Cập nhật thông tin chi tiết về Điều Chỉnh, Bổ Sung Hệ Thống Biển Báo An Toàn Giao Thông Trên Địa Bàn Tỉnh mới nhất trên website Sachlangque.net. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Trong chuyến làm việc với tỉnh Bạc Liêu vào tháng 8/2014, Bộ trưởng Bộ Giao thông – vận tải (GTVT) – Đinh La Thăng đã góp ý với tỉnh một số vấn đề, trong đó có việc yêu cầu thay đổi hệ thống báo hiệu đường bộ chưa phù hợp theo QCVN 41: 2012/BGTVT (Quy chuẩn 41) của Bộ GTVT. Thực hiện chỉ đạo này, Sở GTVT đang ráo riết điều chỉnh, bổ sung hệ thống biển báo trên phạm vi toàn tỉnh…Quy chuẩn 41 cơ bản dựa trên cơ sở của “Điều lệ Báo hiệu đường bộ” 22 TCN 237-01 để thay thế hệ thống báo hiệu đường bộ chưa phù hợp. Trong đó, bổ sung cọc mới, biển mới; điều chỉnh lại biển báo các đường cong liên tiếp; thay đổi một số biển báo chỉ dẫn… Các thay đổi này nhằm phù hợp với thực tế hiện nay, đảm bảo cho người tham gia giao thông dễ nhận biết các biển báo trên đường.
Thực hiện Thông báo số 764/TB-BGTVT của Bộ GTVT và Công văn số 2701, ngày 14/8/2014 của UBND tỉnh về thực hiện kết luận của Bộ trưởng Bộ GTVT, Sở GTVT kết hợp với Ban An toàn giao thông (ATGT) tỉnh đã triển khai Thông tư số 17 của Bộ GTVT về ban hành “Quy ước kỹ thuật quốc gia về báo hiệu đường bộ” đến các chủ đầu tư, Ban quản lý dự án, UBND các huyện, thành phố; đồng thời hướng dẫn và chuyển giao cho các phòng, ban thuộc Sở GTVT, Ban ATGT các huyện, thành phố QCVN 41: 2012/BGTVT để thực hiện.
Tuyến đường Trần Huỳnh (nội ô TP. Bạc Liêu) lắp đặt biển báo đường bộ theo Quy chuẩn 41. Ảnh: T.H
Sở GTVT đã làm việc với các huyện, thành phố trong tỉnh để thực hiện chỉ đạo của Bộ trưởng Bộ GTVT về việc thay đổi những biển báo lỗi thời theo Quy chuẩn 41. Theo đó, Sở GTVT đã có văn bản đề nghị chủ đầu tư, đơn vị quản lý các tuyến quốc lộ qua địa bàn các huyện, thành phố lắp đặt đầy đủ hệ thống báo hiệu ATGT đường bộ; thực hiện lắp đặt báo hiệu ATGT trên các tuyến đường do tỉnh quản lý tại các vị trí: đường chui; nút giao thông, đường đấu nối với đường do tỉnh quản lý. Đồng thời, tổ chức đoàn khảo sát về tổ chức giao thông, ATGT các tuyến đường do tỉnh quản lý; xác định các vị trí, các điểm cần điều chỉnh, lắp đặt bổ sung biển báo cho phù hợp, xác định trách nhiệm lắp đặt biển báo theo phân cấp quản lý giữa tỉnh và huyện, thành phố.
Hiện nay, huyện Đông Hải đã triển khai lắp đặt xong 59 biển báo hiệu đường bộ trên các tuyến đấu nối vào đường tỉnh. Trong đó, có 38 biển báo nguy hiểm, 21 biển báo đường giao nhau với đường ưu tiên và 1 biển báo hiệu cổng chào xã Định Thành. Bên cạnh đó, các huyện: Hòa Bình, Hồng Dân cũng đang trong quá trình lắp đặt; riêng các huyện, thành phố còn lại của tỉnh đang làm thủ tục để thực hiện trong năm 2014 và 2015.
Đến nay, Sở GTVT đã lắp đặt xong biển báo 3 tuyến đường kiểu mẫu theo Quy chuẩn 41: tuyến đường Trần Huỳnh (nội ô TP. Bạc Liêu); đường Vĩnh Mỹ – Phước Long (đường tỉnh) và Quốc lộ 1 – Châu Thới (đường huyện) với kinh phí gần 430 triệu đồng. Đồng thời mời các địa phương nghiên cứu, bàn giao hồ sơ thiết kế 3 tuyến đường kiểu mẫu cho các địa phương rút kinh nghiệm thực hiện các tuyến đường thuộc phạm vi quản lý.
