Cập nhật thông tin chi tiết về Cận Cảnh Chăn Nuôi Gia Súc, Gia Cầm Ở Các Quận, Huyện Hà Nội Sau ‘Lệnh’ Cấm mới nhất trên website Sachlangque.net. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Những khu vực của Hà Nội nằm trong danh sách cấm chăn nuôi gia súc, gia cầm bao gồm: các phường thuộc 12 quận; bốn phường thuộc thị xã Sơn Tây, gồm Sơn Lộc, Quang Trung, Ngô Quyền và Lê Lợi
Các thị trấn của 5 huyện cũng bị cấm, gồm: thị trấn Phùng (huyện Đan Phượng), Trạm Trôi (huyện Hoài Đức), Đông Anh (huyện Đông Anh), Trâu Quỳ và Yên Viên (huyện Gia Lâm), Văn Điển (huyện Thanh Trì). Khu chung cư, tập thể cũ, khu đô thị nằm trên huyện, thị xã cũng bị cấm chăn nuôi gia súc, gia cầm
Một người chăn nuôi ở xã Song Phượng,huyện Đan Phượng, Hà Nội cho biết :” Hằng ngày vào 4h chiều tôi mới đưa bò ra đi ăn cỏ quanh khu vực này, nhưng vẫn chưa có thông báo nào về việc cấm chăn thả khu vực nội đô”
Toàn thành phố hiện có trên 200.000 cơ sở, hộ chăn nuôi gia súc, gia cầm, gồm hơn 150.000 con trâu, bò; hơn 1,2 triệu con lợn; trên 42 triệu gia cầm (gà, vịt, ngan, chim cút).
Đề xuất cấm chăn thả gia cầm đã được thông qua nhưng việc chăn thả bò vẫn diễn ra bình thường cạnh lề đường Đại lộ Thăng Long,huyện Hoài Đức, Hà Nội chiều ngày 13/7
Mục đích của việc cấm chăn thả gia súc, gia cầm nhằm khắc phục tình trạng chăn nuôi nhỏ lẻ, phân tán, hiệu quả thấp. Việc không cho phép chăn nuôi ở đô thị cũng nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường, bảo vệ sức khỏe cộng đồng.
Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc thành phố Nguyễn Lan Hương cũng đề nghị quy định cụ thể động vật nuôi làm cảnh, nuôi với mục đích thí nghiệm vì hiện pháp luật chưa rõ ràng dẫn đến phản ứng của người dân khi gia súc, gia cầm làm cảnh được nuôi ở khu dân cư, chung cư.
Số gia súc, gia cầm phải di dời ra khỏi vùng cấm là trên 200.000, với khoảng 2.000 lao động (không tính số lao động ở các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ)
Hiện vẫn có tình trạng nuôi, chăn thả đàn trâu với số lượng lớn ở khu vực bãi sông Hồng, gầm cầu Vĩnh Tuy
Đàn trâu đang đằm mình tắm mát dưới sông Hồng của một chủ trâu là vợ chồng anh Tiến chị Hải thả dưới chân cầu Vĩnh Tuy – Hà Nội
Đàn trâu được nuôi từ nhiều năm nay sắp tới cũng phải di dời đến địa điểm tập trung và cũng không được thả rông như trước.
Như Ý
Cấm Chăn Nuôi Gia Súc Trong Nội Thành Hà Nội: Người Nông Dân Làm Gì?
Chuyển đổi nghề khó khăn
Trước tình hình trên, trao đổi với PV tạp chí Người Đưa Tin Pháp luật, ông Nguyễn Trung Kiên – Chủ tịch UBND phường Long Biên (quận Long Biên, Hà Nội) – thừa nhận, những hộ chăn nuôi gia súc làm kinh doanh tại địa phương hầu hết là những người cao tuổi, việc tiếp cận việc làm mới vô cùng khó.
Tuy nhiên, việc chăn nuôi theo mô hình thủ công, tự phát đang làm ảnh hưởng xấu đến môi trường, sức khỏe và cảnh quan đô thị. Nên việc cấm chăn nuôi gia súc, gia cầm trong nội thành và các thị trấn thuộc Hà Nội là điều cần thiết.
