Xem Nhiều 6/2023 #️ Các Loại Biển Báo Giao Thông Đường Bộ Và Xử Phạt Hành Vi Vi Phạm Giao Thông # Top 12 Trend | Sachlangque.net

Xem Nhiều 6/2023 # Các Loại Biển Báo Giao Thông Đường Bộ Và Xử Phạt Hành Vi Vi Phạm Giao Thông # Top 12 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về Các Loại Biển Báo Giao Thông Đường Bộ Và Xử Phạt Hành Vi Vi Phạm Giao Thông mới nhất trên website Sachlangque.net. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Khái niệm: Biển báo giao thông là các biển hiệu được đặt trên đường, có chứa các thông tin đến người tham gia giao thông.

Cụ thể để thông báo, cảnh báo, cấm hoặc cho phép giao thông trên một điều kiện cụ thể.

Mặc định là người tham gia giao thông phải quan sát biển báo và nắm được các thông tin cơ bản trên biển báo.

Nếu bạn đi vào đường cấm và nói với cảnh sát giao thông rằng không nhìn thấy biển báo, thì rõ ràng là bạn đang không tuân thủ đúng luật giao thông.

Phải luôn quan sát biển báo và nắm bắt thông tin nhanh, vì bạn không thể nhìn biển báo tới 10 giây mới hiểu biển báo đó muốn nói gì khi đang lái xe.

Vì vậy, việc nằm lòng những biển báo cơ bản là quy trình quan trọng của việc học lái xe ô tô

Cùng với người điều khiển giao thông (Cảnh sát giao thông) và đèn tín hiệu giao thông, hệ thống biển báo hiệu giao thông đường bộ Việt Nam đứng vị trí rất quan trọng.

Không quá khi ta nói rằng chúng là cần nhất, không thể thiếu để duy trì trật tự, an toàn giao thông, giúp xe và phương tiện, người tham giao thông được lưu hành, đi lại một cách bình thường, tránh ùn tắc và hạn chế tai nạn giao thông.

Những nơi vắng vẻ, khu vực đông dân cư, nơi mà người cảnh sát không thể túc trực hàng giờ để cảnh báo phân luồng thì các biển báo giao thông đang thay họ hàng ngày hàng đêm, chúng giúp cải thiện đáng kể công việc con người, tiết kiệm được thời gian, con người và kinh tế.

Biển báo này bắt buộc người lái xe phải thực hiện theo.

Biển báo hiệu lệnh có dạng hình tròn, nền màu xanh lam, trên biển có hình vẽ màu trắng. Với mục đích cảnh báo cho người tham gia giao thông những mệnh lệnh phải thi hành.

Hiệu lực của các loại biển hiệu lệnh có thể có gia trị trên tất cả các làn đường hoặc chỉ có giá trị trên một hoặc một số làn của một chiều xe chạy.

Các làn đường phải được đánh dấu riêng biệt bằng các vạch dọc liền trên mặt phần xe chạy.

Biển này hướng dẫn mọi người lưu thông đúng cách.

Biển chỉ dẫn có dạng hình chữ nhật hoặc hình vuông nền màu xanh lam, cung cấp thông tin chỉ dẫn cho người sử dụng đường biết những định hướng cần thiết hoặc những điều có ích khác trong hành trình.

Biển báo chỉ dẫn có giá trị hiệu lực trên tất cả các làn đường của một chiều xe chạy.

Biển cấm, cấm các hành vi vi phạm, chúng ta không được phép làm. Có 39 kiểu tất cả, được đánh số từ 101 – 139.

Biển báo cấm để biểu thị các điều cấm. Người sử dụng đường phải chấp hành những điều cấm mà biển đã báo.

Hầu hết các biển đều có viền đỏ, nền màu trắng, trên nền có hình vẽ màu đen đặc trưng cho điều cấm hoặc hạn chế sự đi lại của các phương tiện cơ giới, thô sơ và người đi bộ.

Hãy chú ý các loại biển báo sau, đây là loại cảnh báo có nguy hiểm phía trước.

Biển báo nguy hiểm cung cấp thông tin cảnh báo các tình huống nguy hiểm có thể xảy ra được dùng để báo cho người sử dụng đường

Chủ yếu là người lái xe cơ giới biết trước tính chất của sự nguy hiểm trên tuyến đường để phòng ngừa.

Ngoài ra, còn một số loại biển báo phụ khác các bác tài cần chú ý.

Nhóm biển báo phụ có dạng hình chữ nhật hoặc hình vuông, được đặt kết hợp với các biển báo nguy hiểm, báo cấm, biển hiệu lệnh và biển chỉ dẫn nhằm thuyết minh bổ sung để hiểu rõ các biển đó hoặc được sử dụng độc lập.

Là những vạch được vẽ trên đường với mục đích cung cấp những thông tin quan trọng cho người lái xe.

Về phân loại xe, làn đường, đường đi phụ và lối rẽ nếu không có bare, đường cấm trong từng trường hợp.

Báo hiệu trên vạch kẻ đường trong trường hợp chỉ dẫn trên đường có hiệu quả hơn và hạn chế một số nhược điểm khi trình bày thông tin trên biển báo.

#Chuyển làn không đúng nơi, không có tín hiệu

#Chạy xe tốc độ thấp không đi về bên phải

#Đi vào đường cấm, đi ngược chiều

#Không đi đúng phần đường, làn đường

#Không chấp hành biển báo, vạch kẻ đường

#Không tuân thủ đèn giao thông

#Không giữ khoảng cách an toàn

#Chạy quá tốc độ quy định 05 – 10 km/h

#Chạy dưới tốc độ tối thiểu

#Gây tai nạn vì chạy quá tốc độ, không giữ khoảng cách an toàn, tránh, vượt không đúng quy tắc

#Lạng lách, đánh võng, dùng chân lái xe

#Lạng lách, đánh võng, dùng chân xe lái xe gây tai nạn

#Dừng, đỗ xe không đúng quy định

#Dừng, đỗ xe vi phạm an toàn đường sắt

#Dừng, đỗ xe không đúng nơi quy định

#Dừng, đỗ quay đầu xe gây ùn tắc

#Dừng xe, đỗ xe trong hầm đường bộ không đúng nơi quy định

#Dừng, đỗ xe trên cao tốc không đúng quy định

#Chuyển hướng không nhường quyền đi trước

#Chuyển hướng không nhường đường

#Không giảm tốc độ và nhường đường khi ra đường chính

#Không nhường đường cho xe xin vượt, xe ưu tiên, xe từ đường chính

#Quay đầu xe trong khu dân cư

#Lùi xe nơi không được phép

#Chuyển hướng không giảm tốc độ hoặc không có tín hiệu

#Quay đầu xe nơi giao nhau với đường sắt

#Chạy ở làn dừng khẩn cấp, chuyển làn không có tín hiệu, lùi, quay đầu xe, không giữ khoảng cách an toàn trên đường cao tốc.

