Cập nhật thông tin chi tiết về Câu Hỏi Tìm Hiểu Luật Giao Thông Đường Bộ mới nhất trên website Sachlangque.net. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Câu hỏi và đáp án tìm hiểu luật giao thông đường bộ
Câu hỏi tìm hiểu luật giao thông
1. Bộ câu hỏi tìm hiểu luật giao thông đường bộ số 1
Câu 1. Luật Giao thông đường bộ nghiêm cấm các hành vi nào sau đây?
A. Điều khiển xe cơ giới không có giấy phép lái xe theo quy định.
B. Giao xe cơ giới, xe máy chuyên dùng cho người không đủ điều kiện để điều khiển xe tham gia giao thông đường bộ.
C. Điều khiển xe cơ giới chạy quá tốc độ quy định, giành đường, vượt ẩu.
D. Tất cả các hành vi trên
Đáp án: d (khoản 9, 10, 11 điều 8 Luật GTĐB 2008) Câu 2. Luật giao thông đường bộ quy định người tham gia giao thông phải tuân thủ quy tắc nào sau đây?
A. Người tham gia giao thông phải đi bên phải theo chiều đi của mình, đi đúng làn đường, phần đường quy định.
B. Phải chấp hành hệ thống báo hiệu đường bộ.
C. Xe ô tô có trang bị dây an toàn thì người lái xe và người ngồi hàng ghế phía trước trong xe ô tô phải thắt dây an toàn.
D. Tất cả các quy tắc trên
Đáp án d (điều 9, Luật GTĐB 2008) Câu 3. Khi điều khiển phương tiện tham gia giao thông, người lái xe phải mang theo các loại giấy tờ gì?
A. Giấy đăng ký xe
B. Giấy phép lái xe, Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường theo quy định của Luật Giao thông đường bộ
C. Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới
D. Tất cả các giấy tờ trên
Đáp án d (điều 58, Luật GTĐB 2008) Câu 4. Người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy không đội mũ bảo hiểm sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính bao nhiêu tiền?
a.Từ 100.000 đến 200.000 đồng
b.Từ 200.000 đến 300.000 đồng
c.Từ 300.000 đến 400.000 đồng
d.Từ 400.000 đến 500.000 đồng
Đáp án: a(điểm i, khoản 3, điều 6 Nghị định 46/2016/NĐ-CP) Câu 5. Theo quy định của Luật Giao thông đường bộ, trường hợp nào các xe được phép vượt vào bên phải?
A. Khi xe phía trước có tín hiệu rẽ trái hoặc đang rẽ trái;
B. Khi xe điện đang chạy giữa đường;
C. Khi xe chuyên dùng đang làm việc trên đường mà không thể vượt bên trái
được.
D. Tất cả các đáp án trên
Đáp án: d (khoản 4, Đ.14 Luật GTĐB 2008) Câu 6. Luật Giao thông đường bộ quy định các trường hợp nhường đường khi tránh nhau như thế nào?
A. Nơi đường hẹp chỉ đủ cho một xe chạy và có chỗ tránh xe thì xe nào ở gần chỗ tránh hơn phải vào vị trí tránh, nhường đường cho xe kia đi;
B. Xe xuống dốc phải nhường đường cho xe đang lên dốc;
C. Xe nào có chướng ngại vật phía trước phải nhường đường cho xe không có chướng ngại vật đi trước.
D. Tất cả các đáp án trên
Đáp án: d (khoản 2, Đ. 17 Luật GTĐB 2008) Câu 7. Người có Giấy phép lái xe hạng A1 Được điều khiển loại xe nào?
A. Người lái xe mô tô hai bánh có dung tích xi-lanh từ 50 cm 3đến dưới 175 cm 3
B. Người lái xe mô tô hai bánh có dung tích xi-lanh từ 50 cm 3đến dưới 180 cm 3
C. Người lái xe mô tô hai bánh có dung tích xi-lanh từ 50 cm 3đến dưới 185 cm 3
D. Người lái xe mô tô hai bánh có dung tích xi-lanh từ 50 cm 3đến dưới 250 cm 3
Đáp án: a (điểm a khoản 2 điều 59 Luật GTĐB 2008) Câu 8. Người điều khiển xe đạp không được thực hiện các hành vi nào sau đây:
A. Đi xe dàn hàng ngang; Đi xe vào phần đường dành cho người đi bộ và phương tiện khác;
B. Sử dụng ô, điện thoại di động, thiết bị âm thanh, trừ thiết bị trợ thính; sử dụng xe để kéo, đẩy xe khác, vật khác, mang, vác v à chở vật cồng kềnh;
C. Buông cả hai tay hoặc đi xe bằng một bánh đối với xe hai bánh; hành vi khác gây mất trật tự, an toàn giao thông.
D. Tất cả các hành vi trên
Đáp án: d (khoản 3, điều, 30 Luật GTĐB 2008) Câu 9. Người đi bộ khi tham gia giao thông không được thực hiện các hành vi nào sau đây?
A. Vượt qua dải phân cách, đu bám vào phương tiện giao thông đang chạy;
B. Mang vác vật cồng kềnh phải bảo đảm an toàn.
C. Gây trở ngại cho người và phương tiện tham gia giao thông đường bộ.
D. Tất cả các đáp án trên
Đáp án d (khoản 4, điều 32, Luật GTĐB 2008) Câu 10. Những người có mặt tại nơi xảy ra vụ tai nạn có trách nhiệm gì sau đây:
A. Bảo vệ hiện trường; Giúp đỡ, cứu chữa kịp thời người bị nạn;
B. Báo tin ngay cho cơ quan công an, y tế hoặc Ủy ban nhân dân nơi gần nhất;
C. Bảo vệ tài sản của người bị nạn; Cung cấp thông tin xác thực về vụ tai nạn theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.
D. Tất cả trách nhiệm trên
Đáp án d ( Khoản 2, điều, 38 Luật GTĐB 2008)
Mời các bạn tải file đầy đủ về tham khảo.
2. Bộ câu hỏi tìm hiểu luật giao thông đường bộ số 2
PHẦN 1(Thời gian 5 – 7 phút) CÂU HỎI TÌM HIỂU LUẬT GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ PHẦN B: PHẦN THI “TRẢ LỜI NHANH” (Mỗi câu đúng 5 điểm – Thời gian trả lời mỗi câu hỏi không quá 1 phút) Nhóm 1: (10 câu hỏi) Câu 1. Em hãy kể thứ tự tên các loại xe ƣu tiên đi trước xe khác khi đi qua đường giao nhau từ bất kỳ hướng nào đi tới? THI CHÀO HỎIGIỚI THIỆU VỀ THỰC HIỆN ĐẢM BẢO TRẬT TỰ ATGT CỦA ĐƠN VỊ MÌNH
Đáp án: Điều 22 – Luật GTĐB 2008
Câu 2. Khi gặp một đoàn xe hoặc một đoàn người có tổ chức thì người lái xe có được phép cho xe chạy cắt ngang hay không? Câu 3: Tuổi tối thiểu đối với người điều khiển xe gắn máy có dung tích là bao nhiêu? Câu 4. Hãy cho biết hình dạng màu sắc và ý nghĩa của biển báo nguy hiểm? Khi gặp biển báo nguy hiểm người tham gia giao thông phải làm gì?
a) Xe chữa cháy đi làm nhiệm vụ;
Câu 5. Khi tham gia giao thông, người đi bộ phải thực hiện quy tắc giao thông nào?
b) Xe quân sự, xe công an đi làm nhiệm vụ khẩn cấp, đoàn xe có xe cảnh sát dẫn đường;
c) Xe cứu thương đang thực hiện nhiệm vụ cấp cứu;
d) Xe hộ đê, xe đi làm nhiệm vụ khắc phục sự cố thiên tai, dịch bệnh hoặc xe đi làm nhiệm vụ trong tình trạng khẩn cấp theo quy định của pháp luật;
đ) Đoàn xe tang.
Đáp án: Không được phép
Câu 6. Hãy cho biết có mấy nhóm biển báo hiệu giao thông đường bộ? Kể tên?
Đáp án: 16 tuổi (Khoản 1, Điều 60 – Luật GTĐB 2008)
Câu 7. Người điều khiển xe, mô tô vi phạm các hành vi sau sẽ phạt bao nhiêu tiền?
Đáp án: Hình tam giác viền đỏ, nền vàng, hình vẽ màu đen để cảnh báo các tình huống nguy hiểm có thể xảy ra. Khi gặp biển báo nguy hiểm người tham gia giao thông phải cho xe giảm tốc độ đến mức không nguy hiểm để phòng ngừa tai nạn.
Đáp án: (Điều 32 – Luật GTĐB 2008)
– Người đi bộ phải đi trên hè phố, lề đường; trường hợp đường không có hè phố, lề đường thì người đi bộ phải đi sát mép đường.
Câu 8. Hệ thống báo hiệu giao thông đường bộ bao gồm những gì? Nếu nếu người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông thì bị xử phạt bao nhiêu tiền? Câu 9. Điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định từ 05 km/h đến dưới 10 km/h sẽ bị phạt bao nhiêu tiền?
– Người đi bộ chỉ được qua đường ở những nơi có đèn tín hiệu, có vạch kẻ đường hoặc có cầu vượt, hầm dành cho người đi bộ và phải tuân thủ tín hiệu chỉ dẫn.
– Trường hợp không có đèn tín hiệu, không có vạch kẻ đường, cầu vượt, hầm dành cho người đi bộ thì người đi bộ phải quan sát các xe đang đi tới, chỉ qua đường khi bảo đảm an toàn và chịu trách nhiệm bảo đảm an toàn khi qua đường.
Câu 10. Khi điều khiển xe mô tô, xe máy tham gia giao thông cần phải có những loại giấy tờ gì? Đáp án:
– Người đi bộ không được vượt qua dải phân cách, không đu bám vào phương tiện giao thông đang chạy; khi mang vác vật cồng kềnh phải bảo đảm an toàn và không gây trở ngại cho người và phương tiện tham gia giao thông đường bộ.
– Trẻ em dưới 7 tuổi khi đi qua đường đô thị, đường thường xuyên có xe cơ giới qua lại phải có người lớn dắt; mọi người có trách nhiệm giúp đỡ trẻ em dưới 7 tuổi khi đi qua đường.
