Cập nhật thông tin chi tiết về Chữ Viết Và Màu Sắc Của Biển Báo Giao Thông Được Quy Định Ra Sao? mới nhất trên website Sachlangque.net. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Ban biên tập có nhận được thắc mắc của Bạn Nguyễn Hữu Tuấn, hiện bạn mới chuyển quan công tác trong lĩnh vực thanh tra giao thông, để phục vụ cho công việc của bạn, bạn có thắc mắc sau mong nhận phản hồi từ Ban biên tập cụ thể: Chữ viết và màu sắc của biển báo giao thông được quy định ra sao?
Chữ viết và màu sắc của biển báo giao thông được quy định tại Điều 17 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 41:2016/BGTVT về báo hiệu đường bộ, như sau:
17.1.Chữ viết trên biển phải phù hợp với quy định về kiểu chữ nêu tại Phụ lục K của Quy chuẩn này, trong đó:
17.1.1. Sử dụng kiểu chữ tiêu chuẩn “gt1-Kiểu chữ nén” và “gt2-Kiểu chữ thường” để ghi thông tin bằng chữ trên biển.
17.1.2.Chữ viết hoa kiểu chữ thường hoặc kiểu chữ nén sử dụng để viết các thông tin chỉ dẫn về hướng đi, các danh từ riêng hoặc các thông tin có tính chất nhấn mạnh, gây chú ý cho người tham gia giao thông. Chỉ nên sử dụng kiểu chữ nén trong trường hợp phải hạn chế kích thước của biển.
17.1.3.Chữ viết thường được sử dụng để viết tên địa danh bằng tiếng Anh, các thông tin dịch vụ và trên các biển phụ.
17.1.4. Trên cùng một hàng chữ chỉ sử dụng một loại nét chữ.
17.1.5. Chữ viết trên biển phải là tiếng Việt đủ dấu. Khoảng cách giữa các chữ cái từ 25% – 40% chiều cao chữ, khoảng cách giữa các chữ bất kỳ trên cùng một hàng chữ từ 75% – 100% chiều cao chữ. Khoảng cách theo chiều đứng giữa các hàng chữ tối thiểu 50% – 75% chiều cao chữ lớn nhất của hàng sau. Khoảng cách giữa hàng chữ trên và dưới cùng với mép biển tối thiểu bằng 40% chiều cao chữ cao nhất trong hàng. Khoảng cách theo chiều ngang của các chữ ở góc trên cùng và dưới cùng đến mép biển tối thiểu bằng 60% chiều cao chữ với chữ viết hoa và 100% với chữ viết thường.
17.1.6. Khoảng cách giữa chữ ghi đơn vị đo lường (t, m, km) và chữ số phía trước lấy bằng 50% chiều cao chữ ghi đơn vị đo lường.
17.1.7. Chiều cao chữ phải được lựa chọn căn cứ trên tốc độ xe chạy sao cho người tham gia giao thông có thể đọc được rõ ràng cả ban ngày và ban đêm. Chiều cao chữ tối thiểu trên các biển chỉ dẫn là 100 mm với đường thông thường và đường đô thị; 150 mm với đường đôi ngoài đô thị và 300 mm đối với đường cao tốc. Chữ viết chỉ địa danh và hướng đường có chiều cao tối thiểu là 150 mm. Khuyến khích sử dụng kích thước chữ viết lớn nhưng phải đảm bảo tính cân đối và thẩm mỹ đối với biển báo.
11.7.8. Chữ viết phải lựa chọn câu, từ ngắn gọn, dễ hiểu nhất; thông tin trên biển phải thống nhất với các thông tin báo hiệu khác.
11.7.9. Chỉ sử dụng màu của chữ như sau: màu trắng trên nền đen, xanh hoặc đỏ; màu đen trên nền trắng hoặc vàng hoặc màu vàng trên các nền xanh.
