Xem Nhiều 3/2023 #️ Điều Kiện Đăng Ký Biển Số Xe Hà Nội Theo Quy Định Pháp Luật # Top 6 Trend | Sachlangque.net

Xem Nhiều 3/2023 # Điều Kiện Đăng Ký Biển Số Xe Hà Nội Theo Quy Định Pháp Luật # Top 6 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về Điều Kiện Đăng Ký Biển Số Xe Hà Nội Theo Quy Định Pháp Luật mới nhất trên website Sachlangque.net. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Tôi quê ở Hải Dương và hiện đang là nhân viên văn phòng tại một công ty Hà Nội. Em vẫn đang ở nhà thuê, có đăng kí tạm trú tạm vắng. Vậy giờ nếu em mua xe máy thì có thể đăng ký biển số xe Hà Nội được không? Em phải làm những thủ tục gì?

Độc giả: Công Thuận (hacnamnhan@…)

Cơ sở pháp lý:

+ Luật Giao thông đường bộ (Luật số 23/2008/QH12, ngày 13/11/2008).

+ Thông tư số 15/2014/TT-BCA, ngày 04/4/2014 của Bộ Công an quy định về đăng ký xe.

+ Thông tư số 37/2010/TT-BCA, ngày 12/10/2010 của Bộ Công an quy định quy trình đăng ký xe.

+ Thông tư số 127/2013/TT-BTC, ngày 06/9/2013 của Bộ Tài chính quy định chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng lệ phí cấp giấy đăng ký và biển số phương tiện giao thông cơ giới đường bộ.

Theo Thông tư 15/2014/TT-BCA ngày 4/4/2014 của Bộ Công an quy định về đăng ký xe thì trường hợp của bạn không được đăng ký biển số Hà Nội. Hiện nay, việc đăng ký biển số xe Hà Nội đối với các trường hợp ngoại tỉnh chỉ được thực hiện đối với đối tượng là học sinh, sinh viên đang theo học hệ tập trung từ 2 năm trở lên của các trường trung cấp, cao đẳng, đại học, học viện trên địa bàn thành phố Hà Nội với điều kiện có thẻ sinh viên và giấy giới thiệu của nhà trường.

Ngoài ra, đối tượng là quân nhân và công an không có hộ khẩu Hà Nội nhưng đang công tác trên địa bàn và có đầy đủ Giấy giới thiệu của thủ trưởng cơ quan, đơn vị công tác, kèm theo Giấy chứng minh Công an nhân dân; giấy chứng minh Quân đội nhân dân (theo quy định của Bộ Quốc phòng); trường hợp không có Giấy chứng minh Công an nhân dân, giấy chứng minh Quân đội nhân dân thì phải có giấy xác nhận của thủ trưởng cơ quan, đơn vị công tác cũng có thể đăng ký biển số xe tại Hà Nội.

Như vậy, theo quy định trên nếu bạn chỉ có đăng ký tạm trú ở HN thì bạn không được đăng ký xe biển Hà Nội mà bạn phải đăng ký xe ở nơi bạn có hộ khẩu thường trú.

Ai được đăng ký xe biển số Hà Nội? – Nguồn: VietNamNet

Bạn cần chuẩn bị một bộ hồ số với các thành phần:

– Giấy khai đăng ký xe.

Mẫu giấy khai đăng ký xe.

– Giấy tờ của chủ xe: CMND , sổ hộ khẩu.

– Chứng từ chuyển quyền sở hữu của xe.

Hóa đơn bán hàng theo quy định của Bộ Tài Chính; Quyết định bán, cho tặng, hoặc hợp đồng mua bán theo quy định của pháp luật; Giấy bán, cho, tặng xe của cá nhân phải có công chứng theo quy định của pháp luật về công chứng hoặc chứng thực của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn đối với chữ ký của người bán, cho, tặng xe theo quy định của pháp luật về chứng thực.

– Chứng từ lệ phí trước bạ.

– Chứng từ nguồn gốc của xe.

