Cập nhật thông tin chi tiết về Cập Nhật: Các Biển Báo Cấm Xe Tải Theo Quy Định Mà Tài Xế Cần Phải Biết mới nhất trên website Sachlangque.net. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Theo quy chuẩn hiện hành mới nhất, đây là các biển báo cấm xe tải/ô tô tải cũng như ý nghĩa cụ thể mà các tài xế cần phải nắm để tránh bị phạt vi phạm khi đi vào các cung đường có các biển báo cấm xe tải
Theo QCVN: 41/2016/ BGTVT (Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về báo hiệu đường bộ) ban hành kèm theo Thông tư số 06/2016/TT-BGTVT vào ngày 08/04/2016 của Bộ GTVT:
“Nhóm biển báo cấm là nhóm biển biểu thị các điều cấm mà người tham gia giao thông không được vi phạm. Biển báo cấm chủ yếu có dạng hình tròn, viền đỏ, nền màu trắng, trên nền có hình vẽ hoặc chữ số, chữ viết màu đen thể hiện điều cấm, trừ một số trường hợp đặc biệt.” Một số biển báo cấm xe tải thường gặp:
– Biển số P.106 (a,b): Cấm xe ôtô tải;
– Biển số P.106c: Cấm các xe chở hàng nguy hiểm;
– Biển số P.107: Cấm xe ôtô khách và xe ôtô tải;
Các loại biển báo cấm xe tải Biển báo cấm xe tải và ô tô khách
2. Cách phân biệt và ý nghĩa các biển báo cấm xe tải
a) Biển số P.106 a “Cấm xe ô tô tải”
Biển báo cấm xe tải số hiệu 106a có hình dạng: Hình tròn với nền trắng phía trong, viền màu đỏ bên ngoài. Có một vạch kẻ đỏ kéo dài từ góc dưới bên phải lên góc trên bên trái. Ở giữa nền trắng có in hình một chiếc xe tải. Biển báo này thường được đặt trên các tuyến đường nội đô hay có cầu yếu để tránh việc ùn tắc giao thông, thường xuất hiện ở những đoạn đường hẹp.
Biển báo cấm ô tải 106a
Biển báo cấm ô tô tải có hiệu lực cấm không chỉ với ô tô tải mà đối với cả máy kéo và các xe máy chuyên dùng đi vào đường đặt biển số P.106a. Trước đây, ô tô tải được định nghĩa là những loại xe dùng cho mục đích chở hàng có khối lượng chuyên chở từ 1.5 tấn trở lên. Trong đó, khối lượng chuyên chở là tổng khối lượng của toàn bộ hàng hóa,người, đồ vật trên xe, không kể tới khối lượng bản thân xe. Tuy nhiên, mới đây, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về báo hiệu đường bộ QCVN 41:2019 của Bộ Giao thông vận tải (GTVT) ban hành thay thế cho quy chế cũ, bắt đầu có hiệu lực từ ngày 1/7/2020. Điểm thay đổi quan trọng trong Quy chuẩn mới là xe tải dưới 1,5 tấn sẽ không được xem là xe con trong tổ chức giao thông. Theo đó, Quy chuẩn 41:2019/BGTVT quy định ô tô tải (hay còn gọi là xe tải) là ôtô có trang bị và kết cấu chủ yếu để chuyên chở hàng hóa bao gồm cả ô tô kéo rơ moóc, ô tô đầu kéo và các loại như xe pick-up, xe tải VAN có khối lượng hàng chuyên chở từ 950 kg trở lên. Vi không được xem là xe con khi tham gia giao thông, những xe tải dưới 1,5 tấn sẽ bị cấm chạy vào làn đường dành riêng cho xe con kể từ ngày 1/7/2020.
Ngoài ra, các xe này cũng không được phép chạy vào các khu vực cấm xe tải theo giờ, bắt buộc phải tuân thủ biển báo cấm xe tải trên một số tuyến đường có đặt biển P.106a.
b) Biển báo P.106 b “Cấm xe tải có giới hạn khối lượng chuyên chở cụ thể”
Biển báo cấm xe tải số hiệu 106b có hình dạng: Hình tròn với nền trắng phía trong, viền màu đỏ ở bên ngoài. Có vẻ vạch kẻ đỏ kéo dài từ góc dưới bên phải lên góc trên bên trái. Ở giữa của nền có một chiếc xe ô tô tải màu đen với kí hiệu chữ và số trên thùng xe. (2,5T= 2,5 tấn, 5T = 5 tấn…). Biển báo này thường được đặt tại những nơi cầu cống đã xuống cấp.
