Xem Nhiều 6/2023 #️ Các Nước Gần Việt Nam Phân Loại Biển Số Xe Kinh Doanh Theo Màu # Top 11 Trend | Sachlangque.net

Xem Nhiều 6/2023 # Các Nước Gần Việt Nam Phân Loại Biển Số Xe Kinh Doanh Theo Màu # Top 11 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về Các Nước Gần Việt Nam Phân Loại Biển Số Xe Kinh Doanh Theo Màu mới nhất trên website Sachlangque.net. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Ngay tại Đông Nam Á, các quốc gia như Thái Lan, Lào đã sớm áp dụng quản lý ô tô kinh doanh và cá nhân phân biệt theo màu sắc.

Đặc biệt, biển số xe đẹp ở Lào có thể được mua bán dễ dàng, vừa tăng thêm tiền cho ngân sách nhà nước lại thỏa mãn được nhu cầu của người dân.

Thông tin tham khảo trên Wikipedia, biển số xe ở Campuchia hiện nay được áp dụng từ năm 2004 và mới nhất đã bổ sung thêm hình thức lựa chọn tên biển số theo ý muốn.

Cụ thể là từ 7/1/2020, người dân đi đăng ký biển số xe có thể chọn nội dung trên biển số theo ý thích, có thể là chữ hoặc số. Giá khởi điểm cho biển số đặt biệt là từ khoảng 500 USD.

Có 6 loại biển số ở Campuchia phân biệt theo màu nền và chữ văn bản. Xe cá nhân có số ghế dưới 7 chỗ dùng nền trắng chữ đen đi kèm chữ số 2 đầu tiên.

Xe trên 7 chỗ dùng nền đen chữ trắng, đi kèm chữ số 3 đầu tiên. Xe nông nghiệp dùng nền xanh lá, chữ vàng kèm số 4 đầu tiên. Xe chuyên dụng dùng nền cam chữ đen, kèm số 5 đầu tiên. Xe tải dùng nền trắng chữ đen, kèm số 7 đầu tiên. Xe đặc biệt dùng nền trắng, chữ đen kèm số 9.

Ngoài ra, trang worldlicenseplates thống kê tại Campuchia cho thấy, có một số loại xe sử dụng màu sắc phân biệt riêng, như xe buýt dùng nền trắng chữ xanh, xe cảnh sát dùng nền trắng chữ đỏ, xe đại sứ quán dùng nền vàng chữ xanh, xe hoàng gian dùng nền xanh lá chữ vàng, quân đội hoàng gia dùn nền xanh đỏ chữ trắng…

Theo Cục Giao thông đường bộ Thái Lan, Thái Lan có 10 loại biển với 4 màu nền cơ bản là vàng, xanh ngọc, trắng và cam với chữ số nhiều màu khác nhau. Tất cả các biển số xe được cấp phép hình chữ nhật với các kích cỡ, màu sắc khác nhau, tùy thuộc vào mỗi loại xe.

Đa số biển số được viết bằng chữ cái của Thái Lan và chữ số La-tinh. Đối với xe bus và xe tải, bên cạnh số xe còn ghi rõ năm cấp phép ở bên cạnh. Chẳng hạn, như B.E. 2554 (2011 CE) có nghĩa là xe được đăng ký năm 2011.

Cụ thể, xe taxi liên tỉnh có biển màu vàng, chữ đỏ; Xe taxi bình thường nền vàng, chữ đen; Xe taxi ba bánh (hay còn gọi là tuk- tuks) nền vàng, chữ xanh lá cây; Xe tải mini vàng, chữ xanh da trời; Xe cho thuê, xe du lịch, doanh nghiệp nền màu xanh ngọc, chữ trắng; Xe cá nhân biển nền xanh ngọc, chữ trắng; Xe tải tư nhân biển trắng, chữ xanh da trời; Xe kéo nông nghiệp biển màu cam, chữ đen…

Ngoài ra, kể từ năm 2003, Thái Lan cho phép một số biển số xe được bán đấu giá, nhưng là chỉ bán đấu giá xe cá nhân.