Đối với công tác rà soát, điều chỉnh bổ sung biển báo ATGT các tuyến đường trên địa bàn tỉnh, Sở GTVT cùng Ban ATGT tỉnh kiểm tra lại biển báo ATGT đường bộ, các cầu trên Quốc lộ 1A, Quốc lộ Quản Lộ – Phụng Hiệp, Quốc lộ Nam Sông Hậu, có công văn gửi Cục Quản lý đường bộ IV, Tổng cục Đường bộ Việt Nam để kiểm tra lắp đặt biển báo đường chui, kể cả đường chui phát sinh. Được biết, hiện Tổng cục Đường bộ Việt Nam đã chỉ đạo Cục Quản lý đường bộ IV phối hợp với Sở GTVT và Ban ATGT tỉnh khảo sát để có điều chỉnh lắp đặt biển báo bổ sung phù hợp với thực tế khai thác.
Mai Đinh
Điều Chỉnh, Bổ Sung Biển Báo: Nhiệm Vụ Cấp Bách Trên Mỗi Cung Đường
Tổng cục Đường bộ Việt Nam (ĐBVN) vừa tổng rà soát biển báo trên quốc lộ (QL) cả nước, nhằm khai thác hiệu quả và bảo đảm an toàn giao thông (ATGT) trên các cung đường huyết mạch. Qua rà soát, Tổng cục ĐBVN đã yêu cầu các Sở Giao thông Vận tải (GTVT), Khu Quản lý đường bộ khẩn trương điều chỉnh nội dung, kích thước hình vẽ, chữ cái, con số trên các biển báo theo quy định; rà soát các vị trí cắm biển báo trên các đoạn tuyến QL thiết kế 4 làn xe trở lên để kịp thời giúp người đi đường nhận biết dễ dàng, thuận tiện. Đây là nhiệm vụ cấp bách, cần được duy trì và trở thành tiêu chí đảm bảo ATGT trên QL của các địa phương.
Biển báo sai
Theo rà soát của Tổng cục ĐBVN, tình trạng các biển báo hiệu đường bộ “cắm” bất hợp lý, sai, thiếu hoặc thừa thông tin hiện nay trên nhiều tuyến QL không chỉ gây lãng phí cho Nhà nước, mà còn gây bức xúc, lúng túng cho người tham gia giao thông trong việc tuân thủ Luật Giao thông đường bộ. Đặc biệt, tình trạng hệ thống biển báo, biển hiệu, đèn tín hiệu trên QL chạy qua các địa phương hiện nay do Sở GTVT các địa phương quản lý, trong khi việc điều tiết các hoạt động giao thông trực tiếp lại thuộc về lực lượng cảnh sát giao thông (CSGT) nên nếu không có sự phối hợp đồng bộ trong quy hoạch, quản lý, xử phạt… thì bức xúc sẽ thuộc về người đi đường.
Quốc lộ 1A hiện đang thiếu nhiều biển báo. Ảnh: Huy Hùng – TTXVN
Theo phản ánh của cánh lái xe đường dài, khổ nhất hiện nay là tình trạng lái xe bị lực lượng CSGT “tuýt còi” mà không biết thanh minh như thế nào về lỗi vi phạm, chỉ vì tình trạng thiếu biển báo quy định. Như đối với bảng thông tin tốc độ theo tiêu chuẩn ngành GTVT chỉ cắm ở những vị trí cần thiết với khoảng cách giữa các bảng từ 30-50 km; biển quy định tốc độ tối đa cho phép chỉ cắm ở những nơi thật sự nguy hiểm như: Đoạn đường cong liên tục, đèo dốc, “điểm đen” tai nạn giao thông cần phải hạn chế tốc độ liên tục 24/24 giờ… Tuy nhiên, nhiều lái xe cho biết khoảng cách cắm biển tương ứng hiện nay chưa phù hợp, chưa đủ khoảng cách để các phương tiện có khả năng điều chỉnh tốc độ theo quy định của biển báo. Thêm vào đó, sau khi hết yêu cầu về hạn chế tốc độ, cần thiết phải cắm các biển báo “hết hạn chế tốc độ tối đa, tối thiểu” hoặc bổ sung biển “đi chậm”, “nguy hiểm” hay các biển cảnh báo phù hợp… thì trên QL hiện thiếu trầm trọng. Do đó, nhiều lái xe vi phạm lỗi quy định về tốc độ cho phép. Không ít trường hợp lái xe phải phanh gấp, dừng xe bất ngờ để nhìn lại biển báo hiệu trên đường, tránh tình trạng “lỡ” vi phạm thì chỉ còn cách nộp phạt theo quy định. Vậy là, nhiều nơi có biển báo hiệu cũng như không, cấm nhưng vẫn chẳng thể cấm, tạo nên sự “hổ lốn” về giao thông, gây mất an toàn trực tiếp các phương tiện và người đi đường khác.