Việc học và nắm được thông tin của những biển báo cơ bản là vô cùng cần thiết. Hocthilaixe.com hy vọng các bạn có những giờ học lái xe vui vẻ và lái xe an toàn.

Cần Xử Lý Nghiêm Hành Vi Phá Hoại Biển Báo Giao Thông

Đảm bảo hạ tầng giao thông để phục vụ cho các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội là vấn đề khá cấp thiết, tuy nhiên ở một số nơi, hệ thống biển báo, bị hư hỏng vẫn chưa được khắc phục kịp thời khiến hoạt động giao thông gặp không ít khó khăn, bên cạnh đó còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ tai nạn giao thông do sự thiếu ý thức của người dân trong việc làm thay đổi tác dụng của biển báo khiến người tham gia giao thông trên tuyến không thể xác định được nội dung của biển báo.

Điển hình như tại Km42 Quốc lộ 10 ( gần trạm thu phí), tại những nơi có điểm giao cắt cơ quan chức năng đã bố trí cắm các biển báo P.124b ( Để báo cấm ô tô quay đầu theo kiểu chữ U, chiều mũi tên phù hợp với chiều cấm ô tô quay đầu), việc cắm biển P.124b, P124a tại khu vực trên nhằm tránh xảy ra tai nạn giao thông cũng như ùn tắc giao thông tại khu vực đó. Tuy nhiên, một số người thiếu ý thức đã cố tình dùng sơn xịt để che mờ biển, thay đổi quy định trong biển, gây khó khăn cho các lực lượng chức năng trong việc xử lý vi phạm.

Bộ luật hình sự 2015 quy định: Người nào phá hủy công trình, cơ sở hoặc phương tiện giao thông vận tải, thông tin – liên lạc, công trình điện, dẫn chất đốt, công trình thủy lợi hoặc công trình quan trọng khác về quốc phòng, an ninh, kinh tế, khoa học – kỹ thuật, văn hóa và xã hội, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 114 của Bộ luật này, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 12 năm ( Khoản 1, điều 303, Bộ Luật hình sự 2015).

Vì một xã hội an toàn, văn minh, mỗi người dân cần nâng cao ý thức trong việc giữ gìn tài sản công, đồng thời lên án tố cáo những hành vi sai trái, những trường hợp vi phạm bằng việc cung cấp những hình ảnh, clip đến cơ quan chức năng có thẩm quyền để giải quyết theo quy định của pháp luật.

Tìm Hiểu Về Xử Phạt Và Biển Báo Giao Thông Đường Bộ Việt Nam

Tìm hiểu về “Biển báo giao thông”

Trước khi bạn chuẩn bị cho việc thi bằng lái xe ô tô điều đầu tiên bạn phải quan tâm đó là việc học các biển báo giao thông việc này không chỉ giúp bạn thi qua phẩn lý thuyết trong đợt thi bằng lái xe mà còn giúp bạn hiểu về luật giao thông đường bộ Việt Nam, giúp bạn tránh được những nguy hiểm trên đường, tránh được những lỗi vi phạm giao thông trên đường. Vì luật giao thông đường bộ giúp người dân tuân thủ theo 1 nguyên tắc chung khi tham gia giao thông để tránh những tai nạn đáng tiếc xảy ra.

1.1 Biển báo cấm là gì?

1.2 Tên gọi, ý nghĩa các biển báo cấm

Các biển cấm mới nhất, cập nhật biển cấm rẽ trái và quay đầu.