11.7.10. Chữ viết trên biển chỉ dẫn trên đường cao tốc ngoài việc tuân thủ các quy định trong khoản 17.1 Điều 17 còn phải tuân thủ khoản 49.3 Điều 49 của Quy chuẩn này.
Ban biên tập phản hồi thông tin đến bạn.
Kích Thước Của Biển Báo Giao Thông Đường Bộ Được Quy Định Như Thế Nào?
Chào Ban biên tập, tôi là Nguyễn Thành Văn, hiện tôi đang làm việc trong một công ty bảo trì giao thông đường bộ. Có thắc mắc sau tôi chưa nắm rõ mong nhận phản hồi. Cụ thể: Kích thước của biển báo giao thông đường bộ được quy định như thế nào?
Điều 16 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN41:2019/BGTVT quy định về kích thước biển báo như sau:
– Quy chuẩn này quy định các thông số về kích thước biển, hình vẽ trong biển và chữ viết tương ứng với đường đô thị có hệ số là 1 (xem Hình 1 và Bảng 1). Trường hợp đặc biệt, kích thước biển có thể được điều chỉnh để đảm bảo cân đối, đáp ứng tính thẩm mỹ và rõ ràng thông tin.
– Đối với các đường khác, kích thước biển, hình vẽ trong biển và chữ viết phải nhân với hệ số tương ứng trong Bảng 2, kích thước biển được làm tròn theo nguyên tắc:
+ Số hàng đơn vị ≤ 5 thì lấy bằng 5;
Bảng 1 – Kích thước cơ bản của biển báo hệ số 1Đơn vị tính: cmBảng 2 – Hệ số kích thước biển báo
Loại đường
Đường cao tốc
Đường đôi ngoài đô thị
Đường ô tô thông thường (*)
Đường đô thị (***)
Biển báo cấm, biển hiệu lệnh, biển báo nguy hiểm và cảnh báo
2
1,8
1,25
1
Biển chỉ dẫn
(**)
2,0
1,5
1
Ghi chú:
(*) Đường ô tô thông thường là các đường ô tô không phải là đường ô tô cao tốc, đường đôi, đường đô thị.
(**) Hệ số kích thước biển chỉ dẫn trong Bảng 2 không áp dụng cho các đường cao tốc. Đường cao tốc có quy định riêng tại Chương 9 của Quy chuẩn này.
(***) Đối với các biển báo lắp đặt trên giá long môn, giá cần vươn của đường đôi trong đô thị sử dụng hệ số kích thước như quy định cho đường đôi ngoài đô thị.
Trong một số trường hợp đặc biệt, chẳng hạn để đồng bộ trên đoạn toàn tuyến có chiều rộng mặt đường như nhau nhưng có đoạn có dải phân cách có đoạn không có dải phân cách, hoặc các đoạn ngắn xen kẹp thì kích thước biển báo được bố trí giống nhau theo hướng thuận tiện cho việc quan sát của người tham gia giao thông và mỹ quan.
– Chi tiết thông số về chữ viết, kích thước biển, hình vẽ trong biển được quy định tại các Phụ lục K, M và Phụ lục P của Quy chuẩn này. Đối với biển chỉ dẫn, tùy theo điều kiện thực tế, kích thước biển có thể được điều chỉnh để đảm bảo tính rõ ràng thông tin, cân đối và thẩm mỹ của biển báo.
– Đối với các đường cấp kỹ thuật thấp (đường cấp V, cấp VI hoặc chưa vào cấp), đường giao thông nông thôn tùy theo quy mô và điều kiện khai thác mà vận dụng các hệ số kích thước là: 1,25; 1,00 hoặc 0,75.
– Biển di động, biển đặt tạm thời trong thời gian ngắn và các biển sử dụng trong các trường hợp đặc biệt (vị trí biển ở dải phân cách hẹp, lề đường hẹp, hoặc ảnh hưởng tầm nhìn biển đặt trên các ngõ, ngách, hẻm; các hình biển trong biển ghép) có thể điều chỉnh kích thước với hệ số bằng 0,5 hoặc 0,75 (có làm tròn số theo quy định).
