Cập nhật thông tin chi tiết về Cấp Mới, Cấp Lại Biển Hiệu Xe Khách Du Lịch mới nhất trên website Sachlangque.net. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Thông tin thủ tục hành chính Cấp mới, cấp lại Biển hiệu xe khách du lịch – Hà TĩnhCách thực hiện thủ tục hành chính Cấp mới, cấp lại Biển hiệu xe khách du lịch – Hà Tĩnh
Trình tự thực hiện
Bước 1:
Tổ chức nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả (Trung tâm giao dịch một cửa của Sở Giao thông Vận tải tỉnh Hà Tĩnh; Địa chỉ: Số 143, đường Hà Huy Tập, thành phố Hà Tĩnh) hoặc gửi hồ sơ qua đường bưu điện. Cán bộ chuyên môn kiểm tra hồ sơ nếu không đầy đủ, hợp lệ thì hướng dẫn bổ sung, hoàn chỉnh; nếu đầy đủ, hợp lệ thì tiếp nhận hồ sơ sau đó viết phiếu hẹn
Bước 2:
Nhận kết quả trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả thuộc Sở Giao thông Vận tải Hà Tĩnh hoặc qua bưu điện
Điều kiện thực hiện
Nội dung Văn bản quy địnhChưa có văn bản!
Thành phần hồ sơ của thủ tục hành chính Cấp mới, cấp lại Biển hiệu xe khách du lịch – Hà Tĩnh
Giấy đề nghị cấp biển hiệu xe ô tô đạt tiêu chuẩn vận chuyển khách du lịch theo mẫu quy định tại Phụ lục 3 Thông tư liên tịch số 05/2011/TTLT- BVHTTDL- BGTVT của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và Bộ Giao thông Vận tải
Giấy xác nhận xe ô tô đạt tiêu chuẩn vận chuyển khách du lịch của Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch (bản chính)
Giấy phép Kinh doanh vận tải bằng xe ô tô (bản sao)
Giấy phép kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô và giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế hoặc giấy đăng ký kinh doanh lữ hành (bản sao kèm theo bản gốc để đối chiếu)
Bản sao các loại giấy tờ: giấy chứng nhận đăng ký phương tiện của các xe có tên trong danh sách đề nghị; giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường; giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ phương tiện
Các biểu mẫu của thủ tục hành chính Cấp mới, cấp lại Biển hiệu xe khách du lịch – Hà Tĩnh Phí và lệ phí của thủ tục hành chính Cấp mới, cấp lại Biển hiệu xe khách du lịch – Hà Tĩnh Cơ sở pháp lý của thủ tục hành chính Cấp mới, cấp lại Biển hiệu xe khách du lịch – Hà TĩnhLược đồ Cấp mới, cấp lại Biển hiệu xe khách du lịch – Hà Tĩnh
Hoàn Thành Hệ Thống Biển Chỉ Dẫn Du Lịch: Thuận Tiện Cho Du Khách
(HNM) – Một trong những việc quan trọng của ngành Du lịch Hà Nội trong 3 tháng cuối năm 2018 là hoàn thành Đề án rà soát, thống kê các điểm đến du lịch và lắp đặt hệ thống biển chỉ dẫn du lịch trên địa bàn TP Hà Nội. Đây cũng là yếu tố quan trọng vừa tạo thuận tiện cho du khách, vừa thể hiện sự chuyên nghiệp trong cách làm du lịch ở Hà Nội.
Du khách xem biển chỉ dẫn để tới điểm tham quan. Ảnh: Quang Thái
Những điểm trừ không đáng có
Những tháng qua, Sở Du lịch Hà Nội liên tiếp tổ chức các đợt khảo sát tại các huyện như Mỹ Đức, Ba Vì, Thường Tín, Thạch Thất… với sự tham dự của các công ty lữ hành. Một trong những phần việc của các đợt khảo sát trên là thống kê, đánh giá thực trạng biển chỉ dẫn du lịch tại các địa phương, xin đánh giá, tư vấn của các công ty lữ hành.