Lưu ý: Bạn đến cửa hàng xe máy để mua xe với giá gốc. Khi đó, cửa hàng sẽ xuất cho bạn một tờ hóa đơn giá trị gia tăng và một phiếu kiểm tra chất lượng xe khi xuất xưởng. Lúc này, điều quan trọng bạn cần làm đó là kiểm tra thật kỹ giá tổng cộng (bao gồm giá mua xe và thuế GTGT) được in trên hóa đơn. Giá này cần nhỏ hơn hoặc bằng đúng số tiền mà bạn đã bỏ ra để mua xe. Nếu mức giá được ghi cao hơn thì bạn cần khiếu nại với nhân viên bán hàng với khi đó, số tiền bạn phải bỏ ra để đóng khoản phí trước bạ sẽ cao hơn so với thực tế.

Chủ xe nộp hồ sơ trực tiếp tại trụ sở Phòng Cảnh sát giao thông Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hoặc các điểm đăng ký xe của Phòng. Thời gian làm việc từ thứ 2 đến thứ 7 (theo quy định của Thủ tướng Chính phủ).

Cán bộ tiếp nhận hồ sơ sẽ kiểm tra giấy tờ của chủ xe, hướng dẫn chủ xe viết Giấy khai đăng ký xe theo mẫu quy định.

Kiểm tra thực tế xe như trực tiếp đối chiếu nội dung trong Giấy khai đăng ký xe với thực tế của xe về nhãn hiệu, loại xe, số máy, số khung, màu sơn, số chỗ ngồi, tải trọng và các thông số kỹ thuật khác của xe.

Cà số máy, số khung và ký đè lên bản cà số máy, số khung, ghi rõ họ, tên của cán bộ làm nhiệm vụ kiểm tra thực tế của xe, ngày, tháng, năm kiểm tra xe. Xe được cơ quan Hải quan xác nhận có số khung, không có số máy mà chỉ có số VIN (ở kính phía trước của xe) thì lấy số VIN thay thế cho số máy, trường hợp cơ quan Hải quan xác nhận chỉ có số VIN không có số khung, số máy thì cơ quan đăng ký xe chụp ảnh số VIN để lưu trong hồ sơ và lấy số VIN thay thế cho số khung, số máy.

Tiến hành kiểm tra các tiêu chuẩn an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường theo quy định đối với ô tô, xe máy chuyên dùng của lực lượng Công an nhân dân.

Kiểm tra, đối chiếu giấy tờ của chủ xe, giấy khai đăng ký xe với các giấy tờ của xe (chứng từ chuyển quyền sở hữu xe, chứng từ lệ phí trước bạ và chứng từ nguồn gốc xe) theo quy định.

Nếu cán bộ kiểm tra thấy hồ sơ đăng ký xe chưa đầy đủ theo quy định thì hướng dẫn cho chủ xe hoàn thiện hồ sơ theo quy định.

Trường hợp hồ sơ đăng ký xe đầy đủ theo quy định: Cấp giấy hẹn cho chủ xe; Thu lệ phí đăng ký xe; Trả biển số xe; Hướng dẫn chủ xe kẻ biển số, tải trọng, tự trọng, tên chủ xe đối với các loại xe ô tô theo quy định.

Khi đó cán bộ sẽ cấp ngay biển số sau khi tiếp nhận hồ sơ đăng ký xe hợp lệ; cấp giấy chứng nhận đăng ký xe thì thời hạn hoàn thành thủ tục không quá 2 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ.

Khi trả giấy chứng nhận đăng ký xe cho chủ xe cán bộ sẽ thu giấy hẹn và hướng dẫn chủ xe đến cơ quan bảo hiểm mua bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới theo quy định.

Luật gia Đồng Xuân Thuận

Điều Kiện Thi Bằng Lái Xe Hạng E Theo Quy Định Của Pháp Luật

Em năm nay 26 tuổi. Em muốn thi bằng lái xe hạng E có được không? Điều kiện để được học bằng lái xe hạng E quy định như thế nào?

Căn cứ Điều 7 Thông tư số 12/2017/TT-BGTVT quy định như sau:

1. Là công dân Việt Nam, người nước ngoài được phép cư trú hoặc đang làm việc, học tập tại Việt Nam.

c) Hạng B2 lên C, C lên D, D lên E; các hạng B2, C, D, E lên hạng F tương ứng; các hạng D, E lên FC: thời gian hành nghề từ 03 năm trở lên và 50.000 km lái xe an toàn trở lên;

d) Hạng B2 lên D, C lên E: thời gian hành nghề từ 05 năm trở lên và 100.000 km lái xe an toàn trở lên.