– Đối với các tuyến đường đối ngoại thì biển bằng chữ được điều chỉnh kích thước biển để bố trí đủ chữ viết trên cơ sở quy định của Quy chuẩn này.
Trân trọng!
Quy Định Mới Về Biển Báo Giao Thông Theo Quy Chuẩn 41 2022
Thì điểm mới thứ nhất: nếu ai đang nghiên cứu quy chuẩn 41 năm 2016 thì dễ dàng nhận thấy các biển báo hiệu, biển báo cấm, biển nhiều lệnh đã rõ ràng dễ hiểu hơn rất nhiều theo hướng nhìn biển thế nào thì đi thế đó. Không còn cái tình trạng là phải đoán mò như trước, một trong những điểm mới quan trọng trong cái quy chuẩn 41 năm 2016 đó là quy định đặt biển hạn chế tốc độ tối đa trung gian, theo đó trong trường hợp chuyển tiếp từ giá trị tốc độ lớn xuống giá trị tốc độ nhỏ mà sự chênh lệch giữa hai giá trị tốc độ này lớn, thì nên đặt biển hạn chế tốc độ tối đa trung gian.
Trên các diễn đàn xã hội quy định này được rất nhiều chủ phương tiện đánh giá là rất hay, do phù hợp với tình hình thực tế khi tham gia giao thông, chấm dứt cái tình trạng mà đang bôn bôn trên đường ở tốc độ cao mẫu phanh cháy đường khi gặp biển hạn chế tốc độ đột ngột, đoạn chuyển tiếp trung gian được quy định là không nhỏ hơn 250 mét cho việc chuyển tiếp từ tốc độ 120km/h xuống 100km/h và không nhỏ hơn 200 mét cho việc chuyển tiếp từ tốc độ 100km/h xuống 80km/h và không nhỏ hơn 150 mét cho việc chuyển tiếp từ tốc độ 80km/h xuống 60km/h.
Cái điểm mới thứ 2: Đó là các phương tiện chính thức được vượt bên phải, khi đi trên đường có nhiều làn đường và làn bên phải không cấm loại xe đó, lái xe được phép vượt phải vì trong quy chuẩn 41 có định nghĩa vượt phải như sau: Vượt phải là tình huống giao thông trong đó một phương tiện vượt phương tiện khác về phía bên phải của phương tiện bị vượt trên cùng một chiều đường tại các đường chỉ có một làn xe cơ giới mỗi chiều, các phương tiện không được phép vượt phải trong một số trường hợp quy định tại luật giao thông đường bộ. Thưa các bạn thì theo khái niệm trên về cơ bản khi lưu thông là lái xe được phép vượt phải, tuy nhiên có một số trường hợp không được phép vượt phải được quy định trong luật giao thông đường bộ. Ví dụ như các trường hợp có biển cấm vượt hoặc là phía trước có chướng ngại vật…vv… Và một trường hợp nữa không được phép vượt phải là khi đi trên cùng một chiều đường tại các đường chỉ có một làn xe cơ giới mỗi chiều, còn là trên các tuyến cao tốc và các tuyến đường có nhiều làn thì lái xe được phép vượt phải theo quy định mới.
Chúng ta sang cái điểm mới thứ 3 của quy chuẩn 41 năm 2016 : Đó là lần đầu tiên có biển quy định tốc độ tối đa cho phép vào ban đêm đó là biển P 127A, đây là quy định mà bám sát tình hình thực tế, bởi tâm lý đa số người điều khiển phương tiện thường hay chủ quan đi quá tốc độ vào ban đêm khi đường vắng, dẫn đến nhiều vụ tai nạn xảy ra do thiếu quan sát không làm chủ được tốc độ. Theo quy định này, biển sẽ được áp dụng trong một số trường hợp qua khu đông dân cư vào ban đêm nhằm mục đích nâng cao tốc độ vận hành khi đường ít xe chạy.