Như sau lần khảo sát ở xã Cổ Đô (Ba Vì), đánh giá của đoàn khảo sát là địa phương cần ít nhất 4 biển chỉ dẫn du lịch ở đường liên xã cũng như đường đê để đưa khách đến một số điểm như Bảo tàng Mỹ thuật Cổ Đô, Bảo tàng Sỹ Tốt và gia đình… Dù đầu đường vào xã đã có một tấm biển chỉ dẫn đến Bảo tàng Mỹ thuật Cổ Đô nhưng như thế là chưa đủ bởi vẫn khiến du khách khó khăn khi tìm đến bảo tàng. Nhất là khi đi xe ô tô 45 chỗ, đoàn du khách phải đi theo hướng khác, khi ấy việc tìm đường sẽ vất vả hơn. Ngay cả đoàn khảo sát của Sở Du lịch Hà Nội đến Cổ Đô cũng phải nhờ người của UBND xã dẫn đường thì mới có thể tới điểm đến nhanh hơn. Tương tự, đường đến với Bảo tàng Sỹ Tốt và gia đình – vốn nổi tiếng không kém Bảo tàng Mỹ thuật Cổ Đô cũng ở trong tình trạng không có biển chỉ dẫn… Trong khi đó, xã Cổ Đô hiện đang đặt mục tiêu lấy du lịch làm ngành kinh tế mũi nhọn và phong trào hội họa, những bảo tàng mỹ thuật được xem là yếu tố tạo ra lực hút mạnh với du khách. Vì vậy, việc thiếu biển chỉ dẫn du lịch ở xã Cổ Đô sẽ khiến du khách mất nhiều thời gian và đây là điểm trừ không đáng có. Do vậy, đại diện Sở Du lịch Hà Nội đã coi đây là một trong những việc cần giải quyết ngay khi Cổ Đô phát triển du lịch cộng đồng.
Còn ở xã Ba Trại – vùng đất đang nổi lên với nghề trồng chè và các sản phẩm từ chè – gần đây người dân địa phương cũng bắt đầu chú trọng phát triển du lịch gắn với cây chè. Có hộ dân đã trở thành địa điểm đón du khách của một doanh nghiệp du lịch trên địa bàn huyện. Một số hộ khác cũng sẵn sàng để du khách đến tham quan, chụp ảnh ở đồi chè của gia đình. Dù vậy, khi đến đây, du khách mỏi mắt tìm mà cũng rất hiếm nhìn thấy biển chỉ dẫn đường đến điểm du lịch và đó là một hạn chế đối với việc phát triển du lịch ở nơi này.
Những ví dụ nêu trên không phải là câu chuyện của riêng Ba Vì mà là chuyện dễ thấy ở nhiều quận, huyện, nhất là ở các huyện có làng nghề thủ công – nơi hoàn toàn có thể khai thác phát triển du lịch. Anh Nguyễn Văn Tuân, hướng dẫn viên du lịch dẫn chứng, trong lần đưa khách đến một làng nghề sơn mài ở huyện Thường Tín, anh cũng mất khá nhiều thời gian để hỏi đường, khiến lịch trình bị “xô lệch”… Trong những chuyến khảo sát cụ thể của Sở Du lịch Hà Nội từ đầu năm 2018 đến nay cũng cho thấy, ở bất cứ điểm khảo sát nào cũng cần bổ sung biển chỉ dẫn du lịch.
Sớm hiện thực hóa
Từ nhiều năm trước, những người có trách nhiệm với Du lịch Hà Nội đã nhận ra vấn đề này và đã có những động thái cụ thể để khắc phục. Cuối năm ngoái, UBND thành phố đã chỉ đạo Sở Du lịch Hà Nội lập Đề án rà soát, thống kê danh sách các điểm du lịch trên địa bàn để đề xuất triển khai lắp đặt hệ thống biển chỉ dẫn du lịch đã được phê duyệt.
Biển chỉ dẫn tham quan Bảo tàng Công an Hà Nội trên đường Hai Bà Trưng. Ảnh: Quang Thái
Cách đây hơn 2 năm, Sở Du lịch Hà Nội và đối tác Pháp đã xây dựng Đề án thực hiện triển khai thí điểm xây dựng lô gô, biển chỉ dẫn du lịch. Trong đó, chuyên gia Pháp sẽ tham gia thiết kế biển chỉ dẫn du lịch.
Đây cũng là hoạt động cụ thể hóa chỉ đạo của UBND thành phố nhằm thúc đẩy du lịch Hà Nội phát triển hơn, chuyên nghiệp hơn. Theo đại diện Sở Du lịch Hà Nội, việc tạo ra những biển chỉ dẫn du lịch đồng bộ, đầy đủ thông tin cơ bản và tùy nơi có thể đi kèm thông tin bằng tiếng nước ngoài sẽ góp phần mang đến sự chuyên nghiệp trong cách làm du lịch, giúp du khách thuận lợi khi khám phá vẻ đẹp của Hà Nội. Để làm được điều này, Sở Du lịch Hà Nội sẽ hỗ trợ các địa phương trong việc xây dựng, lắp đặt các biển chỉ dẫn du lịch. Thực tế, sau các cuộc khảo sát, các địa phương đều phản hồi tích cực khi hiểu rõ hơn về sự cần thiết phải xây dựng hệ thống biển chỉ dẫn du lịch trên địa bàn.
