Cập nhật thông tin chi tiết về Cập Nhật Ngay Những Quy Định Mới Về Biển Báo Cấm Rẽ Trái mới nhất trên website Sachlangque.net. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
1 Quy định mới về biển báo cấm rẽ trái
– Biển báo cấm rẽ trái (P.123a) không có giá trị cấm quay đầu, tức là biển báo này chỉ cấm các phương tiện rẽ trái tại những nơi có đặt biển báo và các phương tiện vẫn được quay đầu tại những vị trí có đặt biển này.
– Đối với những vị trí đường giao nhau có đặt biển cấm rẽ trái hoặc cấm rẽ phải thì loại biển này cũng không có giá trị cấm quay đầu xe.
– Biển cấm rẽ trái (P103c ) cũng không đồng nghĩa với cấm quay đầu xe, vì quy chuẩn 41:2016 không có thay đổi so với quy chuẩn của năm 2012. Cả hai đều không đề cập đến nội dung “cấm quay đầu” khi mô tả về biển 103c. Như vậy, cũng không tồn tại khái niệm “cấm ôtô rẽ trái thì cấm luôn quay đầu”.
– Quy chuẩn cũng bổ úng các biển báo mới với quy định rõ ràng và cụ thể như: Cấm rẽ trái và quay đầu xe, Cấm rẽ phải và quay đầu xe, Cấm ôtô rẽ trái và quay đầu xe và Cấm ôtô rẽ phải và quay đầu xe để người tham gia giao thông có thể dễ dàng cập nhật được .
2. Một số biển hiệu cấm rẽ, cấm quay đầu xe cần ghi nhớ
Biển 124b cấm ôtô quay đầu, chiều mũi tên phù hợp với chiều cấm ô tô quay đầu.
Biển 124c cấm tất cả các phương tiện rẽ trái và quay đầu.
Biển 124d cấm tất cả các phương tiện rẽ phải và quay đầu.
Biển 124e cấm ôtô rẽ trái và quay đầu xe.
Biển 124f cấm ôtô rẽ phải và quay đầu xe.
Nếu đặt biển “Cấm quay đầu xe” hay biển “Cấm ô tô quay đầu xe” ở một đoạn đường không phải là nơi đường giao nhau thì vị trí bắt đầu cấm phải dùng biển số S.503d “Hướng tác dụng của biển” đặt bên dưới biển chính. Trước hoặc sau những vị trí đặt biển cấm quay xe phải đặt biển chỉ dẫn vị trí quay xe biển số I.409 hoặc I.410.
Mong rằng thông tin các quy định mới về biển báo cấm rẽ trái đã giúp bạn đọc cập nhật về các loại biển báo để tham gia giao thông an toàn và đúng quy định của luật giao thông đường bộ.
Biển Báo Cấm Rẽ Trái Có Được Quay Đầu Xe Theo Quy Chuẩn Mới?
Với sự thay đổi liên tục của các Quy chuẩn báo hiệu đường bộ, nhiều tài xế vẫn chưa được cập nhật quy định biển báo cấm rẽ trái có được quay đầu xe hay không?
Trước ngày 01/11/2016, cấm rẽ trái là cấm quay đầu xe
Trước ngày 01/11/2016, người tham gia giao thông phải chấp hành những quy định về báo hiệu đường bộ tại Quy chuẩn QCVN 41 : 2012/BGTVT.
Theo Quy chuẩn này, để báo cấm rẽ trái hoặc phải (theo hướng mũi tên chỉ) ở những vị trí đường giao nhau, phải đặt biển số 123a “Cấm rẽ trái” hoặc biển số 123b “Cấm rẽ phải”.
Biển có hiệu lực cấm các loại xe (cơ giới và thô sơ) rẽ sang phía trái hoặc phải trừ các xe được ưu tiên theo quy định.
Nếu đã đặt biển cấm rẽ trái thì các loại xe (cơ giới và thô sơ) cũng không được phép quay đầu xe.
