Xem Nhiều 3/2023 #️ Có Cần Bật Xi Nhan Khi Đi Qua Vòng Xuyến Không? # Top 4 Trend | Sachlangque.net

Xem Nhiều 3/2023 # Có Cần Bật Xi Nhan Khi Đi Qua Vòng Xuyến Không? # Top 4 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về Có Cần Bật Xi Nhan Khi Đi Qua Vòng Xuyến Không? mới nhất trên website Sachlangque.net. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Theo các bác, có cần bật đèn xi nhan khi đi qua vòng xuyến không?

Câu trả lời với mỗi người có thể sẽ khác nhau. Người này thì bảo có, người kia lại nói không. Người khác lại khẳng định vòng xuyến lớn thì cần, vòng xuyến nhỏ thì không. Nhiều khi thấy rối, nhất là với ai mới học lái.

Vậy có hay không cần xi nhan thì phải căn cứ vào đâu?

Tôi nghĩ trước hết phải theo luật. Nếu luật không (hoặc chưa) quy định cụ thể, thì ta dựa vào tiêu chí an toàn, thuận lợi, và cao hơn là văn hóa giao thông để phân định.

Trong bài này, tôi sẽ dựa theo nguyên tắc nêu trên để trình bày kỹ hơn về các quan điểm. Sau đó, tôi đưa ra lựa chọn phù hợp để các bác tham khảo.

Vòng xuyến là gì?

Với những bạn trẻ mới học lái xe ô tô (hoặc xe máy), thì có thể chưa quen lắm với thuật ngữ này.

Vòng xuyến giao thông là ụ tròn tại giao lộ mà tại đó các phương tiện giao thông phải đi theo hình vòng tròn ngược chiều kim đồng hồ như hình mũi tên chỉ. Vòng xuyến còn gọi là bùng binh, hay vòng xoay giao thông.

Để được gọi là vòng xuyến thì phải có 2 yếu tố:

Vòng tròn có mũi tên chỉ hướng đi ngược chiều kim đồng hồ

Vòng xuyến giao thông

Và câu hỏi đặt ra là…

Có cần xi nhan khi đi qua vòng xuyến không?

Tôi thấy có nhiều trường hợp và quan điểm khác nhau:

Do kích thước vòng xuyến to nhỏ khác nhau: cái nhỏ nằm lọt ở giữa chỗ giao cắt, xe có thể đi thẳng qua không cần thay đổi gì về làn, hay hướng thì có cần bật đèn xi nhan không? Nhiều người nói là không cần xi nhan.

Ở những ngã 5, ngã 6 với bùng binh lớn, các xe đi vào sẽ thì rõ ràng cần phải chuyển hướng sang trái (xi nhan trái) để đi theo hướng mũi tên, sau đó rẽ vào đường nhánh lại chuyển hướng sang phải (xi nhan phải). Như vậy lại cần 2 lần bật đèn tín hiệu rẽ.

Vị trí vòng xuyến có thể nằm giữa đường xe đang đi, nhưng cũng có thể nằm lệch hẳn về một bên. Chẳng hạn trường hợp vòng xuyến nằm lệch hẳn về bên phải, khi vào vòng xuyến, xe trước hết cần chuyển hướng sang phải (xi nhan phải), sau đó ôm cua trái theo vòng xuyến (xi nhan trái), rồi cuối cùng rẽ sang phải vào đường nhanh (lại xi nhan phải). Vậy là xi nhan những 3 lần: phải – trái – phải.

Rõ ràng, trong những trường hợp cụ thể khác nhau, cách xử lý lại có phần khác nhau. Ngay cả cùng một trường hợp cũng có thể có cách giải thích không thống nhất. Vậy mới phát sinh tranh luận.

Căn cứ vào luật: có cần xi nhan khi qua bùng binh không?

Vì thế, chúng ta phải viện dẫn đến quy định chung chung hơn tại Điều 15 – Chuyển hướng xe:

“Khi muốn chuyển hướng, người điều khiển phương tiện phải giảm tốc độ và có tín hiệu báo hướng rẽ.”

Mấu chốt ở đây là từ “chuyển hướng”: khi nào muốn chuyển hướng thì phải bật xi nhan.