“Phường chúng tôi đã vào cuộc, thực hiện theo chỉ đạo của quận trong việc nỗ lực định hướng, cũng như tìm việc làm phù hợp cho các cơ sở chăn nuôi. Nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc giảm đàn, dừng chăn nuôi trong khu dân cư”, ông Kiên khẳng định.
Trước những băn khoăn của các hộ chăn nuôi, PV tạp chí Người Đưa Tin Pháp luật đã trao đổi với ông Nguyễn Ngọc Sơn – Chi cục trưởng chi cục Chăn nuôi (sở NN&PT Hà Nội). Được biết, đối với Nghị quyết này, Sở và HĐND TP.Hà Nội đã thống nhất thời gian để các hộ thực hiện chuyển đổi nghề là 3 năm cho các hộ dân đỡ bỡ ngỡ, lo lắng.
Sở đã bàn giao cho từng quận, huyện thống kê, rà soát lại số lượng chăn nuôi trên địa bàn. Qua đó, đẩy mạnh tuyên truyền, giải thích đến từng hộ vì sự nghiệp chung của thành phố, vì sự phát triển văn minh của thành phố xanh, sạch, đẹp. Không thể để một vài hộ chăn nuôi nhỏ lẻ gây ô nhiễm môi trường, mất cảnh quan đô thị.
“Thêm nữa, diễn biến dịch bệnh rất phức tạp, kể cả các bệnh lây sang người (cúm gia cầm, H5N1, dịch tả châu Phi, viêm cầu lợn,…), chính vì thế định hướng của Thành phố là chăn nuôi lớn, chăn nuôi công nghệ cao mang tính chất khu vực riêng để đảm bảo môi trường, phát triển chăn nuôi bền vững”, ông Sơn phân tích.
Theo Nghị quyết 10 ngày 5/10/2018 của thành phố về việc hỗ trợ các hộ dân ở trong khu vực cấm di dời địa điểm chăn nuôi, nếu đủ điều kiện, hỗ trợ chính sách ở các vùng được phép chăn nuôi về đường sá, giống, môi trường nếu phù hợp, trong thời gian họ có mong muốn tiếp tục với công việc chăn nuôi.
Chăn Thả Rông Gia Súc Trên Đường Bộ Là Hành Vi Bị Pháp Luật Cấm
(QBĐT) – Chăn thả rộng gia súc trên đường bộ và kể cả đường sắt là hành vi gây nguy hiểm cho người và phương tiện tham gia giao thông, dẫn đến nhiều vụ tai nạn thương tâm. Pháp luật Việt Nam hiện hành đã có những quy định rất rõ ràng về các hình thức vi phạm cũng như mức xử phạt.
Khoản 2 Điều 35 Luật Giao thông đường bộ có quy định: Không được thả rông súc vật trên đường bộ. Trường hợp người dắt súc vật đi trên đường bộ, theo điểm 1 và điểm 2 Điều 34 Luật Giao thông đường bộ, cần phải tuân thủ nguyên tắc sau: Phải cho súc vật đi sát mép đường và bảo đảm vệ sinh trên đường, trường hợp cần cho súc vật đi ngang qua đường thì phải quan sát và chỉ đi qua đường khi có đủ điều kiện an toàn; Không được dẫn dắt súc vật đi vào phần đường dành cho xe cơ giới.
Với những trường hợp vật nuôi, súc vật thả rông gây tai nạn, pháp luật hiện hành đã có những quy định xử phạt rất rõ ràng.
Không khó để bắt gặp tình trạng trâu bò đi lại tự do trên các tuyến đường giao thông, kể cả trong đô thị.
Theo khoản 2 Điều 10 Nghị định 46/2016/NĐ-CP, người điều khiển, dẫn dắt súc vật đi không đúng phần đường quy định, đi vào đường cấm, khu vực cấm, đi vào phần đường của xe cơ giới; để súc vật đi trên đường bộ không bảo đảm an toàn cho người và phương tiện đang tham gia giao thông sẽ bị phạt tiền từ 60.000 – 80.000 đồng.
Trường hợp chủ gia súc không tuân thủ các quy định bảo đảm an toàn giao thông, dẫn dắt gia súc đi vào đường giao thông gây tai nạn giao thông, gây thiệt hại cho tính mạng, sức khỏe, tài sản của người khác thì phải chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật hiện hành.