Đáp án: 5 nhóm (Biển báo cấm; Biển báo nguy hiểm; Biển báo hiệu lệnh;
Biển báo chỉ dẫn và biển báo phụ).
– Không có giấy phép lái xe
– Sử dụng giấy phép lái xe không rõ cơ quan có thẩm quyền cấp hoặc giấy phép lái xe bị tẩy xóa.
Đáp án: Theo khoản 5, Điều 24 Nghị định 71/2012/NĐ-CP thì bị phạt từ 800.000 đồng đến 1.200.000 đồng. Ngoài ra còn bị tạm giữ xe trong thời hạn 7 ngày.
Đáp án: Bao gồm hiệu lệnh của người điều khiển giao thông, tín hiệu đèn giao thông, biển báo hiệu, vạch kẻ đường, cọc tiêu, hoặc tường bảo vệ, hàng rào chắn.
Nếu vi phạm không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông thì bị xử phạt từ 200.000đ – 400.000đ (Điểm c, Khoản 4, Điều 9, Nghị định 71/2012/NĐ-CP).
Đáp án: (Điểm c, Khoản 3, Điều 9, Nghị định 71/2012/NĐ-CP)
Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng
Khi điều khiển xe mô tô, xe máy tham gia giao thông cần phải có những loại giấy tờ sau đây:
– Giấy phép lái xe (nếu điều khiển xe mô tô)
– Giấy đăng ký xe mô tô, xe gắn máy.
Mời các bạn tải file đầy đủ về tham khảo.
450 Câu Hỏi Luật Giao Thông Đường Bộ: Biển Báo Chỉ Dẫn Giao Thông Đường Bộ
Biển báo giao thông đường bộ hay còn được gọi là hệ thống báo hiệu đường bộ là hệ thống rất nhiều biển báo giao thông cung cấp thông tin cụ thể cho người tham gia giao thông và được chia thành 6 nhóm chính như sau: biển báo chỉ dẫn, biển báo cấm, biển báo phụ, biển báo hiệu lệnh, biển báo nguy hiểm, vạch kẻ đường. Nhưng trong đó biển báo chỉ dẫn là một trong những loại biển báo tiêu biểu nhất dành cho người tham gia giao thông.
Biển số 401 “Bắt đầu đường ưu tiên”: Để biểu thị ưu tiên cho các phương tiện trên đường có đặt biển này được đi trước. Biển đặt tại vị trí thích hợp trước khi đường nhánh sắp nhập vào trục đường chính, yêu cầu phương tiện từ đường nhánh ra phải dừng lại nhường cho phương tiện trên đường chính đi trước.
Biển số 402 “Hết đoạn đường ưu tiên”: Báo hiệu hết đoạn đường được ưu tiên
Biển số 403a “Đường dành cho ôtô”: Để chỉ dẫn bắt đầu đường dành cho các loại ôtô đi lại, các loại phương tiện giao thông khác không được phép đi vào đoạn đường có dặt biển này
Biển số 403b “Đường dành cho ô tô, xe máy”: Để chỉ dẫn bắt đầu đường dành cho các loại ôtô, xe máy (kể cả xe gắn máy) đi lại, các loại phương tiện giao thông khác không được phép đi vào đoạn đường có đặt biển này
Biển số 404a “Hết đường dành cho ô tô”: Để chỉ dẫn hết đoạn đường dành cho ôtô đi lại
Biển số 404b “Hết đường dành cho ô tô, xe máy”: Để chỉ dẫn hết đoạn đường dành cho ôtô, xe máy đi lại
Biển số 405a “Đường cụt”: Để chỉ dẫn đường cụt, lối rẽ vào đường cụt phía bên phải
Biển số 405b “Đường cụt”: Để chỉ dẫn đường cụt, lối rẽ vào đường cụt phía bên trái
Biển số 405c “Đường cụt”: Để chỉ dẫn phía trước là đường cụt, đặt trước đường cụt 300m đến 500m và cứ 100m phải đặt thêm một biển
Biển số 406 “Được ưu tiên qua đường hẹp” : Để chỉ dẫn cho người lái xe cơ giới biết mình được quyền ưu tiên đi trước trên đoạn đường hẹp. Nếu trên hướng đi ngược chiều có xe (cơ giới hoặc thô sơ) đã đi vào phạm vi đường hẹp thì xe đi theo chiều ưu tiên cũng phải nhường đường.
Biển số 407(a,b,c) “Đường một chiều” : Để chỉ dẫn những đoạn đường chạy một chiều. Biển số 407a đặt sau nơi đường giao nhau, biển số 407b,c đặt trước nơi đường giao nhau.
Biển chỉ dẫn 407bBiển chỉ dẫn 407
Biển số 408 “Nơi đỗ xe” : Để chỉ dẫn những nơi được phép đỗ xe, những bãi đỗ xe, bến xe v.v…
Biển số 409 “Chỗ quay xe” : Để chỉ dẫn vị trí được phép quay đầu xe. Biển không cho phép rẽ trái (trừ các xe được quyền ưu tiên theo quy định).
Biển số 410 “Khu vực quay xe” : Để chỉ dẫn khu vực được phép quay đầu xe , phải đặt biển số 410 “Khu vực quay xe”. Trên biển mô tả cách thức tiến hành quay xe. Biển không cho phép rẽ trái (trừ các xe được quyền ưu tiên theo quy định).
Biển số 411 “Hướng đi trên mỗi làn đường theo vạch kẻ đường” : Để chỉ dẫn cho người lái xe biết số lượng làn đường trên mặt đường và hướng đi trên mỗi làn đường theo vạch kẻ đường.
Biển sử dụng phối hợp với vạch kẻ đường (loại vạch 1.18 hình mũi tên màu trắng trên mặt đường). Tùy theo tình hình thực tế về số lượng làn đường và hướng đi trên mỗi làn đường mà có ký hiệu chỉ dẫn phù hợp. Biển có tác dụng bắt buộc người lái xe phải đi đúng làn đường đã được chỉ dẫn hướng phù hợp với hành trình cuả xe.
Biển số 412 (a,b,c,d) “Làn đường dành riêng cho từng loại xe” : Để chỉ dẫn cho người lái xe biết có làn đường dành riêng cho từng loại xe riêng biệt. Biển được đặt phía trên làn xe, ở đầu đường theo chiều xe chạy. Tùy loại phương tiện cần quy định mà bố trí biển cho phù hợp. Các loại xe khác không được đi vào làn đường có đặt biển này (trừ các xe được quyền ưu tiên theo quy định):
Biển số 412a “Làn đường dành cho ôtô khách”: làn đường dành riêng cho ôtô khách (kể cả ôtô buýt, tắc-xi).
Biển số 412b “Làn đường dành cho ôtô con”
Biển số 412c “Làn đường dành cho ôtô tải”
Biển số 412d “Làn đường dành cho xe môtô”
Biển số 413a “Đường có làn đường dành cho ô tô khách”: Để chỉ dẫn cho người lái xe biết đường có làn đường dành riêng cho ôtô khách theo chiều ngược lại
Biển số 413(b,c) “Rẽ ra đường có làn đường dành cho ô tô khách”: Để chỉ dẫn cho người lái xe biết ở nơi đường giao nhau rẽ phải hoặc rẽ trái là rẽ ra đường có làn đường dành cho ôtô khách
Biển số 414 (a,b,c,d) “Chỉ hướng đường” : Đặt ở tất cả các đường giao nhau, để chỉ dẫn hướng đường đến các địa danh, khu dân cư. Trên biển cần chỉ dẫn cả số hiệu (tên) đường và cự ly:
Biển số 414(a,b) đặt ở nơi đường giao nhau và chỉ có một địa danh và khu dân cư trên hướng đường cần phải chỉ dẫn.
Biển số 414(c,d) đặt ở nơi đường giao nhau có từ hai địa danh, khu dân cư cần phải chỉ dẫn trên biển. Địa danh xa hơn phải viết phía dưới.
Biển số 415 “Mũi tên chỉ hướng đi” : Được đặt trong khu đông dân cư, ở các đường giao nhau để chỉ dẫn hướng đi đến một địa danh lân cận tiếp theo và khoảng cách (km) đến nơi đó. Nếu biển này đặt trên đường cao tốc thì phía bên trái biển có thêm hình vẽ đường cao tốc.
Biển số 416 “Lối đi đường vòng tránh”: Đặt trước các đường giao nhau, để chỉ dẫn lối đi đường tránh, đường vòng trong trường hợp đường chính bị tắc, hoặc đường chính cấm một số loại xe đi qua
Biển số 417 (a,b,c) “Chỉ hướng đường phải đi cho từng loại xe” : Đặt ở các đường giao nhau trong trường hợp cấm hoặc hạn chế một số loại xe, phải có biển để chỉ hướng đường phải đi cho từng loại xe đến một khu dân cư tiếp theo.
Biển số 418 “Lối đi ở những vị trí cấm rẽ” : Để chỉ lối đi ở các nơi đường giao nhau bị cấm rẽ. Biển được đặt ở nơi đường giao nhau trước đường cấm rẽ.
Biển số 419 “Chỉ dẫn địa giới” : Để chỉ dẫn địa giới hành chính giữa các thành phố, tỉnh, huyện
Biển số 420 “Bắt đầu khu đông dân cư” : Để chỉ dẫn bắt đầu vào phạm vi khu đông dân cư, người sử dụng đường biết phạm vi phải tuân theo những quy định đi đường được áp dụng ở khu đông dân cư.
Biển số 421 “Hết khu đông dân cư” : Để chỉ dẫn hết phạm vi khu đông dân cư, người sử dụng đường biết phạm vi phải tuân theo những quy định đi đường được áp dụng ở khu đông dân cư đã hết hiệu lực.
Biển số 422 “Di tích lịch sử”: Để chỉ dẫn những nơi có di tích lịch sử hoặc những nơi có danh lam thắng cảnh, những nơi có thể thăm quan v.v… ở hai ven đường
Biển số 423(a,b) “Đường người đi bộ sang ngang” : Để chỉ dẫn cho người đi bộ và người lái xe biết nơi dành cho người đi bộ sang ngang. Biển này được sử dụng độc lập ở những vị trí sang ngang, đường không có tổ chức điều khiển giao thông hoặc có thể sử dụng phối hợp với vạch kẻ đường. Gặp biển này người lái xe phải điều khiển xe chạy chậm, chú ý quan sát, ưu tiên cho người đi bộ sang ngang.