Ông Nguyễn Minh Đức, Chủ tịch UBND xã Cổ Đô (Ba Vì) cho rằng: “Kinh nghiệm làm du lịch của người dân trong xã còn hạn chế nên sự chuẩn bị các điều kiện để đáp ứng yêu cầu phát triển du lịch cộng đồng cũng cần thời gian và sự tư vấn của cơ quan chuyên môn. Sự đầu tư của Sở Du lịch cho xã về số lượng biển chỉ dẫn sẽ giúp Cổ Đô nhanh chóng đủ điều kiện phát triển du lịch cộng đồng trên quy mô rộng”.
Rõ ràng, hình ảnh của du lịch Hà Nội sẽ đẹp hơn, chuyên nghiệp hơn nếu tạo được sự thuận tiện cho du khách thông qua hệ thống biển chỉ dẫn du lịch theo đúng chuẩn. Quan trọng là việc này cần hoàn thành đúng tiến độ để sớm đưa vào hoạt động, nhằm phát huy hiệu quả trên thực tế.
Du Khách Lúng Túng Vì Thiếu Biển Hiệu Giao Thông Song Ngữ
Hệ thống biển hiệu giao thông đang trong quá trình chỉnh sửa cho phù hợp với quốc tế, thì việc các biển phụ, biển chỉ dẫn vừa thiếu lại vừa không được viết thêm bằng tiếng Anh đã khiến cho du khách trong và ngoài nước đến thành phố Đà Nẵng rất lúng túng.
Muốn đi thì phải hỏi
Chị Ngô Thị Hồng Lợi (Việt kiều Pháp) trong chuyến cùng chồng là người Pháp về thăm quê nhân dịp 29/3/2012 đã kể lại câu chuyện mình bị “quê” trước chồng: “Đã vài lần cùng cha về thăm Đà Nẵng nên tôi khá tự tin khi đưa chồng mới cưới về thăm quê. Thế nhưng khi vừa xuống Sân bay Đà Nẵng, tôi đã lúng túng ngay vì vốn tiếng Việt chỉ nói được chút ít, còn đọc và viết thì không được, trong khi tại sân bay không hề có một bảng chỉ dẫn nào để đến được danh thắng Ngũ Hành Sơn. Trong lúc tôi cố dùng vốn tiếng Việt ít ỏi của mình để xác định danh thắng Ngũ Hành Sơn ở hướng nào giới thiệu với chồng, thì chồng tôi thốt lên “Sao kỳ vậy, ở sân bay mà không có bảng chỉ dẫn đến địa điểm du lịch nổi tiếng của thành phố?”. Ngày hôm sau đưa chồng đi chơi bằng xe máy, đến đoạn đổ dốc cầu Sông Hàn, tôi lại thêm một phen lúng túng, suýt bị mấy xe ở phía sau thúc tới do dừng lại giữa cầu khi thấy đèn đỏ, trong khi có nhiều người vẫn quẹo phải đi xuống đường Bạch Đằng. Lỗi là do tôi không đọc được chữ ở đây” (đèn đỏ được quẹo phải – PV). Chị Hồng Lợi đề xuất ngoài chữ tiếng Việt, nên thêm câu tiếng Anh sẽ thuận tiện cho người nước ngoài hơn.
Câu chuyện như của chị Lợi khá phổ biến không chỉ đối với người nước ngoài mà cả du khách trong nước cũng gặp cảnh tương tự. Anh Lê Hồng Quang, trưởng nhóm du lịch bằng xe đạp của Công ty Du lịch Khám phá (TP. Hồ Chí Minh) cho biết: “Đoàn chúng tôi có 20 sinh viên các trường ĐH trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh thực hiện chuyến du lịch về thăm quê Bác. Hành trình đi từ ga Sài Gòn đến ga Đà Nẵng bằng tàu lửa, sau đó đi bằng xe đạp ra Vinh. Thế nhưng khi rời ga Đà Nẵng, chúng tôi tìm mãi vẫn không thấy biển chỉ dẫn nào để đi ra Huế, cuối cùng đành phải hỏi đường mấy anh xe ôm”. Theo anh Quang, ở những vị trí giao thông quan trọng như bến xe, nhà ga, hay sân bay nên có biển chỉ dẫn về giao thông để mọi người có thể tự đi thay vì phải hỏi người dân địa phương.