Cái điểm mới thứ tư của quy chuẩn 41 năm 2016 : Đó là quy định cho phép đỗ xe lếch chân trên vỉa hè, cũng không khiến ít cánh tài xế đặt biệt là những người sống tại khu vực đô thị vui mừng, nếu như trước đây khi quy chuẩn 41 năm 2012 thì lại không quy định người điều khiển phương tiện được phép đỗ xe trên hè phố, thì theo quy chuẩn mới tại điểm E 8A, biển số 408A quy định rõ để chỉ dẫn những nơi được phép đỗ xe một phần trên hè phố rộng thì phải đặt biển số I 408A nơi đỗ xe một phần trên hè phố sẽ phải đỗ từ ½ thân xe trở lên trên hè phố. Theo nhận xét của các nhà luật sư và những người tham gia giao thông khi quy định mới này đã cởi trói cho rất nhiều chủ phương tiện, đặt biệt là những người thường xuyên sử dụng ô tô tại khu vực nội đô, nơi mà tất đất tất vàng vốn đang thiến diện tích dành giao thông tĩnh. Đồng thời quy định này cũng góp phần giảm thiểu tình trạng các phương tiện dừng đỗ lẫn chiếm lòng đường, lề đường gây cản trợ giao thông.
Chúng ta sang điểm mới thứ 5 của quy chuẩn 41 năm 2016: Đó là tại phụ lục E phần quy định ý nghĩa sử dụng biển chỉ dẫn của quy chuẩn 41 năm 2016 mục B phần vạch 2.2 đó là cái vạch phân chia các làn xe cùng chiều, dạng vạch đơn liền nét được áp dụng dùng để phân chia các làn xe cùng chiều trong trường hợp không cho phép xe chuyển làn hoặc sử dụng làn khác, xe không được lẫn làn, không được đè lên vạch. Đây là điểm mới mà các chủ phương tiện cần lưu ý nếu không muốn mất tiền oan bởi trước đây các phương tiện được phép đè vạch đối với đường trên 60km/h thì nay không được lẫn làn, không được đè vạch.
Một các điểm mới tiếp theo của quy chuẩn 41 năm 2016: Đó là cái việc đưa biển 412 mà chúng ta vẫn quen gọi là điểm phân làn, từ nhóm biển chỉ dẫn sang thành nhóm biển hiệu lệnh, bắt buộc lái xe phải chấp hành, lái xe phải đi theo đúng làn đường phù hợp các loại phương tiện mà mình đang điều khiển.
Cái điểm mới thứ 7 của quy chuẩn 41 năm 2016: Đó là tại điểm 3.1 khái niệm đường cao tốc đã được làm rõ, theo đó đường cao tốc là đường dành riêng cho xe ô tô và một số loại xe chuyên dùng được phép đi vào, theo quy định của luật giao thông đường bộ đây là bước tiến mới, chấm dứt các tình trạng xe mô tô, xe gắn máy cũng đi vào đường cao tốc gây nguy hiểm cho các phương tiện tham gia trước đây.
Điểm mới tiếp theo của quy chuẩn 41 năm 2016: Đó là xe bán tải thì được xem như xe con, nếu trước đây chưa có quy định cụ thể về các trường hợp xử lý xe bán tải khi tham gia giao thông trong các tình huống như phân làn, đi giờ cấm do đó dẫn đến tình trạng tranh cãi vì nhiều ngời cho rằng xe bán tải phải xử lý tương tự như xe tải, do cùng mang biển số CD. Cũng có nhiều người cho rằng xe bán tải chỉ xử lý như xe con, bởi số chỗ ngồi trên xe và tải trọng của xe tranh cãi trên sẽ chấm dứt theo quy chuẩn 41 năm 2016, theo quy định mới thì xe bán tải có khối lượng chuyên chở cho phép dưới 1,5 tấn ghi theo giấy đăng kiểm và từ 5 chỗ ngồi trở xuống được coi là xe con, như vậy các dòng xe bán tải đáng bán phổ biến tại Việt Nam như: Forzazo, Mitsubishi, Nissan, Toyota thì được coi là xe con theo quy chuẩn 41 năm 2016. Tuy nhiên quy chuẩn 41 năm 2016 chỉ áp dụng cho hệ thống báo hiệu giao thông đường bộ, vì vậy bán tải được coi là xe con chỉ có hiệu lực trong phạm vi về biển báo chỉ dẫn giao thông và không được coi là xe con trong quy định niên hạn sử dụng 200 đăng ký biển số.