Điều 603 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định về việc bồi thường thiệt hại do súc vật gây ra như sau: Chủ sở hữu súc vật phải bồi thường thiệt hại do súc vật gây ra cho người khác. Người chiếm hữu, sử dụng súc vật phải bồi thường thiệt hại trong thời gian chiếm hữu, sử dụng súc vật, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
Trường hợp người thứ ba hoàn toàn có lỗi làm cho súc vật gây thiệt hại cho người khác thì người thứ ba phải bồi thường thiệt hại; nếu người thứ ba và chủ sở hữu cùng có lỗi thì phải liên đới bồi thường thiệt hại. Điều luật này cũng quy định, trường hợp súc vật thả rông theo tập quán mà gây thiệt hại thì chủ sở hữu súc vật đó phải bồi thường theo tập quán nhưng không được trái pháp luật và đạo đức xã hội…
Trường hợp chủ gia súc thả gia súc hoặc dẫn dắt gia súc đi trên đường gây tai nạn giao thông chết người thì người chủ có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội vô ý làm chết người theo quy định tại Điều 128 Bộ luật Dân sự năm 2015 với khung xử lý thấp nhất là phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 1 – 5 năm. Trường hợp vô ý làm chết 2 người trở lên thì bị phạt tù từ 3 – 10 năm, đồng thời chịu trách nhiệm bồi thường theo Bộ luật Dân sự.
Rõ ràng, việc chăn thả rông gia súc trên đường bộ. Các trường hợp gia súc chăn thả rông trên đường bộ gây ra tai nạn đã được pháp luật hiện hành quy định hình thức xử phạt rất cụ thể, đầy đủ. Vì vậy, tổ chức, cá nhân có gia súc chăn thả cần chấp hành nghiêm các quy định, tránh xảy ra hậu quả đáng tiếc. Bên cạnh đó, chính quyền địa phương và cơ quan có thẩm quyền cần rà soát, kiểm tra, xử lý các trường hợp vi phạm.
Tiêu Chuẩn Quốc Gia Tcvn 8765:2012 (Iso 6493:2000) Về Thức Ăn Chăn Nuôi
THỨC ĂN CHĂN NUÔI – XÁC ĐỊNH HÀM LƯỢNG TINH BỘT – PHƯƠNG PHÁP ĐO PHÂN CỰC
Animal feeding stuffs – Determination of starch content – Polarimetric method
Lời nói đầu
TCVN 8765:2012 hoàn toàn tương đương với ISO 6493:2000;
TCVN 8765:2012 do Cục Chăn nuôi biên soạn, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
THỨC ĂN CHĂN NUÔI – XÁC ĐỊNH HÀM LƯỢNG TINH BỘT – PHƯƠNG PHÁP ĐO PHÂN CỰC Animal feeding stuffs – Determination of starch content – Polarimetric method
Tiêu chuẩn này quy định phương pháp đo phân cực để xác định hàm lượng tinh bột của thức ăn chăn nuôi và nguyên liệu thức ăn chăn nuôi.
Phương pháp này không áp dụng cho các sản phẩm ngoài tinh bột còn chứa các chất khác có hoạt tính quang học trong quá trình phân tích và không hòa tan trong etanol 40 %. Ví dụ về các sản phẩm này là: khoai tây, củ cải đường cắt lát, lá củ cải đường, ngọn củ cải đường, nấm men, các sản phẩm từ đậu tương, đậu lupin và các sản phẩm giàu inulin (như: củ cải, cây atiso Jerusalem). Trong các trường hợp này, hàm lượng tinh bột được xác định bằng phương pháp enzym.
Phương pháp này không áp dụng để định lượng tinh bột có hàm lượng amyloza vượt quá 40 % (ví dụ như loại tinh bột ngô có amyloza cao như Hylon VII).
CẢNH BÁO – Tùy thuộc vào mức độ xử lý nhiệt/ẩm đối với sản phẩm được phân tích, mà kết quả xác định hàm lượng tinh bột có thể sẽ quá thấp.
Các tài liệu viện dẫn sau rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có).
TCVN 4851 (ISO 3696), Nước dùng để phân tích trong phòng thí nghiệm – Yêu cầu kĩ thuật và phương pháp thử.