4. Người học để nâng hạng giấy phép lái xe lên các hạng D, E phải có bằng tốt nghiệp trung học cơ sở hoặc tương đương trở lên. ”

Như vậy, điều kiện chung để bạn học bằng lái xe hạng E bao gồm:

– Là công dân Việt Nam, người nước ngoài được phép cư trú hoặc đang làm việc, học tập tại Việt Nam

– Đủ tuổi, sức khỏe, trình độ văn hóa (có bằng tốt nghiệp trung học cơ sở hoặc tương đương trở lên)

Ngoài ra, vì bằng lái xe hạng E không thể được học trực tiếp mà phải thông qua việc nâng hạng một bằng lái trước đó, nên tùy theo bằng lái hạng trước đó mà bạn phải đáp ứng được các điều kiện sau: – Nếu như nâng bằng lái hạng D lên bằng lái hạng E thì thời gian hành nghề từ 03 năm trở lên và 50.000 km lái xe an toàn trở lên – Nếu như nâng bằng lái hạng C lên bằng lái hạng E: thời gian hành nghề từ 05 năm trở lên và 100.000 km lái xe an toàn trở lên

Căn cứ điểm đ, điểm e Khoản 1 Điều 60 Luật giao thông đường bộ năm 2008 quy định như sau :

e) Tuổi tối đa của người lái xe ô tô chở người trên 30 chỗ ngồi là 50 tuổi đối với nữ và 55 tuổi đối với nam.”

Như vậy, điều kiện về độ tuổi để học bằng lái xe hạng E là từ đủ 27 tuổi trở lên. Đồng thời, độ tuổi tối đa có thể sử dụng bằng lái xe hạng E là 50 tuổi đối với nữ và 55 tuổi đối với nam. Vậy với trường hợp bạn năm nay 26 tuổi thì bạn vẫn chưa đủ điều kiện để thi bằng lái xe hạng E.

Căn cứ Nhóm 3 Phụ lục số 01 Thông tư liên tịch số 24/2015/TTLT-BGTVT-BYT quy định bảng tiêu chuẩn sức khỏe của người lái xe quy định người có một trong các tình trạng bệnh, tật theo quy định thì không đủ điều kiện để lái xe theo các hạng xe tương ứng.

Như vậy, nếu bạn không có một trong các tình trạng bệnh, tật theo quy định trong bảng trên thì bạn đủ điều kiện về sức khỏe để thi bằng lái xe hạng E.

Ngoài ra, bạn có thể tham khảo bài viết:

Quy định về độ tuổi, điều kiện sức khỏe khi thi bằng lái xe

Có bằng lái xe hạng E được điều khiển xe đầu kéo không?

Trong quá trình giải quyết nếu có vấn đề gì vướng mắc, bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172để được tư vấn.

Điều Kiện Thi Giấy Phép Lái Xe B2 Theo Quy Định Pháp Luật Hiện Hành

Cho tôi hỏi điều kiện thi bằng lái xe hạng B2 như thế nào? Tôi bị bệnh tim thì có được thi giấy phép lái xe B2 không? Tôi xin cảm ơn.

Điều kiện chung: Căn cứ Khoản 1 và Khoản 2 Điều 7 Thông tư số 12/2017/TT-BGTVT:

“Điều 7. Điều kiện đối với người học lái xe

1. Là công dân Việt Nam, người nước ngoài được phép cư trú hoặc đang làm việc, học tập tại Việt Nam.

2. Đủ tuổi (tính đến ngày dự sát hạch lái xe), sức khỏe, trình độ văn hóa theo quy định; đối với người học để nâng hạng giấy phép lái xe, có thể học trước nhưng chỉ được dự sát hạch khi đủ tuổi theo quy định.”

Theo quy định trên thì để thi bằng lái xe B2 thì bạn phải thuộc đối tượng là công dân Việt Nam, người nước ngoài được phép cư trú hoặc đang làm việc, học tập tại Việt Nam; có đ ủ tuổi (tính đến ngày dự sát hạch lái xe), sức khỏe, trình độ văn hóa theo quy định.