Ở đất nước có số dân theo Hồi giáo đông nhất thế giới, Indonesia đã áp dụng 5 loại biển số từ năm 2012 để dễ dàng nhận diện phương tiện cơ giới (theo trang Garasi.id).

Phổ biến nhất là biển số xe nền màu đen và chữ trắng. Loại tấm này được sử dụng cho xe cơ giới cá nhân và cho thuê.

Biển số xe với nền màu vàng và chữ viết màu đen được sử dụng cho xe công cộng.Biển số xe với nền màu đỏ, chữ viết màu trắng cho các phương tiện cơ giới thuộc sở hữu của chính phủ.Biển số xe với nền màu trắng, chữ viết màu xanh sử dụng cho xe Ngoại giao.

Cuối cùng, biển số có nền màu xanh lá cây với chữ viết màu đen sử dụng cho xe cơ giới trong khu vực thương mại tự do, được miễn thuế nhập khẩu. Các phương tiện cơ giới có biển số này không được lái hoặc chuyển nhượng sang tay thuộc các nhóm khác ở Indonesia.

Ngoài việc phân biệt bằng màu sắc, thì mỗi chữ cái trong biển số xe có ý nghĩa riêng của nó như phân biệt khu vực xuất xứ, loại cơ quan, chức vụ…

Philippines

Tra cứu từ trang Wikipedia, biển số xe ở Philippines được cấp bởi Văn phòng Giao thông đường bộ (LTO), một cơ quan chính phủ thuộc Bộ Giao thông Vận tải.

Từ năm 2013, LTO đã lên kế hoạch thay đổi biển số vốn được dùng từ năm 1981 với 8 loại dành cho ô tô xuống còn 6 loại. Nhưng đến đầu năm 2015 mới triển khai đại trà do gặp trở ngại dư luận lo lắng tăng chi phí của dự án.

Xe ô tô có 3 mẫu nền biển, gồm nền trắng chữ đen dành cho tư nhân không kinh doanh; nền vàng chữ đen dành cho kinh doanh vận tải (xe buýt, xe jeep, taxi, buýt trường học..) và nền trắng chữ đỏ dành cho xe nhà nước (cảnh sát, cứu thương, tuần tra, cứu hỏa, xe chở quan chức…).

Các xe có biển đặc biệt, gồm 3 loại là nên trắng chữ xanh dành cho ngoại giao; nền xanh chữ đen dành cho xe miễn trừ khác; và nền vàng chữ trắng cho xe điện.

Trước đây, các biển số ở Philippines còn xuất hiện thêm một dòng chữ nhỏ bên dưới thường để phản ánh khẩu hiệu của tổng thống đương nhiệm, ví dụ như “Philippines 2000” của Tổng thống Fidel V. Ramos vào năm 1995. Đến năm 2016, các hình thức khẩu hiệu kiểu này đã được loại bỏ.

Hệ thống biển số xe của Malaysia tưởng đơn giản và dễ phân biệt nhưng thực tế lại khá phong phú.

Về cơ bản, theo trang Wikipedia, Malaysia phân chia ra làm 5 loại biển số gồm: xe tư nhân và thương mại; xe taxi; xe quân đội; ngoại giao; hoàng gia và chính phủ; và biển tạm thời.

Ngoại trừ các biển số Kuala Lumpur, Putrajaya và Langkawi, taxi, hãng xe và ngoại giao, tất cả các biển số cho xe cơ giới loại thương mại và tư nhân đều dùng loại nền đen chữ trắng. Chữ cái đầu tiên thể hiện tiểu bang hoặc địa phương, sau đó mới là các con số.

Taxi ở Malaysia được áp dụng chung một loại biển nền trắng chữ đen, với tiền tố không đổi đầu tiên là chữ H, sau đó mới là chữ cái của địa phương rồi mới đến chữ số.