Đà Nẵng nói riêng và các thành phố trên cả nước nói chung đang rơi vào tình trạng hệ thống biển giao thông chưa được “quốc tế hóa”, lại vừa thiếu bảng chỉ dẫn phụ, biển chỉ dẫn du lịch khiến cho người từ các địa phương khác đến gặp nhiều khó khăn. Trên địa bàn thành phố Đà Nẵng, ngoài tuyến đường xuyên Á có hệ thống biển hiệu giao thông được sử dụng theo mẫu quốc tế, còn có nhiều bảng chỉ dẫn phụ được viết bằng tiếng Anh, các biển hiệu giao thông còn lại đều “chênh” với các nước trong khu vực.
Cần có thêm biển chỉ dẫn song ngữ Việt – Anh
Trước tình trạng này, UBND thành phố đã chỉ đạo Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch phối hợp với Sở GTVT tiến hành lắp đặt hệ thống biển chỉ dẫn du lịch bằng 2 thứ tiếng Việt và Anh. Mới đây, hai đơn vị này đã trình UBND thành phố danh sách 23 vị trí cần phải gắn biển chỉ dẫn du lịch bằng 2 thứ tiếng, cũng như những vị trí đã được gắn biển nhưng thiếu thông tin cần phải bổ sung. Tuy nhiên, các biển chỉ dẫn này chủ yếu chỉ đường cho du khách đến các khu du lịch nổi tiếng của thành phố như Bà Nà – Suối Mơ, đèo Hải Vân, các bãi biển nổi tiếng của thành phố, còn biển chỉ dẫn giao thông bình thường chưa có.
Giải thích vấn đề này, Sở GTVT cho rằng vị trí gắn biển chỉ dẫn như vậy chưa nhiều và chưa mang tính liên tục để giúp du khách dễ dàng tìm đến các điểm du lịch. Tuy nhiên hiện nay, Tổng cục Đường bộ Việt Nam mới hoàn thành chỉnh sửa hệ thống biển hiệu giao thông cho phù hợp với các nước trong khu vực Đông Nam Á, vì vậy, trước mắt chỉ gắn biển chỉ dẫn cho du khách đến các điểm du lịch nổi tiếng của thành phố. Còn tương lai, để hệ thống biển giao thông, biển chỉ dẫn du lịch thực sự giúp cho du khách thuận tiện trong việc đi lại thì phải chờ thay đổi biển hiệu giao thông được triển khai đồng bộ trên cả nước.
Như vậy, việc gỡ rối cho du khách cũng chỉ thực hiện được một nửa, còn lại vẫn phải… chờ.
Dịch Vụ Cấp Lại Biển Số Xe Cũ
“Dịch vụ sang tên xe Việt Nam” cung cấp giải pháp cấp lại biển số xe ô tô, xe máy bị mất chuyên nghiệp, nhanh gọn và tiện lợi nhất.
Với hơn 15 năm kinh nghiệm, cho đến nay ” Dịch vụ sangtên xe Việt Nam” đã tư vấn, hỗ trợ cho hàng trăm ngàn khách hàng trên cả nước. Chất lượng dịch vụ của chúng tôi luôn được đánh giá cao và giành được sự tin tưởng sử dụng của khách hàng trên cả nước. Quý khách hàng có nhu cầu cấp lại biển số xe hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và hỗ trợ trực tiếp. Cám ơn quý khách đã quan tâm đến dịch vụ của chúng tôi!
Dịch vụ cấp lại biển số xe cũ uy tín nhất, giá rẻ nhất
Các bước thực hiện xin cấp lại biển số xe cũ
Bước 1: Những cá nhận, tổ chức cần chuẩn bị đầy đủ hồ sơ cần thiết theo quy định của pháp luật.
Bước 2: Nộp hồ sơ trực tiếp tại cơ quan đăng ký xe của Công An khu vực sở tại nơi bạn đang sống.
Cán bộ nhà nước có trách nhiệm tiếp nhận và kiểm tra tính pháp lý của hồ sơ:
+ Trong trường hợp hồ sơ đã hoàn tất đầy đủ, hợp lệ và chính xác thì sẽ ghi và giao giấy hẹn cho chủ xe.
+ Trong trường hợp hồ sơ còn thiếu hoặc chưa chính xác, cán hộ có nghĩa vụ phải hướng dẫn rõ ràng cho người đến nộp hồ sơ để hoàn tất cho kịp thời gian.