Tổng cục ĐBVN hiện đã rà soát gần 104.000 biển báo hiệu đường bộ, được tập hợp từ 95 tuyến và đoạn tuyến, bao gồm các biển báo cấm, nguy hiểm, hiệu lệnh, chỉ dẫn, biển phụ và các loại biển thông tin khác. Trong số này, theo Tổng cục ĐBVN, số biển cần bổ sung là hơn 7.600 biển; tổng số biển báo các loại cần điều chỉnh vị trí là gần 250 biển; tổng số biển báo cần điều chỉnh nội dung khoảng 500 biển và gần 500 biển báo cần phải dỡ bỏ.
Loạn biển báo. Ảnh: CTV
Theo ý kiến của các chuyên gia giao thông, thực tế hiện nay, hệ thống biển báo, biển hiệu và đèn tín hiệu chỉ dẫn giao thông trên QL tại các địa phương đang bị thả nổi. Nhiều biển báo chỉ dẫn giao thông cắm sai vị trí, thiếu thông tin hoặc biển báo hiệu cắm mới kèm theo chỉ dẫn phụ dài dòng… không chỉ gây bức xúc, khó hiểu cho người đi đường, mà còn không phát huy tác dụng, gây lãng phí cho Nhà nước. Thậm chí, nhiều chuyên gia còn cho rằng, nhiều biển báo chỉ dẫn giao thông trên QL hiện nay còn không phù hợp với xu thế hội nhập quốc tế.
Trước thực tế này, Tổng cục ĐBVN đã yêu cầu Cục Quản lý xây dựng đường bộ, các Ban Quản lý dự án giao thông, Trung tâm Kỹ thuật đường bộ, các Sở GTVT gấp rút rà soát, kiểm tra hồ sơ kỹ thuật thi công các dự án xây dựng mới, nâng cấp, mở rộng đường bộ, trong đó chú trọng các hạng mục điều chỉnh, bổ sung hệ thống biển báo hiệu đường bộ và hệ thống đảm bảo ATGT đường bộ trong các dự án. Trong đó, hệ thống các cột km trên dải phân cách giữa, biển báo hiệu đường bộ, sơn kẻ đường, hộ lan tôn sóng, dải phân cách cứng, mềm, phải thực hiện đầu tư theo đúng các tiêu chuẩn kỹ thuật hiện hành; đồng thời thống kê chi tiết các biển cần phải điều chỉnh nội dung và kích thước hình vẽ, kích thước và khoảng cách các chữ cái, con số; thống kê danh sách các biển báo cần bổ sung, điều chỉnh; rà soát các vị trí cắm biển báo hiệu tại lề đường trên các đoạn tuyến có thiết kế 4 làn xe trở lên mà người tham gia giao thông khó nhận biết; xác định cấp, loại đường để sử dụng màng phản quang cho phù hợp với yêu cầu của tiêu chuẩn quốc gia…
Theo đó, thời gian hoàn thành việc điều chỉnh, thay thế, bổ sung biển báo hiệu đường bộ và hệ thống đảm bảo ATGT đường bộ trên các tuyến QL được phân làm hai giai đoạn. Giai đoạn I đến trước ngày 20/3/2013, công tác được triển khai thực hiện hoàn thành tối thiểu 50% kế hoạch, ưu tiên điều chỉnh, bổ sung, thay thế trên các QL có lưu lượng xe lớn, các tuyến đường tham gia Hiệp định hợp tác quốc tế tạo thuận lợi cho việc vận tải người và hàng hóa qua lại biên giới giữa các nước tiểu vùng Mê Công mở rộng (biển báo hiệu AH). Giai đoạn II đến trước ngày 20/3/2014, hoàn thành 50% tổng số điều chỉnh, bổ sung, thay thế còn lại trên các tuyến, đoạn tuyến QL. Sau khi điều chỉnh, thay thế hoàn thành 100% tổng số biển báo cần thay thế, tiến hành thực hiện tổng hợp, phân tích, đánh giá chung trên từng tuyến, đoạn tuyến.
