Xem Nhiều 3/2023 #️ Cần Lắp Đặt Biển Báo Tải Trọng Cầu # Top 6 Trend | Sachlangque.net

Xem Nhiều 3/2023 # Cần Lắp Đặt Biển Báo Tải Trọng Cầu # Top 6 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về Cần Lắp Đặt Biển Báo Tải Trọng Cầu mới nhất trên website Sachlangque.net. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Cần lắp đặt biển báo tải trọng c

Cần lắp đặt biển báo tải trọng cầu

BT- Sau khi công trình đường giao thông bê tông dài hơn 2.000 m, rộng 3 m nối dài từ thôn Ninh Thuận, xã Hàm Chính, huyện Hàm Thuận Bắc giáp với quốc lộ 28 hoàn thành, đưa vào sử dụng, người dân nơi đây vui mừng, phấn khởi vì không còn cảnh bụi bẩn khi nắng; bùn lầy, nhếch nhác khi mưa. Cũng chính vì giao thông thuận lợi nên ngày có nhiều xe tải, xe ben vận chuyển cát, đá làm đường, bồi nền với tải trọng lớn lưu thông qua lại.

Bà Nguyễn Thị Sen có nhà trên tuyến đường này cho biết: “Từ khi có con đường mới, số lượng xe tải lớn qua lại nhiều, khiến mặt đường có nơi bị hư hỏng, bong tróc; xe máy phải nép sát lề nhường chỗ cho xe tải, có hôm người và xe của các em học sinh ngã xuống ruộng vì đường hẹp”.

Nỗi lo lắng của người dân chưa dừng lại ở đó, vì trên tuyến đường bê tông dài 2.000 m này vẫn đang hiện hữu một cây cầu dân sinh có từ lâu (người dân thường gọi là cầu Ông Tín) dài 12 m, rộng 3 m được thiết kế bằng bê tông, cốt sắt. Trước đây, cây cầu chỉ chủ yếu phục vụ cho việc giao thương hàng hóa, đi lại cho hàng trăm hộ dân thôn Ninh Thuận và bà con trong vùng thì nay phải oằn mình gồng thêm một lượng xe tải trọng lớn hàng ngày vẫn nghiễm nhiên lưu thông qua lại.

Thêm vào đó, trên tuyến đường và tại cây cầu không hề có biển báo tải trọng nào, điều này dẫn đến nguy cơ cầu – đường bị hư hỏng. Nhiều người dân đề nghị đơn vị chức năng cho lắp đặt mỗi bên đầu cầu (theo hướng lưu thông) biển báo tải trọng để người tham gia giao thông nhận biết tải trọng cầu – đường, tránh những điều đáng tiếc xảy ra!

NGUYỄN VĂN LÂM

Kiến Nghị Thay Đổi Biển Báo Cách Tính Tải Trọng Cầu Đường Bộ

Cập nhật lúc 09:15, Thứ ba, 12/11/2013

Bộ Giao thông Vận tải đang dự thảo Thông tư quy định về xếp hàng hóa trên xe ô tô khi tham gia giao thông trên đường bộ.

Theo đó, nhiều doanh nghiệp vận tải đã đánh giá cao dự thảo lần này vì đã có nhiều quy định mới tiếp cận với xu hướng hội nhập quốc tế trong lĩnh vực vận tải hàng hóa đường bộ. Tuy nhiên, Hiệp hội Vận tải hàng hóa Tp. Hồ Chí Minh tổng hợp ý kiến của các doanh nghiệp vận tải cho rằng, dự thảo vẫn còn nhiều nội dung ch ưa phù hợp với thực tiễn, trong đó có quy định về biển báo cách tính tải trọng cầu đường bộ.

Luật sư Thái Văn Chung, Tổng thư k ý Hiệp hội Vận tải hàng hóa Tp. Hồ Chí Minh cho rằng, hiện nay quy định về tải trọng cầu đường bộ vẫn còn gắn biển báo tính theo tổng trọng l ượng cả xe và hàng tối đa không quá 30 tấn (trừ các cầu mới xây theo tiêu chuẩn mới không gắn biển báo giới hạn về tải trọng), là lạc hậu và không c òn phù hợp. Trong khi đó, Thông tư số 7/2010/TT-BGTVT ngày 11/2/2010 của Bộ Giao thông vận tải cho phép nâng tải trọng đối với tổ hợp xe đầu kéo với sơ-mi-rơ-moóc phụ thuộc vào tổng số trục xe, trong đó xe có tổng số trục lớn hơn hoặc bằng 6 có tải trọng bằng hoặc dưới 48 tấn. Như vậy quy định về tải trọng cầu đường bộ không quá 30 tấn đã dẫn đến gần 100% xe tổ hợp đầu kéo chở container đều vi phạm về lỗi quá tải trọng cầu, gây nhiều bức xúc cho doanh nghiệp vận tải.