c) Biển báo P.106 c “Cấm xe tải chở hàng nguy hiểm”
Biển báo cấm xe tải chở hàng nguy hiểm có hình dạng tròn viền đỏ, nền trắng, có vạch đỏ kéo dài từ góc dưới bên phải lên góc trên bên trái; ở giữa của biển có in hình phía sau một chiếc xe tải . Hàng nguy hiểm có thể hiểu là hàng hóa có chứa các chất nguy hiểm khi vận chuyển có khả năng gây nguy hại tới tính mạng, sức khỏe con người cũng như môi trường, an toàn và an ninh quốc gia như các chất nổ; các chất và vật liệu nổ công nghiệp, các chất dễ cháy, lây nhiễm, phóng xạ, ăn mòn…
Để báo hiệu đường cấm các xe chở hàng nguy hiểm, phải đặt biển số P.106c.
d) Biển số P.107 “Cấm xe ôtô khách và xe ôtô tải”
Biển báo cấm ô tô tải và ô tô chở khách có hình dạng tròn viền đỏ, nền trắng, có vạch đỏ kéo dài từ góc dưới bên phải lên góc trên bên trái; ở 2 bên vạch đỏ có in hình chiếc xe tải và xe khách. Biển này dùng để báo đường cấm xe ôtô chở khách và các loại xe ô tô tải kể cả các loại xe máy thi công chuyên dùng và máy kéo đi qua trừ các xe được ưu tiên theo quy định.
Ý Nghĩa Các Đèn Báo Trên Taplo Xe Tải Mà Tài Xế Cần Phải Biết
Trong quá trình sử dụng ô tô, người lái xe không chỉ phải quan tâm đến cách điều khiển hoạt động của xe mà còn phải đảm bảo chiếc xe đó luôn ở trong trạng thái làm việc ổn định và an toàn. Sự phát triển của công nghệ – kỹ thuật giúp xe hơi có được trang bị tối tân nhờ vào đó người dùng có thể dễ dàng điều khiển và kiểm soát khả năng làm việc của chiếc xế yêu. Thông thường trên bảng Taplo, nhà sản xuất sẽ trang bị hệ một loạt hệ thống đèn cảnh cáo với mục đích giúp các bác tài nhanh chóng xác định vấn đề xe và tìm cách khắc phục. Tuy nhiên, không phải ai cũng nắm vững ý nghĩa . Trong số ngày hôm nay các đèn báo trên Taplo xe tảiThosuaxe.info sẽ cung cấp cho các bạn những thông tin hữu ích về các ký hiệu trên Taplo xe ô tô.
Ý nghĩa các ký hiệu trên xe ô tô
Các loại đèn màu xanh: Ý nghĩa các đèn cảnh báo trên Taplo phụ thuộc vào màu sắc mà nó thể hiện. Cũng giống như màu sắc trên cột đèn giao thông, màu xanh chỉ sự an toàn, cho phép phương tiện di chuyển nhanh. Đèn báo màu xanh được ký hiệu trên bảng điều khiển ô tô thường đề cập và nhắc nhở người dùng về tình trạng hoạt động của từng thiết bị. Đó có thể là đèn báo trên xe ô tô chỉ điều hòa đang bật, các tín hiệu đèn đang bật… Đèn màu xanh có thể được xem là những chỉ báo an toàn.
Các loại đèn màu vàng: Cùng với đèn màu đỏ, trong bảng danh sách ý nghĩa các ký hiệu trên Taplo ô tô, đèn vàng chiếm số lượng khá nhiều. Đây là một loại đèn báo lỗi trên ô tô nhằm cảnh báo về những sự cố đã hoặc sắp xảy ra mà người điều khiển cần đưa mức độ lưu tâm lên cao. Đó có thể là đèn cảnh báo động cơ khí thải có vấn đề, đèn cảnh báo dầu côn xe ô tô ở mức áp suất thấp, biểu tượng sấy kính ô tô… Các ký hiệu báo lỗi trên xe ô tô màu vàng cho thấy cấp độ nguy hiểm chưa cao, hệ thống có khả năng hoạt động kém rõ rệt cần mang xe đi kiểm tra.
