Cập nhật thông tin chi tiết về Cấm Cứ Cấm, Bán Cứ Bán! mới nhất trên website Sachlangque.net. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Nhiều người bán hàng rong vẫn hoạt động trên các tuyến phố, khu vực cấm.
Ngồi uống nước ven hè trước cửa Nhà hát Lớn chiều 22-1, chúng tôi nhận được không ít lời chào mời mua hàng từ những người bán hàng rong này và cũng phải từ chối không ít lần. Tại phố Hàng Bông – một trong 16 tuyến phố trong danh sách cấm bán hàng rong trên địa bàn quận Hoàn Kiếm, tình trạng “cấm cứ cấm, bán vẫn bán” cũng diễn ra tương tự. Trưa 23-1-2013, trên phố Hàng Bông, ngay gần ngã tư Hàng Bông – Đường Thành, một nhóm khách du lịch nước ngoài bị “vây” bởi 3 phụ nữ bán quả dứa và chuối chín rong. Người thì cứ thế đặt chiếc quang gánh lên vai một ông khách ra dấu bảo họ chụp ảnh, người thì cầm túi dứa đã gọt vỏ, xắt thành miếng đựng trong túi ni lông chạy lại giúi vào tay một bà khách chèo kéo, mời mua quà. Chỉ đến khi những vị khách du lịch thấy khó chịu, lắc đầu, xua tay ra dấu kịch liệt và vội vã bước đi, nhóm bán hàng rong này mới buông tha. Họ quẩy hàng đi, đặt tạm những gánh quà này ở góc phố Đường Thành – tuyến phố không nằm trong danh sách cấm bán hàng rong, chờ đợi những du khách khác đi qua để tiếp tục chèo kéo, chào mời khách. Điều đáng nói, tại những khu vực này, đều có treo biển cấm, nhưng hoạt động bán hàng rong ở đây vẫn diễn ra “sôi nổi” mà không hề gặp bất cứ sự nhắc nhở nào từ cơ quan chức năng.
Không chỉ riêng những khu vực này, hiện nay trên nhiều tuyến phố “Cấm bán hàng rong” tại Thủ đô: Đinh Tiên Hoàng, Lê Thái Tổ, Bà Triệu, Tràng Thi (quận Hoàn Kiếm); Kim Mã, Sơn Tây, Nguyễn Chí Thanh, Liễu Giai, Thanh Niên (quận Ba Đình); Phố Huế, Bạch Mai (quận Hai Bà Trưng); Khâm Thiên, Thái Hà (Đống Đa)… tình trạng hàng rong hoạt động vẫn diễn ra khá phổ biến. Điều này đặt ra một dấu hỏi lớn: phải chăng sau một thời gian thực hiện nghiêm chỉnh, quy định này đã bắt đầu không còn mang tính “thời sự”; các đơn vị chức năng, chính quyền địa phương cũng đã thiếu đi sự kiên quyết trong việc kiểm tra, nhắc nhở, xử lý nghiêm các vi phạm?
Căn Cứ Nào Để Định Giá Biển Số Đẹp?
Theo dự thảo Luật Bảo đảm Trật tự ATGT đường bộ do Bộ Công an xây dựng, công tác cấp biển số xe ô tô sẽ được thực hiện thông qua đấu giá và cấp biển số xe theo sở thích có thu phí. Đây là vấn đề được dư luận đặc biệt quan tâm, bởi việc mong muốn sở hữu biển số “đẹp” là nhu cầu có thực trong xã hội.
Nếu làm tốt, minh bạch hóa sẽ tăng thu cho ngân sách, tăng cường đầu tư cho lực lượng CSGT, quỹ vì người nghèo, đồng thời hạn chế tiêu cực phát sinh.
Người dân làm thủ tục đăng ký biển số ở Cục CSGT-Bộ Công an. Ảnh: Vnexpress
Lâu nay, nhiều người quan niệm, có xe sang, xe xịn phải gắn với biển số đẹp, dễ nhớ hoặc hợp mệnh, mang lại tài lộc may mắn. Họ sẵn sàng bỏ ra số tiền lớn để được sở hữu những biển số mà theo họ là “đẹp”. Tuy nhiên, với cách bấm nút để chọn biển số ngẫu nhiên, cơ hội sở hữu 1 biển số đẹp là rất khó khăn.