TCVN 6952: 2001 (ISO 6498 : 1998), Thức ăn chăn nuôi – Chuẩn bị mẫu thử.
ISO 3310-1, Test sieves – Technical requirements and testing – Part 1: Test sieves of metal wire cloth, (Sàng thử – Yêu cầu kĩ thuật và phương pháp thử – Phần 1: Sàng thử có lưới thép).
3. Thuật ngữ và định nghĩa
Trong tiêu chuẩn này, sử dụng các thuật ngữ và định nghĩa sau:
3.1. Tinh bột (starch)
Các hợp chất cao phân tử thực vật tự nhiên chứa các mạch dài không phân nhánh của các đơn vị glucoza liên kết a-1,4 (amyloza) và/hoặc các mạch dài phân nhánh a-1,6 của các đơn vị glucoza liên kết a-1,4 (amylopectin).
3.2. Hàm lượng tinh bột (starch content).
Phần khối lượng của tinh bột và các sản phẩm phân tử lượng cao của nó, không tan trong etanol 40 % và được xác định theo tiêu chuẩn này.
CHÚ THÍCH: Hàm lượng tinh bột được biểu thị bằng gam trên kilogam.
Phân hủy một phần mẫu thử bằng axit clohydric loãng, sau đó tinh bột hòa tan được gelatin hóa và thủy phân một phần.
Xác định tổng độ quay cực của dịch lọc thu được.
Việc hiệu chỉnh được thực hiện với độ quay cực tạo ra bởi các chất khác, là những chất tan trong etanol 40 % và có tính quang hóa sau khi xử lý với axit clohydric loãng.
Hàm lượng tinh bột được tính toán bằng cách nhân độ quay cực đã hiệu chỉnh với một hệ số đã biết.
Chỉ sử dụng thuốc thử thuộc loại tinh khiết phân tích.
5.1. Nước,phù hợp với loại 3 của TCVN 4851 (ISO 3696).
5.3. Metyl đỏ, dung dịch trong etanol (96 % thể tích), r (metyl đỏ) = 1g/l.
5.4. Axit clohydric, c(HCl) = 0,31 mol/l.
Kiểm tra nồng độ bằng cách chuẩn độ với dung dịch natri hydroxit 0,100 mol/l sử dụng metyl đỏ làm chất chỉ thị. Với một lượng 10 ml dung dịch axit clohydric phải trung hòa hết (31,0 ± 0,1) ml dung dịch natri hydroxit.
CẢNH BÁO – Nồng độ axit clohydric quá thấp hoặc quá cao sẽ gây sai số cho quá trình xác định hàm lượng tinh bột.
5.5. Axit clohydric, c(HCl) = 7,73 mol/l.
5.6. Dung dịch làm trong, theo Carrez, như sau
5.6.1. Dung dịch kali hexacyano sắt (II),c[K 4Fe(CN) 6] = 0,25 mol/l.
Hòa tan 106 g kali hexacyano sắt (II) ngậm ba phân tử nước, [K 4Fe(CN) 6].3H 2 O trong nước vào bình định mức 1 l. Pha loãng và định mức tới vạch bằng nước cất.
5.6.2. Kẽm axetat, dung dịch trong axit axetic 0,5 mol/l, c[Zn(CH 3COO) 2] = 1 mol/l.
Hòa tan 219,5 g kẽm axetat ngậm hai phân tử nước [Zn(CH 3COO) 2.2H 2 O] và 30 g axit axetic băng trong nước vào bình định mức 1l. Pha loãng và định mức tới vạch bằng nước cất.
Sử dụng các thiết bị phòng thử nghiệm thông thường và cụ thể như sau:
6.1. Cân phân tích, có thể cân chính xác đến 1 mg.
6.2. Máy đo pH, có thể đo chính xác đến 0,1 đơn vị pH.
6.3. Nồi cách thủy đun sôi, có khả năng duy trì nước sôi trong suốt quá trình ngâm bình nón
CẢNH BÁO – Nếu nồi cách thủy không được duy trì sôi liên tục thì kết quả hàm lượng tinh bột xác định được sẽ quá cao.