Theo Hiệp hội Vận tải hàng hóa Tp. Hồ Chí Minh, Bộ Giao thông vận tải nên thay đổi biển báo tải trọng cầu đường bộ theo quy định hiện hành từ “tính tổng trọng tải cả hàng và xe” sang quy định tính theo tải trọng trục xe và cụm trục xe nh ư cầu Tân Thuận 1 tại Tp. Hồ Chí Minh đang áp dụng. Đồng thời gắn thêm biển báo về cự ly, khoảng cách giữa các xe để giới hạn tổng tải trọng của các xe ô tô tác động lên tải trọng cầu. Nếu các cầu yếu th ì cự ly khoảng cách giữa các xe tải phải được cho xa hơn. Ngoài ra, Bộ Giao thông vận tải cần thống nhất với Bộ Công an cách thức tính trọng tải đối với xe tổ hợp đầu kéo sơ-mi-rơ-moóc theo hướng cần phải tính tổng trọng tải cho cả tổ hợp xe đầu kéo bao gồm đầu kéo và s ơ-mi-rơ-moóc chứ không nên tách tải trọng riêng của từng thiết bị để kiểm tra tải trọng như hiện nay./.

Quy Định Về Lắp Đặt Biển Báo Giao Thông Đường Bộ

Quy định về lắp đặt biển báo giao thông đường bộ được nêu rõ tại Điều 20, 21, 22 và 24, chương 3, phần 2, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 41:2019/BGTVT về Báo hiệu đường bộ. Cụ thể như sau:

Điều 20: Vị trí đặt biển báo theo chiều dọc và ngang đường

– Biển báo hiệu phải đặt ở vị trí để người tham gia giao thông dễ nhìn thấy và có đủ thời gian chuẩn bị đề phòng, thay đổi tốc độ hoặc thay đổi hướng nhưng không được làm cản trở tầm nhìn và sự di chuyển của người tham gia giao thông.

– Biển báo được đặt thẳng đứng, mặt quay về hướng đối diện chiều đi; Vị trí đặt biển báo về phía tay phải hoặc phía trên phần đường xe chạy (trừ các trường hợp đặc biệt). Bên cạnh đó, còn tùy từng trường hợp mà có thể đặt bổ sung biển báo ở bên trái theo chiều đi.

– Nếu biển báo đặt trên cột (có thể đặt trên trụ chiếu sáng, trụ điện) thì khoảng cách mép ngoài của biển theo phương ngang đường cách mép phần đường xe chạy tối thiểu là 0,5m và tối đa là 1,7m. Trường hợp đường không có lề, khuất tầm nhìn hoặc các trường hợp đặc biệt khác, được phép điều chỉnh theo phương ngang nhưng mép biển không được chờm lên mép phần đường xe chạy và cách mép không quá 3,5m.

Điều 21: Giá long môn và cột cần vươn

– Giá long môn và cột cần vươn có kết cấu chịu được trọng lượng biển báo hiệu và cấp gió bão theo vùng do Bộ Tài nguyên – Môi trường công bố.

– Chân trụ giá long môn và chân cột cần vươn đặt ở lề đường, vỉa hè, dải phân cách, đảo giao thông cách mép ngoài phần đường xe chạy (kể cả những nơi bố trí làn đường dừng xe khẩn cấp, làn đường tăng, giảm tốc) ít nhất 0,5m.

– Cạnh dưới của biển (hoặc mép dưới của dầm nếu thấp hơn cạnh dưới biển) khi treo biển trên giá long môn, cột cần vươn phải cách mặt đường ít nhất 5,2m (đối với đường cao tốc) và 5m (đối với các đường khác).

Điều 22: Độ cao đặt biển và ghép biển

– Biển báo được đặt chắc chắn cố định trên cột như quy định ở Điều 24 của Quy chuẩn này. Một số trường hợp có thể cho phép kết hợp đặt biển trên cột điện, cây cối hoặc những vật kiến trúc nhưng phải dễ quan sát và đảm bảo thẩm mỹ.

– Nếu biển báo đặt trên cột thì độ cao đặt biển tính từ mép dưới của biển đến mặt đường là 1,8m (đối với đường ngoài khu đông dân cư) và 2m (đối với đường trong khu đông dân cư) theo phương thẳng đứng. Biển báo “Hướng rẽ” số 507 đặt cao từ 1,2m đến 1,5m. Loại biển áp dụng riêng cho xe thô sơ và người đi bộ đặt cao hơn mặt, lề đường hoặc hè đường 1,8 m. Những trường hợp đặc biệt có thể thay đổi cho phù hợp nhưng không nhỏ hơn 1,2m, không quá 5m, do Cơ quan quản lý đường bộ quyết định.

– Khi có nhiều biển báo cần đặt ở cùng một vị trí, cho phép đặt kết hợp trên cùng một cột nhưng không quá 3 biển và theo thứ tự: biển báo cấm, biển hiệu lệnh, biển báo nguy hiểm hoặc cảnh báo và đến biển chỉ dẫn.

