hôm bàn bạc nó nói cũng sẽ vay để kiếm lời như tôi, không muốn vợ con nó khổ nữa.
Cuối cùng tôi phải cày bừa tiếp để trả, và tôi tự nhủ mình phải tính luôn 1 phần phải chịu cho thằng bạn, vì tôi hại nó. Đúng là một bài học nhớ đời, ráng sống để lo xong 30 triệu tôi mới ngủ ngon.
http://www.webtretho.com/forum/f241/5-cach-kiem-tien-online-lua-dao-ma-ban-khong-nen-dinh-vao-2210982/#post34521024
http://www.webtretho.com/forum/f241/9-cach-tieu-tien-giup-ban-cam-thay-hanh-phuc-2210966/
http://www.webtretho.com/forum/f241/cach-dung-luong-nuoi-heo-dat-de-giu-tien-va-de-tien-2210438/#post34517470
http://www.webtretho.com/forum/f241/phat-hien-ra-diem-chung-cua-nhung-nguoi-giau-kiem-tra-xem-minh-giong-may-diem-2210368/#post34517043
http://www.webtretho.com/forum/f241/toi-da-kho-qua-nhieu-dung-lam-ton-thuong-nghe-moi-gioi-nua-2209557/#post34511536
Đào Tạo Phi Công Lái Máy Bay Hết Bao Nhiêu Tiền?
Chi phí đào tạo phi công luôn là câu hỏi khiến nhiều người tò mò, đặc biệt là những ai đang nuôi mơ ước trở thành phi công của một hãng hàng không.
Để hưởng mức lương tới hàng trăm triệu đồng mỗi tháng, phi công phải làm việc với cường độ cao và áp lực lớn, và đặc biệt phải trải qua quá trình đào tạo công phu, tốn kém mà mỗi cá nhân không thể tự trang trải chi phí. Đối với hầu hết các phi công Việt Nam hiện nay, chi phí này thường do hãng bay chi trả, sau khi các ứng viên đã vượt qua vòng sơ tuyển đầu tiên.
Theo bản hợp đồng đào tạo bay cơ bản được công bố cách đây ít lâu, Vietnam Airlines đã liệt kê chi tiết các khoản chi phí đào tạo mà hãng hỗ trợ khi đưa học viên sang Học viện Hàng không ESMA (Pháp), khoảng 1,7 tỷ đồng mỗi người.
Theo ông Phạm Ngọc Minh, Tổng giám đốc Vietnam Airlines, 1,7 tỷ đồng chỉ giúp một người bình thường trở thành phi công cơ bản, chưa đủ để đảm nhiệm việc lái máy bay. Sau khóa học, hãng mất thêm nhiều chi phí cả vô hình lẫn hữu hình để giúp một phi công cơ bản thành phi công khai thác. Thời gian bay càng lâu, phi công càng được tích lũy kinh nghiệm cũng như số giờ bay và trải qua thêm nhiều đợt huấn luyện hằng năm.
Người đứng đầu Vietnam Airlines cho biết chưa thể tính toán được con số chính xác chi phí đào tạo cho một phi công dầy dạn kinh nghiệm nhưng “ước tính khoảng 2,5 tỷ đồng”.
Chi tiết. Đồ họa:Việt Chung 3 năm gần đây, hình thức đào tạo phi công theo diện “xã hội hóa” dần phổ biến. Người học có thể tự bỏ tiền tham gia trường dạy lái máy bay trong và ngoài nước, sau đó tự xin việc. Chi phí dành cho các khóa học tự túc này đắt đỏ không kém.
Trong nước, hiện có một công ty cổ phần được Cục Hàng không cấp phép đào tạo phi công là Bay Việt, do Vietnam Airlines sở hữu hơn 51% vốn. Theo biểu giá đơn vị này cung cấp, chi phí để một học viên tham gia khóa đào tạo cơ bản vào khoảng 1,9 tỷ đồng. Đến nay, Vietnam Airlines đã tiếp nhận hai khóa phi công do cơ sở này đào tạo.
Ngoài ra, để đáp ứng nhu cầu học phi công ngày càng tăng, nhiều trường đào tạo phi công quốc tế cũng dần xuất hiện ở Việt Nam để tuyển sinh rộng rãi. Gần đây nhất, thông qua một công ty tư vấn du học, trường dạy lái máy bay Epic Flight Academy tại Mỹ cũng công bố chương trình đào tạo.
Chi phí đào tạo phi công của trường Epic Flight Academy ở Mỹ, chưa bao gồm vé máy bay, chi phí ăn ở. Từ 57.937 USD (1,2 tỷ đồng).
Khi đăng ký học tại trường này, học viên sẽ trải qua toàn bộ khóa đào tạo tại Mỹ. Chi phí học chưa bao gồm Visa, vé máy bay, ăn ở khoảng 1,2 tỷ đồng. Ngoài ra, học viên còn mất thêm vài nghìn USD nữa các chi phí như kiểm tra, sách vở, học liệu, dụng cụ, mũ bảo hiểm…
Không phải ai cũng có đủ tiền ngay để tham dự các khóa học đắt đỏ nói trên. Để theo đuổi giấc mơ buồng lái và kỳ vọng thu nhập cao trong tương lai, nhiều gia đình đã phải bán nhà, vay ngân hàng cho con em đi học. Chẳng hạn các học viên của trường Bay Việt hiện được 3 ngân hàng nhận cho vay 85-100% nhu cầu. Theo các cơ sở đào tạo, học viên khá dễ vay vốn ngân hàng vì mức lương sau khi tốt nghiệp có thể đảm bảo việc trả nợ.
Với hình thức tự túc, các phi công sau khi ra trường có thể xin vào làm ở bất cứ hãng nào. Còn với những ai do hãng cử đi đào tạo, phải ký hợp đồng với điều khoản ràng buộc làm việc trong một khoảng thời gian nhất định, nếu không sẽ phải bồi thường chi phí đào tạo.
Tuy nhiên, bồi thường bao nhiêu vẫn còn là vấn đề khiến các hãng đau đầu. Gần đây, khi mới có hiện tượng phi công nghỉ việc để chuyển sang hãng khác, Vietnam Airlines tỏ ra lúng túng trong việc tính toán chi phí bồi thường. Theo Tổng giám đốc Phạm Ngọc Minh, hãng sẽ phải tính toán lại.
“Cũng vì chưa tính được con số bồi thường, tất cả những phi công vừa nghỉ việc để chuyển sang hãng khác vừa qua đều chưa được Vietnam Airlines chấm dứt hợp đồng lao động”, ông Phạm Ngọc Minh cho biết.
Đồng tình với quan điểm này, người đứng đầu Cục Hàng không – ông Lại Xuân Thanh cũng cho biết từ sự việc tại Vietnam Airlines, Cục sẽ xây dựng các hành lang pháp lý để phi công có thể chuyển từ hãng này sang hãng khác, “tương tự như việc chuyển nhượng cầu thủ bóng đá”.
Tích lũy thêm kiến thức cùng học viện Haravan
Đăng kí nhận tin hữu ích, tin mới đến email của bạn
Bạn đang xem bài viết “Bỏ Túi” Cách Đào Tạo Nhân Viên Bán Vé Máy Bay Chuyên Nghiệp trên website Sachlangque.net. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!