Trong bối cảnh đó, mới đây, dự thảo Luật Bảo đảm Trật tự ATGT đường bộ được Bộ Công an xây dựng, trong đó cho phép việc người dân mua hoặc đấu giá biển số xe ô tô. Cụ thể, mỗi biển số được cấp cho 1 xe. Có 5 nhóm biển số để đưa ra đấu giá: Nhóm thứ nhất là gồm 5 chữ số giống nhau. Nhóm thứ hai gồm 4 chữ số cuối giống nhau. Nhóm thứ ba là gồm 3 chữ số giống nhau. Nhóm thứ tư là số sau lớn hơn số trước. Và nhóm thứ năm là các số bất kỳ do người dân có nhu cầu tự chọn khác với 4 nhóm trên.
Khi được hỏi về sở thích biển số xe đẹp và liệu có sẵn sàng tham gia đấu giá biển số xe đẹp nếu có cơ hội, anh Đình Hùng, sống tại quận Tây Hồ cho biết:
“Nếu có bán biển số đẹp thì mình sẽ mua biển số hợp với mình. Bởi vì khi mình đi ra ngoài đường, người ta nhìn thấy xe của mình có biển số đẹp sẽ yêu thích hơn”.
Còn theo chị Hoàng Loan, trú tại quận Ba Đình cho rằng: Biển số xe xấu hay đẹp cũng không quan trọng bằng việc lái xe an toàn. Tuy nhiên chính bản thân chị Loan cũng chứng kiến người thân sẵn sàng bỏ hàng trăm triệu để có được biển số theo ý mình. Chị Loan chia sẻ:
“Biển số xe tứ quý hay tam hoa mình không quan trọng, đối với mình biển số nào cũng được, nhưng người khác chắc người ta thích biển số xe đẹp, người ta cũng bỏ tiền ra mua. Vì muốn để xe của mình đẹp hơn, đã xe đẹp rồi thì biển số xe đẹp sẽ càng có giá trị hơn”.
Tuy nhiên, cũng có một số người dân cho rằng, cấp biển số xe cần phải thật sự công khai, tự do và minh bạch, tránh tình trạng người có tiền “đi đêm”, móc nối với nhau để chọn được biển số đẹp mà giá rẻ.
Một biển số xe ngũ quý siêu đẹp 51G-999.99. Ảnh: Dân Việt
Theo chuyên gia giao thông Phan Lê Bình, việc đấu giá biển số xe là một đề xuất hay, có thể áp dụng trong điều kiện hiện nay, vừa lợi cho dân, vừa lợi cho ngân sách Nhà nước.
“Tại thời điểm này thì tiềm lực kinh tế của người dân rất cao. Nhiều người sẵn sàng bỏ số tiền lớn vì nhu cầu có biển số xe theo ý muốn. Một khi số tiền đó được đưa vào làm tăng nguồn thu ngân sách thì đấy là điều rất tuyệt vời”.
Chuyên gia Phan Lê Bình nêu quan điểm: trước đây, mỗi khi nhắc đến những biển số đẹp như “ngũ linh”, hay “tứ quý”, người dân luôn gọi đó là những biển số “khủng”, với ám chỉ phải tốn rất nhiều tiền mới có thể sở hữu những biển số như vậy. Điều đó sẽ được minh chứng khi tới đây, việc đấu giá biển số xe được triển khai trong thực tiễn. Điều cần lưu ý là phải đảm bảo công bằng, minh bạch, không có tiêu cực trong quá trình thực hiện.
“Việc đảm bảo tránh xảy ra tiêu cực là điều chúng ta phải quan tâm, đặc biệt là với sự tiến bộ của công nghệ thông tin thì nay còn có cả đấu giá trực tuyến. Cho nên phải làm sao kiểm soát được phần mềm đó để không ai có thể thao túng được. Đảm bảo kết quả ra là một sự cạnh tranh công bằng, minh bạch”.
Trong khi đó, chia sẻ với VOV Giao thông, chuyên gia Nguyễn Xuân Thủy cũng đồng quan điểm, nếu thực hiện cho người dân mua biển số theo sở thích, cần có sự giám sát chặt chẽ của cơ quan chức năng.
“Phải có sự quản lý, đánh giá sau 1 thời gian thực hiện để điều chỉnh cho phù hợp hơn. Việc định giá cấp biển số cũng ở mức độ hợp lý. Nếu ta làm công khai minh bạch thì sẽ bớt được tiêu cực. Chứ nếu mà đã công khai, bán số rồi, người dân chấp nhận chi phí đấy rồi mà lại còn tiêu cực nữa thì sẽ rất tệ hại và ảnh hưởng tới lòng tin của người dân, gây ra bức xúc trong xã hội”.