Số biển, tên biển cấm, ý nghĩa biển cấm Biển số 101: Đường cấm Cấm tất cả các phương tiện cơ giới, thô sơ đi lại cả hai hướng, trừ xe ưu tiên. Biển số 102: Cấm đi ngược chiều Cấm tất cả các phương tiện cơ giới và thô sơ đi vào theo chiều đặt biển cấm, trừ xe ưu tiên. Biển số 103a: Cấm ô tô Cấm tất cả các loại xe cơ giới kể cả môtô 3 bánh có thùng, trừ môtô 2 bánh, xe gắn máy và xe ưu tiên. Biển số 103b: Cấm ô tô rẽ phải Cấm xe cơ giới bao gồm cả môtô 3 bánh có thùng RẼ PHẢI, trừ môtô 2 bánh, xe gắn máy và xe ưu tiên. Biến số 103c: Cấm ô tô rẽ trái Cấm xe cơ giới bao gồm cả mô tô 3 bánh có thùng RẼ TRÁI, trừ mô tô 2 bánh, xe gắn máy và xe ưu tiên. Biển số 104: Cấm mô tô Cấm tất cả các loại mô tô, trừ mô tô được ưu tiên. Biển số 105: Cấm ô tô và mô tô Cấm tất cả các loại xe cơ giới và mô tô đi qua, trừ xe gắn máy và xe ưu tiên. Biển số 106a: Cấm xe tải Cấm tất cả các loại ô tô chở hàng có trọng tải từ 1,5 tấn trở lên, trừ xe ưu tiên. Biển có hiệu lực cả với xe máy kéo, xe máy chuyên dùng. Biển số 106b: Cấm xe tải từ 2,5 tấn Cấm xe có tổng trọng lượng (trọng lượng xe cộng hàng) vượt quá con số ghi trên biển. Biển có hiệu lực cả với xe máy kéo, xe máy chuyên dùng. Biển số 106c: Cấm xe chở hàng nguy hiểm Cấm xe chở hàng nguy hiểm Biển số 107: Cấm ô tô khách và ô tô tải Cấm ô tô chở khách và các loại ô tô tải kể cả máy kéo và xe máy thi công chuyên dùng, trừ xe ưu tiên. Biển số 108: Cấm ô tô, máy kéo kéo moóc và sơ mi rơ moóc Cấm tất cả các loại xe cơ giới kéo theo rơ-moóc kể cả mô tô, máy kéo, ô tô khách kéo theo rơ-moóc đi qua, trừ loại ô tô sơ-mi rơ-moóc và các xe ưu tiên. Biến số 109: Cấm máy kéo Cấm tất cả các loại máy kéo, kể cả máy kéo bánh hơi và bánh xích. Biển 110a: Cấm đi xe đạp Cấm xe đạp đi qua. Biển không có giá trị cấm người dắt xe đạp. Biển 110b: Cấm xe đạp thồ Cấm xe đạp thồ đi qua. Biển không cấm người dắt loại xe này. Biển báo 111a: Cấm xe gắn máy Cấm xe gắn máy. Biển không có giá trị với xe đạp. Biển số 111b: Cấm xe lam Cấm xe 3 bánh loại có động cơ như xe lam, xích lô máy… Biển báo cấm 111c: Cấm xe lôi máy Cấm xe ba bánh loại có động cơ như xe lôi máy… Biển số 111d: Cấm xe 3 bánh loại không có động cơ Cấm xe 3 bánh loại không có động cơ như xích lô, xe lôi đạp… Biển số 112: Cấm người đi bộ Cấm người đi bộ qua lại. Biển số 113: Cấm xe người kéo, đẩy Cấm xe thô sơ, chuyển động do người kéo, đẩy đi qua. Biển không có giá trị cấm xe nôi của trẻ em và phương tiện chuyên dùng để đi lại của người tàn tật. Biển số 114: Cấm xe xúc vật kéo Cấm súc vật vận tải hàng hóa hoặc hành khách dù kéo xe hay chở trên lưng. Biển số 115: Hạn chế trọng lượng xe Cấm các loại xe cơ giới và thô sơ, kể cả xe ưu tiên, có tổng trọng lượng (cả xe và hàng) vượt quá trị số ghi trên biển. Biển số 116: Hạn chế trọng lượng trên trục xe Cấm xe cơ giới và thô sơ, kể cả xe ưu tiên, có tổng trọng lượng (cả xe và hàng) phân bổ trên một trục bất kỳ của xe vượt quá trị số ghi trên biển. Biển số 117: Hạn chế chiều cao Cấm xe cơ giới và thô sơ có chiều cao vượt quá trị số ghi trên biển, kể cả các xe ưu tiên (chiều cao tính từ mặt đường, mặt cầu đến điểm cao nhất của xe hoặc hàng). Biển số 118: Hạn chế chiều ngang Cấm xe cơ giới và thô sơ, kể cả xe ưu tiên có chiều ngang (kể cả xe và hàng hóa) vượt quá trị số ghi trên biển. Biển số 119: Hạn chế chiều dài ô tô Cấm xe cơ giới và thô sơ, kể cả xe ưu tiên, có độ dài toàn bộ kể cả xe và hàng lớn hơn trị số ghi trên biển. Biển số 120: Hạn chế chiều dài ô tô, máy kéo kéo moóc, sơ mi rơ moóc Cấm xe cơ giới và thô sơ, kéo theo moóc kể cả ô tô sơ-mi rơ-moóc và các loại xe ưu tiên kéo moóc, có độ dài toàn bộ kể cả xe, moóc và hàng lớn hơn trị số ghi trên biển. Biển số 121: Cự ly tối thiểu giữa 2 xe 2 xe phải đi cách nhau một khoảng tối thiểu ghi trên biển (đơn vị tính bằng mét). Biển số 122: Dừng lại Buộc xe cơ giới và thô sơ kể cả xe ưu tiên dừng lại trước biển hoặc trước vạch ngang đường và chỉ được phép đi khi thấy các tín hiệu (do người điều khiển giao thông hoặc đèn cờ) cho phép đi. Trong trường hợp trên đường không đặt tín hiệu đèn cờ, không có người điều khiển giao thông hoặc các tín hiệu đèn không bật sáng thì người lái xe chỉ được phép đi khi trên đường không còn nguy cơ mất an toàn giao thông. Biển số 123a: Cấm rẽ trái Cấm các loại xe cơ giới và thô sơ rẽ trái ở những vị trí đường giao nhau, trừ xe ưu tiên. Biển này không có giá trị cấm xe quay đầu. Biển số 123b: Cấm rẽ phải Cấm các loại xe cơ giới và thô sơ rẽ phải ở những vị trí đường giao nhau, trừ xe ưu tiên. Biển này không có giá trị cấm xe quay đầu. Biển số 124a: Cấm quay đầu xe Cấm các loại xe cơ giới và thô sơ quay đầu (theo kiểu chữ U) trừ các xe ưu tiên. Biển này không cấm rẽ trái. Biển số 124b: Cấm ô tô quay đầu xe Cấm ô tô và mô tô 3 bánh quay đầu (theo kiểu chữ U) trừ xe ưu tiên. Biển này không cấm rẽ trái. Biển số 124c: Cấm rẽ trái và quay đầu xe Cấm tất cả các loại xe thô sơ và cơ giới quay đầu (theo kiểu chữ U) và rẽ trái, trừ xe ưu tiên. Biển số 124d: Cấm rẽ phải và quay đầu xe Cấm tất cả các loại xe thô sơ và cơ giới quay đầu (theo kiểu chữ U) và rẽ phải, trừ xe ưu tiên. Biển số 124e: Cấm ô tô rẽ trái và quay đầu xe Cấm xe ô tô và mô tô 3 bánh quay đầu (theo kiểu chữ U) và rẽ trái, trừ xe ưu tiên. Biển số 124f: Cấm ô tô rẽ phải và quay đầu xe Cấm xe ô tô và mô tô 3 bánh quay đầu (theo kiểu chữ U) và rẽ phải, trừ xe ưu tiên. Biển số 125: Cấm vượt Cấm các loại xe cơ giới vượt nhau kể cả xe ưu tiên. Biển số 126: Cấm ô tô tải vượt Cấm các loại ô tô tải vượt xe cơ giới khác. Biển có hiệu lực cấm tất cả các loại ô tô tải có trọng lượng lớn nhất cho phép (bao gồm trọng lượng xe và hàng) trên 3,5 tấn kể cả xe ưu tiên vượt xe cơ giới khác. Biển số 127: Tốc độ tối đa cho phép Tốc độ tối đa mà xe cơ giới được phép chạy, trừ xe ưu tiên. Biển số 128: Cấm sử dụng còi Cấm các loại xe cơ giới sử dụng còi. Biển số 129: Kiểm tra Báo nơi đặt chốt kiểm tra, các loại phương tiện vận tải qua đó phải dừng lại để làm thủ tục kiểm tra theo quy định. Biển số 130: Cấm dừng đỗ xe Cấm các loại xe cơ giới dừng và đỗ ở phía đường có đặt biển trừ xe ưu tiên. Biển số 131a: Cấm đỗ xe Cấm đỗ xe, trừ xe được ưu tiên. Biển số 131b: Cấm đỗ xe ngày lẻ Cấm đỗ xe cơ giới vào ngày lẻ. Biển số 131c: Cấm đỗ xe ngày chẵn Cấm đỗ xe cơ giới vào ngày chẵn. Biển số 132: Nhường đường cho xe cơ giới đi ngược chiều qua đường hẹp Các loại xe cơ giới và thô sơ, kể cả xe ưu tiên phải nhường đường cho xe cơ giới đang đi theo hướng ngược lại qua các đoạn đường hẹp hoặc cầu hẹp. Biển số 133: Hết cấm vượt Hết đoạn đường cấm vượt. Biển số 134: Hết hạn chế tốc độ tối đa Hết đoạn đường hạn chế tốc độ tối đa. Biển số 135: Hết tất cả các lệnh cấm Hết đoạn đường có nhiều biển báo cấm cùng hết hiệu lực. Biển số 136: Cấm đi thẳng Cấm tất cả các loại xe đi thẳng trên đoạn đường phía trước Biển số 137: Cấm rẽ trái và rẽ phải Cấm tất cả các loại xe rẽ trái và rẽ phải trên các ngả đường phía trước. Biển số 138: Cấm đi thẳng và rẽ trái Đường qua nút giao cấm tất cả các loại xe đi thẳng và rẽ trái. Biển số 139: Cấm đi thẳng và rẽ phải Đường qua nút giao cấm tất cả các loại xe đi thẳng và rẽ phải. Biển số 140: Cấm xe công nông Đường cấm xe công nông đi vào.