Biển số 424(a,b) “Cầu vượt qua đường cho người đi bộ”: Để chỉ dẫn cho người đi bộ sử dụng cầu vượt qua đường. Tùy hướng thực tế của người đi bộ qua đường mà sử dụng biển số 424a hoặc 424b cho phù hợp.
Biển số 424(c,d) “Hầm chui qua đường cho người đi bộ” : Để chỉ dẫn cho người đi bộ sử dụng hầm chui qua đường. Tùy hướng thực tế của người đi bộ qua hầm mà sử dụng biển số 424c hoặc 424d cho phù hợp.
Biển số 425 “Bệnh viện” : Để chỉ dẫn sắp đến cơ sở điều trị bệnh ở gần đường như bệnh viện, bệnh xá, trạm xá v.v… Gặp biển này người lái xe đi chậm, chú ý quan sát và không sử dụng còi.
Biển số 426 “Trạm cấp cứu” : Để chỉ dẫn nơi có trạm cấp cứu y tế ở gần đường
Biển số 427(a) “Trạm sửa chữa”: Để chỉ dẫn nơi đặt xưởng, trạm chuyên phục vụ sửa chữa ôtô, môtô hỏng trên đường
Biển số 427(b) “Trạm kiểm tra tải trọng xe” Để chỉ dẫn nơi đặt trạm kiểm tra tải trọng xe
Biển số 428 “Trạm cung cấp xăng dầu” : Để chỉ dẫn những nơi có đặt trạm kinh doanh xăng dầu phục vụ cho xe cộ đi trên đường
Biển số 429 “Nơi rửa xe” : Để chỉ dẫn những nơi có bố trí rửa xe
Biển số 430 “Điện thoại” : Để chỉ dẫn những nơi có đặt trạm điện thoại công cộng chuyên phục vụ khách đi đường
Biển số 431 “Trạm dừng nghỉ”: Để chỉ dẫn những nơi có các dịch vụ phục vụ khách đi đường (ăn uống nghỉ ngơi, cung cấp nhiên liệu…). Tùy trạm dừng nghỉ có dịch vụ gì mà bố trí các biểu tượng hình vẽ cho phù hợp.
Biển số 432 “Khách sạn”: Để chỉ dẫn nơi có khách sạn phục vụ khách đi đường
Biển số 433 “Nơi nghỉ mát”: Để chỉ dẫn nơi nghỉ mát
Biển số 434(a) “Bến xe buýt”: Để chỉ dẫn chỗ dừng đỗ xe buýt cho khách lên xuống
Biển số 435 “Bến xe điện”: Để chỉ dẫn chỗ dừng đỗ xe điện cho khách lên xuống
Biển số 436 “Trạm cảnh sát giao thông”: Để chỉ dẫn nơi đặt trạm cảnh sát giao thông. Các phương tiện phải giảm tốc độ đến mức an toàn và không được vượt khi đi qua khu vực này.
Biển số 437 “Đường cao tốc”: Để chỉ dẫn bắt đầu đường cao tốc
Biển số 438 “Hết đường cao tốc”: Để chỉ hết đường cao tốc
Biển số 439 “Tên cầu”
Biển số 440 “Đoạn đường thi công”: Để chỉ dẫn những đoạn đường đang thi công sửa chữa hoặc nâng cấp cải tạo
Biển số 441(a,b,c) “Báo hiệu phía trước có công trường thi công”: Để báo cho người sử dụng đường biết phía trước có công trườngthi công, sửa chữa hoặc nâng cấp. Biển số 441(a,b,c) được đặt ở hai đầu đoạn thi công và cách hai đầu đoạn thi công 500m, 100m và 50m, trước biển số 440.
Biển số 442 “Chợ”: Để báo sắp đến khu vực có chợ gần đường, xe cơ giới qua lại khu vực này phải chú ý quan sát, giảm tốc độ.
Biển số 443 “Xe kéo moóc”: Để báo hiệu xe có kéo moóc hoặc xe kéo xe, biển này được đặt trên nóc xe kéo.
Biển số 444 “Biển báo chỉ dẫn địa điểm” : Nhằm chỉ dẫn cho người đi đường biết hướng đến những địa điểm quan trọng, các loại biển báo phân biệt địa điểm chủ yếu bao gồm:
Ga xe lửa (biển số 444a): đặt biển ở trước nơi đường giao nhau chỉ hướng vào ga xe lửa.
Biển báo sân bay (biển số 444b) đặt biển ở trước nơi đường giao nhau với đường vào sân bay.
Biển báo bãi đậu xe (biển số 444c): đặt biển ở trước nơi đường giao nhau với đường vào bãi đậu xe.
Biển báo bến xe khách đường dài (biển số 444d) đặt biển ở trước nơi đường giao nhau với đường vào bến xe khách đường dài.
Biển chỉ dẫn trạm cấp cứu. (biển số 444e): đặt biển ở nơi đường giao nhau với đường vào bệnh viện và trạm cấp cứu
Biển báo bến tàu khách (biển số 444f) : đặt biển ở trước nơi đường giao nhau với đường vào bến tàu khách.
Biển chỉ dẫn khu danh thắng và du lịch (biển số 444g): đặt biển ở trước nơi đường giao nhau với đường vào khu danh thắng và du lịch.
Biển chỉ dẫn trạm xăng (biển số 444h): đặt biển ở trước nơi đường giao nhau với đường vào trạm bán xăng dầu
Biển chỉ dẫn trạm rửa xe (biển số 444i) : đặt biển ở trước nơi đường giao nhau với đường vào trạm phục vụ rửa xe.
Biển chỉ dẫn bến phà (biển số 444j) : đặt biển ở trước nơi đường giao nhau với đường ra bến phà.
Biển báo ga tàu điện ngầm (biển số 444k): đặt biển ở nơi đường giao nhau với đường vào ga tàu điện ngầm
Biển chỉ dẫn khu vực dịch vụ cho khách đi đường (biển số 444l) : đặt biển ở trước nơi đường giao nhau với đường vào trạm dừng nghỉ.
Biển báo trạm sửa chữa xe (biển số 444m): đặt biển ở trước nơi đường giao nhau với đường vào trạm sửa chữa xe trong khu dịch vụ.
Biểu báo đường trơn phải chạy chậm (biểu số 445a) : biển đặt tại vị trí thích hợp trước đoạn đường bị trơn trượt khi trời mưa hoặc láng đầu v.v…
Biển báo đường dốc phải đi chậm, lái xe phải cẩn thận (biển số 445b): biển đặt ở vị trí thích hợp trước đoạn đường có độ dốc lớn và tầm nhìn hạn chế.
Biển báo đoạn đường sương mù, tầm nhìn hạn chế phải đi chậm, tập trung quan sát (biển số 445c) : biển đặt trước đoạn đường nhiều sương mù
Biển báo đoạn đường có nền đường yếu (biển số 445d): biển đặt ở vị trí thích hợp trước đoạn đường mà nền đường có hiện tượng sụt lún, không bằng phẳng, nhắc nhở lái xe đi chậm và cẩn thận.
Biển báo xe lớn hoặc quá khổ đi sát về bên phải (biển số 445e): biển đặt ở nơi thích hợp trước khi đi vào đoạn đường có từ hai làn xe trở lên, hướng dẫn cho lái xe lớn hoặc quá khổ phải đi tốc độ thấp không được chiếm làn đường của các loại xe khác.
Biển báo chú ý khu vực có gió ngang mạnh (biển số 445f): biển đặt biển ở vị trí trước khi đi vào cầu lớn, cầu vượt qua vịnh hoặc cửa núi đoạn đường thường có gió ngang cường độ mạnh.
Biển báo đoạn đường nguy hiểm hay xẩy ra tai nạn (biển số 445g): đặt biển ở nơi thích hợp trước khi vào đoạn đường hay xẩy ra tai nạn.
Biển báo đường xuống dốc liên tục (biển số 445h): đặt biển ở nơi thích hợp khi sắp vào đoạn đường xuống dốc liên tục, nhằm nhắc nhở lái xe phải đi chậm, đi sát bên phải.
Biển số 446 “Nơi đỗ xe dành cho người tàn tật” : Để báo hiệu nơi đỗ xe dành cho người tàn tật
Biển số 447 “Biển báo cầu vượt liên thông”: Biển đặt tại vị trí trước khi vào cầu vượt có tổ chức giao thông liên thông giữa các tuyến. Tuỳ theo nút giao mà bố trí biển số 447a, 447b, 445c, 447d cho phù hợp.
Thông qua một số tính chất đặc điểm để nhận biết và những ý nghĩa của từng loại, cho chúng ta thấy được tầm quan trọng của biển báo nguy hiểm là một điều rất cần thiết dùng để sử dụng khi tham gia giao thông. Bởi biển báo chỉ dẫn có nhiệm vụ rất đặc thù đối với luật giao thông đường bộ, nhờ có biển báo chỉ dẫn mà giúp cho bạn tìm kiếm, dẫn hướng rất dễ dàng khi tham gia giao thông biết những định hướng cần thiết hoặc những điều có ích khác, đồng thời giúp cho người tham gia giao thông thuận lợi trên đường.
Bộ Câu Hỏi Cuộc Thi Trực Tuyến Luật Giao Thông Đường Bộ
BỘ CÂU HỎI CUỘC THI TRỰC TUYẾN
LUẬT GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ
Câu 1: Trong khu vực đông dân cư, trên đường đôi (có dải phân cách giữa); đường một chiều có từ 2 làn xe cơ giới trở lên, nơi không có biển báo tốc độ tối đa cho phép (biển hạn chế tốc độ), xe chở người đến 30 chỗ được phép chạy tối đa bao nhiêu km/h?
a) 40 km/h.
b) 50 km/h.
c) 60 km/h.
d) 70 km/h.
Câu 2: Theo quy định của Luật Giao thông đường bộ, xe thô sơ, xe gắn máy, xe mô tô và máy kéo có được đi vào đường cao tốc không?
a) Không được đi vào, trừ phương tiện, thiết bị phục vụ việc quản lý, bảo trì đường cao tốc.
b) Được đi vào như xe cơ giới khác.
c) Được đi vào trên làn đường ngoài cùng.
d) Chỉ được đi vào lúc ban ngày.