6.4. Máy đo phân cực, chính xác đến ít nhất 0,01 o và phù hợp với các ống dài 200 mm.
Đo độ quay quang học tại bước sóng 589,3 nm (vạch natri D). Khi sử dụng các ống phân cực có chiều dài khác, đo với độ chính xác tương ứng.
Có thể sử dụng máy đo độ đường nếu độ chính xác của phép đo của máy đo độ đường ít nhất bằng với độ chính xác của máy đo độ phân cực. Trong trường hợp này, chuyển cách đọc sang độ.
Máy đo độ phân cực cần được hiệu chỉnh với dung dịch sacaza (5.7). Dung dịch sacaza này tạo ra độ quay cực là 13,30 o khi đo tại (20 ± 1) o C sử dụng ống phân cực 200 mm.
6.5. Buret 6.6. Bộ sinh hàn hồi lưu
6.7. Bình định mức, dung tích 100 ml.
Nếu cần gắn bình định mức với bộ sinh hàn hồi lưu (xem 9.3.3) thì nên sử dụng bình nón Kohlrausch cổ rộng.
CHÚ THÍCH: Bình nón Kohlrausch là các bình định mức thông dụng được dùng để xác định đường.
Việc lấy mẫu không quy định trong tiêu chuẩn này. Nên lấy mẫu theo TCVN 4325 (ISO 6497) [1].
Điều quan trọng mẫu gửi đến phòng thử nghiệm phải là mẫu đại diện và không bị hỏng hay biến đổi trong quá trình vận chuyển hoặc bảo quản.
Chuẩn bị mẫu thử theo TCVN 6952 (ISO 6498).
Với mẫu rắn, mẫu phòng thử nghiệm (thường là 500 g) được đem nghiền nhỏ để thu được mẫu có kích thước lọt hoàn toàn qua sàng có đường kính lỗ sàng là 0,5 mm phù hợp với ISO 3310-1. Trộn đều.
9.1. Xác định lượng axit sử dụng để phân hủy
9.1.1. Cân khoảng 2,5 g mẫu thử đã chuẩn bị, chính xác đến 1 mg và chuyển toàn bộ vào bình nón 50 ml. Thêm 25 ml nước, lắc cho đến khi tạo huyền phù đồng nhất.
9.1.2. Đặt điện cực của máy đo pH (6.2) vào dung dịch huyền phù nêu trên, dùng buret, thêm axit clohydric (5.4) cho đến khi pH của dung dịch huyền phù đạt 3,0 ± 0,1. Kiểm tra lượng axit dùng để phân hủy hoàn toàn phần mẫu thử bằng cách lắc mạnh dung dịch huyền phù và để yên 2 min. Nếu trong suốt thời gian này, pH tăng vượt giá trị 3,1 thì sử dụng buret thêm tiếp axit clohydric (5.4), nếu cần thiết thêm nhiều lần cho đến khi không cần thêm axit để phân hủy nữa.
9.1.3. Tính lượng axit sử dụng để phân hủy phần mẫu thử từ thể tích axit clohydric (5.4) đã thêm vào.
9.2. Xác định tổng độ quay cực
9.2.1. Cân khoảng 2,5 g mẫu thử đã chuẩn bị (), chính xác đến 1 mg, chuyển toàn bộ vào bình định mức khô 100 ml (6.7). Thêm 25 ml axit clohydric (5.4). Lắc cho đến khi tạo huyền phù đồng nhất, sau đó, thêm tiếp 25 ml axit clohydric (5.4).
9.2.2. Bổ sung lượng axit sử dụng để phân hủy phần mẫu thử (xem 9.1) bằng cách thêm axit clohydric có nồng độ phù hợp sao cho tổng thể tích dung dịch trong bình định mức thay đổi không quá 1 ml.
VÍ DỤ: Giả sử cần 5,0 ml axit clohydric 0,1 mol/l để bổ sung cho mẫu trong 9.1.2, thì tổng lượng acid để phân hủy mẫu là 0,5 mmol (9.1.3). Trong trường hợp này, cần thêm 0,5 ml axit clohydric 1,0 mol/l vào 9.2.2.
CẢNH BÁO: Nếu nồng độ axit clohydric trong dung dịch huyền phù lệch với 0,31 mol/l thì sẽ gây sai lệch đối với hàm lượng tinh bột được xác định. Nồng độ axit clohydric quá cao hoặc quá thấp sẽ lần lượt cho kết quả quá thấp hoặc quá cao khi xác định hàm lượng tinh bột.