Khoảng cách giữa các mép biển với nhau là 5cm, độ cao từ mép thấp nhất của các biển trong nhóm biển đến mặt đường là 1,7m (đối với đường ngoài phạm vi khu đông dân cư) và 2m (đối với đường trong phạm vi khu đông dân cư).

– Trường hợp khó bố trí như quy định thứ tự nêu trên và số lượng nhiều, cho phép dùng 1 biển ghép hình vuông hoặc hình chữ nhật có kích thước đủ rộng, trên đó có vẽ các hình biển đơn cần có theo thứ tự đã nêu. Khoảng cách giữa các mép gần nhất của các biển đơn và từ mép biển đơn đến mép biển ghép là 10cm.

– Nếu cần kết hợp một hoặc nhiều biển thuộc các nhóm biển: biển báo cấm, biển báo nguy hiểm hoặc cảnh báo, biển hiệu lệnh với biển phụ thì có thể cho phép bố trí hình hoặc biểu tượng biển phụ vào với hình biển báo chính trên cùng một mặt biển của một biển ghép có hình vuông hoặc hình chữ nhật có kích thước đủ rộng.

Điều 24. Quy định về cột biển

– Cột biển báo hiệu phải làm bằng vật liệu chắc chắn (tốt nhất là bằng thép hoặc vật liệu khác có độ bền tương đương). Đường kính tiết diện cột tối thiểu 8cm ± 5mm.

– Tại nơi thường xuyên bị hạn chế tầm nhìn do sương mù hoặc có khả năng dễ bị xe va chạm vào ban đêm, các cột biển báo cần sử dụng vật liệu phản quang để tăng khả năng nhìn rõ.

Lỗi Quá Tải Trọng Cầu, Đường Khi Đi Qua Biển Hạn Chế Tải Trọng Toàn Bộ Xe

Lỗi quá tải trọng cầu, đường khi đi qua biển hạn chế tải trọng toàn bộ xe. Tôi điều khiển xe của gia đình có khối lượng hàng chuyên chở là 3,5t, xác xe là 1,25 tấn, tôi chở hàng trên xe 2 tấn. Tôi có đi qua một cầu có đặt biển viền đỏ bên trong vòng ghi 3T. Cho tôi hỏi xe đi qua cầu có bị phạt lỗi quá tải trọng cầu không?

Căn cứ QCVN 41:2019/BGTVT quy định như sau:

“Điều 26. Ý nghĩa sử dụng các biển báo cấm

B.15. Biển số P.115 “Hạn chế tải trọng toàn bộ xe

Để báo đường cấm các loại xe (cơ giới và thô sơ) kể cả các xe được ưu tiên theo quy định, có tải trọng toàn bộ xe (tải trọng bản thân xe cộng với khối lượng chuyên chở) vượt quá trị số ghi trên biển đi qua, phải đặt biển số P.115 “Hạn chế tải trọng toàn bộ xe”.

Điểm 3.20 Quy chuẩn này giải thích ” Trọng tải toàn bộ xe (tổng trọng tải) là bằng tải trọng bản thân xe cộng với khối lượng của người, hành lý và hàng hóa xếp trên xe (nếu có).”

Theo quy định trên, biển báo P.115 là biển hạn chế tổng tải trọng của xe tức là các loại xe (cơ giới và thô sơ); kể cả các xe được ưu tiên theo quy định, có tải trọng toàn bộ xe (tải trọng bản thân xe cộng với khối lượng chuyên chở) vượt quá trị số ghi trên biển đi qua thì sẽ bị cấm đi vào đường có biển P.115.

Theo thông tin bạn cung cấp cho chúng tôi, bạn đi qua cầu có cắm biển báo P.115 và có số 3T trong đó mà khối lượng bản thân xe của bạn theo đăng kiểm là 1,25 tấn, khối lượng hàng hóa cho phép chở theo là 3.5 tấn, bạn chở hàng trên xe 2 tấn. Vậy tổng tải trọng toàn bộ xe là 3.25 tấn, đã vượt quá 0,25 tấn so với biển báo. Như vậy % quá tải trọng cầu của bạn là = 0,25/3 x 100%=8,3%

Bên cạnh đó, theo quy định tại Khoản 2 Điều 33 Nghị định 100/2019/NĐ-CP có quy định:

“2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi điều khiển xe mà tổng trọng lượng (khối lượng toàn bộ) của xe vượt quá tải trọng cho phép của cầu, đường trên 10% đến 20%, trừ trường hợp có Giấy phép lưu hành còn giá trị sử dụng”.

Do đó, trường hợp tải trọng toàn bộ xe của bạn quá tải trọng của cầu là 8,3% sẽ chưa bị phạt với lỗi quá tải trọng của cầu.

Ngoài ra bạn có thể tham khảo các bài viết:

Pháp luật quy định về cách tính đối với lỗi vượt quá tải trọng

Thủ tục nộp phạt để lấy lại bằng lái xe bị tạm giữ theo quy định

Bạn đang xem bài viết Cần Lắp Đặt Biển Báo Tải Trọng Cầu trên website Sachlangque.net. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!