Câu 3: Xe ô tô đang chạy trên đường thì những người ngồi ở vị trí nào trên xe phải thắt dây an toàn?
a) Người lái xe.
b) Người ngồi ghế trước cạnh lái xe.
c) Tất cả các vị trí có trang bị dây an toàn.
d) Ghế người lái xe; người ngồi ghế trước cạnh lái xe và ghế dành cho trẻ em.
Câu 4: Ngoài khu vực đông dân cư, trên đường hai chiều không có dải phân cách giữa, đường một chiều có 1 làn xe cơ giới, nơi không có biển báo tốc độ tối đa cho phép (biển hạn chế tốc độ), xe ô tô buýt được chạy tối đa bao nhiêu km/h?
a) 50 km/h.
b) 60 km/h.
c) 70 km/h.
đ) 80 km/h.
Biển số P.113
a) Biển báo “Cấm xe đạp”.
b) Biển báo “Cấm kéo xe”.
c) Biển báo “Cấm xe người kéo, đẩy”.
d) Biển báo “Cấm xe đẩy xây dựng”.
Câu 6: Khi đến giao lộ, trong trường hợp gặp tín hiệu đèn vàng nhấp nháy người điều khiển xe phải làm gì?
a) Được đi thẳng.
b) Được đi nhưng phải giảm tốc độ, chú ý quan sát, nhường đường cho người đi bộ qua đường.
c) Dừng lại chờ đèn chuyển sang màu xanh.
d) Quay đầu xe lại.
Câu 7: Tại nơi có biển báo hiệu cố định lại có báo hiệu tạm thời, người tham gia giao thông phải chấp hành hiệu lệnh nào?
a) Biển báo hiệu cố định.
b) Báo hiệu tạm thời.
c) Chấp hành cả hai báo hiệu.
d) Không phải chấp hành biển nào.
Biển số P.124a
a) Biển báo “Cấm quay đầu xe”.
b) Biển báo “Đường cụt phía trước”.
c) Biển báo “Đường đi vòng theo chữ U”.
d) Biển báo “Phía trước là đường một chiều”.
Câu 9: Vạch kẻ đường là gì?
a) Là vạch chỉ sự phân chia làn đường, vị trí hoặc hướng đi, vị trí dừng lại.
b) Chỉ cho người lái xe biết đang đi trên đường cao tốc.
c) Chỉ cho người lái xe biết đang đi trên quốc lộ.
d) Báo hiệu sắp đến đoạn đường cụt.
Câu 10: Khi vừa có người điều khiển giao thông, lại có biển báo hiệu cố định và biển báo hiệu tạm thời thì người tham gia giao thông phải chấp hành hiệu lệnh nào?
a) Chấp hành báo hiệu cố định.
b) Chấp hành báo hiệu tạm thời.
c) Chấp hành cả hiệu lệnh của người điều khiển giao thông và báo hiệu tạm thời.
d) Chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển giao thông.
Biển số P.123a
a) Biển báo “Hướng đi phải theo”.
b) Biển báo “Các xe chỉ được rẽ trái”.
c) Biển báo “Cấm rẽ trái”.
d) Biển báo “Đi vòng qua chướng ngại vật”.
Câu 12: Tại nơi có vạch kẻ đường dành cho người đi bộ, gặp người đi bộ và xe lăn của người khuyết tật đang qua đường, người điều khiển phương tiện phải xử trí thế nào?
a) Bấm còi hoặc nhấp nháy đèn báo hiệu để khẩn trương đi qua.
b) Lưu thông bình thường.
c) Phải quan sát, giảm tốc độ và nhường đường cho người đi bộ, xe lăn của người khuyết tật qua đường.
d) Chỉ phải nhường đường cho xe lăn của người khuyết tật qua đường.
Câu 13: Những nơi không có vạch kẻ đường cho người đi bộ, có người đi bộ, xe lăn của người khuyết tật đang qua đường thì người điều khiển phương tiện có phải nhường đường không?
a) Không có vạch kẻ đường nên cứ đi bình thường.
b) Bấm còi báo hiệu để người đi bộ, xe lăn dừng lại nhường đường cho xe cơ giới đi trước.
c) Phải quan sát, nếu thấy người đi bộ, xe lăn của người khuyết tật đang qua đường thì phải giảm tốc độ, nhường đường cho người đi bộ, xe lăn của người khuyết tật qua đường bảo đảm an toàn.
d) Chỉ nhường cho người khuyết tật.
Câu 14: Ở ngoài khu vực đông dân cư, trên đường đôi (có dải phân cách giữa); đường một chiều có từ 2 làn xe cơ giới trở lên, nơi không có biển báo tốc độ tối đa cho phép, xe mô tô được phép chạy tối đa bao nhiêu km/h?
a) 50 km/h.
b) 60 km/h.
c) 70 km/h.
d) 80 km/h.
Câu 15: Muốn chuyển làn đường an toàn, người điều khiển xe phải làm gì?
a) Chỉ cần mở tín hiệu rồi chuyển làn.
b) Chỉ cần nhìn gương chiếu hậu rồi chuyển làn.
c) Có tín hiệu báo trước và phải bảo đảm an toàn.
d) Cứ chuyển làn bình thường, các xe chạy phía sau phải nhường đường.
Biển số W.208
a) Biển báo “Nguy hiểm khác”.
b) Biển báo “Chú ý đỗ xe”.
c) Biển báo “Giao nhau với đường ưu tiên”.
d) Biển báo “Gần đến khu vực có cháy rừng”.
Câu 17: Trên đường một chiều có vạch kẻ phân làn đường, xe thô sơ lưu thông như thế nào cho đúng luật?
a) Đi trên làn ngoài cùng.
b) Đi trên làn chung với xe mô tô, xe gắn máy.
c) Phải đi trên làn đường bên phải trong cùng.
d) Đi trên vỉa hè.
Biển số W.230
a) Biển báo “Đường dành cho gia súc”.
b) Biển báo “Gia súc”.
c) Biển báo “Trại chăn nuôi”.
d) Biển báo “Thú rừng”.
Câu 19: Trong đô thị và khu đông dân cư từ 22 giờ đến 5 giờ xe xin vượt sử dụng báo hiệu nào để xin vượt?
a) Chỉ được báo hiệu xin vượt bằng đèn.
b) Phải có báo hiệu vừa bằng đèn và còi.
c) Được báo hiệu xin vượt bằng còi.
d) Không báo hiệu mà căn đường vắng để vượt.
Câu 20: Xe kéo rơ moóc có được kéo theo xe khác bị hư hỏng không?
a) Được kéo theo tối đa một xe ô tô.
b) Được kéo theo tối đa hai xe ô tô.
c) Chỉ được kéo theo xe mô tô, xe gắn máy.
d) Không được kéo theo xe khác.
Câu 21: Trong khu vực đông dân cư, trên đường đôi (có dải phân cách giữa); đường một chiều có từ 2 làn xe cơ giới trở lên, nơi không có biển báo tốc độ tối đa cho phép xe ô tô con được phép chạy tối đa bao nhiêu km/h?
a) 40 km/h.
b) 50 km/h.
c) 60 km/h.
d) 70 km/h.
Câu 22: Trong khu vực đông dân cư, trên đường hai chiều không có dải phân cách giữa, đường một chiều có 1 làn xe cơ giới, nơi không có biển báo tốc độ tối đa cho phép, các loại phương tiện cơ giới được phép chạy tối đa bao nhiêu km/h?
a) 40 km/h.
b) 50 km/h.
c) 60 km/h.
d) 70 km/h.
Biển số P.117
a) Biển báo “Hạn chế chiều dài xe”.
b) Biển báo “Cửa chui”.
c) Biển báo “Chiều cao đường hầm”.
d) Biển báo “Hạn chế chiều cao”.
Câu 24: Khi muốn chuyển hướng, người điều khiển phương tiện phải làm gì?
a) Giảm tốc độ và có tín hiệu báo hướng rẽ.
b) Quan sát gương chiếu hậu nếu không có xe đi tới thì chuyển hướng.
c) Chỉ rẽ trái mới quan sát có tín hiệu báo chuyển hướng.
d) Rẽ phải không cần mở tín hiệu.
Câu 25: Trong khi chuyển hướng, người lái xe cơ giới có phải nhường quyền đi trước cho người đi bộ đang đi trên phần đường dành riêng cho họ không?
a) Phải nhường quyền đi trước cho người đi bộ đang đi trên phần đường dành riêng cho họ.
b) Không phải nhường đường vì người đi bộ phải nhường đường cho xe cơ giới.
c) Bấm còi để người đi bộ tránh sang một bên để bảo đảm an toàn.
d) Không được bấm còi mà chỉ được rồ ga báo hiệu cho người đi bộ biết để tránh.
Câu 27: Ở ngoài khu vực đông dân cư, trên đường đôi (có dải phân cách giữa); đường một chiều có từ 2 làn xe cơ giới trở lên, nơi không có biển báo tốc độ tối đa cho phép, xe ô tô kéo rơ moóc được chạy tối đa bao nhiêu km/h?
a) 50 km/h.
b) 60 km/h.
c) 70 km/h.
d) 80 km/h.
Biển số P.112
a) Biển báo “Cấm người chạy bộ”.
b) Biển báo “Cấm người đi bộ”.
c) Biển báo “Cấm người đi bộ qua đường”.
d) Biển báo “Cấm trẻ em”.
Câu 29: Ở đoạn đường có đặt biển báo cấm dừng xe và trên phần đường dành cho người đi bộ qua đường người điều khiển có được lùi xe không?
a) Vẫn lùi xe bình thường.
b) Được lùi xe nhưng phải quan sát sau xe.
c) Không được lùi xe.
d) Chỉ được lùi xe vào ban ngày từ 6 giờ 00 đến 17 giờ 00.
Câu 30: Một xe ô tô được kéo theo mấy xe ô tô và xe máy chuyên dùng khác?
a) Một xe ô tô chỉ được kéo theo một xe ô tô hoặc xe máy chuyên dùng khác khi xe này không tự chạy được.
b) Tối đa hai xe ô tô khi cả hai xe này không tự chạy được.
c) Hai xe ô tô con khi hai xe này không tự chạy được.
d) Một xe mô tô hoặc xe gắn máy bị chết máy.