9.2.3. Ngâm bình định mức vào trong bể điều nhiệt đang sôi (6.3). Trong suốt 3 min đầu, lắc mạnh và đều bình để ngăn sự vón cục và để nhiệt được phân bố đều trong toàn bộ huyền phù. Khi lắc, phải giữ cho bình luôn luôn được ngâm trong bể nước.
Trong trường hợp phân tích nhiều mẫu, ngâm các bình định mức trong khoảng thời gian thích hợp để giữ cho bể nước luôn luôn ở điểm sôi.
Sau 15 min ± 5 s, nhấc bình ra khỏi bể. Thêm ngay 30 ml nước (5.1) có nhiệt độ không quá 10 oC và trộn đều. Làm mát tới nhiệt độ khoảng 20 o C dưới vòi nước lạnh.
CẢNH BÁO: Nếu bình để trong bể điều nhiệt quá lâu hoặc nhiệt độ giảm quá chậm, thì hàm lượng tinh bột sẽ được xác định quá thấp.
Thêm 5 ml dung dịch kali hexacyano sắt (II) (5.6.1) và lắc trong 1 min. Thêm 5 ml dung dịch kẽm axetat (5.6.2) và lắc tiếp 1 min. Pha loãng tới vạch với nước, lắc và lọc. Bỏ đi vài mililit dịch lọc đầu.
Xác định độ quay cực của dịch lọc () bằng máy đo phân cực hoặc máy đo độ đường (6.4).
9.3. Xác định độ quay cực của các chất tan trong etanol
9.3.1. Cân khoảng 5 g mẫu thử đã chuẩn bị (), chính xác đến 1 mg, chuyển toàn bộ vào bình định mức khô 100 ml (6.7). Thêm 40 ml etanol (5.2). Lắc cho đến khi tạo huyền phù đồng nhất, sau đó thêm tiếp 40 ml etanol (5.2).
9.3.2. Bổ sung lượng axit phân hủy phần mẫu (xem 9.1) bằng cách thêm axit clohydric có nồng độ phù hợp sao cho tổng thể tích dung dịch trong bình định mức thay đổi không quá 1 ml. Theo nguyên tắc, lượng axit clohydric được thêm vào nhiều gấp đôi lượng đã được thêm vào trong 9.2.2.
9.3.3. Lắc mạnh và để yên trong 1h tại nhiệt độ phòng. Trong suốt thời gian này, lắc mạnh ít nhất 10 min một lần.
Nếu lượng lactoza của mẫu vượt quá 50 g/kg (như bột whey và bột sữa), hòa tan mẫu bằng cách gia nhiệt bình định mức được gắn với một sinh hàn hồi lưu, trong một bể điều nhiệt ở (50 ± 2) o C trong 30 min.
Pha loãng tới vạch bằng etanol (5.2), trộn và lọc. Bỏ đi vài mililit dịch lọc đầu.
Hút 50 ml dịch lọc cho vào bình định mức 100 ml (6.7). Thêm 2,0 ml axit clohydric (5.5) và khuấy mạnh. Gắn sinh hàn hồi lưu vào bình định mức và ngâm bình trong bể điều nhiệt (6.3).
Sau 15 min ± 5 s, nhấc bình ra khỏi bể. Ngay lập tức, thêm 30 ml nước (5.1) có nhiệt độ không quá 10 oC và trộn. Làm mát tới nhiệt độ khoảng 20 o C dưới vòi nước mát.
Thêm 5 ml dung dịch kali hexacycno sắt (II) (5.6.1) và lắc 1 min. Thêm 5 ml dung dịch kẽm axetat (5.6.2) và lắc tiếp 1 min. Pha loãng tới vạch với nước, lắc và lọc. Bỏ đi vài mililit dịch lọc đầu.
Xác định độ quay cực của dịch lọc trong ( a2) bằng máy đo phân cực hoặc máy đo độ đường (6.4).