Cái điểm mới tiếp theo: Đó là cái biển cấm rẽ trái không cấm quay đầu, đây chính là biển báo P123 có tác dụng cấm rẽ trái hoặc cấm rẽ phải, nhưng không có giá trị cấm quay đầu xe tức là nếu gặp biển này thì chúng ta vẫn được phép quay đầu xe, ngoài ra thì giới tài xế còn có thắc mắc về biển cấm ô tô rẽ trái là ký hiệu là P103C thì có đồng nghĩa với cấm quay đầu hay không? Điều này quy chuẩn 41 năm 2016 không có thay đổi gì so với quy chuẩn 41 năm 2012, cả 2 biển trên đều không đề cập đến nội dung cấm quay đầu khi mô tả về biển 103C, như vậy thì cũng không tồn tại khái niệm cấm ô tô rẽ trái thì cấm luôn quay đầu và do vậy thì ô tô mặc dù bị cấm rẽ trái nhưng vẫn được phép quay đầu.
Một điểm mới tiếp theo: Đó là cái biển báo khu dân cư, thì trước đây nhiều tài xế thường bị xử lý cái lỗi này, vì chạy quá tốc độ trong khu dân cư vì nhầm tưởng là đã hết sau khi đi cả một quãng dường dài không có biển báo, theo quy chuẩn 41 năm 2016 quy định tại cái điều 38 đã tránh hiểu lầm như sau: Nếu đoạn đường phải thi hành biển hiệu lệnh có hiệu lực rất dài thì tại các đường giao nhau, biểu hiệu lệnh phải được nhắc lại đặt ngay sau nơi giao nhau theo hướng đường đang có biển hiệu lệnh, nếu không có biển nhắc lại thì biểu hiệu lệnh được mặc nhiên xem là hết hiệu lực.
Một điểm mới tiếp theo của quy chuẩn 41 năm 2016: Đó là cách cắm biển báo theo quy chuẩn cũ năm 2012 thì có viết: Trên những đường xe chạy với tốc độ cao mà có nhiều làn đường thì biển có thể treo ở phía trên phần xe chạy. Có thể đặt biển hướng dẫn cho từng làn đường và biển được treo trên giá long môn, theo quy định cũ mà viết như vậy thì những các nơi không có giá long môn thì tài xế sẽ khó quan sát, thế nhưng theo quy chuẩn mới năm 2016 thì có viết: Trên những đường mà có xe chạy, có từ 2 làn đường trở lên, biển được treo trên giá long môn hoặc cột cần vươn trong trường hợp mà không đặt trên giá long môn hoặc cột cần vươn thì có thể lắp đặt thêm biển báo ở phía bên trái của chiều xe chạy. Như vậy là theo cách lắp điểm mới của quy chuẩn 41 năm 2016 thì đã mở ra cách cắm biển rất đầy đủ và dễ quan sát hơn với 2 biển báo ở 2 bên đường.