Nhưng rắc rối ở chỗ, luật lại chẳng quy định rõ thế nào được gọi là “chuyển hướng”. Người dân cũng không rõ là chuyển hướng xe hay hướng đường. Thế mới có CSGT phạt tài xế đi đường cong không xi nhan (nhưng đã được Thượng tá Trần Thanh Trà – Trưởng Phòng CSGT Đường bộ – Đường sắt CA TPHCM (PC67) đã có công văn phản hồi ” nghiêm cấm CSGT thổi phạt người di chuyển đường cong không bật tín hiệu“).

Cá nhân tôi hiểu đó là hướng xe: khi muốn chuyển hướng xe thì phải xi nhan.

Nghĩa là khi ta đang lái xe, chẳng hạn nếu muốn chuyển sang hướng khác (chuyển làn, hoặc rẽ, hoặc quay đầu), thì phải bật xi nhan. Còn nếu chỉ đánh lái qua trái, qua phải để tránh chướng ngại vật (ổ gà, hố ga mất nắp, túi rác…) thì không coi là chuyển hướng, và không bắt buộc phải xi nhan, chứ nếu không thì lái xe có mà xi nhan cả ngày.

Quay trở lại trường hợp đi trong bùng binh, cứ theo luật thì cơ bản cũng sẽ có cách xử lý những phát sinh. Tôi xin tóm tắt một số trường hợp cụ thể, theo quan điểm của tôi, như sau:

Với bùng binh nhỏ: người có thể đi thẳng qua (mà không cần bám theo bùng binh), thì không cần bật xi nhan làm gì cho xe sau hiểu nhầm. Bản chất là không thay đổi hướng đi, theo luật không cần bật tín hiệu gì. Còn nếu tại đó các bác muốn rẽ phải, rẽ trái, hoặc quay đầu thì phải bật xi nhan như bình thường.

Với bùng binh lớn, nằm chắn giữa đường (không lệch hẳn về bên nào): tôi thấy có 2 trường hợp. Trường hợp 1: nếu chỉ cần rẽ phải ngay khi vừa đến chỗ giao cắt, mà không cần bám theo bùng binh, khi đó chỉ cần xi nhan phải trước khi rẽ, vì bản chất là chỉ có 1 lần chuyển hướng sang phải. Trường hợp 2: nếu cần cua một đoạn theo vòng tròn trước khi rẽ phải vào đường nhánh, thì cần phải xi nhan 2 lần, theo nguyên tắc “vào trái ra phải”: trước khi vào bùng binh thì bật xi nhan trái, và chuẩn bị ra khỏi bùng binh thì xi nhan phải.

Nếu bùng binh lớn nằm lệch hẳn về một bên đường, thì có lẽ cũng cần đến 3 lần xi nhan. Lần 1: báo chuyển sang hướng bùng binh. Lần 2: báo vào bùng binh, và lần 3: báo ra khỏi bùng binh đi vào đường nhánh. Nếu vào và rẽ phải luôn (không ôm cua) thì cũng chỉ cần xi nhan phải là xong.

Xin nhắc lại đó là quan điểm của tôi, dựa vào quy định trong luật. Nếu các bác không tán thành, xin cứ cho ý kiến.

Ấy là căn theo luật. Nhưng thực tế, ta còn cần xem xét đến những yếu tố khác nữa, xin bàn ở phần tiếp theo…

Căn cứ theo tính an toàn, phép lịch sự, và văn hóa giao thông

Giả sử nếu luật không hoặc chưa quy định điều gì đó cụ thể, thì chúng ta vẫn nên chọn cách hành xử sao cho đảm bảo an toàn cho mình và cho người khác, cũng như thể hiện sự văn minh lịch sự khi tham gia giao thông, phải không các bác?

Nếu chỉ xét theo quan điểm này, khi đi qua bùng binh có bật xi nhan hay không? Tôi cho rằng là có, tùy theo trường hợp cụ thể.

Chẳng hạn, nếu ta chỉ rẽ phải ngay khi đến bùng binh, mà không ôm cua trái, thì không nên đi sát vào bùng binh và chỉ cần bật xi nhan phải là đủ. Vì nếu không bật tín hiệu, các xe khác sẽ không hiểu bác muốn rẽ phải, có thể đi vòng sang bên đó, thì dễ bị ùn tắc, thậm chí gây va quệt, mất an toàn.

Hoặc, nếu bác bám muốn cua theo vòng xuyến mà không xi nhan trái, thì khó cho người đi sau chẳng biết đâu mà tránh, nhỡ họ lại tìm cách lách sang bên trái để tiến lên thì thành ra rất dở, lại bị chậm trễ. Tương tự như khi bác xi nhan phải rời vòng xuyến, rẽ phải sang đường nhánh nào đó.