Xe quân đội, xe của tổ chức quốc tế cũng dùng nền đen chữ trắng nhưng phân biệt bởi chữ cái. Quân đội có chữ Z đầu tiên, chữ cái tiếp theo thể hiện quân chủng (ví dụ chữ U là không quân hoàng gia). Tổ chức quốc tế dùng biển số theo định dạng chữ số rồi kết thúc bằng chữ PA.

Biển số ngoại giao dành cho các tổ chức lãnh sự quán các nước có màu nền đỏ, chữ trắng. Nhưng loại biển này cũng dễ nhầm với biển số riêng của tiểu bang Sarawak. Một số tiểu bang cũng có biển riêng như Selangor và Kuala Lumpur (nền xanh chữ trắng), Sabah (nền trắng chữ đỏ).

Đặc biệt, biển số hoàng gia của 9 bang (9 nhà vua thay nhau lên làm quốc vương đứng đầu liên bang cứ mỗi 5 năm một lần) đều có nền màu vàng và mang tiêu đề hoặc huy hiệu chính thức của chủ sở hữu, chẳng hạn như “Tengku Mahkota Johor” của bang Johor.

Mời bạn đọc cộng tác qua việc gửi tin bài và video từ cam hành trình xin được gửi về Ban Ô tô xe máy theo email: otoxemay@vietnamnet.vn. Nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!

Nhiều lái xe và doanh nghiệp đang “đứng ngồi không yên” trước yêu cầu tất cả các xe kinh doanh vận tải buộc phải đổi sang biển số màu vàng từ ngày 1/8 theo quy định mới của Bộ Công an.

Đổi Màu Biển Số Xe Kinh Doanh Vận Tải: Kiểm Soát Chặt Các Loại Hình Vận Tải

Bên cạnh nhiều ý kiến đồng thuận cũng có không ít sự băn khoăn, thậm chí là không đồng tình với quy định đổi biển số xe kinh doanh vận tải sang màu vàng

Khi Thông tư số 58 về quy trình cấp, thu hồi đăng ký biển số xe cơ giới đường bộ có hiệu lực từ ngày 1/8, sẽ có khoảng 1,6 – 1,7 triệu ô tô kinh doanh vận tải bao gồm xe tải, xe công nghệ, taxi, xe khách… phải chuyển sang biển số màu vàng. Trước thông tin này, nhiều đơn vị kinh doanh vận tải, tài xế có nhiều ý kiến băn khoăn về những bất cập khi Thông tư 58 đi vào thực tiễn.

Theo anh Hoàng Bách, một lái xe ô tô công nghệ, hiện nay các xe đã phải dán Logo “XE HỢP ĐỒNG” để nhận diện thì tại sao phải đổi màu biển số để nhận diện tiếp? Đặc biệt, đối với xe cấp biển mới mất phí là đúng, nhưng đối với người đã có biển số lại mất tiếp thêm chi phí là điều không hợp lý.

Nếu căn cứ theo thông tư 229/2016 của Bộ Tài chính, chi phí đổi giấy đăng ký kèm theo biển số xe ô tô là 150.000 đồng/lần/xe. Với khoảng 1,6 – 1,7 triệu ô tô kinh doanh vận tải hiện nay số tiền sẽ lên tới hơn 240 tỷ đồng. Chi phí phát sinh sẽ là rất lớn nhất là đối với các doanh nghiệp có hàng trăm đầu xe.

Nhiều lái xe cũng cho biết, quy định này sẽ làm mất thời gian khi chủ phương tiện phải chuyển đổi mục đích từ phương tiện kinh doanh vận tải sang xe cá nhân và ngược lại. Điều này có thể dẫn tới số lượng xe công nghệ giảm đi một lượng lớn, giá thành sẽ tăng lên cao hơn. Việc làm thủ tục cấp đổi biển sẽ ít nhiều bị gián đoạn đến hoạt động vận tải của doanh nghiệp và thu nhập của tài xế.