Chúng tôi sang một cái điểm mới nữa tại quy chuẩn 41 của năm 2016: Đó là cái việc hướng dẫn tham gia giao thông khi có đèn vàng, theo quy định tại quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về báo hiểu đường bộ ban hành kèn theo thông tư số 06 năm 2016, thì khi tín hiệu đèn vàng bật sáng người điều khiển phương tiện phải cho xe dừng trước vạch sơn (vạch dừng xe) nếu không có vạch sơn dừng xe thì phải dừng phía trước đèn tín hiệu theo chiều đi. Trường hợp phương tiện đã tiến sát đến hoặc đã vượt quá vạch sơn (vạch dừng xe) thì phải nhanh chóng đi tiếp ra khỏi nơi giao nhau để tránh nguy hiểm, ở nơi đường giao nhau vừa có đèn tín hiệu, vừa có biển báo hiệu và vạch sơn thì lái xe phải tuân thủ theo hiệu lệnh của đèn tín hiệu. Trường hợp đèn tín hiệu tắt hoặc có đèn tín hiệu vàng nhấp nháy thì lái xe phải tuân theo biển báo hiệu và vạch sơn theo thứ tự hiệu lực đã quy định.
Kính thưa quý vị và các bạn, như vậy là chúng tôi đã trình bày xong với quý vị và các bạn những điểm lưu ý mới nhất của quy chuẩn 41 của năm 2016 về hệ thống biển báo hiệu đường bộ, xin chào và hẹn gặp lại quý vị và các bạn ở những video lần sau, cảm ơn quý vị và các bạn đã quan tâm theo dõi!
Tags
: Phổ biến giáo dục pháp luật về an toàn giao thông cho hành khách và người đi mô tô xe máy, Quy chuẩn 41 về biển báo tốc độ, quy định về biển báo giao thông, Quy đinh mới về biển báo đường bộ, QUY ĐỊNH BIỂN BÁO AN TOÀN GIAO THÔNG, quy dinhj bien bao trong tai duowng giao thong, quy chuẩn quốc gia biển báo, quy chuẩn giao thông mới nhất, quy chuẩn biển báo việt nam, quy chuan bien bao công trình giao thong, quy chuan 41, quy cách cắm biển báo hiệu giao thông đường bộ, qui định về KHOẢNG CÁCH vạch sơn trƯỚc giá long môn, phô biên phap luât, nghi dinh 41/2020, chiều cao cột biển báo giao thông, Quy định đặt biển hạn chế tốc độ t của quy chuẩn 41
Quy Định Về Lắp Đặt Biển Báo Giao Thông Đường Bộ
Quy định về lắp đặt biển báo giao thông đường bộ được nêu rõ tại Điều 20, 21, 22 và 24, chương 3, phần 2, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 41:2019/BGTVT về Báo hiệu đường bộ. Cụ thể như sau:
Điều 20: Vị trí đặt biển báo theo chiều dọc và ngang đường
– Biển báo hiệu phải đặt ở vị trí để người tham gia giao thông dễ nhìn thấy và có đủ thời gian chuẩn bị đề phòng, thay đổi tốc độ hoặc thay đổi hướng nhưng không được làm cản trở tầm nhìn và sự di chuyển của người tham gia giao thông.
– Biển báo được đặt thẳng đứng, mặt quay về hướng đối diện chiều đi; Vị trí đặt biển báo về phía tay phải hoặc phía trên phần đường xe chạy (trừ các trường hợp đặc biệt). Bên cạnh đó, còn tùy từng trường hợp mà có thể đặt bổ sung biển báo ở bên trái theo chiều đi.
– Nếu biển báo đặt trên cột (có thể đặt trên trụ chiếu sáng, trụ điện) thì khoảng cách mép ngoài của biển theo phương ngang đường cách mép phần đường xe chạy tối thiểu là 0,5m và tối đa là 1,7m. Trường hợp đường không có lề, khuất tầm nhìn hoặc các trường hợp đặc biệt khác, được phép điều chỉnh theo phương ngang nhưng mép biển không được chờm lên mép phần đường xe chạy và cách mép không quá 3,5m.
Điều 21: Giá long môn và cột cần vươn
– Giá long môn và cột cần vươn có kết cấu chịu được trọng lượng biển báo hiệu và cấp gió bão theo vùng do Bộ Tài nguyên – Môi trường công bố.