Biển báo nguy hiểm nhận biết qua hình tam giác viền đỏ nền vàng, nội dung bên trong biển được vẽ bằng màu đen. Khi tham gia giao thông bạn cần chú ý tới biển này để biết các cảnh báo, tính chất nguy hiểm trên đoạn đường đó cần tránh, có 39 kiểu tất cả được đánh số từ 201-245.

1. Biển số W.201 (a,b) “Chỗ ngoặt nguy hiểm” a) Để báo trước sắp đến một chỗ ngoặt nguy hiểm phải đặt biển số W.201 (a,b):

– Biển số W.201a chỗ ngoặt nguy hiểm vòng bên trái; – Biển số W.201b chỗ ngoặt nguy hiểm vòng bên phải. b) Chỗ ngoặt nguy hiểm là vị trí đường cong như sau: – Ở vùng đồng bằng, đường cong có góc chuyển hướng lớn hơn hay bằng 45° hoặc có bán kính nhỏ hơn hay bằng 100 m. – Ở vùng núi, đường cong có góc ở chuyển hướng lớn hơn hay bằng 45° hoặc có bán kính nhỏ hơn hay bằng 40 m. c) Ở những vùng mà việc quan sát của người tham gia giao thông gặp khó khăn như vùng cây rậm rạp, vùng thường có sương mù thì các vị trí đường cong không phân biệt độ lớn góc ở tâm hoặc bán kính đều coi là chỗ ngoặt nguy hiểm. d) Sau đoạn thẳng dài từ 1 km trở lên thì đường cong đầu tiên không phân biệt độ lớn góc ở tâm hoặc bán kính đều coi là chỗ ngoặt nguy hiểm. a) Biển số W.201a b) Biển số W.201b 1a. Biển số W.201 (c,d) “Chỗ ngoặt nguy hiểm có nguy cơ lật xe”

Để báo trước sắp đến chỗ ngoặt nguy hiểm có khả năng gây lật các xe có trọng tâm cao và tải trọng lớn như xe tải, xe buýt giường nằm, xe chở chất lỏng, v.v… phải đặt biển số W.201(c,d):

– Biển số W.201c chỗ ngoặt nguy hiểm có nguy cơ lật xe bên phải khi đường cong vòng sang trái ; – Biển số W.201d chỗ ngoặt nguy hiểm có nguy cơ lật xe bên trái khi đường cong vòng bên phải.

2. Biển số W.202 (a,b) “Nhiều chỗ ngoặt nguy hiểm liên tiếp”

a) Để báo trước sắp đến hai chỗ ngoặt ngược chiều nhau liên tiếp phải đặt biển số 202 (a,b): – Biển số W.202a đặt trong trường hợp có từ 2 chỗ ngoặt, ở gần nhau trong đó có ít nhất một chỗ ngoặt nguy hiểm mà chỗ ngoặt đầu tiên hướng vòng bên trái; – Biển số W.202b đặt trong trường hợp như biển số 202a nhưng hướng vòng bên phải. b) Hai chỗ ngoặt gọi là gần nhau khi đoạn thẳng từ tiếp cuối của đường cong trước đến tiếp đầu của đường cong tiếp sau nhỏ hơn 160 m. 3. Biển số W.203 (a,b,c) “Đường bị thu hẹp”

a) Để báo trước sắp đến một đoạn đường bị thu hẹp đột ngột phải đặt biển số W.203 (a,b,c): – Biển số W.203a đặt trong trường hợp đường bị thu hẹp cả hai bên; – Biển số W.203b hoặc biển số W.203c đặt trong trường hợp đường bị thu hẹp về phía trái hoặc phía phải. b) Đoạn đường bị thu hẹp là đoạn đường mà phần xe chạy bị thu hẹp lại, các làn xe đi ngược chiều nhau gặp khó khăn, nguy hiểm và khả năng thông qua giảm đột ngột so với đoạn đường trước đó. c) Sau khi đặt biển số W.203 (a,b,c) nếu đường bị thu hẹp đến mức không có khả năng thông qua cho hai xe đi ngược chiều thì phải đặt trước vị trí thu hẹp các biển xác định quyền ưu tiên của chiều đi (biển số P.132 và biển số I.406). d) Ở tất cả những vị trí đường bị hẹp, người tham gia giao thông phải chú ý quan sát giao thông ngược chiều. Xe đi ở chiều đường bị thu hẹp phải nhường đường cho xe đi ngược chiều. e) Nếu trước vị trí bị thu hẹp có đặt biển số P.132 thì phải nhường cho xe chạy ngược chiều; nếu đặt biển số I.406, thì xe được ưu tiên qua đường hẹp trước và xe ngược chiều có trách nhiệm chờ đợi. 4. Biển số W.204 “Đường hai chiều”

a) Để báo trước sắp đến đoạn đường do sửa chữa hoặc có trở ngại ở một phía đường mà phải tổ chức đi lại cho phương tiện cả hai chiều trên phía đường còn lại hoặc để báo trước đoạn đường đôi tạm thời hoặc đoạn đường có chiều xe đi và về đi chung thì phải đặt biển số W.204 “Đường hai chiều”. b) Các đoạn đầu và cuối đường có dải phân cách giữa chuyển tiếp sang đường đi chung hai chiều hoặc khi hết đoạn đường một chiều cũng phải đặt biển số W.204. 5. Biển số W.205 (a,b,c,d,e) “Đường giao nhau”

Để báo trước sắp đến nơi giao nhau cùng mức của các tuyến đường cùng cấp (không có đường nào ưu tiên) trên cùng một mặt bằng phải đặt biển số W.205 (a,b,c,d,e) “Đường giao nhau”. Biển được đặt trước nơi đường giao nhau ở ngoài phạm vi nội thành, nội thị là chủ yếu. Trong nội thành, nội thị có thể châm chước không đặt biển này. 6. Biển số W.206 “Giao nhau chạy theo vòng xuyến” Để báo trước nơi giao nhau có bố trí đảo an toàn ở giữa nút giao, các loại xe qua nút giao phải đi vòng xuyến quanh đảo an toàn theo chiều mũi tên, phải đặt biển số W.206 “Giao nhau chạy theo vòng xuyến”. Trong nội thành, nội thị có thể không đặt biển này.