Như vậy, việc bật xi nhan xét theo góc độ ý thức tham gia giao thông là để không đưa mình và người khác vào cảm giác khó xử, hoặc thậm chí có thể gặp rủi ro, nguy hiểm. Và có lẽ đó cũng một phần làm nên văn hóa giao thông.

Để dễ nhớ tôi xin túm lại mấy trường hợp phổ biến về việc xi nhan khi đi qua vòng xuyến như sau:

Thông thường thì vào bùng bình xi nhan trái, ra khỏi bùng binh xi nhan phải

Nếu chỉ rẽ phải luôn mà không cần bám sát bùng binh, thì chỉ cần xin nhan phải

Với những bùng binh nhỏ ở ngã tư, nếu đi thẳng khỏi phải xi nhan

Chuyển từ Xi nhan khi đi qua vòng xuyến về Trang chủ

Trụ Đảo Giao Thông Vòng Xuyến

QUẦN ÁO CHỐNG HÓA CHẤT

Việc đảm bảo an toàn tại nút, điểm xung đột, giao cắt, đồng thời luôn giữ được mỹ quan cho đô thị đã khiến các chuyên gia, nhà quản lý đau đầu. Mô hình nút giao thông đảo xuyến có thể được coi là một trong những giải pháp hữu hiệu, được nhiều nước trên thế giới áp dụng trong vận hành giao thông.

Nút giao thông đảo xuyến tiền thân từ nút giao có đảo tròn và đảo xuyến, ra đời tại Mỹ từ năm 1900 và được thay thế hoàn toàn vào năm 1960. Hiện số lượng nút giao thông hình xuyến đang chiếm ưu thế trong vận hành và khai thác tại Mỹ cũng như nhiều quốc gia trên thế giới. Tính đến năm 2013, Mỹ có khoảng 1.000 nút, Pháp có 20.000 nút, Anh có 10.000 nút, Australia có 15.000 nút và Nhật Bản cũng bắt đầu cho triển khai những nút giao thông hình xuyến đầu tiên.

Nút giao thông hình xuyến đem lại rất nhiều ưu điểm: – Do dòng phương tiện lưu thông trong nút giao hình xuyến là một chiều, nên các xe ra vào nút chỉ phải thực hiện các thao tác tách nhập dòng; – Thời gian chờ trung bình ít hơn so với các loại hình nút giao thông cùng mức điều khiển theo luật, hoặc nút có đèn tín hiệu, có cùng cấp hạng đường và lưu lượng giao thông.

– Nút giao thông hình xuyến có tính truy cập cao, có thể thích hợp với nút giao thông nhiều nhánh (5, 6, 7 nhánh…). – Do không hạn chế các xe rẽ trái, xe quay đầu như ở nút giao thông thông thường, nên dòng phương tiện được lưu thông liên tục, khả năng thông qua lớn, việc dừng lại khi qua nút được hạn chế, tính an toàn được nâng cao, giảm thiểu khả năng tai nạn lớn.

– Nút giao thông hình xuyến còn giúp giảm tiêu hao nhiên liệu và ô nhiễm môi trường. Đặc biệt, giá thành xây dựng thấp, không mất chi phí điều khiển, vận hành do không đòi hỏi đoạn trộn dòng dài, chiếm diện tích sử dụng mặt bằng lớn. – Bên cạnh đó, nút giao thông hình xuyến còn tạo mỹ quan cho đô thị, bởi vòng tròn giữa có thể làm vườn hoa, quảng trường, tượng đài…

Mặc dù có rất nhiều ưu điểm, song thực tế áp dụng tại Việt Nam, loại hình này vẫn chưa phát huy hết tác dụng. Nguyên do là kích thước đảo quá nhỏ so với đường vào nút, không hạn chế được tốc độ các phương tiện. Đường vào nút giao trực diện, thiếu đường cong ở cuối đường vào nút để làm giảm tốc độ. Đường chạy quanh đảo quá rộng, làm quỹ đạo chạy xe tự do, dẫn đến nảy sinh nhiều điểm xung đột, tăng nguy cơ va chạm, ùn tắc và mất ATGT.