Các loại đèn báo màu đỏ: Đây là các đèn báo lỗi trên xe oto ở cấp cao nhất, được xếp vào ký hiệu cảnh báo nguy hiểm và cực kỳ nguy hiểm. Khi xuất hiện các cảnh báo trên xe ô tô có màu đỏ, người điều khiển cần tìm cách khắc phục ngay lập tức. Trong trường hợp bạn không có chuyên môn khi xử lý các ký hiệu báo lỗi trên ô tô có màu đỏ hãy tắt máy, xuống xe và gọi hỗ trợ hoặc đội cứu hộ ngay lập tức.
Ngoài các loại đèn cảnh báo đã đề cập, trên bảng Taplo đôi khi còn xuất hiện một số đèn màu trắng là loại đèn báo thông tin hoặc đèn báo hỗ trợ đỗ xe. Cũng giống đèn xanh, đây là loại đèn chỉ báo trên ô tô không mang yếu tố nguy hiểm.
Bảng tổng hợp các loại đèn cảnh báo trên Taplo
Quy Định Mới Về Biển Báo, Vạch Kẻ Đường Tài Xế Việt Cần Biết
Quy định về cấm rẽ ở quy chuẩn mới.
Quy chuẩn 41/2016 viết:
Vượt phải là tình huống giao thông trong đó một phương tiện vượt phương tiện khác về phía bên phải của phương tiện bị vượt trên cùng một chiều đường tại các đường chỉ có một làn xe cơ giới mỗi chiều. Các phương tiện không được phép vượt phải nhau trừ một số trường hợp được quy định trong Luật Giao thông đường bộ.
Điểm quan trọng nhất trong định nghĩa này là làm rõ “vượt ở các đường chỉ có một làn xe cơ giới mỗi chiều”. Như vậy ở đường mà một chiều có từ hai làn đường trở lên thì không thể bắt lỗi vượt phải.
Bên cạnh đó, để tránh những hiểu nhầm khác, quy chuẩn này còn chỉ ra cách vượt xe đúng luật như sau:
Xe trên các làn chạy nhanh hơn nhau là tình huống giao thông mà các phương tiện trên các làn theo cùng một chiều đường của các đường có nhiều hơn hai làn đường mỗi chiều có thể chạy nhanh hơn nhau miễn là tuân thủ quy định về tốc độ và loại phương tiện sử dụng làn đường. Khi chuyển làn phải tuân thủ theo quy tắc giao thông đường bộ.
Quy chuẩn 341/2012 chưa có quy định cụ thể nên xảy ra những tranh luận gay gắt về việc xe bán tải có được coi là xe con trong các tình huống phân làn, đi vào giờ cấm hay không. Một số cho rằng đó là xe con vì tính theo khối lượng chuyên chở và số chỗ. Một số lại nhận định đó là xe tải vì mang biển “C”.
Tranh cãi trên sẽ chấm dứt với Quy chuẩn 41/2016 (có hiệu lực từ 1/11). Theo quy định mới thì xe bán tải có khối lượng chuyên chở cho phép dưới 1,5 tấn (ghi theo Giấy đăng kiểm) và từ 5 chỗ trở xuống được coi là xe con.
Tại các nơi giao nhau, biển hiệu lệnh cần được cắm lại.
Trước đây, nhiều tài xế thường bị xử lý lỗi chạy quá tốc độ trong khu dân cư vì nhầm tưởng là đã hết sau khi đi cả một quãng đường dài không có biển báo. Ở quy chuẩn 41/2016, quy định trong điều 38 sẽ tránh những hiểu nhầm như sau.
38.3 Nếu đoạn đường phải thi hành biển hiệu lệnh có hiệu lực rất dài thì tại các nơi đường giao nhau, biển hiệu lệnh phải được nhắc lại, đặt ngay sau nơi giao nhau theo hướng đường đang có biển hiệu lệnh. Nếu không có biển nhắc lại thì biển hiệu lệnh được mặc nhiên xem là hết hiệu lực.
Từ 1/11 tới, quy chuẩn mới 41/2016 chính thức có hiệu lực, thay thế cho quy chuẩn 41/2012. Ở quy chuẩn mới, quy định về vạch kẻ đường rõ ràng hơn khi tách thành các nhóm vạch dành cho hai chiều xe chạy và vạch dành cho xe chạy cùng chiều.
Như vậy với quy định mới, tài xế sẽ bị phạt nếu đè vạch liền hoặc lấn làn qua vạch liền trong cùng một chiều.