Tính toán hàm lượng tinh bột trong mẫu thử theo công thức:
trong đó:
w là hàm lượng tinh bột trong mẫu thử, tính bằng gam trên kilogam;
a1 là độ quay cực tổng được đo trong 9.2, tính bằng độ;
a2 là độ quay cực của các chất tan trong etanol được đo trong 9.3, tính bằng độ;
m1 là khối lượng của phần mẫu thử dùng để xác định độ quay cực tổng (9.2), tính bằng gam;
m2 là khối lượng của phần mẫu thử dùng để xác định độ quay cực của các chất tan trong etanol (9.3), tính bằng gam;
là độ quay cực riêng của tinh bột nguyên chất được đo tại bước sóng 589,3 nm (vạch Na D), tính bằng độ;
= 185,9 đối với tinh bột gạo;
= 185,7 đối với tinh bột khoai tây (xem Phụ lục A);
= 184,6 đối với tinh bột ngô;
= 184,0 đối với tinh bột lúa mạch đen;
= 183,6 đối với tinh bột sắn (xem Phụ lục A);
= 182,7 đối với tinh bột lúa mì;
= 181,5 đối với tinh bột lúa mạch;
= 181,3 đối với tinh bột yến mạch;
= 184,0 đối với các tinh bột loại khác và hỗn hợp tinh bột trong nguyên liệu thức ăn chăn nuôi.
Làm tròn kết quả tới ít nhất 1g/kg.
11.1. Phép thử liên phòng thử nghiệm
Chi tiết về độ chụm của phương pháp trong phép thử liên phòng thí nghiệm được đưa ra trong Phụ lục B. Các giá trị thu được từ phép thử liên phòng này có thể không áp dụng đối với các dải nồng độ và nền mẫu khác với các giá trị đã nêu.
11.2. Độ lặp lại
Chênh lệch tuyệt đối giữa hai kết quả thử nghiệm đơn lẻ thực hiện trên vật liệu thử giống hệt nhau, do cùng một người thực hiện, sử dụng cùng một thiết bị, trong một khoảng thời gian ngắn có thể, không quá 5 % các trường hợp vượt quá giới hạn lặp lại r được đưa ra trong Bảng 1.
Bảng 1 – Giới hạn lặp lại (r) và giới hạn tái lập (R) 11.3. Độ tái lập
Chênh lệch tuyệt đối giữa hai kết quả thử nghiệm đơn lẻ, sử dụng cùng một phương pháp trên cùng vật liệu thử, tại các phòng thí nghiệm khác nhau bởi người thực hiện khác nhau, sử dụng các thiết bị khác nhau, không quá 5 % các trường hợp vượt quá giới hạn tái lập R được đưa ra trong Bảng 1.
Báo cáo thử nghiệm phải ghi rõ:
– tất cả các thông tin cần thiết để nhận biết toàn diện về mẫu thử;
– phương pháp lấy mẫu, nếu biết;
– phương pháp thử đã sử dụng cùng với viện dẫn trong tiêu chuẩn này;
– tất cả các chi tiết về thao tác không quy định trong tiêu chuẩn này cùng với các chi tiết bất thường khác có thể ảnh hưởng đến kết quả;
– kết quả thu được hoặc hai kết quả thu được nếu có kiểm tra độ lặp lại.
Giải thích độ quay cực riêng của tinh bột khoai tây và tinh bột sắn
A.1. Tinh bột khoai tây
Với tinh bột khoai tây, trong thực tế xuất hiện 3 giá trị độ quay cực riêng khác nhau.
Trong xuất bản lần đầu tiên bởi Ewer (xem tài liệu [2] trong thư mục Tài liệu tham khảo) 2 giá trị biểu thị cho độ quay cực riêng của khoai tây là:
= 185,7 o: xử lý mẫu tinh bột trong bể điều nhiệt với axit clohydric 0,31 mol/l.
= 195,4 o: xử lý mẫu tinh bột trong bể điều nhiệt với axit clohydric 0,10 mol/l.
Xác định độ phân cực của hàm lượng tinh bột theo tài liệu tham khảo [2] với axit hydrochloric 0,10 mol/l không chuẩn. Thông thường, để xác định hàm lượng tinh bột sử dụng axit hydrochloric 0,31 mol/l tương ứng với độ quay cực riêng là 185,7 o.