Câu 31: Khi hai xe cơ giới đi ngược chiều tránh nhau vào ban đêm cấm sử dụng đèn gì?
a) Đèn chiếu gần và đèn sương mù.
b) Đèn chiếu xa.
c) Đèn chiếu gần.
d) Đèn sương mù.
Câu 32: Trên đường bộ ngoài khu đông dân cư người điều khiển phương tiện có được dừng xe trên phần đường dành cho người đi bộ qua đường không?
a) Ở ngoài khu đông dân cư, vắng người nên được phép dừng.
b) Không được phép dừng.
c) Được dừng trên một nửa phần đường dành cho người đi bộ qua đường.
d) Được dừng không quá 5 phút.
Biển số P.102
a) Biển báo “Cấm đi ngược chiều”.
b) Biển báo “Đường cấm”.
c) Biển báo “Dừng lại”.
d) Biển báo “Hầm chui”.
Câu 34: Trên đường bộ ngoài khu đông dân cư trong phạm vi 5 mét tính từ mép đường giao nhau, người điều khiển phương tiện có được phép dừng xe, đỗ xe không?
a) Được phép dừng xe, đỗ xe vì không phải nơi đường giao nhau.
b) Không được phép dừng xe, đỗ xe.
c) Chỉ được phép dừng xe, không được đỗ xe.
d) Được đỗ xe không quá 10 phút.
Biển số W.225
a) Biển báo “Trường học”.
b) Biển báo “Công viên”.
c) Biển báo “Đường dành riêng cho trẻ em”.
d) Biển báo “Trẻ em”.
Câu 36: Quy định tuổi tối đa đối với nam lái xe ô tô chở người trên 30 chỗ ngồi là bao nhiêu?
a) 50 tuổi.
b) 55 tuổi.
c) 60 tuổi.
d) 65 tuổi.
Câu 37: Trên đường phố người điều khiển phương tiện dừng xe, đỗ xe sao cho bánh xe gần nhất không được cách xa lề đường, hè phố quá bao nhiêu mét?
a) Bánh xe gần nhất không được cách xa lề đường, hè phố quá 0,25 mét.
b) Bánh xe gần nhất không được cách xa lề đường, hè phố quá 0,30 mét.
c) Bánh xe gần nhất không được cách xa lề đường, hè phố quá 0,35 mét.
d) Bánh xe gần nhất không được cách xa lề đường, hè phố quá 0,40 mét.
Câu 38: Trên đường bộ tại vị trí có báo hiệu nơi dừng đón trả khách của xe buýt thì người lái xe có được phép dừng xe, đỗ xe không?
a) Được dừng xe, đỗ xe trên một phần diện tích nơi dừng của xe buýt.
b) Được dừng xe, không được đỗ xe.
c) Được dừng xe và đỗ xe không quá 5 phút.
d) Không được dừng xe, đỗ xe.
Biển số W.201a
a) Biển báo “Đường cụt”.
b) Biển báo “Xuống phà”.
c) Biển báo “Chỗ ngoặt nguy hiểm vòng bên trái”.
d) Biển báo “Đường dẫn vào gara”.
Câu 40: Ở ngoài khu vực đông dân cư, trên đường hai chiều không có dải phân cách giữa, đường một chiều có 1 làn xe cơ giới, nơi không có biển báo tốc độ tối đa cho phép ô tô kéo rơ moóc; ô tô kéo xe khác được chạy tối đa bao nhiêu km/h?
a) 40 km/h.
b) 50 km/h.
c) 60 km/h.
d) 70 km/h.
Biển số P.106a
a) Biển báo “Cấm xe máy kéo”.
b) Biển báo “Cấm xe ô tô tải”.
c) Biển báo “Cấm xe chuyên dùng”.
d) Biển báo “Cấm xe chở hàng nguy hiểm”.
Câu 42: Khi có tín hiệu của xe được quyền ưu tiên, người tham gia giao thông phải thực hiện như thế nào?
a) Vẫn đi lại bình thường.
b) Nhanh chóng giảm tốc độ; tránh hoặc dừng lại sát lề đường bên phải để nhường đường; không được gây cản trở xe được quyền ưu tiên.
c) Chỉ những xe đi cùng chiều mới phải dừng lại nhường đường.
d) Chỉ những xe ô tô, xe máy chuyên dùng mới phải nhường đường.
Câu 43: Người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy khi tham gia giao thông có được sử dụng dù (ô) không?
a) Được sử dụng.
b) Được sử dụng khi trời mưa.
c) Không được sử dụng khi đi trên quốc lộ.
d) Không được sử dụng.
Câu 44: Trong khu vực đông dân cư, trên đường hai chiều không có dải phân cách giữa, đường một chiều có 1 làn xe cơ giới, nơi không có biển báo tốc độ tối đa cho phép, xe mô tô được phép chạy tối đa bao nhiêu km/h?
a) 40 km/h.
b) 50 km/h.
c) 60 km/h.
d) 70 km/h.
Câu 45: Tại nơi đường giao nhau đồng quyền, không có báo hiệu đi theo vòng xuyến, các phương tiện phải lưu thông theo quy tắc nào cho an toàn?
a) Xe hai bánh phải nhường đường cho xe ô tô đi trước.
b) Phải nhường đường cho xe đi đến từ bên trái.
c) Phải nhường đường cho xe đi đến từ bên phải.
d) Xe chạy chậm phải nhường đường cho xe chạy nhanh hơn.
Câu 46: Tại nơi đường giao nhau giữa đường không ưu tiên và đường ưu tiên hoặc giữa đường nhánh và đường chính thì các xe đi theo thứ tự như thế nào?
a) Xe nhỏ phải nhường đường cho xe lớn đi trước.
b) Xe nào đến từ phía tay phải được đi trước.
c) Xe nào đến từ phía tay trái được đi trước.
d) Xe trên đường không ưu tiên hoặc đường nhánh phải nhường đường cho xe đi trên đường ưu tiên hoặc đường chính từ bất kỳ hướng nào tới.
Câu 47: Tại nơi đường giao nhau có báo hiệu đi theo vòng xuyến, các xe di chuyển theo quy tắc nào?
a) Xe nhỏ phải nhường đường cho xe lớn đi trước.
b) Phải nhường đường cho xe đi bên phải.
c) Phải nhường đường cho xe đi bên trái.
d) Các loại xe 2, 3 bánh phải nhường đường cho xe ô tô.
Biển số W.210
a) Biển báo “Rào chắn sửa đường”.
b) Biển báo “Cấm đi lại”.
c) Biển báo “Nơi họp chợ cấm vào”.
d) Biển báo “Giao nhau với đường sắt có rào chắn”.
Câu 49: Tại nơi đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt không có đèn tín hiệu, rào chắn và chuông báo hiệu, người tham gia giao thông đường bộ khi thấy có phương tiện đường sắt đang đi tới thì phải dừng lại và giữ khoảng cách tối thiểubao nhiêu mét?
a) Người tham gia giao thông đường bộ phải dừng lại và giữ khoảng cách tối thiểu 5 mét tính từ ray gần nhất.
b) Phải dừng lại và giữ khoảng cách tối thiểu 4 mét.
c) Phải dừng lại và giữ khoảng cách tối thiểu 3 mét.
d) Phải dừng lại và giữ khoảng cách tối thiểu 2 mét tính từ ray gần nhất.
Biển số R.412f
a) Biển báo “Làn đường dành cho ô tô con”.
b) Biển báo”Đường dành cho xe ô tô con”.
c) Biển báo “Đường dành cho xe ô tô”.
d) Biển báo “Làn đường dành cho xe ôtô”.
Biển số P.131c
a) Biển báo “Cấm dừng xe vào những ngày chẵn”.
b) Biển báo “Cấm đỗ xe vào những ngày chẵn”.
c) Biển báo “Cấm đỗ xe vào những tháng chẵn”.
d) Biển báo “Cấm đi cắt qua đường sắt”.
Câu 52: Giấy phép lái xe hạng A1 được cấp cho người lái xe mô tô loại nào?
a) Dung tích xi – lanh dưới 50 cm 3.
b) Dung tích xi – lanh từ 50 cm 3 đến dưới 175 cm 3.
c) Dung tích xi – lanh từ 175 cm 3 trở lên.
Biển số P.107a
a) Biển báo “Cấm xe ô tô buýt”.
b) Biển báo “Cấm xe ôtô khách”.
c) Biển báo “Cấm xe ô tô điện bánh hơi”.
d) Biển báo “Cấm xe ô tô khách tay lái bên phải”.
Câu 54: Xe cơ giới, xe máy chuyên dùng lưu thông trong hầm đường bộ có phải bật đèn không?
a) Không phải bật đèn.
b) Phải bật đèn.
c) Chỉ bật đèn khi trời tối.
d) Chỉ bật đèn khi trong hầm không có đèn chiếu sáng.
Biển số P.103b
a) Biển báo “Xe ô tô con chỉ được rẽ phải”.
b) Biển báo ” Xe ô tô chỉ được rẽ phải”.
c) Biển báo “Cấm xe ôtô rẽ phải”.
d) Biển báo “Phía trước có xe ô tô đi tới”.
Biển số P.101
a) Biển báo “Cấm xe ô tô”.
b) Biển báo “Cấm đi ngược chiều”.
c) Biển báo “Đường cấm”.
d) Biển báo “Dừng lại”.
a) Biển báo “Các xe chỉ được đi thẳng và rẽ phải”.
b) Biển báo “Cấm đi thẳng và rẽ phải”.
c) Biển báo “Chỗ quay xe về bên phải”.
d) Biển báo “Phía trước và bên phải nguy hiểm”.
Câu 58: Người điều khiển xe mô tô hai bánh, xe gắn máy trong trường hợp chở người bệnh đi cấp cứu; áp giải người có hành vi vi phạm pháp luật hoặc trẻ em dưới 14 tuổi thì được chở theo tối đa mấy người?
a) Được chở theo tối đa 1 người.
b) Được chở theo tối đa 2 người.
c) Được chở theo tối đa 3 người.
d) Được chở theo tối đa 4 người.
Câu 59: Người tham gia giao thông đường bộ bằng xe mô tô 2 bánh, xe mô tô 3 bánh, xe gắn máy phải đội mũ bảo hiểm có cài quai đúng quy cách khi nào?
a) Khi đi trên các tuyến đường trong thành phố, thị xã, thị trấn.
b) Khi tham gia giao thông trên tất cả các tuyến đường.
c) Khi đi trên các tuyến đường quốc lộ.
d) Khi gặp Cảnh sát giao thông.