Theo ông Nguyễn Xuân Thủy, nếu áp dụng tốt, việc đấu giá biển số xe sẽ chấm dứt những râm ran trong dư luận về khả .năng có tiêu cực trong việc cấp biển số xe.
“Để tránh thất thoát tiền cấp biển số đẹp thì chủ trương như thế là đúng. Anh muốn số nào, số đó tương ứng bao nhiêu tiền thì anh phải trả, và tiền đó có hóa đơn hẳn hoi. Nhà nước sẽ thu tiền đó để sung công. Cách làm này vừa phù hợp với nguyện vọng của cá nhân mà không gây thất thoát cho Nhà nước, vừa chống tình trạng tiêu cực”.
Được biết, để hạn chế việc mua bán, chuyển nhượng biển số, Dự thảo Luật Bảo đảm Trật tự ATGT đường bộ cũng quy định biển số là sở hữu cá nhân, nhưng chịu sự quản lý nhà nước. Đấu giá xong, người dân không được mang đi bán, chuyển nhượng kiếm lời mà phải sử dụng đúng tên và đúng chiếc xe đã đăng ký.
Căn cứ nào để định giá ‘số đẹp’?”
Đề xuất cấp biển số xe theo sở thích có thu phí nhằm bổ sung các lựa chọn cho người dân và tăng nguồn thu ngân sách nhà nước. Ảnh: Cuocsongantoan.vn
Theo Dự thảo Luật Bảo đảm Trật tự ATGT đường bộ do Bộ Công an đang xây dựng, có 3 hình thức cấp biển số, gồm: Cấp biển số xe trên hệ thống đăng ký, quản lý xe, tức bấm biển số ngẫu nhiên truyền thống; Cấp biển số xe ô tô thông qua đấu giá; và Cấp biển số xe theo sở thích có thu phí.
Cục CSGT đã phân loại 5 nhóm biển số. Trong đó, 4 nhóm đầu gồm: biển có 5 số, 4 số, 3 số cuối giống nhau, biển có số sau lớn hơn số trước; Và nhóm còn lại là các số bất kỳ do người dân có nhu cầu tự chọn, khác với 4 nhóm vừa nêu.
Như vậy, việc ngẫu nhiên “bốc” được biển số đẹp sẽ không tồn tại nữa. Cách duy nhất để có được biển số ưng ý là người dân phải bỏ tiền ra mua.
Vấn đề đặt ra, thế nào là “số đẹp”, và căn cứ nào để cơ quan chức năng đưa ra mức giá khởi điểm, bước giá cho những số đẹp đó?
Theo quan niệm của dân chơi biển số đối với loại biển 4 số trước đây và biển 5 số hiện nay, nhiều người vẫn ưa chuộng các loại biển có cộng tổng bằng đuôi 9 hoặc 10, số gánh, số lặp, số “phong thủy”, chẳng hạn như: 688.86 với ý nghĩa “lộc phát, phát phát mãi; đuôi 2628 với nghĩa “hái lộc hai phát”…
Những số này, theo dự kiến sẽ nằm trong nhóm biển số thứ năm, người dân tự chọn và bỏ tiền ra mua theo sở thích. Mức phí này là bao nhiêu? Căn cứ để tính giá của những biển số đẹp? Đây sẽ là bài toán mà ban soạn thảo, các cơ quan thực thi cần tính toán nếu Luật được thông qua và các thông tư hướng dẫn được ban hành.
Bởi lẽ, nếu không làm tốt khâu định giá, việc xảy ra tiêu cực là hoàn toàn có thể, khi những biển số trị giá hàng trăm triệu, hàng tỷ đồng trong mắt dân sưu tầm được định giá theo các quy định Nhà nước lại thấp hàng chục, hàng trăm lần; khi những quy định thiếu chặt chẽ, lỏng lẻo và chưa đề cập tới “thị trường biển số đẹp” một cách thực tế.
Câu chuyện khuất tất trong việc “thanh lý” xe công; hay lùm xùm mới đây về việc hải quan mở đăng ký tờ khai xuất khẩu gạo lúc 0 giờ Chủ nhật mà không thông tin rộng rãi cho doanh nghiệp chắc hẳn sẽ là lý do để dư luận được quyền đặt nghi vấn về tính minh bạch của các cơ quan chức năng trong việc thực thi công vụ.
Đặc biệt, đây lại là một hoạt động vốn gây nhiều tranh luận, được công chúng hết sức quan tâm như việc cấp biển số đẹp.