3. Biển báo hiệu lệnh

Biển báo có dạng hình tròn, viền xanh và nền xanh, nội dung trong biển nền trắng. Biển này đưa ra những hiệu lệnh mà người tham gia phải thực hiện theo. Biển báo hiệu lệnh gồm 10 kiểu và được đánh thứ tự từ 301 đến 310.

1. Biển số R.122 “Dừng lại”

a) Để báo các xe (cơ giới và thô sơ) dừng lại, phải đặt biển số R.122 “Dừng lại”. Đây là biển hiệu lệnh dạng đặc biệt. b) Biển có hiệu lực buộc các loại xe cơ giới và thô sơ kể cả xe được ưu tiên theo quy định dừng lại trước biển hoặc trước vạch ngang đường và chỉ được phép đi khi thấy các tín hiệu (do người điều khiển giao thông hoặc đèn cờ) cho phép đi. Trong trường hợp trên đường không đặt tín hiệu đèn cờ, không có người điều khiển giao thông hoặc các tín hiệu đèn không bật sáng thì người tham gia giao thông chỉ được phép đi khi trên đường không còn nguy cơ mất an toàn giao thông. c) Để đảm bảo quyền ưu tiên rẽ tại nơi giao nhau cho người tham gia giao thông ưu tiên, phải đặt trên đường không ưu tiên biển số R.122 kèm theo biển số S.506b “Hướng đường ưu tiên” bên dưới. Biển có hiệu lực bắt buộc người tham gia giao thông trên đường không ưu tiên phải nhường đường (trừ các xe được quyền ưu tiên theo quy định) cho xe trên đường ưu tiên được đi trước qua vị trí giao nhau. d) Khi tầm nhìn tại nơi đường giao nhau không đảm bảo, cần bố trí biển số R.122 kết hợp với biển phụ ghi chữ “Dừng lại quan sát” và vạch sơn gờ giảm tốc trên đường không ưu tiên. 1a. Biển số R.301 (a,b,c,d,e,f,g,h) “Hướng đi phải theo”

a) Để báo cho các loại xe (thô sơ và cơ giới) phải đi theo hướng quy định, phải đặt một trong những kiểu biển số R.301 (a,b,c,d,e,f,g,h) “Hướng đi phải theo”. Tùy theo hướng đi mà chọn kiểu biển cho phù hợp. b) Biển có hiệu lực bắt buộc các loại xe phải đi theo hướng mũi tên chỉ (trừ xe được quyền ưu tiên theo quy định):

Biển số R.301 a: các xe chỉ được đi thẳng

Biển số R.301 b: các xe chỉ được rẽ phải

Biển số R.301 c: các xe chỉ được rẽ trái

Biển số R.301 d: các xe chỉ được rẽ phải

Biển số R.301 e: các xe chỉ được rẽ trái

Biển số R.301 f: các xe chỉ được đi thẳng và rẽ phải

Biển số R.301 g: các xe chỉ được đi thẳng và rẽ trái

Biển số R.310 h: các xe chỉ được rẽ trái và rẽ phải c) Khi đặt biển số R.301a ở trước nơi đường giao nhau thì hiệu lực tác dụng của biển là ở phạm vi khu vực nơi đường giao nhau phía sau biển tức là cấm xe rẽ phải hay rẽ trái. Nếu biển này đặt ở sau nơi đường giao nhau (bắt đầu vào đoạn đường phố) thì hiệu lực tác dụng của biển là từ vị trí đặt biển đến nơi đường giao nhau. Trong trường hợp này cấm rẽ trái và quay đầu trong vùng tác dụng của biển, chỉ cho phép rẽ phải vào cổng nhà hoặc ngõ phố có trên đoạn đường từ nơi đường giao nhau đặt biển đến nơi đường giao nhau tiếp theo. – Biển số R.301 (b,c) được đặt ở sau nơi đường giao nhau nhằm chỉ hướng cho phép xe đi ngang qua nơi đường giao nhau và ngăn chặn hướng đi ngược chiều trên đường phố với đường một chiều. Biển bắt buộc người tham gia giao thông chỉ được phép rẽ phải hoặc rẽ trái ở phạm vi nơi đường giao nhau trước mặt biển. – Biển số R.301 (d,e) được đặt ở trước nơi đường giao nhau. Biển bắt buộc người tham gia giao thông chỉ được phép rẽ phải hoặc rẽ trái ở phạm vi nơi đường giao nhau đằng sau mặt biển. – Biển số R.301f được đặt ở trước nơi đường giao nhau. Biển bắt buộc người tham gia giao thông chỉ được phép đi thẳng hay rẽ phải ở phạm vi nơi đường giao nhau đằng sau mặt biển. – Biển số R.301g được đặt ở trước nơi đường giao nhau và người tham gia giao thông chỉ được phép đi thẳng hay rẽ trái và được phép quay đầu xe để đi theo hướng ngược lại. – Biển số R.301h được đặt ở sau nơi đường giao nhau nhằm ngăn ngừa chuyển động ngược chiều trên đường phố với đường một chiều. Biển bắt buộc người tham gia giao thông chỉ được phép rẽ trái, quay đầu hoặc rẽ phải ở phạm vi nơi đường giao nhau trước mặt biển. 2. Biển số R.302 (a,b) “Hướng phải đi vòng chướng ngại vật”

a) Để báo các loại xe (cơ giới và thô sơ) hướng đi để qua một chướng ngại vật, phải đặt biển số R.302 (a,b,c) “Hướng phải đi vòng chướng ngại vật”. b) Biển được đặt trước chướng ngại vật và tùy theo hướng đi: chỉ được vòng sang phải; chỉ được vòng sang trái; hay phải vòng sang trái hoặc sang phải mà lựa chọn kiểu biển cho phù hợp. c) Biển có hiệu lực bắt buộc các loại xe phải đi vòng chướng ngại vật theo hướng mũi tên chỉ. 3. Biển số R.303 “Nơi giao nhau chạy theo vòng xuyến”

a) Để báo cho các loại xe (thô sơ và cơ giới) phải chạy vòng theo đảo an toàn ở nơi đường giao nhau phải đặt biển số R.303 “Nơi giao nhau chạy theo vòng xuyến”. b) Biển có hiệu lực bắt buộc các loại xe muốn chuyển hướng phải chạy vòng theo đảo an toàn theo hướng mũi tên. 4. Biển số R.304 ” Đường dành cho xe thô sơ”

a) Để báo đường dành cho xe thô sơ (kể cả xe của người tàn tật) và người đi bộ, phải đặt biển số R.304 “Đường dành cho xe thô sơ”. b) Biển có hiệu lực bắt buộc các loại xe thô sơ (kể cả xe của người tàn tật) và người đi bộ phải dùng đường dành riêng này để đi và cấm các xe cơ giới kể cả xe gắn máy, các xe được ưu tiên theo quy định đi vào đường đã đặt biển này, trừ trường hợp đi cắt ngang qua nhưng phải đảm bảo tuyệt đối an toàn cho xe thô sơ và người đi bộ./.