Như vậy, trước ngày 01/11/2016, cấm rẽ trái là cấm quay đầu xe.
Từ 01/11/2016 đến nay, cấm rẽ trái vẫn được quay đầu xe
Từ 01/11/2016, QCVN 41:2016/BGTVT ban hành kèm theo Thông tư 06/2016/TT-BGTVT bắt đầu có hiệu lực.
Quy chuẩn này quy định về biển cấm rẽ trái và cấm rẽ phải như sau:
Để báo cấm rẽ trái hoặc rẽ phải (theo hướng mũi tên chỉ) ở những vị trí đường giao nhau, phải đặt biển số P.123a “Cấm rẽ trái” hoặc biển số P.123b “Cấm rẽ phải”. Biển không có giá trị cấm quay đầu xe.
Biển có hiệu lực cấm các loại xe (cơ giới và thô sơ) rẽ sang phía trái hoặc phía phải trừ các xe được ưu tiên theo quy định.
Như vậy từ 01/11/2016 đến nay (Quy chuẩn này vẫn đang có hiệu lực) thì khi gặp biển cấm rẽ trái, tài xế vẫn được phép quay đầu xe.
Từ 01/7/2020, áp dụng biển báo hiệu đường bộ theo Quy chuẩn mới
Từ ngày 01/7/2020, Quy chuẩn 41/2016 sẽ chính thức hết hiệu lực. Thay vào đó, người điều khiển phương tiện tham gia giao thông phải áp dụng các quy định về báo hiệu đường bộ theo theo Quy chuẩn QCVN 41:2019/BGTVT ban hành kèm theo Thông tư 54/2019/TT-BGTVT.
Quy chuẩn này quy định về biển báo cấm rẽ như sau:
Để báo cấm rẽ trái hoặc rẽ phải (theo hướng mũi tên chỉ) ở những vị trí đường giao nhau, đặt biển số P.123a “Cấm rẽ trái” hoặc biển số P.123b “Cấm rẽ phải”. Biển không có giá trị cấm quay đầu xe.
Biển có hiệu lực cấm các loại xe (cơ giới và thô sơ) rẽ sang phía trái hoặc phía phải trừ các xe được ưu tiên theo quy định.
Như vậy, từ 01/7/2020, gặp biển cấm rẽ trái hay cấm rẽ phải vẫn được phép quay đầu xe.
Khi gặp biển cấm rẽ trái, người tham gia giao thông có thể quay đầu xe hoặc đi thẳng hoặc đi theo biển chỉ dẫn hướng đi thích hợp mà cơ quan chức năng đặt trước khi đặt biển cấm rẽ.
Mặc dù, cấm rẽ trái vẫn được quay đầu xe là quy định đã được cập nhật cách đây hơn 03 năm, tuy nhiên trên thực tế nhiều người vẫn chưa biết đến quy định này.
Hiện nay, biển cấm rẽ trái và cấm rẽ phải có hình thức như sau:
Quy Chuẩn Mới Có Cho Phép Quay Đầu Ở Biển “Cấm Rẽ Trái”?
Quy chuẩn mới có cho phép quay đầu ở biển “cấm rẽ trái”?
Quy chuẩn 41/2019 quy định biển cấm rẽ trái không còn giá trị cấm các phương tiện quay đầu xe…
Theo quy định tại Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về báo hiệu đường bộ QCVN 41:2019 mới do Bộ GTVT ban hành (có hiệu lực từ 1/7), quy định biển cấm rẽ trái không còn giá trị cấm các phương tiện quay đầu xe.
Cụ thể: Để báo cấm rẽ trái hoặc rẽ phải (theo hướng mũi tên chỉ) ở những vị trí đường giao nhau phải đặt biển cấm rẽ trái hoặc cấm rẽ phải, biển không có giá trị cấm quay đầu xe. Như vậy, với biển báo 123a, 123b, chỉ cấm các phương tiện được rẽ trái, rẽ phải tại vị trí đặt biển báo nhưng có thể quay đầu.