Biển số P.107
a) Biển báo “Cấm xe ô tô buýt và xe ô tô tải”.
b) Biển báo “Cấm xe ôtô khách và xe ôtô tải”.
c) Biển báo “Đường dành cho xe ô tô khách và xe ô tô tải”.
d) Biển báo “Đường dành cho xe ô tô điện bánh hơi và xe ô tô tải”.
Câu 61: Trẻ em từ mấy tuổi khi ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy, xe đạp điện nếu không đội mũ bảo hiểm hoặc đội nhưng không cài quai thì người điều khiển xe bị xử phạt?
a) Từ 5 tuổi trở lên.
b) Từ 6 tuổi trở lên.
c) Từ 7 tuổi trở lên.
d) Từ 8 tuổi trở lên.
Câu 62: Người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy trên đường có được sử dụng thiết bị âm thanh không?
a) Được sử dụng.
b) Được sử dụng khi dừng xe chờ đèn xanh.
c) Không được sử dụng khi đi trong thành phố.
d) Không được sử dụng.
Biển số R.301a
a) Biển báo “Cấm đi thẳng”.
b) Biển báo “Các xe chỉ được đi thẳng”.
c) Biển báo “Đường một chiều”.
d) Biển báo “Phía trước là đường ưu tiên”.
Biển số R.305
a) Biển báo “Đường người đi bộ qua đường”.
b) Biển báo “Cấm người đi bộ”.
c) Biển báo “Đường dành cho người đi bộ”.
d) Biển báo “Phố chợ đêm”.
Câu 66: Người không hành nghề lái xe, khi điều khiển xe ô tô chở người đến 9 chỗ ngồi thì phải có giấy phép lái xe hạng nào?
a) Hạng A3.
b) Hạng A4.
c) Hạng B1.
d) Hạng B2.
Câu 67: Người đi bộ chỉ được qua đường ở những nơi nào?
a) Bất kỳ chỗ nào.
b) Nơi có đèn tín hiệu, có vạch kẻ đường hoặc có cầu vượt, hầm dành cho người đi bộ và phải tuân thủ tín hiệu chỉ dẫn.
c) Chỗ dải phân cách xây thấp để bước qua dễ dàng.
d) Chỗ đường giao nhau.
Câu 68: Trường hợp không có đèn tín hiệu, không có vạch kẻ đường, cầu vượt, hầm dành cho người đi bộ thì người đi bộ phải qua đường như thế nào cho an toàn?
a) Khẩn trương đi nhanh qua đường.
b) Chờ khi đông người đi cùng qua đường cho an toàn.
c) Quan sát các xe đang đi tới, chỉ qua đường khi bảo đảm an toàn và chịu trách nhiệm bảo đảm an toàn khi qua đường.
d) Ra hiệu cho các xe dừng lại, rồi qua đường.
Câu 69: Trên những đoạn đường có dải phân cách, người đi bộ khi qua đường có được vượt qua dải phân cách không?
a) Quan sát không có xe đi tới, nhanh chóng vượt qua dải phân cách để qua.
b) Chỉ được qua ở nơi có khe hở giữa hai đoạn nối phân cách để đi.
c) Chỉ được qua ở nơi dải phân cách có gờ xây thấp và có trồng cỏ để đi cho dễ dàng.
d) Không được vượt qua dải phân cách.
Câu 70: Người dẫn dắt súc vật đi trên đường bộ phải cho súc vật đi như thế nào để đảm bảo an toàn?
a) Đi sát mép đường và bảo đảm vệ sinh trên đường; trường hợp cần cho súc vật đi ngang qua đường thì phải quan sát và chỉ được đi qua đường khi có đủ điều kiện an toàn.
b) Những nơi không có lề đường được dẫn dắt súc vật đi chung đường dành cho xe cơ giới.
c) Dẫn dắt súc vật lên vỉa hè và để chúng tự đi theo lối mòn đã quen.
d) Không được dẫn dắt súc vật đi trên đường giao thông.
Câu 71: Người hành nghề lái xe, khi điều khiển xe ô tô chở người đến 9 chỗ ngồi thì phải có giấy phép lái xe hạng nào?
a) Hạng A4.
b) Hạng B1.
c) Hạng B2.
d) Hạng C.
a) Biển báo “Cấm xe ôtô tải”.
b) Biển báo “Cấm xe ô tô tải trên 3,5 tấn”.
c) Biển báo “Đường dành riêng cho xe ô tô tải”.
d) Biển báo “Cấm xe ô tô taxi”.
Câu 73: Những người có mặt tại nơi xảy ra vụ tai nạn giao thông phải có trách nhiệm gì sau đây?
a) Giúp đỡ, cứu chữa kịp thời người bị nạn và bảo vệ hiện trường.
b) Không có trách nhiệm nên không được vào hiện trường vì làm xáo trộn dấu vết.
c) Không có trách nhiệm nên nhanh chóng rời khỏi hiện trường.
d) Tranh thủ tìm kiếm, cất giấu tài sản rơi vãi kẻo người khác họ lấy mất.
Câu 74: Ở ngoài khu vực đông dân cư, trên đường đôi (có dải phân cách giữa), đường một chiều có từ 2 làn xe cơ giới trở lên, nơi không có biển báo tốc độ tối đa cho phép, xe ô tô chở người trên 30 chỗ (trừ xe buýt); ô tô tải có trọng tải trên 3,5 tấn được phép chạy tối đa bao nhiêu km/h?
a) 60 km/h.
b) 70 km/h.
c) 80 km/h.
d) 90 km/h.
Biển số R.303
a) Biển báo “Qua nơi có nước xoáy”.
b) Biển báo “Chú ý có miệng cống thoát nước”.
c) Biển báo “Qua nơi hay có lốc xoáy”.
d) Biển báo “Nơi giao nhau chạy theo vòng xuyến”.
Câu 76: Người lái xe ô tô tải có trọng tải từ 3.500 kg trở lên phải có giấy phép lái xe hạng nào?
a) Hạng A4.
b) Hạng B1.
c) Hạng B2.
d) Hạng C.
Câu 77: Những thiết bị nào sau đây thuộc công trình đường bộ?
a) Đèn tín hiệu giao thông; biển báo hiệu; vạch kẻ đường.
b) Hệ thống thông tin liên lạc.
c) Đèn chiếu sáng.
d) Trạm sửa xe.
Câu 78: Khi có xe xin vượt, người điều khiển phương tiện phía trước phải làm gì?
c) Gây trở ngại đối với xe xin vượt.
d) Khi có xe xin vượt, nếu đủ điều kiện an toàn, người điều khiển phương tiện phía trước phải giảm tốc độ, đi sát về bên phải của phần đường xe chạy cho đến khi xe sau đã vượt qua, không được gây trở ngại đối với xe xin vượt.
Câu 79: Trong đô thị thời gian từ 22 giờ đến 5 giờ sáng hôm sau, trường hợp nào xe ô tô chở khách được bấm còi xin đường?
a) Bấm còi xin đường khi có ùn tắc giao thông.
b) Chở người bệnh đến bệnh viện.
c) Xin vượt xe khác.
d) Không được bấm còi.
Câu 80: Những xe nào sau đây được cải tạo thành xe ô tô chở khách?
a) Xe ô tô tải nhẹ.
b) Xe ô tô tải nặng.
c) Xe bán tải.
d) Không được cải tạo các xe ô tô khác thành xe ô tô chở khách.
Câu 81: Người lái xe ô tô chở người từ 10 đến 30 chỗ ngồi phải có giấy phép lái xe hạng nào?
a) Hạng B1.
b) Hạng B2.
c) Hạng C.
d) Hạng D.
Biển số P.105
a) Biển báo “Cấm xe ô tô con và mô tô”.
b) Biển báo “Cấm xe ô tô con và xe gắn máy”.
c) Biển báo “Cấm xe ôtô và xe máy”.
d) Biển báo “Cấm xe ô tô và xe gắn máy”.
a) Xe mô tô ba bánh.
b) Xe mô tô hai bánh có dung tích xi lanh từ 50 cm 3 trở lên.
c) Xe gắn máy có dung tích xi lanh dưới 50 cm 3.
d) Xe ô tô tải đến 1 tấn.
Biển số P.116
a) Biển báo “Cầu yếu”.
b) Biển báo “Hạn chế tải trọng trên các bánh xe”.
c) Biển báo “Cấm xe chở hàng hóa từ 7 tấn”.
d) Biển báo “Hạn chế tải trọng trên trục xe”.
Câu 86: Khi người điều khiển giao thông tay giơ thẳng đứng là báo hiệu gì cho người tham gia giao thông ?
a) Báo hiệu cho người tham gia giao thông ở phía bên phải và bên trái của người điều khiển giao thông dừng lại.
b) Báo hiệu cho người tham gia giao thông ở phía trước và phía sau người điều khiển giao thông phải dừng lại.
c) Báo hiệu cho người tham gia giao thông ở phía sau và bên phải người điều khiển giao thông phải dừng lại.
d) Báo hiệu cho người tham gia giao thông ở các hướng phải dừng lại.
Câu 87: Người đủ tuổi nào trở lên được lái xe mô tô 2 – 3 bánh có dung tích xi lanh từ 50 cm3 trở lên?
a) Đủ 16 tuổi trở lên.
b) Đủ 17 tuổi trở lên.
c) Đủ 18 tuổi trở lên.
d) Đủ 19 tuổi trở lên.
Biển số W.202b
a) Biển báo “Đường đèo, dốc nguy hiểm”.
b) Biển báo “Chỗ ngoặt nguy hiểm”.
c) Biển báo “Bên núi, bên vực sâu”.
d) Biển báo “Nhiều chỗ ngoặt nguy hiểm liên tiếp”.
Câu 90: Người lái xe ô tô chở người trên 30 chỗ ngồi phải có giấy phép lái xe hạng nào?
a) Hạng B2.
b) Hạng C.
c) Hạng D.
d) Hạng E.