Trước đây, hai giá trị này trong tài liệu tham khảo [2] đã bị từ chối trong các xuất bản của Cộng đồng Châu Âu (EC) (xem thư mục tài liệu tham khảo) khi nói về độ quay cực riêng của tinh bột khoai tây. Điều này gây nên sự nhầm lẫn.
Trong tạp chí của Cộng đồng Châu Âu năm 1967 (tài liệu tham khảo [3]) đưa ra giá trị đúng 185,7 o. Sau khi EC xem xét lại vào năm 1972, tại tạp chí chính thức [4] có đề cập đến giá trị sai 195,4 o này.
Năm 1980, trong tạp chí của Cộng đồng Châu Âu (Official Journal [5]) đã đính chính độ quay cực riêng của khoai tây từ 195,4 o thành 185,4 o. Tuy nhiên, sau đó lại được chỉnh thành 185,7 o.
Năm 1987, giá trị không đúng 195,4 o được EC giới thiệu đã được chấp nhận bởi Analytical Working Party thuộc nhóm các nhà nghiên cứu tinh bột (Starch Experts Group – STEX) của Hiệp hội tinh bột Châu Âu (European Starch Association – ESA) trong tài liệu tham khảo [6].
Sau này, giá trị đính chính bởi EC là 185,4 o được chấp nhận trong ISO/CD 10520. Trong ISO/DIS 10520 (1994) đưa ra giá trị đúng 185,7 o. Mặc dù giá trị sai 185,4 o được đưa trở lại trong ISO/DIS 10520.2 (1995), phiên bản được xuất bản của ISO 10520:1997 [7] vẫn chứa giá trị đúng 185,7 o.
A.2. Tinh bột sắn
Giá trị 183,6 o cho độ quay cực riêng của tinh bột sắn được chấp nhận từ Tài liệu tham khảo [8].
Các kết quả của phép thử liên phòng thử nghiệm
Độ chụm của phương pháp được thiết lập năm 1997 bởi phép thử liên phòng thử nghiệm được thực hiện theo ISO 5725-2 [10]. Phép thử này có 15 phòng thí nghiệm tham gia. Các mẫu khảo sát là sắn khô, thức ăn cho gà đẻ, gluten ngô, đậu đỗ và thức ăn cho lợn con.
Bảng B.1 Tóm tắt các kết quả thống kê của phép thử
Bảng B.1 – Các kết quả thống kê THƯ MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] TCVN 4325:2007 (ISO 6497), Thức ăn chăn nuôi – Lấy mẫu.
[2] Ewers, Zeitschrift fur offentliche Chemie, 14, 1908, pp. 150 – 157.
[3] Tạp chí của cộng đồng Châu Âu 2927/67 of 1967-06-30 (Official Journal of the European Communities 2927/67 of 1967-06-30).
[4] Tạp chí của cộng đồng Châu Âu L 123/6-9 of 1972-05-29. (Official Journal of the European Communities L 123/6-9 of 1972-05-29).
[5] Tạp chí của cộng đồng Châu Âu L 320/43 of 1980-11-27. (Official Journal of the European Communities L 320/43 of 1980-11-27).
[6] Stärke, 12(7), 1984, pp. 14-416.
[7] ISO 10520:1997, Tinh bột tự nhiên – Xác định hàm lượng tinh bột – phương pháp đo độ phân cực. (Native starch – Determination of starch content – Ewers polarimetric method).
[8] DIN 10300:1971, Bestimmung des Rohstarkegehaltes – Salzsaure-Verfahren. Xác định hàm lượng tinh bột thô – phương pháp dùng axit clohydric. (Determination of crude starch content – Hydrochloric acid method).
[9] TCVN 6910-1:2001 (ISO 5725-1:1994), Độ chính xác (độ đúng và độ chụm) của phương pháp đo và kết quả – Phần 1: Định nghĩa và nguyên tắc chung.
[10] TCVN 6910-2:2001 (ISO 5725-2:1994), Độ chính xác (độ đúng và độ chụm) của phương pháp đo và kết quả – Phần 2: Phương pháp cơ bản xác định độ lặp và độ tái lập của phương pháp đo tiêu chuẩn.
Bạn đang xem bài viết Cận Cảnh Chăn Nuôi Gia Súc, Gia Cầm Ở Các Quận, Huyện Hà Nội Sau ‘Lệnh’ Cấm trên website Sachlangque.net. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!