Email: bhldxuanchung@gmail.com

Kích Thước Vòng Số 8 &Amp; Kỹ Năng Đi Vòng Số 8 Khi Thực Hành

Kích thước vòng số 8 & kỹ năng đi vòng số 8 khi thực hành

Đánh giá bài viết

Kích thước vòng số 8 thi bằng lái xe máy

Trong phần thi thực hành, học viên sẽ phải trải qua 3 vòng lái, gồm có: vòng số 8, phần đường có vạch cản và đường gồ ghề; trong đó, phần thi đường số 8 được đánh giá là khó nhất. Người chấm sẽ dựa trên mức độ xử lý xe của bạn trên từng đoạn đường và đưa ra điểm số để xác định xem bạn đã qua hay bị trượt. Để có thể vượt qua bài thực hành một cách thuận lợi, học viên cần phải nắm rõ thông tin về bài thực hành và cách di chuyển như thế nào để không bị bối rối khi thi chính thức.

Một trong những thắc mắc của nhiều học viên khi thi bằng lái xe máy là size, kích thước vòng số 8 thi xe máy rộng bao nhiêu? Hay vòng số 8 rộng bao nhiêu cm?

Theo quy định của Bộ Giao Thông Vận Tải, bằng lái xe máy được chia thành hai hạng là bằng lái hạng A1 và bằng lái hạng A2. Mỗi hạng bằng lái sẽ có kích thước riêng. Sở dĩ có sự khác biệt như vậy là do bằng lái A1 chỉ dùng cho chiếc xe có dung tích dưới 175cc. Còn với bằng lái A2, ngoài những xe nằm trong phạm vi của bằng A1, bạn có thể điều khiển thêm những chiếc xe moto có phân khối lớn.

Kích thước vòng số 8 thi bằng lái xe A1

Bán kính vòng ngoài (R1): 3m

Bán kính của vòng trong và bán kính của điểm uốn nối tiếp giữa hai vòng tròn (R0): 2,3m

Khoảng cách tâm OO’ giữa hai vòng tròn: 5,7m

Khoảng cách tâm giữa vòng tròn trong và vòng uốn nối tiếp OO’: 5,3m

Kích thước vòng số 8 thi bằng lái xe máy A2

Tương tự như bằng lái A1, vòng số 8 của bằng lái A2 cũng có các thông số trên với kích thước như sau:

Bán kính vòng ngoài (R1): 3,4m

Bán kính của vòng trong và bán kính của điểm uốn nối tiếp giữa hai vòng tròn (R0): 2,5m

Khoảng cách tâm OO’ giữa hai vòng tròn: 6,3m

Khoảng cách tâm giữa vòng tròn trong và vòng uốn nối tiếp OO’: 5,9m

Hướng dẫn cách đi vòng số 8 theo đúng quy định

Để hoàn thành bài thi vòng số 8, bạn cần phải đi đủ một vòng rưỡi. Cụ thể cách đi như sau:

Khi bắt đầu vào bài thi, di chuyển xe đến vạch xuất phát. Chờ đến khi có hiệu lệnh thì điều khiển xe theo chiều mũi tên để vào vòng số 8. Lưu ý trong lúc đợi hiệu lệnh xuất pháp, không nên để xe chạm vạch bởi như vậy có thể khiến bạn mất điểm oan nếu gặp phải giám thị khó tính.

Để tránh tình trạng bị giật máy hoặc rung lắc khi đi, tốt nhất là nên điều chỉnh về số 2 hoặc số 3 để tốc độ xe được ổn định và đầm máy hơn, thuận tiện khi di chuyển qua những đường cong của vòng số 8. Không chọn số 1 bởi có thể bị bốc đầu và giật mạnh khi đang di chuyển. Cũng không nên chọn số 4 bởi mức này quá yếu, xe di chuyển với tốc độ chậm và có thể bị chết máy giữa đường gây ảnh hưởng đến kết quả thi.

Điều khiển xe theo đúng mũi tên hướng dẫn được vẽ trong vòng số 8. Khi đi hết một vòng, tiếp tục đi nửa vòng nữa cho tới khúc eo của vòng số 8 thì rẽ theo lối thoát để ra khỏi vòng số 8 và thực hiện các phần thi tiếp theo.

Trong suốt quá trình di chuyển, lưu ý giữ vững tay lái và ga đều để di chuyển xe chính xác và dễ dàng hơn. Đặc biệt, trong những đoạn cua cần linh hoạt điều chỉnh hướng xe đi, tránh đề xe đè vạch làm mất điểm.