4. Biển báo chỉ dẫn

Biển báo có dạng hình vuông hay hình chữ nhật, nền xanh nội dung chỉ dẫn màu trắng. Biển nào này sẽ giúp người điều khiển biết hướng di chuyển, có 48 kiểu được đánh số thứ tự từ biển số 401 đến biển số 448.

1. Biển số I.401 “Bắt đầu đường ưu tiên”

a) Để biểu thị ưu tiên cho các phương tiện trên đường có đặt biển này được đi trước phải đặt biển số I.401 “Bắt đầu đường ưu tiên”. Biển đặt tại vị trí thích hợp trước khi đường nhánh sắp nhập vào trục đường chính, yêu cầu phương tiện từ đường nhánh ra phải dừng lại nhường cho phương tiện trên đường chính đi trước. Trong trường hợp trên đường ưu tiên đã có các biển W.207, tại các đường nhánh đã có biển W.208 thì không nhất thiết phải đặt biển số I.401. b) Trên đoạn đường này, phương tiện được quyền ưu tiên đi qua nơi giao nhau không có điều khiển giao thông. Phương tiện trên đường khác nhập vào hay cắt ngang qua phải nhường đường (trừ các xe được quyền ưu tiên theo quy định). Nếu ở chỗ giao nhau có điều khiển giao thông thì nguyên tắc chạy xe ưu tiên hết tác dụng (trừ các xe được quyền ưu tiên theo quy định). c) Phía dưới biển số I.401, phải đặt biển số S.506a “Hướng đường ưu tiên”. Nếu ở nơi đường giao nhau đường ưu tiên thay đổi hướng. d) Trên các đường không ưu tiên, ở những điểm giao nhau phải đặt biển số W.208 “Giao nhau với đường ưu tiên” hoặc biển số P.122 “Dừng lại”, bên dưới có đặt biển số S.506b “Hướng đường ưu tiên”. 2. Biển số I.402 “Hết đoạn đường ưu tiên”

Đến hết đoạn đường quy định là ưu tiên, phải đặt biển số I.402 “Hết đoạn đường ưu tiên”. 3. Biển số I.405 (a,b,c) “Đường cụt”

a) Để chỉ dẫn những đường cụt, phải đặt các biển sau: – Biển số I.405 (a,b) để chỉ lối rẽ vào đường cụt. Tùy theo lối rẽ vào đường cụt mà chọn kiểu biển cho phù hợp. Biển này đặt trên đường chính trước khi đến nơi đường giao nhau để rẽ vào đường cụt. – Biển số I.405c để chỉ dẫn phía trước là đường cụt. Biển này đặt trước đường cụt 300 m đến 500 m và cứ 100 m phải đặt thêm một biển. – Đường cụt là những đường xe không thể tiếp tục đi qua được. Những đường cụt có thể là những ngõ cụt (ở trong khu đông dân cư); đường hoặc cầu bị đứt do thiên tai, địch hoạ hoặc đường tránh dự phòng mà mà tại vị trí vượt sông, suối chưa có phương tiện vượt sông; đường đi vào cầu nhưng cầu hỏng v.v… b) Những đường cụt mà xe cộ không thể đi vào được hoặc không sử dụng thì không đặt biển đường cụt mà phải rào chắn ngay tại nơi đường giao nhau và đặt biển số P.101 “Đường cấm”. 4. Biển số I.406 “Được ưu tiên qua đường hẹp”

a) Để chỉ dẫn cho người tham gia giao thông cơ giới biết mình được quyền ưu tiên đi trước trên đoạn đường hẹp, phải đặt biển số I.406 “Được ưu tiên qua đường hẹp”. b) Nếu trên hướng đi ngược chiều có xe (cơ giới hoặc thô sơ) đã đi vào phạm vi đường hẹp thì xe đi theo chiều ưu tiên cũng phải nhường đường. c) Khi đã đặt biển số I.406 thì ở chiều ngược lại bắt buộc phải đặt biển số P.132 “Nhường đường cho xe cơ giới đi ngược chiều qua đường hẹp”. 5. Biển số I.407 (a,b,c) “Đường một chiều”

a) Để chỉ dẫn những đoạn đường chạy một chiều, phải đặt biển số I.407 (a,b,c) “Đường một chiều”. Biển số I.407a đặt sau nơi đường giao nhau, biển số I.407b,c đặt trước nơi đường giao nhau và đặt trên đường chuẩn bị đi vào đường một chiều. b) Biển số I.407 (a,b,c) chỉ cho phép các loại phương tiện giao thông đi theo chiều vào theo mũi tên chỉ, cấm quay đầu ngược lại (trừ các xe được quyền ưu tiên theo quy định). c) Khi hết đoạn đường một chiều đặt biển số I.204 “Đường hai chiều”. Biển số I.204 cho biết bắt đầu đi hai chiều. 6. Biển số I.408 “Nơi đỗ xe”

a) Để chỉ dẫn những nơi được phép đỗ xe, những bãi đỗ xe, bến xe, v.v…, phải đặt biển số I.408 “Nơi đỗ xe”. b) Chiều dài nơi đỗ xe có thể được xác định giới hạn bằng vạch kẻ trên mặt đường hoặc bãi đỗ có hình dáng rõ ràng. Phạm vi quy định đỗ xe sẽ hết hiệu lực 10 m trước khi đến nơi đường giao nhau tiếp theo. 7. Biển số 408a “Nơi đỗ xe một phần trên hè phố” a) Để chỉ dẫn những nơi được phép đỗ xe một phần trên hè phố rộng, phải đặt biển số I.408a “Nơi đỗ xe một phần trên hè phố”. Xe phải đỗ từ ½ thân xe trở lên trên hè phố. b) Biển có thể đặt vuông góc theo chiều hướng đi hoặc đặt song song và có hiệu lực từ vị trí đặt biển. Chiều dài nơi đỗ xe có thể được xác định giới hạn bằng vạch kẻ trên mặt đường. Khi cần thiết có thể đặt thêm biển phụ chỉ hiệu lực của vùng cho phép đỗ. Hình 8. Biển số I.409 “Chỗ quay xe” a) Để chỉ dẫn vị trí được phép quay đầu xe, phải đặt biển số I.409 “Chỗ quay xe”. b) Bên dưới biển số I.409 có thể đặt biển số S.502 “Khoảng cách đến đối tượng báo hiệu”.

5. Biển báo phụ

Các biển báo phụ sẽ kết hợp với những biển báo chính khác như biển báo cấm, biển báo nguy hiểm để người điều khiển nắm rõ hơn về nội dung của biển báo.