Kinh Nghiệm Thi Lý Thuyết B2, Cứ Thi Là Đậu
2. Thông tin về phần thi lý thuyết bằng lái xe hạng B2
Đầu tiên để có thể vượt qua bài thi lý thuyết B2 thì các bạn cần nắm rõ thông tin phần thi bao gồm hình thức thì, địa điểm thi, phương thức thi, số câu hỏi và quy trình để thực hiện bài thi. Việc đó giúp các bạn có thể chuẩn bị được bài thi tốt nhất, tiết kiệm thời gian rất nhiều. Cụ thể:
+ Thi lý thuyết bằng lái xe hạng B2 hình thức thi là trắc nghiệm, diễn ra trước khi làm bài thi thực hành
+ Cách thức thi thực hiện hoàn toàn trên máy tính.
+ Số câu hỏi trong bài thi là 36 câu. Trước khi thi các bạn sẽ được cấp 600 câu hỏi trong bộ đề thi và sẽ chọn ra 36 câu ngẫu nhiên trong đó. Các bạn chỉ cần học thuộc 600 câu hỏi đó thì chắc chắn sẽ vượt qua bài thi lý thuyết.
+ Quy trình thi khá đơn giản, đầu tiên các bạn vào phòng thi và điền các thông tin cơ bản như hạng, khóa học và số báo danh vào máy tính. Khi vào phòng thi, bạn sẽ điền vào máy tính hạng, khóa học bằng lái xe hạng B2 và số báo danh của bạn. Đến thời gian máy tính sẽ hiển thị 36 câu hỏi để bạn trả lời, bài thi theo phương thức trắc nghiệm mỗi câu sẽ có 3,4 đáp án cho bạn lựa chọn.
+ Thời gian thực hiện bài thi là 20 phút, để vượt qua bài thi lý thuyết các bạn cần trả lời đúng 32/36 câu hỏi là được.
3. Câu hỏi trong bộ đề thi lý thuyết B2
+ Biển báo giao thông: 182 câu
+ Khái niệm và quy tắc giao thông đường bộ: 166 câu
+ Kỹ năng xử lý tình hướng: 114 câu
+ Tình hướng mất an toàn giao thông: 60 câu
+ Kỹ thuật lái xe: 56 câu
+ Nghiệp vụ vận tải: 26 câu
+ Văn hóa giao thông: 21 câu
Với bộ đề thi 600 câu hỏi như trên thì rất khó để các bạn có thể học thuộc hết do đó cần có những mẹo nhỏ khi đi thi để có thể vượt qua dễ dàng hơn. Mỗi một bộ đề, nội dung thi sẽ có một vài mẹo khác nhau, cụ thể là:
– Mẹo thi câu hỏi về biển báo giao thông
Về biển báo giao thông thì các bạn cần ghi nhớ 5 nhóm biển báo chính bao gồm: Biển báo cấm ( hình tròn viền đỏ, nền trắng), biển báo nguy hiểm ( hình tam giác vàng viền đỏ), biển báo hiệu lệnh ( hình tròn xanh), biển chỉ dẫn ( hình vuông hoặc chữ nhật xanh), biển báo phụ ( hình vuông hoặc chữ nhật trắng/đen).
Khi gặp các câu hỏi biển báo có thể áp dụng các mẹo thi như sau:
+ Câu hỏi về biển báo có 2 hoặc 3 biển tròn màu xanh phân 2 trường hợp: Loại câu dài 1 hàng thì chọn đáp án 1. Loại câu từ 2 hàng trở lên chọn đáp án 3.
+ Những câu hỏi về biển báo mà chứa đáp án “Không được phép” thì chọn đáp án này.
+ Đỗ xe: không giới hạn thời gian
+ Dừng xe: có giới hạn thời gian
– Mẹo thi câu hỏi về văn hóa giao thông
+ Trong những câu hỏi có đáp án chứa những từ sau thì cứ chọn đáp án đó bao gồm: Chấp hành, bắt buộc, cơ quan có thẩm quyền, dùng thanh nối cứng, báo hiệu tạm thời, nghiêm cấm/bị nghiêm cấm, hiệu lệnh người điều khiển giao thông, xe chữa cháy làm nhiệm vụ, phương tiện giao thông đường sắt, đèn chiếu xa sang gần, về số thấp… gài số 1.