Kinh nghiệm đi vòng số 8 “một phát ăn ngay”

Để phần thi vòng số 8 đạt kết quả tốt nhất, bạn cần phải lưu ý một số điều sau đây:

Học thuộc cách đi vòng số 8 và vòng số 3 đúng theo hướng dẫn mũi tên được vẽ trên sa hình. Nếu đi sai, bạn sẽ bị loại ngay lập tức.

Khi đi trong vòng số 8, để tránh chạm vạch, bạn có thể điều khiển xe theo mẹo sau: Điều khiển bánh xe trước chạy áp sát (không đè vạch) với mép ngoài của vòng số 8 trong đoạn từ 5 – 10cm. Điều này sẽ giúp cho bánh xe sau không bị đè vạch mà nằm gọn trong vòng số 8. Bên cạnh đó, theo kinh nghiệm của những người thi trước, về số 3 sẽ giúp di chuyển xe dễ dàng hơn trong bài thi vòng số 8.

Chú ý quan sát những người thi trước để rút ra bài học cho bản thân.

Trước khi vào thi chính thức, nên luyện tập nhiều lần trên sân tập vòng số 8 thực tế với kích thước chuẩn.

Không để bánh xe lấn vạch quá nhiều. Lưu ý, mỗi người chỉ được phạm tối đa 3 lỗi trong suốt quá trình thi.

Không tạo áp lực cho bản thân mà giữ cho tinh thần luôn ổn định, thoải mái, tránh tình trạng bị rối hoặc lạc tay lái khi điều khiển xe.

Đi Xe Máy 50Cc Có Cần Bằng Lái Không?

Theo luật Giao thông thì sử dụng xe máy 50cc không cần bằng lái. Các loại phương tiện xe máy có dung tích dưới 50cc cho phép những người từ 16 tuổi trở lên điều khiển và khi điều khiển những phương tiện dưới 50cc bạn không cần bằng lái như các dòng xe máy dung tích lớn hơn khác.

Tuy nhiên, điều kiện chính để được phép sử dụng xe máy 50cc là người điều khiển phải từ 16 tuổi trở lên, do đó dòng xe 50cc đặc biệt phù hợp với các bạn học sinh cấp 3 khi đã đủ 16 tuổi, vì muốn thi bằng lái xe để sử dụng xe máy dung tích lớn hơn cần đủ 18 tuổi mới được phép thi bằng lái.

Xe máy 50cc có cần đăng ký xe không?

Tất cả các dòng xe gắn máy, báo gồm cả xe máy điện cho đến xe máy dung tích dưới 50cc đều phải thực hiện làm đăng ký xe và cấp biển số. Chính vị vậy ai nghĩ mua xe máy 50cc thì không cần phải làm đăng ký xe là rất sai lầm.

Các thủ tục để làm đăng ký xe và cấp biển cho xe máy 50cc thì vẫn được thực hiện như những dòng xe máy dung tích lớn thông thường khác.

Xe máy 50cc có cần đội mũ bảo hiểm không?

Khi sử dụng bất kì phương tiện gắn máy nào dù là xe đạp điện thì cả người điều khiển lẫn người ngồi trên xe đều phải đội mũ bảo hiểm như quy định. Vì vậy mà việc các bạn học sinh sử dụng xe máy 50cc thường xuyên không đội mũ khi di chuyển là đang vi phạm luật giao thông và có thể bị xử phạt nếu lực lượng chức năng kiểm tra. Ngoài ra, người điều khiển xe máy dung tích thấp dưới 50cc cũng cần phải tuân thủ đầy đủ quy định pháp luật đặt ra đối với xe máy khi lưu thông trên đường. Nếu vi phạm thì đương nhiên bạn sẽ bị xử phạt theo quy định.

Hơn nữa, việc đội mũ bảo hiểm cũng chính là bảo vệ bản thân an toàn khi tham gia giao thông, chính vì thế mà bạn nên sắm cho mình một chiếc mũ bảo hiểm đạt chuẩn khi đi xe máy 50cc.

Xe hiện đang được bày bán tại tất cả các cửa hàng đại lý của Thế Giới Xe Điện và được khuyến mãi Tặng 100% phí đăng ký biển số, trước bạ + biển số trị giá 1,5 triệu.

Công Ty TNHH Thế Giới Xe Đạp Điện Liên Hệ : Hà Nội: 024.22108888 – 096.888887 Hồ Chí Minh: 028.39739298

Bàn luận

Bạn đang xem bài viết Có Cần Bật Xi Nhan Khi Đi Qua Vòng Xuyến Không? trên website Sachlangque.net. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!