Câu 91: Khi xuống phà, mọi người phải xuống xe, trừ những ai được ngồi trên xe?
a) Người điều khiển xe cơ giới, xe máy chuyên dùng, người bệnh, người già yếu và người khuyết tật.
b) Mọi người phải xuống xe, trừ lái xe.
c) Người lái xe, người bệnh, người già yếu, người khuyết tật và phụ nữ có thai.
d) Người lái xe, người bệnh, người già yếu, người khuyết tật, phụ nữ có thai và trẻ em.
a) Biển báo “Làn đường dành cho xe ôtô con”.
b) Biển báo “Đường dành cho xe ô tô con”.
c) Biển báo “Làn đường dành cho xe ô tô”.
d) Biển báo “Đường dành cho xe ô tô”.
Câu 93: Khi xuống phà, thứ tự người và phương tiện tham gia giao thông nào được xuống trước?
a) Xe cơ giới, xe máy chuyên dùng, xe thô sơ, người đi bộ.
b) Xe thô sơ, người đi bộ, xe cơ giới, xe máy chuyên dùng.
c) Người đi bộ, xe cơ giới, xe thô sơ, xe máy chuyên dùng.
d) Xe máy chuyên dùng, người đi bộ, xe thô sơ, xe cơ giới.
Câu 94: Khi phương tiện tham gia giao thông đường bộ bị hư hỏng tại nơi đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt, người điều khiển phương tiện phải đặt báo hiệu trên đường sắt cách tối thiểu bao nhiêu mét về hai phía để báo cho người điều khiển phương tiện đường sắt biết?
a) Tối thiểu 200 mét.
b) Tối thiểu 300 mét.
c) Tối thiểu 400 mét.
d) Tối thiểu 500 mét.
Biển số P.121
a) Biển báo “Cự ly tối thiểu giữa hai xe đi trong thành phố”.
b) Biển báo “Cự ly tối thiểu giữa hai xe đi trên cầu”.
c) Biển báo “Cự ly tối thiểu giữa hai xe”.
d) Biển báo “Cự ly tối thiểu giữa hai xe khi gặp ùn tắc”.
Câu 96: Trong khu vực đông dân cư, trên đường đôi (có dải phân cách giữa); đường một chiều có từ 2 làn xe cơ giới trở lên, nơi không có biển báo tốc độ tối đa cho phép, xe mô tô được phép chạy tối đa bao nhiêu km/h?
a) 40 km/h.
b) 50 km/h.
c) 60 km/h.
d) 80 km/h.
Câu 97: Ở ngoài khu vực đông dân cư, trên đường hai chiều không có dải phân cách giữa, đường một chiều có 1 làn xe cơ giới, nơi không có biển báo tốc độ tối đa cho phép, xe ô tô chở người trên 30 chỗ (trừ xe buýt); ô tô tải có trọng tải trên 3,5 tấn được chạy tối đa bao nhiêu km/h?
a) 60 km/h.
b) 70 km/h.
c) 80 km/h.
d) 90 km/h.
Câu 98: Người đủ tuổi nào trở lên được lái xe ô tô chở người từ 10 đến 30 chỗ ngồi?
a) Đủ 22 tuổi trở lên.
b) Đủ 23 tuổi trở lên.
c) Đủ 24 tuổi trở lên.
d) Đủ 25 tuổi trở lên.
Biển số R.412e
a) Biển báo “Làn đường dành cho xe ô tô khách”.
b) Biển báo “Làn đường dành cho xe cứu thương”.
c) Biển báo “Làn đường dành cho xe chở khách đi sân bay”.
d) Biển báo “Làn đường dành cho xe buýt”.
Câu 100: Ở ngoài khu vực đông dân cư, trên đường đôi (có dải phân cách giữa); đường một chiều có từ 2 làn xe cơ giới trở lên, nơi không có biển báo tốc độ tối đa cho phép, xe ô tô buýt; ô tô đầu kéo kéo sơ mi rơ moóc; ô tô chuyên dùng được chạy tối đa bao nhiêu km/h?
a) Tối đa 50 km/h.
b) Tối đa 60 km/h.
c) Tối đa 70 km/h.
d) Tối đa 80 km/h.
Câu 101: Các phương tiện tham gia giao thông có được phép vượt khi xe được ưu tiên đang phát tín hiệu ưu tiên đi làm nhiệm vụ?
a) Được phép vượt bên tay trái.
b) Được phép vượt bên tay phải.
c) Không được phép vượt xe.
d) Được phép vượt ở những nơi có khoảng trống.
Biển số W.201c
a) Biển báo “Chỗ ngoặt nguy hiểm có nguy cơ lật xe bên phải khi đường cong vòng sang trái”.
b) Biển báo “Chỗ ngoặt nguy hiểm có nguy cơ lật xe về bên trái”.
c) Biển báo “Đường dốc ôm cua về bên phải”.
d) Biển báo “Đường dốc ôm cua về bên trái”.
Câu 103: Tại nơi đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt chỉ có đèn tín hiệu hoặc chuông báo hiệu, khi đèn tín hiệu đỏ đã bật sáng hoặc có tiếng chuông báo hiệu, người tham gia giao thông đường bộ phải thực hiện như thế nào để bảo đảm an toàn?
a) Nhanh chóng đi qua đoạn đường sắt.
b) Người tham gia giao thông đường bộ phải dừng ngay lại và giữ khoảng cách tối thiểu 5 mét tính từ ray gần nhất và khi đèn tín hiệu đã tắt hoặc tiếng chuông báo hiệu ngừng mới được đi qua.
c) Dừng ngay lại và giữ khoảng cách tối thiểu 4 mét.
d) Dừng ngay lại và giữ khoảng cách tối thiểu 3 mét.
a) Xe công an, xe khách, xe con, xe tải.
b) Xe công an, xe con, xe khách, xe tải.
c) Xe công an, xe tải, xe khách, xe con.
d) Xe công an, xe con, xe tải, xe khách. Câu 105: Trường hợp đường phố hẹp, phải dừng xe, đỗ xe ở vị trí cách xe ô tô đang đỗ bên kia đường tối thiểu là bao nhiêu mét?
a) Tối thiểu là 30 mét.
b) Tối thiểu là 25 mét.
c) Tối thiểu là 20 mét.
Biển số P.124a
a) Các loại xe không được rẽ trái.
b) Được phép cho các loại xe rẽ trái.
c) Xe ô tô tải không được rẽ trái.
d) Xe ô tô khách không được rẽ trái.
Câu 107: Thời gian làm việc của người lái xe ô tô không được quá mấy giờ trong một ngày?
a) 6 giờ.
b) 8 giờ.
c) 10 giờ.
d) 12 giờ.
Biển số R.306
a) Biển báo “Tốc độ tối thiểu cho phép”.
b) Biển báo “Hạn chế tốc độ tối đa”.
c) Biển báo “Tốc độ tối thiểu cho phép về ban đêm”.
d) Biển báo “Khoảng cách đến đường cao tốc”.
Câu 110: Ngoài khu vực đông dân cư, trên đường hai chiều không có dải phân cách giữa, đường một chiều có 1 làn xe cơ giới, nơi không có biển báo tốc độ tối đa cho phép, xe mô tô được phép chạy tối đa bao nhiêu km/h?
a) 50 km/h.
b) 60 km/h.
c) 70 km/h.
d) 80 km/h.
Câu 111: Người đủ tuổi nào trở lên được lái xe ô tô tải hạng D kéo rơ moóc (FD) ?
a) Đủ 25 tuổi trở lên.
b) Đủ 26 tuổi trở lên.
c) Đủ 27 tuổi trở lên.
d) Đủ 28 tuổi trở lên.
a) Xe công an, xe quân sự, xe con, xe mô tô.
b) Xe công an, xe quân sự, xe mô tô, xe con.
c) Xe quân sự, xe công an, xe con và xe mô tô.
d) Xe quân sự, xe con, xe công an, xe mô tô. Câu 113: Xe mô tô của các hội viên Hội mô tô thể dục, thể thao có phải là phương tiện được quyền ưu tiên không?
a) Là phương tiện được quyền ưu tiên.
b) Chỉ ưu tiên khi đang dẫn các đoàn đua xe đạp, chạy thể thao.
c) Được ưu tiên nhưng phải chạy sau xe cảnh sát.
d) Là phương tiện không được quyền ưu tiên.
a) Xe khách.
b) Hai xe tải.
c) Xe tải, xe con.
Biển số R.301b
a) Biển báo “Cấm rẽ phải”.
b) Biển báo “Các xe chỉ được rẽ phải”.
c) Biển báo “Lối vào cơ quan”.
d) Biển báo “Hướng vào đường cao tốc”.
a) Biển báo “Cấm xe sơ-mi-rơ-moóc”.
b) Biển báo “Hạn chế chiều dài xe ô tô tải”.
c) Biển báo “Cấm xe kéo rơ moóc”.
d) Biển báo “Cấm xe siêu trường, siêu trọng”.
b) Phạt tiền.
c) Cha mẹ nộp tiền phạt thay.
Biển số R.403a
a) Biển báo “Đường dành cho xe ô tô con”.
b) Biển báo “Đường dành cho ôtô”.
c) Biển báo “Nơi đỗ xe ô tô”.
d) Biển báo “Nơi đỗ xe trên hè phố”.
Câu 119: Người đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi vi phạm hành chính về trật tự an toàn giao thông, tùy theo từng hành vi vi phạm bị áp dụng hình thức xử phạt tiền ở mức nào sau đây?
a) Phạt tiền với mức như người thành niên.
b) Phạt tiền với mức tối thiểu của khung tiền phạt.
c) Phạt tiền với mức không quá ½ mức tiền phạt áp dụng đối với người thành niên.
d) Không phạt tiền, chỉ áp dụng hình thức phạt cảnh cáo. Câu 120: Quy định tuổi tối đa đối với nữ lái xe ô tô chở người trên 30 chỗ ngồi là bao nhiêu?
a) 45 tuổi.
b) 50 tuổi.
c) 55 tuổi.
d) 60 tuổi.
Biển số R.403c
a) Biển báo “Đường dành cho xe buýt”.
b) Biển báo “Đường dành cho xe ô tô khách”.
c) Biển báo “Đường dành cho xe chở học sinh”.
d) Biển báo “Đường dành cho xe chở công nhân”.
b) Chỉ xe cứu thương mới phải chở người bị nạn đi cấp cứu.
c) Chỉ xe cứu hộ, cứu nạn mới phải chở người bị nạn đi cấp cứu.
a) Xe khách, xe tải.
b) Xe khách, xe tải, xe mô tô.
c) Xe tải, xe mô tô.
d) Xe khách, xe tải, xe con.