Điều chỉnh, bổ sung biển báo phải được tiến hành thường xuyên
Phó Tổng cục trưởng Tổng cục ĐBVN Phạm Quang Vinh cho biết: Theo chiến lược phát triển ngành GTVT, công tác kiểm tra, rà soát, điều chỉnh, thay thế, bổ sung hệ thống báo hiệu đường bộ là nhiệm vụ trọng tâm, cốt yếu và phải được tiến hành thường xuyên trong công tác quản lý, bảo trì đường bộ. Trong thời gian tới, Tổng cục ĐBVN sẽ chỉ thực hiện tiếp nhận bàn giao quản lý, khai thác đối với các công trình xây dựng giao thông đường bộ khi có đầy đủ nội dung về thiết kế hệ thống ATGT, đặc biệt là hệ thống biển báo hiệu đường bộ theo đúng các tiêu chuẩn kỹ thuật.
Biển báo giao thông phải tuân thủ các quy chuẩn
Trung tá Trần Ngọc Ánh, Phòng CSGT Hà Nội cho biết: Khi cắm biển báo chỉ dẫn, ngành Giao thông phải tuân thủ các quy chuẩn được Bộ GTVT ban hành về kích thước biển, tầm cao, vị trí, số biển cần thiết… Bên cạnh đó, bất kỳ biển báo chỉ dẫn nào cũng phải tuân thủ quy tắc dự lệnh và động lệnh, tức là phải đặt ở vị trí làm sao để dự báo trước cho người tham giao thông biết và đủ thời gian để họ xử lý tình huống. Bên cạnh đó, việc lắp đặt biển báo là việc làm cần phải cân nhắc và có sự phối hợp giữa các cơ quan chức năng để xử lý triệt để những vi phạm. Về phía người tham gia giao thông cũng cần nâng cao ý thức chấp hành Luật Giao thông đường bộ. Riêng với biển báo giao thông đã hết tác dụng, cơ quan chủ quản cần tiến hành tháo dỡ để tránh trở thành những “cái bẫy” đối với người, phương tiện tham gia giao thông. Chỉ có như vậy, biển báo giao thông mới thực sự phát huy hiệu quả.
Biển báo trên QL18 và 1A có quá nhiều bất cập
Phó Tổng giám đốc Khu Quản lý đường bộ II (Tổng cục ĐBVN) Nguyễn Ngọc Sơn cho biết: Hệ thống tổ chức biển báo, đèn tín hiệu trên hai tuyến QL 18, QL 1A hiện nay có quá nhiều bất cập về hạ tầng giao thông, khiến phát sinh nhiều “điểm đen” tai nạn giao thông. Đặc biệt, tình trạng thiếu các biển báo nhắc lại tốc độ quy định phương tiện lưu thông trên đường tại các điểm tách, nhập làn đường khiến cho các phương tiện từ tuyến khác khi nhập vào đường QL không biết thực hiện tốc độ bao nhiêu, đi làn đường nào… rất nguy hiểm và gây khó khăn cho lực lượng CSGT khi áp dụng xử lý vi phạm. Khu Quản lý đường bộ II hiện đang gấp rút lập dự án bổ sung ngay các biển báo này.
Hệ Thống Biển Báo Trên Đường Cao Tốc
Hệ thống biển báo trên đường cao tốc, các tuyến đường vành đai hiện nay còn khá nhiều bất cập,
Những năm gần đây, hệ thống đường cao tốc đã có những chuyển biến khởi sắc. Nhiều tuyến đường cao tốc mới được hình thành giúp rút ngắn thời gian di chuyển, việc đi lại, giao lưu hàng hóa giữa các tỉnh thành đã thuận tiện hơn trước đồng thời thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội.
Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn tồn tại một số bất cập, điển hình là hệ thống biển báo hiệu tại các điểm vào – ra đường cao tốc. Không chỉ có các tuyến đường cao tốc mà ở các khu vực cầu vượt như đường vành đai 2 (Cầu Giấy – Nội Bài), kích cỡ biển báo còn rất bé khiến việc quan sát của lái xe bị hạn chế. Thành viên Giejack phản ánh: ” Đường Nội Bài – Cầu Giấy có biển chỉ hướng đi Hoàng Quốc Việt bé bằng đúng cái bàn làm việc, chữ cũng bé khiến cho gần như 100% người mới đi đều bị “quá đà” ra Cầu Giấy. Tốc độ thì toàn 80-90km chứ có phải đi bộ đâu mà làm cái biển bé quá, thiết nghĩ các cơ quan chức năng nên treo cái biển thật to để dễ quan sát từ xa”.