Còn theo ông Nguyễn Tiến Long – Tổng Giám đốc Công ty CP Vận tải Thăng Long, việc thay đổi màu biển số để nhận diện xe kinh doanh với các loại hình phương tiện khác là hợp lý.

Tuy nhiên, cần có phương án đối với các doanh nghiệp có số phương tiện lớn sẽ được khai báo trực tuyến, thay đổi đồng loạt để giảm thời gian, thủ tục hành chính. Đồng thời các các cơ quan quản lý Nhà nước cần có những chính sách hỗ trợ, giảm bớt chi phí, khó khăn cho doanh nghiệp.

Với khoảng 500 xe taxi đang hoạt động, số tiền mà doanh nghiệp bỏ ra để làm lại biển số sẽ lên tới gần 1 tỷ đồng.

Trao đổi với Báo Nhà báo & Công luận, ông Nguyễn Công Hùng – Chủ tịch Hiệp hội Taxi Hà Nội cho biết, hiện tất cả phương tiện thuộc sở hữu doanh nghiệp hay cá nhân, dù kinh doanh vận tải hay xe gia đình đều được cấp biển số nền màu trắng. Khi Taxi công nghệ xuất hiện, phát triển ồ ạt nhưng phương tiện này không khác gì so với xe cá nhân (không có mào, không Logo, biển màu trắng) nên khi đi vào đường cấm Taxi, hoạt động trái phép tại sân bay nhưng lực lượng chức năng rất khó phát hiện để xử lý.

Vừa qua, Taxi công nghệ phải dán Logo “XE HỢP ĐỒNG” nhưng xe thì dán bên phải, xe lại dán bên trái rất mất thẩm mỹ, thiếu chuyên nghiệp.

Việc sử dụng biển xe màu vàng sẽ chấm dứt tranh cãi về việc xe ô tô kinh doanh vận tải hay không kinh doanh vận tải. Người dân khi có nhu cầu đi lại sẽ dễ dàng nhận ra đâu là xe kinh doanh đâu là xe cá nhân và có thể thanh toán qua ứng dụng công nghệ, thanh toán phí hiển thị trên đồng hồ hoặc thỏa thuận với tài xế.

Quản lý nhà nước kiểm soát chặt chẽ các loại hình vận tải, dẹp nạn xe dù bến cóc vốn đã và đang là thực trạng nhức nhối trên địa bàn Thủ đô Hà Nội nói riêng và cả nước nói chung.

Nhiều ý kiến cho rằng, tại Nghị định 10 về điều kiện kinh doanh vận tải bằng ô tô, Bộ Giao thông vận tải đã “gây bất ngờ” khi quyết định cho cả taxi truyền thống và xe công nghệ có quyền lựa chọn gắn “mào taxi” trên nóc xe hoặc phải dán chữ “XE TAXI” bằng vật liệu phản quang trên kính trước và kính sau xe.

Điều này sẽ gây ra rất nhiều phiền toái, khó khăn cho công tác kiểm soát của cơ quan chức năng. Vì vậy thông tư 58 yêu cầu xe kinh doanh vận tải (trong đó có gần 1 triệu chiếc là các loại xe taxi truyền thống, taxi công nghệ, xe hợp đồng) phải đổi biển số sang màu vàng.

Đây được xem là sợi dây cơ chế cần thiết để ràng buộc đối với loại hình kinh doanh vận tải bằng xe taxi, xe hợp đồng hay xe công nghệ.

Nếu không có những sự ràng buộc về mặt nhận diện thì hoạt động quản lý Nhà nước trong lĩnh vực vận tải sẽ gặp vô vàn khó khăn. Đây mới là điều quan trọng nhất chứ không phải con số 150.000 đồng chi phí cho mỗi biển số đổi màu.