Biển cấm rẽ trái, phải được phép quay đầu xe
Với biển cấm rẽ trái dành riêng cho ôtô (P103c) tại Quy chuẩn 41:2019 cũng không tồn tại khái niệm “cấm ôtô rẽ trái thì cấm luôn quay đầu”.
Đối với việc cấm quay đầu xe, quy chuẩn quy định các biển báo cụ thể: Cấm rẽ trái và quay đầu xe, cấm rẽ phải và quay đầu xe, cấm ôtô rẽ trái và quay đầu xe và cấm ôtô rẽ phải và quay đầu xe.
Trong đó, biển 124a cấm tất cả các phương tiện quay đầu; biển 124b cấm ôtô quay đầu; biển 124c cấm tất cả các phương tiện rẽ trái và quay đầu; biển 124d cấm tất cả các phương tiện rẽ phải và quay đầu; biển 124e cấm ôtô rẽ trái và quay đầu; biển 124f cấm ôtô rẽ phải và quay đầu.
Hệ thống biển cấm quay đầu xe theo quy chuẩn mới
Trao đổi với Báo Giao thông, ông Vũ Ngọc Lăng, Vụ trưởng Vụ ATGT (Tổng cục Đường bộ VN) cho biết, với quy định này, người lái xe sẽ thuận tiện hơn trong việc thay đổi hướng đi khi gặp biển báo 123a.
“Tuy nhiên, khi tiến hành quay đầu tại các nút giao nhau, người lái xe cần chú ý quan sát kỹ tình hình giao thông để có phương án xử lý phù hợp, tránh gây ảnh hưởng đến các phương tiện khác”, ông Lăng nói.
Theo Báo Giao Thông
Cập Nhật: Các Biển Báo Cấm Xe Tải Theo Quy Định Mới Nhất Mà Tài Xế Cần Phải Biết
Theo quy chuẩn hiện hành mới nhất, đây là các biển báo cấm xe tải/ô tô tải cũng như ý nghĩa cụ thể mà các tài xế cần phải nắm để tránh bị phạt vi phạm khi đi vào các cung đường có các biển báo cấm xe tải
Theo QCVN: 41/2016/ BGTVT (Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về báo hiệu đường bộ) ban hành kèm theo Thông tư số 06/2016/TT-BGTVT vào ngày 08/04/2016 của Bộ GTVT:
“Nhóm biển báo cấm là nhóm biển biểu thị các điều cấm mà người tham gia giao thông không được vi phạm. Biển báo cấm chủ yếu có dạng hình tròn, viền đỏ, nền màu trắng, trên nền có hình vẽ hoặc chữ số, chữ viết màu đen thể hiện điều cấm, trừ một số trường hợp đặc biệt.” Một số biển báo cấm xe tải thường gặp:
– Biển số P.106 (a,b): Cấm xe ôtô tải;
– Biển số P.106c: Cấm các xe chở hàng nguy hiểm;
– Biển số P.107: Cấm xe ôtô khách và xe ôtô tải;
Các loại biển báo cấm xe tải Biển báo cấm xe tải và ô tô khách
2. Cách phân biệt và ý nghĩa các biển báo cấm xe tải
a) Biển số P.106 a “Cấm xe ô tô tải”
Biển báo cấm xe tải số hiệu 106a có hình dạng: Hình tròn với nền trắng phía trong, viền màu đỏ bên ngoài. Có một vạch kẻ đỏ kéo dài từ góc dưới bên phải lên góc trên bên trái. Ở giữa nền trắng có in hình một chiếc xe tải. Biển báo này thường được đặt trên các tuyến đường nội đô hay có cầu yếu để tránh việc ùn tắc giao thông, thường xuất hiện ở những đoạn đường hẹp.