Thông tin thể hiện trên biển báo chưa thực sự trực quan, rõ ràng và cụ thể đã gây ra những khó khăn, trở ngại cho nhiều tài xế – đặc biệt là người mới đi đường cao tốc. Thực tế, có nhiều lái mới bị nhầm lẫn ở các điểm, nút vào đường cao tốc này. Chính vì thế, để giúp mọi người lưu thông dễ dàng, thành viên _lái_lụa_ đã đưa ra một vài lời khuyên cho các những người lần đầu đi trên đường cao tốc:
Lối mở chiều Hà Nội – Hải Phòng:
Lối mở chiều Hải Dương – Hà Nội:
Hệ Thống Nhận Biết Biển Báo Giao Thông (Traffic Sign Assist )
Đây là một tính năng thú vị nữa nằm trong hệ thống hỗ trợ lái của Mercedes Benz. Tuy nhiên một điều đáng tiếc là tính năng này cũng như rất nhiều tính năng thú vị khác của Mercedes Benz không xuất hiện trên bất kỳ sản phẩm nào phân phối tại thị trường Việt Nam, kể cả xe nhập khẩu nguyên chiếc. Khi xe được trang bị Hệ thống nhận biết biển báo giao thông ( Traffic Sign Assist ), một camera trên kính chắn gió sẽ ghi nhận hình ảnh của biển báo giao thông trên đường, dữ liệu sẽ được gửi và so sánh với hình ảnh các biển báo được cập nhật trong hệ thống.
Sau đó hình ảnh biển báo sẽ được hiển thị trên màn hình táp lô, hoặc trên màn hình đa phương tiện; còn trong trường hợp xe được trang bị tính năng Hiển Thị Thông Tin Trên Kính Chắn Gió ( HUD ), thì hình ảnh biển báo sẽ được hiển thị trên kính chắn gió ngay phía trước người lái. Việc này, giúp người điều khiển xe nhận biết rõ các cảnh báo trên đường mà không bị xao nhãng.
Hệ thống nhận biết biển báo giao thông ( Traffic Sign Assist ) không chỉ nhận biết các biển báo về giới hạn tốc độ mà còn có khả năng nhận biết toàn bộ các biển cảnh báo giao thông.
Nếu Hệ thống nhận biết đó là biển báo giới hạn tốc độ, nếu người điều khiển xe vượt qua tốc độ được cho phép, Hệ thống tự động đưa ra cảnh báo bằng cả hình ảnh và âm thanh để báo động cho người điểu khiển xe. Và hệ thống cũng cho phép người điểu khiển tuỳ chình ngưỡng tốc độ mà xe vượt qua so với tốc độ cho phép mới phát ra cảnh báo cho người điều khiển, mức cho phép này có thể lên đến 10km/h. Trong trường hợp, người điều khiển xe cần tăng tốc để vượt chướng ngại hay xe khác, mà không bị làm phiền vi cảnh báo.
Nhưng điểm thú vị, có thể nói là hay nhất của Hệ thống nhận biết biển báo giao thông ( Traffic Sign Assist ) chính là hệ thống liên kết chặt chẽ với hệ thống dữ liệu Navi Map của xe. Cho nên, trong trường hợp khi xe bạn đi vào một khu vực cấm, hay hạn chế mà không tồn tại biển cảnh báo ví dụ: Công trường sưả chữa, Biển báo bị di dời, hoặc Biển báo bị mờ,… Hệ thống vẫn có thể hiển thị và báo cho bạn biết các cảnh báo có trong khu vực đó.
Đây có thể nói là một hệ thống hữu ích, hỗ trợ rất nhiều cho các bác tài. Và cũng là nền tảng để Mercedes Benz phát triển các tính năng tự lái sau này. Hy vọng, là một ngày không xa, tính năng này sẽ được xuất hiện trên các sản phẩm của Mercedes Benz tại Việt Nam.
Bạn đang xem bài viết Điều Chỉnh, Bổ Sung Hệ Thống Biển Báo An Toàn Giao Thông Trên Địa Bàn Tỉnh trên website Sachlangque.net. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!