“Gánh Nặng” Đổi Màu Biển Số Xe Kinh Doanh

Bộ Công an vừa ban hành Thông tư số 58/2020/TT-BCA, quy định quy trình cấp, thu hồi đăng ký, biển số phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, một trong những điểm mới của Thông tư lần này là việc cấp, đổi biển số cho loại hình xe kinh doanh vận tải. Mặc dù, sẽ tạo ra sự phân tách rõ ràng đối với các loại hình phương tiện vận tải, thuận lợi cho công tác quản lý của lực lượng chức năng, tuy nhiên, khi ngành kinh doanh vận tải đang rất khó khăn sau đại dịch COVID-19, thì việc cấp đổi biển theo quy định mới lại đang tạo thêm gánh nặng cho doanh nghiệp.

Khó khăn và phát sinh chi phí

Theo đó, tại Điều 11 Thông tư số 58/2020/TT-BCA quy định, đối với xe kinh doanh vận tải biển số màu trắng sẽ được phép cấp đổi, cấp lại giấy chứng nhận đăng ký xe; cấp đổi, cấp lại biển số xe,… sang biển số màu vàng, chủ xe sẽ nộp giấy tờ để làm thủ tục tại Phòng CSGT cấp tỉnh nơi chủ xe đặt trụ sở hoặc đăng ký hộ khẩu thường trú.

Đối với các phương tiện đăng ký mới sẽ bắt đầu cấp biển vàng từ 1/8, còn các phương tiện đã hoạt động trước 1/8 sẽ đổi sang biển vàng từ 1/8/2020 đến trước 31/12/2021. Chi phí cấp đổi giấy đăng ký kèm theo biển số đối với ôtô là 150.000 đồng; sơmi rơmoóc đăng ký rời, rơ moóc sẽ là 100.000 đồng.

Theo thống kê, hiện nay có khoảng 1,6 triệu ô tô đang hoạt động kinh doanh vận tải, nếu thực hiện việc chuyển đổi sẽ phát sinh chi phí khoảng trên 240 tỉ đồng, số tiền này ai sẽ là người phải chịu?

Thực tế cho thấy, loại hình xe công nghệ, xe hợp đồng đang là đơn vị chịu thiệt hại nhiều nhất, theo Nghị định số 10/2020/NĐ-CP hàng loạt các phương tiện này đã phải thực hiện gắn tem nhãn xe hợp đồng, việc này thực hiện chưa được bao lâu, nay lại tiếp tục đổi màu biển để quản lý.

Trao đổi với báo chí, ông Nguyễn Xuân Tuấn – Chủ tịch Liên hiệp HTX Liên minh Kinh tế điện tử 4.0 quan ngại, hiện đơn vị của ông có hơn 20.000 đối tác thành viên là các tài xế taxi công nghệ, mỗi biển số đổi màu sẽ tốn 150.000 đồng (theo quy định của Bộ Tài chính), như vậy hơn 20.000 đối tác thành viên của Liên hiệp HTX Liên minh Kinh tế điện tử 4.0 sẽ tốn khoảng 3 tỷ đồng để đổi màu biển số.

Tạo sự bất an cho doanh nghiệp…

Trước những ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, Thủ tướng Chính phủ đã yêu cầu các bộ, ngành, địa phương tập trung tháo gỡ rào cản kinh doanh, tạo điều kiện cho doanh nghiệp, Công điện số 5452/CD-VPCP, ngày 6/7 vừa qua của Văn phòng Chính phủ một lần nữa nhắc lại yêu cầu trên. Chính lúc doanh nghiệp rất cần được hỗ trợ, tạo điều kiện để duy trì, bảo toàn lực lượng,… thì Thông tư số 58/2020/TT-BCA ra đời, liệu có phù hợp?

Thông tin với báo chí, ông Phan Đức Hiếu, Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) vẫn không thể lý giải, tại sao quyết định đó lại đưa ra vào thời điểm này.