Biển báo cấm ô tải 106a
Biển báo cấm ô tô tải có hiệu lực cấm không chỉ với ô tô tải mà đối với cả máy kéo và các xe máy chuyên dùng đi vào đường đặt biển số P.106a. Trước đây, ô tô tải được định nghĩa là những loại xe dùng cho mục đích chở hàng có khối lượng chuyên chở từ 1.5 tấn trở lên. Trong đó, khối lượng chuyên chở là tổng khối lượng của toàn bộ hàng hóa,người, đồ vật trên xe, không kể tới khối lượng bản thân xe. Tuy nhiên, mới đây, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về báo hiệu đường bộ QCVN 41:2019 của Bộ Giao thông vận tải (GTVT) ban hành thay thế cho quy chế cũ, bắt đầu có hiệu lực từ ngày 1/7/2020. Điểm thay đổi quan trọng trong Quy chuẩn mới là xe tải dưới 1,5 tấn sẽ không được xem là xe con trong tổ chức giao thông. Theo đó, Quy chuẩn 41:2019/BGTVT quy định ô tô tải (hay còn gọi là xe tải) là ôtô có trang bị và kết cấu chủ yếu để chuyên chở hàng hóa bao gồm cả ô tô kéo rơ moóc, ô tô đầu kéo và các loại như xe pick-up, xe tải VAN có khối lượng hàng chuyên chở từ 950 kg trở lên. Vi không được xem là xe con khi tham gia giao thông, những xe tải dưới 1,5 tấn sẽ bị cấm chạy vào làn đường dành riêng cho xe con kể từ ngày 1/7/2020.
Ngoài ra, các xe này cũng không được phép chạy vào các khu vực cấm xe tải theo giờ, bắt buộc phải tuân thủ biển báo cấm xe tải trên một số tuyến đường có đặt biển P.106a.
b) Biển báo P.106 b “Cấm xe tải có giới hạn khối lượng chuyên chở cụ thể”
Biển báo cấm xe tải số hiệu 106b có hình dạng: Hình tròn với nền trắng phía trong, viền màu đỏ ở bên ngoài. Có vẻ vạch kẻ đỏ kéo dài từ góc dưới bên phải lên góc trên bên trái. Ở giữa của nền có một chiếc xe ô tô tải màu đen với kí hiệu chữ và số trên thùng xe. (2,5T= 2,5 tấn, 5T = 5 tấn…). Biển báo này thường được đặt tại những nơi cầu cống đã xuống cấp.
c) Biển báo P.106 c “Cấm xe tải chở hàng nguy hiểm”
Biển báo cấm xe tải chở hàng nguy hiểm có hình dạng tròn viền đỏ, nền trắng, có vạch đỏ kéo dài từ góc dưới bên phải lên góc trên bên trái; ở giữa của biển có in hình phía sau một chiếc xe tải . Hàng nguy hiểm có thể hiểu là hàng hóa có chứa các chất nguy hiểm khi vận chuyển có khả năng gây nguy hại tới tính mạng, sức khỏe con người cũng như môi trường, an toàn và an ninh quốc gia như các chất nổ; các chất và vật liệu nổ công nghiệp, các chất dễ cháy, lây nhiễm, phóng xạ, ăn mòn…
Để báo hiệu đường cấm các xe chở hàng nguy hiểm, phải đặt biển số P.106c.
d) Biển số P.107 “Cấm xe ôtô khách và xe ôtô tải”
Biển báo cấm ô tô tải và ô tô chở khách có hình dạng tròn viền đỏ, nền trắng, có vạch đỏ kéo dài từ góc dưới bên phải lên góc trên bên trái; ở 2 bên vạch đỏ có in hình chiếc xe tải và xe khách. Biển này dùng để báo đường cấm xe ôtô chở khách và các loại xe ô tô tải kể cả các loại xe máy thi công chuyên dùng và máy kéo đi qua trừ các xe được ưu tiên theo quy định.
Bạn đang xem bài viết Cập Nhật Ngay Những Quy Định Mới Về Biển Báo Cấm Rẽ Trái trên website Sachlangque.net. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!