* Thời gian để tiếp nhận hồ sơ: Giờ hành chánh từ thứ 2 đến thứ 7 hàng tuần (chủ nhật và ngày lễ nghỉ).
Thành phần, số lượng hồ sơ: 1 bộ hồ sơ bao gồm
Bước 3: Nhận đăng ký, biển số xe mới tại trụ sở cơ quan đăng ký xe.
Thời hạn giải quyết hồ sơ
+ Chủ xe giao giấy hẹn, cán bộ trả kết quả kiểm tra và trả đăng ký, biển số xe cho chủ xe.
Giấy đăng ký xe
Công văn đề nghị (dành cho cơ quan, tổ chức), đơn đề nghị cấp lại đăng ký, biển số xe (dành cho cá nhân)
Trừ trường hợp xe qua cải tạo thay đồi màu sơn, chủ xe không bắt buộc phải mang xe đến kiểm tra.
Thời gian cap lai bien sokhông vượt quá 10 ngày kể từ thời điểm nộp hồ sơ đầy đủ và chính xác thay quy định của nhà nước.
MẪU TỜ KHAI ĐỔI, CẤP LẠI ĐĂNG KÝ, BIỂN SỐ XE MÁY CHUYÊN DÙNG (Ban hành kèm theo Thông tư số 20/2010/TT-BGTVT ngày 30 tháng 7 năm 2010)
Đối với xe máy: 50.000 đồng/01 xe
Đối với xe ô-tô: 100.000 đồng/01 xe
MẪU TỜ KHAI ĐỔI, CẤP LẠI
ĐĂNG KÝ, BIỂN SỐ XE MÁY CHUYÊN DÙNG
(Ban hành kèm theo Thông tư số 20/2010/TT-BGTVT ngày 30 tháng 7 năm 2010)
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
TỜ KHAI
ĐỔI, CẤP LẠI ĐĂNG KÝ, BIỂN SỐ XE MÁY CHUYÊN DÙNG
Họ và tên chủ sở hữu:…………………………………………………………………………….
Số giấy CMND hoặc hộ chiếu…………………………………………………………………….
Ngày cấp:…………………………………..Nơi cấp………………………………
Địa chỉ thường trú:…………………………………………………………………
Họ và tên đồng chủ sở hữu (nếu có):……………………………………………………………
Số CMND hoặc hộ chiếu……………………………………………………………………………..
Ngày cấp:……………………………….Nơi cấp…………………………………….
Địa chỉ thườngtrú:………………………………………………………………..
Loại xe máy chuyên dùng:……………………………..Màu sơn……………………
Nhãn hiệu (mác, kiểu):…………………………….Công suất ……………………
Nước sản xuất:……………………………………..Năm sản suất……………….
Số động cơ:………………………………………… Số khung……………………
Kích thước bao (dài x rộng x cao):………………..Trọng lượng………………..
Chiếc xe máy chuyên dùng này đã được Sở Giao thông vận tải………………………
cấp đăng ký, biển số ngày…..tháng ……năm…….
Biển số đã đăng ký:
Lý do xin đổi, cấp lại:………………………………………………………………………………..
Nội dung khai trên là đúng, nếu sai tôi xin chịu trách nhiệm trước pháp luật.
Đề nghị Sở Giao thông vận tải ………………xét cấp …………………….. cho chiếc xe máy chuyên dùng khai trên
……….ngày……….tháng…… năm……..
Phần ghi của Sở Giao thông vận tải: (Dán trà số động cơ) (Dán trà số khung) * chỉ dán trà số động cơ của máy chính
Người khai ký tên
(ký và ghi rõ họ tên)
– Cấp theo Số biển số cũ: …………………….cấp đổi cấp lại ngày…..tháng……..năm……
MỌI THẮC MẮC XIN LIÊN HỆ DỊCH VỤ SANG TÊN XE VIỆT NAM – VPCC TRẦN MINH HƯƠNG HOTLINE: 0826.588.222 – 086.596.1415
Cán bộ làm thủ tục Trưởng phòng duyệt Giám đốc
(Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên) (Ký tên, đóng dấu)
Địa chỉ: số 188 Hoàng Quốc Việt, Cổ Nhuế 1, Bắc Từ Liêm, Hà Nội www.dichvucongchung.vn
Bạn đang xem bài viết Cấp Mới, Cấp Lại Biển Hiệu Xe Khách Du Lịch trên website Sachlangque.net. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!