Biển số W.219
a) Biển báo “Dốc lên nguy hiểm”.
b) Biển báo “Đường nghiêng về bên phải”.
c) Biển báo “Dốc xuống nguy hiểm”.
d) Biển báo “Vách đá”.
Câu 125: Ở ngoài khu vực đông dân cư, trên đường hai chiều không có dải phân cách giữa, đường một chiều có 1 làn xe cơ giới, nơi không có biển báo tốc độ tối đa cho phép (biển hạn chế tốc độ), xe ô tô đầu kéo kéo sơ mi rơ moóc được chạy tối đa bao nhiêu km/h?
a) 50 km/h.
b) 60 km/h.
c) 70 km/h.
đ) 80 km/h.
Biển số W.224
a) Biển báo “Đường người đi bộ cắt ngang”.
b) Biển báo “Đường dành cho người chạy bộ”.
c) Biển báo “Đường dành cho người đi bộ”.
d) Biển báo “Trẻ em”.
b) UBND cấp huyện.
c) Cơ quan quản lý đường bộ có thẩm quyền.
a) Xe khách, xe tải.
b) Xe khách, xe mô tô.
c) Xe tải xe, mô tô.
d) Xe con, xe tải. Câu 129: Luật Giao thông đường bộ nghiêm cấm người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy mà trong hơi thở có nồng độ cồn vượt quá mức quy định nào sau đây?
a) Có nồng độ cồn.
b) Vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở.
c) Vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở.
Biển số R.403d
a) Biển báo “Đường dành cho xe ô tô”.
b) Biển báo “Nơi đỗ xe”.
c) Biển báo “Làn đường dành cho ô tô con”.
d) Biển báo “Đường dành cho ôtô con”.
a) Biển báo “Chú ý xe đỗ”.
b) Biển báo “Giao nhau với đường ưu tiên”.
c) Biển báo “Nguy hiểm khác”.
d) Biển báo “Họp chợ”.
Câu 133: Ở ngoài khu vực đông dân cư, trên đường đôi (có dải phân cách giữa); đường một chiều có từ 2 làn xe cơ giới trở lên, nơi không có biển báo tốc độ tối đa cho phép, xe ô tô con được phép chạy tối đa bao nhiêu km/h?
a) 60 km/h.
b) 80 km/h.
c) 90 km/h.
d) 100/km/h.
a) Xe khách.
b) Xe mô tô.
c) Xe con, xe mô tô.
Biển số P.124c
a) Biển báo “Chỉ được rẽ trái và quay đầu xe”.
b) Biển báo “Cấm rẽ trái và quay đầu xe”.
c) Biển báo “Phía trước và bên phải cấm lưu thông”.
d) Biển báo “Phía trước và bên phải là vực sâu”.
a) Biển báo “Đường dành cho xe máy”.
b) Biển báo “Đường dành cho xe Cảnh sát”.
c) Biển báo “Hướng đi của xe máy”.
d) Biển báo “Làn đường dành cho xe máy”.
Câu 137: Khi người điều khiển giao thông đưa hai tay hoặc một tay dang ngang để báo hiệu cho người tham gia giao thông ở phía nào phải dừng lại?
a) Để báo hiệu cho người tham gia giao thông ở phía trước và ở phía sau người điều khiển giao thông phải dừng lại.
b) Ở phía bên phải và bên trái người điều khiển giao thông phải dừng lại.
c) Ở phía trước người điều khiển giao thông phải dừng lại.
d) Ở phía sau người điều khiển giao thông phải dừng lại.
Biển số P.123a
a) Được phép cho xe quay đầu.
b) Không được phép quay đầu xe.
c) Xe sơ-mi-rơ-moóc không được quay đầu.
d) Các loại xe chuyên dùng không được quay đầu.
Câu 139: Ở ngoài khu vực đông dân cư, trên đường hai chiều không có dải phân cách giữa, đường một chiều có 1 làn xe cơ giới và không có biển báo tốc độ tối đa cho phép, xe ô tô chở người đến 30 chỗ (trừ xe buýt); ô tô tải có trọng tải đến 3,5 tấn được phép chạy tối đa bao nhiêu km/h?
a) 60 km/h.
b) 70 km/h.
c) 80 km/h.
d) 90 km/h.
Biển số R.404a
a) Biển báo “Cấm xe ô tô”.
b) Biển báo “Hết đoạn đường dành cho xe ôtô”.
c) Biển báo “Hết đoạn đường dành cho xe ô tô con”.
d) Biển báo “Cấm lùi xe”.
Câu 141: Khi người điều khiển phương tiện đến gần vạch dừng ở giao lộ, gặp đèn tín hiệu màu vàng thì phải thực hiện thế nào?
a) Không phải dừng lại.
b) Tăng tốc độ để qua giao lộ trước khi đèn chuyển sang màu đỏ.
c) Dừng lại chờ tín hiệu đèn màu xanh mới được đi.
Biển số P.115
a) Biển báo “Hạn chế tải trọng toàn bộ xe”.
b) Biển báo “Cấm xe chở hàng hóa từ 10 tấn”.
c) Biển báo “Tải trọng tối đa của cầu”.
d) Biển báo “Hạn chế tải trọng trên trục bánh xe”.
Câu 143: Trẻ em dưới mấy tuổi khi đi qua đường đô thị, đường thường xuyên có xe cơ giới qua lại phải có người lớn dẫn dắt?
a) Dưới 5 tuổi.
b) Dưới 6 tuổi.
c) Dưới 7 tuổi.
d) Dưới 8 tuổi.
Câu 144: Người đang điều khiển xe đạp mà sử dụng điện thoại di động có bị xử phạt không?
a) Không bị xử phạt.
b) Có bị xử phạt.
c) Chỉ bị xử phạt khi đi trong thành phố.
d) Chỉ bị xử phạt khi kết hợp với các lỗi vi phạm khác.
a) Xe khách.
b) Xe mô tô.
c) Hai xe tải, hai xe con.
d) Không có xe nào vi phạm.
Câu 146: Người đủ tuổi nào trở lên được lái xe ô tô tải có trọng tải từ 3.500 kg trở lên; lái xe hạng B2 kéo rơ moóc (FB2) ?
a) Đủ 18 tuổi trở lên.
b) Đủ 19 tuổi trở lên.
c) Đủ 20 tuổi trở lên.
d) Đủ 21 tuổi trở lên.
a) Biển báo “Đường dành cho xe ô tô khách”.
b) Biển báo”Đường dành cho xe buýt”.
c) Biển báo “Làn đường dành cho xe buýt”.
d) Biển báo “Làn đường dành cho xe ôtô khách”.
a) Biển báo “Hạn chế chiều ngang cầu”.
b) Biển báo “Hạn chế chiều ngang xe”.
c) Biển báo “Khoảng cách tối thiểu giữa hai xe khi ùn tắc”.
d) Biển báo “Hạn chế chiều ngang phà”.
Biển báo “Được sử dụng còi”.
b) Biển báo “Hạn chế sử dụng còi trong khu vực đô thị”.
c) Biển báo “Cấm sử dụng còi”.
d) Biển báo “Hạn chế sử dụng còi từ 22 giờ đến 5 giờ”.
Câu 150: Thời gian làm việc của người lái xe ô tô không được quá mấy giờ liên tục?
a) 4 giờ liên tục.
b) 6 giờ liên tục.
c) 8 giờ liên tục.
d) 10 giờ liên tục.
Поделитесь с Вашими друзьями:
Giáo An Tìm Hiểu Luật Giao Thông
GIÁO ÁN Môn: Làm quen với môi trường xung quanh Tên bài: Tìm hiểu về một số biển báo và Luật giao thông đường bộ
1. Mục đích, yêu cầu:– Kiến thức: – Dạy trẻ biết một số kiến thức về một số biển báo và Luật giao thông phổ biến trên đường bộ: + Trẻ biết nội dung và ý nghĩa của một số biển báo phổ biến. – Kỹ năng:
– Phát triển ở trẻ khả năng chú ý, quan sát và ghi nhớ có chủ định.– Rèn luyện cho trẻ ngôn ngữ nói mạch lạc, đủ từ, đủ câu. – Trẻ biết cách chơi các trò chơi do cô tổ chức. – Thái độ:– Trẻ hứng thú tham gia học tập có nề nếp. – Giáo dục trẻ khi tham gia giao thông cần phải chấp hành đúng luật giao thông đường bộ và chỉ dẫn của các biển báo.
2. Chuẩn bị;
– Các hình ảnh về ngã tư đường phố – Một số biển báo giao thông. – Một số bài hát, câu đố về đường giao thông và biển báo.
3. Tổ chức hoạt động
2- Bài mới:
a. Khai thác hiểu biết của trẻ:
b. Tìm hiểu về 1 số biển báo và luật giao thông đường bộ
* Trò chơi 1: Ai đoán giỏi
* Trò chơi 2: Phản ứng nhanh– Cách chơi: cô đưa ra các hình ảnh và đặt câu hỏi tương ứng với mỗi tranh tìm hiểu về luật giao thông đường bộ, các đội sẽ lắc xắc xô giành quyền trả lời. Đội nào trả lời trước, đúng sẽ được 2 bông hoa, nếu trả lời sai đội khác có quyền trả lời.– Cô đặt câu hỏi cho trẻ suy nghĩ và trả lời: Tranh 1: Vẽ đường giao thông nông thôn hỏi trẻ có nhận xét gì về bức tranh?
Tranh 2: Vẽ ngã tư đường phố:
Có nhận xét gì về bức tranh?– Khi tham gia giao thông người đi bộ và các loại xe phải đi như thế nào?– Đèn hiệu giao thông cho ta biết điều gì?
– Tại ngã tư đường phố không có đèn hiệu giao thông, người tham gia giao thông phải tuân theo sự chỉ dẫn của ai? + Khi ngồi trên các phương tiện giao thông phải chấp hành như thế nào?
+ Khi đi xe mô tô, xe gắn máy mọi người bắt buộc phải làm gì? – Đường giao thông thành phố và nông thôn có điểm gì khác nhau?
+ Người đi bộ đi ở đâu
Bạn đang xem bài viết Câu Hỏi Tìm Hiểu Luật Giao Thông Đường Bộ trên website Sachlangque.net. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!