Giới tài xế thường không đồng tình vì đôi khi bị lỗi chạy quá tốc độ nhưng không quan sát thấy có biển báo hạn chế. Lý do là vì biển báo chỉ cắm ở bên phải lề đường, trong khi các xe chạy ở làn bên trái bị xe tải, xe bus che khuất.
Quy chuẩn 41/2012 viết:
17.6 Trên những đường xe chạy với tốc độ cao và có nhiều làn đường thì biển có thể treo ở phía trên phần xe chạy; có thể đặt biển hướng dẫn cho từng làn đường và biển được treo trên giá long môn.
Với quy định này, ở những nơi không có giá long môn thì tài xế khó quan sát. Nhưng quy chuẩn mới 41/2016 viết:
20.6 Trên những đường mà mỗi chiều xe chạy có từ hai làn đường trở lên, biển được treo trên giá long môn hoặc cột cần vươn. Trong các trường hợp không đặt trên giá long môn hoặc cột cần vươn, thì có thể lắp đặt thêm biển báo phía bên trái của chiều xe chạy.
Quy chuẩn mới mở ra cách cắm biển báo đầy đủ, dễ quan sát hơn với hai biển báo hai bên đường. Đây là cách mà các nước phát triển vẫn làm.
Biển hạn chế tốc độ trên Autobahn ở Đức.
Đức Huy (Theo Vnexpress.net)
Phân Loại Các Biển Báo Cấm Xe Ô Tô Tải Theo Quy Định Pháp Luật
Căn cứ vào Điều 15.1 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về báo hiệu đường bộ QCVN 41:2019/BGTVT quy định như sau:
“15.1. Nhóm biển báo cấm là nhóm biển biểu thị các điều cấm mà người tham gia giao thông không được vi phạm. Biển báo cấm chủ yếu có dạng hình tròn, viền đỏ, nền màu trắng, trên nền có hình vẽ hoặc chữ số, chữ viết màu đen thể hiện điều cấm, trừ một số trường hợp đặc biệt.”
Theo mô tả của bạn thì biển báo hình tròn viền đỏ, trên nền trắng có chiếc xe ô tô màu đen và gạch chéo đỏ thì đây là biển số P.106a. Còn biển báo tương tự như vậy nhưng có số 2,5 màu trắng trên hình chiếc xe tải được xác định là P.106b.
Bên cạnh đó, mục B.6 Phụ lục B của Quy chuẩn 41:2019/BGTVT quy định như sau:
“B.6. Biển số P.106 (a,b) “Cấm xe ôtô tải” và Biển số P.106c “Cấm xe chở hàng nguy hiểm”
a) Để báo đường cấm các loại xe ôtô tải trừ các xe được ưu tiên theo quy định, phải đặt biển số P.106a “Cấm xe ôtô tải”. Biển có hiệu lực cấm đối với cả máy kéo và các xe máy chuyên dùng đi vào đoạn đường đặt biển số P.106a.
b) Để báo đường cấm các loại xe ôtô tải có khối lượng chuyên chở (theo Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông cơ giới đường bộ) lớn hơn một giá trị nhất định, phải đặt biển số P.106b.
Biển có hiệu lực cấm các xe ô tô tải có khối lượng chuyên chở (xác định theo Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông cơ giới đường bộ) lớn hơn giá trị chữ số ghi trong biển (chữ số tấn ghi bằng màu trắng trên hình vẽ xe). Biển có hiệu lực cấm đối với cả máy kéo và các xe máy chuyên dùng đi vào đoạn đường đặt biển”.
– Biển P.106a cấm các loại xe ôtô tải trừ các xe được ưu tiên theo quy định, cả máy kéo và các xe máy chuyên dùng đi vào đoạn đường đặt biển số P.106a.
– Biển P.106b là biển báo đường cấm các loại xe ôtô tải, máy kéo và các xe máy chuyên dùng có khối lượng chuyên chở (theo Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông cơ giới đường bộ) lớn hơn một giá trị nhất định. Trong trường của bạn thì các loại xe ôtô tải, máy kéo và các xe máy chuyên dùng có khối lượng chuyên chở 2,5 tấn sẽ không được đi vào đường đặt biển báo này.
Lỗi dừng xe đối với xe ô tô theo quy định của pháp luật
Người điều khiển phương tiện phải làm gì khi dừng, đỗ xe?
Bạn đang xem bài viết Cập Nhật: Các Biển Báo Cấm Xe Tải Theo Quy Định Mà Tài Xế Cần Phải Biết trên website Sachlangque.net. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!