“Nếu cách đây 20 năm hay 10 năm, tôi có thể hiểu được, nhưng bây giờ thì không. Với sự phát triển của công nghệ, hệ thống dữ liệu thông tin, màu biển xe không còn là công cụ duy nhất để kiểm soát xe kinh doanh hay không kinh doanh. Nhưng cũng phải nói, tư duy quản lý như trên không chỉ có ở một vài nơi”, ông Hiếu nói khi giới thiệu về những điểm mới của Luật Doanh nghiệp 2020.

“Trong bối cảnh chính sách này, doanh nghiệp đã vô cùng khó khăn vì đứt đoạn thị trường, đứt đoạn đơn hàng, vì tâm lý tiêu dùng thay đổi, thì sự dè chừng, cách ứng xử không theo xu thế phát triển của các cơ quan quản lý Nhà nước càng khiến doanh nghiệp trở nên bất an” – ông Hiếu chia sẻ.

Xe Kinh Doanh, Grab Sẽ Dùng Biển Số Màu Vàng

Bộ Công an vừa ban hành Thông tư 58/2020 quy định quy trình cấp, thu hồi đăng ký, biển số phương tiện giao thông cơ giới đường bộ. Một trong những nội dung quy định mới của Thông tư lần này là việc cấp, đổi biển số cho loại hình xe kinh doanh vận tải.

Cụ thể, tại điểm đ khoản 6 Điều 25 của Thông tư quy định biển số ôtô kinh doanh vận tải sẽ có nền màu vàng, chữ và số màu đen, seri biển số sử dụng lần lượt một trong 20 chữ cái sau: A, B, C, D, E, F, G, H, K, L, M, N, P, S, T, U, V, X, Y, Z.

Thông tin trên báo chí, thượng tá Phạm Việt Công, Trưởng phòng Hướng dẫn đăng ký và kiểm định phương tiện (Cục CSGT), đánh giá việc quy định màu biển khác biệt sẽ là cú hích tạo sự bình đẳng, thống nhất giữa các phương tiện kinh doanh vận tải trong cả nước.

Theo Thông tư 58, các xe kinh doanh vận tải đăng ký mới sẽ bắt đầu chuyển sang biển màu vàng từ ngày 1/8. Ngoài ra, đối với các phương tiện kinh doanh đã hoạt động trước đó sẽ phải chuyển đổi sang biển vàng trước ngày 31/12/2021.

Hiện chưa có thống kê đầy đủ về số lượng các phương tiện kinh doanh vận tải trên cả nước, các cơ quan chức năng chỉ quản lý theo chủng loại xe. Theo thống kê của Cục CSGT, cả nước hiện có khoảng 1,5 triệu xe khách và xe tải dự kiến sẽ chuyển sang biển màu vàng. Tuy nhiên, con số này chưa bao gồm các loại xe con, xe cá nhân rất lớn đang thực hiện kinh doanh.

” Ngoài ra, có những xe dù khi đăng ký là xe khách, họ không thực hiện hoạt động kinh doanh, chỉ phục vụ nội bộ gia đình, nội bộ công ty thì sẽ không phải đổi sang biển màu vàng “, thượng tá Phạm Việt Công nói.

Cũng theo lãnh đạo Phòng Hướng dẫn đăng ký và kiểm định phương tiện của Cục CSGT, xe taxi công nghệ hoạt động thời gian ngắn cũng phải đổi biển sang biển số màu vàng. Khi không còn kinh doanh, chủ xe có thể tới các đơn vị đăng ký xe sẽ làm thủ tục cấp đổi như ban đầu.

Trong trường hợp các phương tiện này không chấp hành đổi biển trong thời hạn hoặc thực hiện kinh doanh mà không đăng ký, Cục CSGT cho biết lực lượng được giao nhiệm vụ quản lý trực tiếp trên đường sẽ giám sát và xử phạt.