– Chân trụ giá long môn và chân cột cần vươn đặt ở lề đường, vỉa hè, dải phân cách, đảo giao thông cách mép ngoài phần đường xe chạy (kể cả những nơi bố trí làn đường dừng xe khẩn cấp, làn đường tăng, giảm tốc) ít nhất 0,5m.
– Cạnh dưới của biển (hoặc mép dưới của dầm nếu thấp hơn cạnh dưới biển) khi treo biển trên giá long môn, cột cần vươn phải cách mặt đường ít nhất 5,2m (đối với đường cao tốc) và 5m (đối với các đường khác).
Điều 22: Độ cao đặt biển và ghép biển
– Biển báo được đặt chắc chắn cố định trên cột như quy định ở Điều 24 của Quy chuẩn này. Một số trường hợp có thể cho phép kết hợp đặt biển trên cột điện, cây cối hoặc những vật kiến trúc nhưng phải dễ quan sát và đảm bảo thẩm mỹ.
– Nếu biển báo đặt trên cột thì độ cao đặt biển tính từ mép dưới của biển đến mặt đường là 1,8m (đối với đường ngoài khu đông dân cư) và 2m (đối với đường trong khu đông dân cư) theo phương thẳng đứng. Biển báo “Hướng rẽ” số 507 đặt cao từ 1,2m đến 1,5m. Loại biển áp dụng riêng cho xe thô sơ và người đi bộ đặt cao hơn mặt, lề đường hoặc hè đường 1,8 m. Những trường hợp đặc biệt có thể thay đổi cho phù hợp nhưng không nhỏ hơn 1,2m, không quá 5m, do Cơ quan quản lý đường bộ quyết định.
– Khi có nhiều biển báo cần đặt ở cùng một vị trí, cho phép đặt kết hợp trên cùng một cột nhưng không quá 3 biển và theo thứ tự: biển báo cấm, biển hiệu lệnh, biển báo nguy hiểm hoặc cảnh báo và đến biển chỉ dẫn.
Khoảng cách giữa các mép biển với nhau là 5cm, độ cao từ mép thấp nhất của các biển trong nhóm biển đến mặt đường là 1,7m (đối với đường ngoài phạm vi khu đông dân cư) và 2m (đối với đường trong phạm vi khu đông dân cư).
– Trường hợp khó bố trí như quy định thứ tự nêu trên và số lượng nhiều, cho phép dùng 1 biển ghép hình vuông hoặc hình chữ nhật có kích thước đủ rộng, trên đó có vẽ các hình biển đơn cần có theo thứ tự đã nêu. Khoảng cách giữa các mép gần nhất của các biển đơn và từ mép biển đơn đến mép biển ghép là 10cm.
– Nếu cần kết hợp một hoặc nhiều biển thuộc các nhóm biển: biển báo cấm, biển báo nguy hiểm hoặc cảnh báo, biển hiệu lệnh với biển phụ thì có thể cho phép bố trí hình hoặc biểu tượng biển phụ vào với hình biển báo chính trên cùng một mặt biển của một biển ghép có hình vuông hoặc hình chữ nhật có kích thước đủ rộng.
Điều 24. Quy định về cột biển
– Cột biển báo hiệu phải làm bằng vật liệu chắc chắn (tốt nhất là bằng thép hoặc vật liệu khác có độ bền tương đương). Đường kính tiết diện cột tối thiểu 8cm ± 5mm.
– Tại nơi thường xuyên bị hạn chế tầm nhìn do sương mù hoặc có khả năng dễ bị xe va chạm vào ban đêm, các cột biển báo cần sử dụng vật liệu phản quang để tăng khả năng nhìn rõ.
Bạn đang xem bài viết Chữ Viết Và Màu Sắc Của Biển Báo Giao Thông Được Quy Định Ra Sao? trên website Sachlangque.net. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!