1. Biển số S.501. “Phạm vi tác dụng của biển” a) Phải đặt biển số S.501 “Phạm vi tác dụng của biển” để thông báo chiều dài đoạn đường nguy hiểm hoặc cấm hoặc hạn chế bên dưới một số biển báo nguy hiểm, biển báo cấm hoặc hạn chế sau đây: – Biển số W.202 (a,b,c) “Nhiều chỗ ngoặt nguy hiểm liên tiếp”; – Biển số W.219 “Dốc xuống nguy hiểm”; – Biển số W.220 “Dốc lên nguy hiểm”; – Biển số W.221a “Đường có ổ gà, sống trâu”; – Biển số W.225 “Trẻ em”; – Biển số W.228 (a,b) “Đá lở”; – Biển số W.231 “Thú rừng vượt qua đường”; – Biển số W.128 “Cấm sử dụng còi”; – Biển số W.121 “Cự ly tối thiểu giữa hai xe”. b) Chiều dài đoạn nguy hiểm hoặc cấm hoặc hạn chế ghi theo đơn vị mét (m) và lấy chẵn đến hàng chục mét. 2. Biển số S.502 “Khoảng cách đến đối tượng báo hiệu” a) Bên dưới các loại biển báo nguy hiểm, biển báo cấm, biển hiệu lệnh và chỉ dẫn, trong trường hợp vị trí đặt các biển báo đó khác với quy định chung, phải đặt biển số S.502 “Khoảng cách đến đối tượng báo hiệu” để thông báo khoảng cách thực tế từ vị trí đặt biển đến đối tượng báo hiệu ở phía trước. b) Con số trên biển ghi theo đơn vị mét (m) và lấy chẵn đến hàng chục mét. 3. Biển số S.503 (a,b,c,d,e,f) “Hướng tác dụng của biển” a) Các biển số S.503 (a,b,c) đặt bên dưới các biển báo cấm, biển hiệu lệnh để chỉ hướng tác dụng của biển là hướng vuông góc với chiều đi. b) Biển số S.503b để chỉ đồng thời hai hướng tác dụng (trái và phải). c) Các biển số S.503 (d,e,f) đặt bên dưới biển số W.224 “Cấm quay xe”, biển số P.130 “Cấm dừng xe và đỗ xe”, biển số P.131 (a,b,c) “Cấm đỗ xe” để chỉ hướng tác dụng của biển là hướng song song với chiều đi. d) Biển số S.503e để chỉ đồng thời hai hướng tác dụng (trước và sau) nơi đặt biển báo nhắc lại lệnh cấm dừng và cấm đỗ xe. Trên các tuyến đường đối ngoại và các tuyến đường có nhiều người đi lại có thể sử dụng biển phụ S.H,3a; S.H,3b; S.H,3c (Biển H,3 (a,b,c) theo GMS). 4. Biển số S.504 “Làn đường” Biển số S.504 được đặt bên trên làn đường và dưới các biển báo cấm và biển hiệu lệnh hay bên dưới đèn tín hiệu để chỉ làn đường chịu hiệu lực của biển báo hay đèn tín hiệu. 5. Biển số S.505a “Loại xe” Biển số S.505a được đặt bên dưới các biển báo cấm và biển hiệu lệnh hay biển chỉ dẫn để chỉ loại xe chịu hiệu lực của biển báo cấm, biển hiệu lệnh hay biển chỉ dẫn. Tùy theo loại xe chịu hiệu lực mà bố trí hình vẽ cho phù hợp. 6. Biển số S.505b “Loại xe hạn chế qua cầu” Biển số S.505b được đặt bên dưới biển báo số P.106a “Cấm xe ôtô tải” để chỉ các loại xe tải chịu hiệu lực của biển báo và tải trọng toàn bộ xe cho phép (bao gồm tải trọng bản thân xe và khối lượng chuyên chở cho phép) tương ứng với mỗi loại xe không phụ thuộc vào số lượng trục. Biển S.505b được lắp đặt cho từng cầu. Biển đặt bên phải theo chiều đi cách hai đầu cầu từ 10 đến 20 m ở vị trí dễ quan sát. Trường hợp cầu hư hỏng đột xuất, cầu có tải trọng khai thác thấp, ngoài việc đặt biển báo hiệu S.505b còn phải đặt bổ sung các bảng thông tin hướng dẫn ở hai đầu đoạn tuyến để thông báo cho người tham gia giao thông về vị trí tải trọng của cầu có tải trọng khai thác thấp nhất nằm trong đoạn tuyến. 7. Biển số S.505c “Tải trọng trục hạn chế qua cầu” a) Biển số S.505c được đặt bên dưới biển báo số P.106a “Cấm ôtô xe tải” để chỉ các loại xe tải có tải trọng trục lớn nhất cho phép tương ứng với mỗi loại trục (trục đơn, trục kép, trục ba). b) Biển S.505c được đặt cùng với biển số S.505b bên dưới biển số P.106 và các xe qua cầu phải thỏa mãn điều kiện của cả hai biển (biển số S.505b và S.505c); 8. Biển số S.506 (a,b) “Hướng đường ưu tiên” a) Biển số S.506a được đặt bên dưới biển chỉ dẫn số I.401 trên đường ưu tiên để chỉ dẫn cho người tham gia giao thông trên đường này biết hướng đường ưu tiên ở ngã tư. b) Biển số S.506b được đặt bên dưới biển số W.208 và biển số R.122 trên đường không ưu tiên để chỉ dẫn cho người tham gia giao thông trên đường này biết hướng đường ưu tiên ở ngã tư. 9. Biển số S.507 “Hướng rẽ” a) Biển số S.507 được sử dụng độc lập để báo trước cho người tham gia giao thông biết chỗ rẽ nguy hiểm và để chỉ hướng rẽ. b) Biển được đặt trong trường hợp người tham gia giao thông khó nhận biết hướng rẽ của đường. Biển có thể đặt đồng thời hai biển ngược chiều nhau để chỉ hướng rẽ trái và rẽ phải, với độ cao đặt biển từ 1,2 m đến 1,5 m. Trường hợp cần dẫn hướng trong đường cong có thể sử dụng tiêu phản quang. c) Biển không thay thế cho việc đặt các biển báo nguy hiểm số W.201 (a,b) và W.202 (a,b,c).

6. Vạch kẻ đường giao thông

Mặc dù vạch kẻ đường không nằm trong hệ thống biển báo giao thông nhưng khi di chuyển trên đường thì người tham gia giao thông cũng cần chú ý tới những vạch kẻ này. Vạch kẻ đường biết qua nền màu trắng hoặc vàng trên mặt đường.