Để tạo thuận lợi cho các chủ xe, Thông tư mới cũng quy định việc đăng ký xe được rút ngắn thời gian thay vì tối đa 7 ngày như hiện nay, người dân có thể đăng ký trực tuyến trên mạng sau đó hẹn giờ, ngày đến làm thủ tục và lấy biển số.

Ngoài ra, chủ xe khi đi đổi biển số chỉ cần mang một trong những giấy tờ như chứng minh thư, thẻ căn cước, hộ chiếu hoặc hộ khẩu, không cần mang xe đến trụ sở đăng ký, sau đó điền tờ khai (không phải cà số khung, số máy) và sẽ được cấp biển mới ngay nếu đủ điều kiện, chi phí cho một lần đổi biển số dự kiến là 100.000 đồng.

” Chúng tôi không dồn toàn bộ người dân về các điểm đăng ký tập trung, người ở địa phương nào sẽ tới đổi biển ở cơ quan đăng ký xe địa phương đó. Cục CSGT cũng đã xây dựng kế hoạch để triển khai thực hiện. Tới nay, toàn bộ các địa phương, các đơn vị đều đảm bảo cơ sở vật chất, tập huấn cán bộ sẵn sàng cho ngày 1/8 tới đây “, thượng tá Công nói.

Theo Cục CSGT, dù hiện đã có hệ biển quản lý theo dòng phương tiện, thời gian gần đây xuất hiện nhiều loại hình kinh doanh vận tải mới, như xe 16 chỗ biến tướng chở khách, taxi công nghệ… Tuy nhiên các xe này lại không chịu sự quản lý và đáp ứng yêu cầu của cơ quan chức năng, gây bất bình đẳng, mất trật tự ATGT.

Từ bối cảnh trên, Bộ Công an đã đề xuất trở lại quy định màu biển số riêng đối với loại hình xe kinh doanh vận tải sau hơn 2 năm. Thượng tá Phạm Việt Công đánh giá nếu thực hiện thành công, đây sẽ là một cú hích tạo sự bình đẳng, thống nhất giữa các phương tiện kinh doanh vận tải trong cả nước với 3 lợi ích lớn.

Thứ nhất, nâng cao năng lực quản lý phương tiện kinh doanh vận tải đang hoạt động. Các xe kinh doanh vận tải có những điều kiện đặc thù, chủ xe cần tuân thủ, tới đây nếu đổi biển sẽ được quản lý chặt chẽ.

Thứ hai, tạo số liệu thống nhất, từ đó đánh giá về năng lực đáp ứng của cơ sở hạ tầng, có những giải pháp điều hành thích hợp.

Thứ ba, tạo sự bình đẳng giữa các phương tiện kinh doanh vận tải. Theo thượng tá Phạm Việt Công đây là điều quan trọng nhất. Ông lấy ví dụ taxi công nghệ và taxi truyền thống, ở cùng 1 tuyến đường cấm xe kinh doanh vận tải thì hiện nay vẫn có tình trạng taxi công nghệ vẫn hoạt động nhưng không thể nhận diện, gây khó khăn cho cơ quan chức năng.

Bên cạnh đó, nhiều điều kiện đặc thù khác của ôtô kinh doanh vận tải cần được đáp ứng bình đẳng giữa các phương tiện.

Cùng quan điểm, ông Nguyễn Văn Quyền, Chủ tịch Hiệp hội Vận tải ôtô Việt Nam, cho rằng ranh giới giữa các xe kinh doanh và xe cá nhân ở nước ta hiện chưa rõ ràng. Theo thông lệ, các nước có hệ số an toàn giao thông cao trên thế giới đều có sự phân định màu biển số giữa các xe kinh doanh và không kinh doanh. Tuy nhiên ông nhấn mạnh cơ quan thực thi cần phải làm triệt để, không để sót, đồng thời đơn giản hóa thủ tục tối đa cho chủ xe.

Bạn đang xem bài viết Các Nước Gần Việt Nam Phân Loại Biển Số Xe Kinh Doanh Theo Màu trên website Sachlangque.net. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!