– Mẹo thi câu hỏi về thứ tự xe ưu tiên
– Mẹo thi câu hỏi về tốc độ xe
Những câu hỏi về tốc độ xe thì các bạn cần nắm rõ tốc độ chuẩn xác nhất khi đi trong từng khu vực. Cụ thể:
+ Trong khu dân cư: 30km/h đối với xe công nông, 40 km/h đối với xe gắn máy, xe môtô và 50 km/h đối với xe < 3,5 tấn
+ Ngoài khu dân cư: 40 km/h – Đáp án 1, 50 km/h – Chọn đáp án 3, 60 km/h – Chọn đáp án 4, 70 km/h – Chọn đáp án 2, 80 km/h – Chọn đáp án 1
+ Trên đường cao tốc: chọn đáp án tốc độ cao nhất
– Mẹo thi câu hỏi về độ tuổi tham gia giao thông
– Mẹo thi câu hỏi về thời hạn sử dụng xe
Gặp những câu hỏi như thế này các bạn cứ chọn đáp án xe tải là 25 năm và ô tô trên 9 chỗ là 20 năm
Cập nhật lúc
Hà Nội Cắm Biển Báo Các Khu Vực Cấm Bán Hàng Rong
– UBND TP Hà Nội vừa chỉ đạo Sở GT-VT cắm biển báo không bán hàng rong tại 63 tuyến phố và 48 khu di tích lịch sử, văn hóa đã được đưa vào “danh sách cấm”. Thời gian tới, danh sách này sẽ được bổ sung nhiều thêm…
Đáng chú ý, một số khu vực quanh trụ sở các cơ quan Đảng, Nhà nước như: Trung ương Đảng, Quốc hội, Chính phủ, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao; cơ quan Bộ và ngang Bộ; cơ quan thuộc Chính phủ; Thành ủy, UBND TP, quận ủy, huyện ủy; tòa án và viện kiểm sát Thành phố, quận, huyện; xung quanh các cơ quan ngoại giao, doanh trại quân đội, trường học, bệnh viện … sẽ được các lực lượng kiểm soát chặt hoạt động bán hàng rong, nhắc nhở, xử lý theo qui định.
Hàng rong tại Hà Nội thời gian tới sẽ không được tụ tập, buôn bán xung quanh trụ sở nhiều cơ quan Nhà nước, doanh trại quân đội, trường học, bệnh viện… ( Ảnh: T.M)
Song song với việc cắm biển cấm, Sở Công Thương, Sở Thông tin – Truyền thông và UBND các quận, huyện, thành phố trực thuộc có trách nhiệm tuyên truyền, phổ biến các chủ trương, qui định của Chính phủ và Hà Nội, thông báo công khai các tuyến đường, khu vực cấm cho người kinh doanh, cán bộ quản lý và toàn thể nhân dân biết, thực hiện (chủ yếu qua các phương tiện thông tin đại chúng).
TP Hà Nội cho biết, thời gian tới không chỉ thanh tra giao thông mà nhiều lực lượng sẽ cùng tham gia kiểm tra, kiểm soát hàng rong tại các khu vực, tuyến đường “cấm” (kể trên). Đội kiểm tra liên ngành TP sẽ gồm: cảnh sát trật tự (Công an Hà Nội), quản lý thị trường (Sở Công Thương), Thanh tra văn hóa (Sở VH,TT&DL), Thanh tra y tế (Sở Y tế)…
TIN LIÊN QUAN
Hàng rong Hà Nội vẫn mưu sinh tại nhiều điểm cấm
Hà Nội rộng gấp 3, chỉ thêm 1 phố cấm hàng rong
Hàng rong: Đi về đâu hỡi… tôi?
Sau cấm hàng rong, chưa thấy kế hoạch hỗ trợ
Tại các khu vực, tuyến đường hàng rong chưa bị cấm, Sở Y tế Hà Nội sẽ chỉ đạo Trung tâm Y tế dự phòng và các phòng y tế quận, huyện hướng dẫn, kiểm tra, kiểm soát chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm đối với hàng rong, nhằm phát hiện, xử lý kịp thời các vi phạm về chất lượng, vệ sinh.
Đặc biệt, những người được cho là “lợi dụng bán hàng rong để xin ăn” sẽ được các cơ quan chức năng tập trung, tổ chức nuôi dưỡng giáo dục hoặc chuyển trả về gia đình, địa phương theo qui định.
Cũng theo UBND TP Hà Nội, năm nay sẽ đẩy nhanh việc thực hiện mô hình “khoán quản” tại các quận, huyện còn lại của Hà Nội, kết hợp trông giữ ô tô, xe đạp, xe máy với thực hiện dịch vụ công và giữ gìn trật tự công cộng.
Bạn đang xem bài viết Cấm Cứ Cấm, Bán Cứ Bán! trên website Sachlangque.net. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!