11+ Loại Biển Báo Giao Thông Nguy Hiểm Giao Thông Đường Bộ

Những biển báo giao thông có một vai trò vô cùng quan trọng, nó giúp chúng ta tham gia giao thông một cách an toàn hơn. Hệ thống biển báo giao thông của Việt Nam được chia làm các nhóm biển báo khác nhau, biển báo giao thông nguy hiểm là một trong số đó. Đây là nhóm biển báo vô cùng quan trọng giúp chúng ta biết trước được những nguy hiểm có thể xảy ra trong quá trình tham gia giao thông. Do đó, chúng ta cần nắm được hết tất cả các biển báo trong hệ thống biển báo giao thông đặc biệt là những biển báo nguy hiểm.

I. Giới thiệu về biển báo giao thông nguy hiểm

Biển báo giao thông nguy hiểm là những biển báo, báo hiệu cho chúng ta biết đoạn đường phía trước có thể xảy ra những nguy hiểm gì để chúng ta kịp thời có những phương án xử lý tốt nhất. Đặc điểm chung của những biển báo giao thông nguy hiểm trong hệ thống biển báo giao thông đường bộ Việt Nam là: Chúng thường có hình tam giác đều, với nền vàng, viền đỏ và bên trên có vẽ những hình màu đen mô phỏng lại những nguy hiểm cần được báo hiệu.

Nhóm biển báo giao thông nguy hiểm đường bộ của nước ta tổng cộng có 47 kiểu biển báo, từ số 201 đến 247. Mỗi kiểu biển báo này có thể có một hoặc nhiều biển với những ý nghĩa tương tự nhau.

Những biển báo nguy hiểm này không mang ý nghĩa bắt buộc người điều khiển phương tiện giao thông phải thực hiện hành động cụ thể nào đó, nó chỉ mang tính cảnh báo, nhắc nhở nên thực hiện.

Để giúp các bạn nắm rõ và có thể đọc hiểu được ý nghĩa của những biển báo giao thông nguy hiểm trên đường bộ, ngay sau đây chúng tôi sẽ chia sẻ với các bạn chi tiết về những biển báo cấm này.

II. Những biển báo giao thông nguy hiểm

1. Biển báo nguy hiểm chỗ ngoặt nguy hiểm (W.201a,b)

Mã số biển báo: W.201a, W201b

Ý nghĩa biển báo: W201a báo hiệu đoạn đường sắp tới có một chỗ ngoặt nguy hiểm nằm ở bên trai; W201b báo hiệu đoạn đường sắp tới có một chỗ ngoặt nguy hiểm nằm ở bên phải.

2. Biển báo nguy hiểm nhiều chỗ ngoặt nguy hiểm liên tiếp

Mã số biển báo: W.202a, W.202b

Ý nghĩa biển báo: W.202b báo hiệu đoạn đường sắp tới phía trước có nhiều chỗ ngoặt nguy hiểm liên tiếp nhau và điểm ngoặt đầu tiên là nằm ở bên trái; W.202b báo hiệu đoạn đường sắp tới phía trước có nhiều chỗ ngoặt nguy hiểm liên tiếp nhau và điểm ngoặt đầu tiên là nằm ở bên phải.

3. Biển báo nguy hiểm đường bị hẹp cả hai bên

Mã số biển báo: W.203a, W.203b, W203c

Ý nghĩa biển báo: W.203a biển báo báo hiệu phía trước sắp đến đoạn đường bị hẹp đột ngột cả hai bên; W.203b biển báo báo trước sắp đến đoạn đường bị hẹp đột ngột về phía bên trái của đoạn đường; W.203c biển báo hiệu phía trước trước có một đoạn đường bị hẹp đột ngột về phía bên tay phải.

Mã số biển báo: W.204

Ý nghĩa biển báo: Biển báo báo hiệu phía trước sắp có đoạn đường tổ chức cho các phương tiện giao thông ở cả hai chiều trên một phía đường còn lại hoặc để báo hiệu đoạn đường đôi, đoạn đường có chiều xe đi, ở phía trước đi chung về 1 bên. Do đoạn đường đang được sửa chữa hoặc có trở ngại nào đó ở một phía của đường.

5. Biển báo đường giao nhau cùng cấp

Mã số biển báo: W.205a, W205b, W205c, W.205d, W.205e

Ý nghĩa biển báo: W.205a biển báo báo hiệu phía trước sắp đến nơi giao nhau cùng mức của các tuyến đường cùng cấp tại một mặt bằng.

6. Biển báo giao nhau cùng chạy qua vòng xuyến

Mã số biển báo: W.206

Ý nghĩa biển báo: Báo hiệu nơi giao nhau có bố trí đảo an toàn ở giữa nút giao, các phương tiện đi qua nút giao phải đi theo vòng xuyến quanh đảo an toàn theo chiều của mũi tên.

7. Giao nhau với đường không ưu tiên

Mã số biển báo: W.207a, W.207b, W.207c, W.207d, W.207e, W.207f, W.207g, W.207h, W.207i, W.207k.

Ý nghĩa biển báo: Biển báo báo hiệu sắp đoạn đường giao nhau với đường không ưu tiên

8. Biển báo giao nhau với đường ưu tiên

Mã số biển báo: W.208

Ý nghĩa biển báo: Báo hiệu trước sắp đến đoạn đường giao nhau với đường ưu tiên.

9. Biển báo giao nhau có tín hiệu đèn

Mã số biển báo: W.209

Ý nghĩa biển báo: Báo trước nơi giao nhau có đèn tín hiệu giao thông điều khiển trong trường hợp người điều khiển phương tiện giao thông khó quan sát để kịp thời xử lý.

10. Biển báo giao nhau với đường sắt có rào chắn

Mã số biển báo: W.210

Ý nghĩa biển báo: Báo trước sắp đến đoạn đường giao nhau giữa đường bộ và đường sắt có được lắp đặt hệ thống rào chắn kín hoặc rào chắn nửa kín, đồng thời có nhân viên ngành đường sắt đứng điều khiển giao thông.

11. Biển báo giao nhau với đường sắt không có rào chắn

Mã số biển báo: W.211a, W.211b

Ý nghĩa biển báo: Biển báo báo hiệu sắp đến điểm giao nhau giữa đường sắt và đường bộ không có hệ thống rào chắn đồng thời không có người điều khiển hoặc báo hiệu sắp tới đoạn đường giao nhau cùng mức với tàu điện.

Tìm hiểu thêm:

Xin chào, Tôi là Bá Nhuận, là một bloger với niềm đam mê tìm tòi và học hỏi. Tôi muốn chia sẻ thật nhiều kiến thức về công nghệ, giáo dục, cung hoàng đạo tới mọi người. Cảm ơn!

Bạn đang xem bài viết Các Loại Biển Báo Giao Thông Đường Bộ Và Xử Phạt Hành Vi Vi Phạm Giao Thông trên website Sachlangque.net. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!