Căn cứ Điểm b Khoản 1 Điều 60 Luật giao thông đường bộ năm 2008:

” Điều 60. Tuổi, sức khỏe của người lái xe

1. Độ tuổi của người lái xe quy định như sau:

b) Người đủ 18 tuổi trở lên được lái xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh có dung tích xi-lanh từ 50 cm3 trở lên và các loại xe có kết cấu tương tự; xe ô tô tải, máy kéo có trọng tải dưới 3.500 kg; xe ô tô chở người đến 9 chỗ ngồi; ”

Theo đó, để được thi bằng lái B2 thì cần đáp ứng yêu cầu về độ tuổi là từ đủ 18 tuổi trở lên tính đến ngày dự sát hạch lái xe.

Căn cứ vào Phụ lục số 01 Thông tư liên tịch số 24/2015/TTLT-BGTVT-BYT quy định về tiêu chuẩn sức khỏe của người lái xe thì chỉ yêu cầu điều kiện về tâm thần, thần kinh, mắt, tai-mũi-họng, tim mạch, hô hấp, cơ-xương-khớp, nội tiết và sử dụng thuốc, chất có cồn, ma túy và các chất hướng thần. Người không có một trong các tình trạng bệnh, tật quy định tại Phụ lục số I ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 24/2015/TTLT-BYT-BGTVT sẽ được thi bằng lái B2.

Căn cứ vào Phụ lục số 01 Thông tư liên tịch số 24/2015/TTLT-BGTVT-BYT quy định:

…- Các bệnh viêm tắc mạch (động – tĩnh mạch), dị dạng mạch máu biểu hiện lâm sàng ảnh hưởng đến khả năng thao tác vận hành lái xe ô tô.

– Ngoại tâm thu thất ở người có bệnh tim thực tổn và/hoặc từ độ III trở lên theo phân loại của Lown.

– Block nhĩ thất độ II hoặc có nhịp chậm kèm theo các triệu chứng lâm sàng (kể cả đã được điều trị nhưng không ổn định).

– Cơn đau thắt ngực do bệnh lý mạch vành.

– Sau can thiệp tái thông mạch vành.

– Suy tim độ II trở lên (theo phân loại của Hiệp hội tim mạch New York – NYHA)…

Trường hợp bạn bị bệnh tim mà muốn thi giấy phép lái xe B2 thì cần đối chiếu với các bệnh được liệt kê trong nhóm 3 Phụ lục 01 Thông tư liên tịch số 24/2015/TTLT-BGTVT-BYT. Nếu bệnh của bạn thuộc các tình trạng bệnh tim mạch được liệt kê trong quy định này thì bạn không đủ điều kiện sức khỏe để thi bằng B2.

Ngoài ra bạn có thể tham khảo bài viết:

Có bằng hạng B2 có thể lái ô tô chở người hay không?

Hồ sơ thi bằng lái xe hạng B2 theo quy định mới nhất?

Quy Định Về Tốc Độ Khi Điều Khiển Xe Lưu Thông Theo Pháp Luật Hiện Hành

Căn cứ: 1. Khi tham gia giao thông phải tuân thủ các quy định về tốc độ cho phép.

Điều 12 Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định:

1. Người lái xe, người điều khiển xe máy chuyên dùng phải tuân thủ quy định về tốc độ xe chạy trên đường và phải giữ một khoảng cách an toàn đối với xe chạy liền trước xe của mình; ở nơi có biển báo “Cự ly tối thiểu giữa hai xe” phải giữ khoảng cách không nhỏ hơn số ghi trên biển báo.

2. Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về tốc độ xe và việc đặt biển báo tốc độ; tổ chức thực hiện đặt biển báo tốc độ trên các tuyến quốc lộ.

Vậy tốc độ phải tuân thủ theo quy định là bao nhiêu ?

2. Tốc độ tối đa cho phép theo quy định của pháp luật hiện hành.

Hiện nay quy định về tốc độ phương tiện xe cơ giới tham gia giao thông đường bộ trong và ngoài khu vực đông dân cư (không áp dụng đối với đường cao tốc) được thực hiện theo thông tư 91/2015/TT-BGTVT. Thông tư này có hiệu lực từ ngày 01/3/2016 ( thay thế Thông tư số 13/2009/TT-BGTVT ). Và theo Điều 6 và Điều 7 của thông tư này thì tốc độ cho phép được quy định như sau:

Đối với xe máy chuyên dùng, xe gắn máy (kể cả xe máy điện) và các loại xe tương tự khi tham gia giao thông thì tốc độ tối đa được xác định theo báo hiệu đường bộ và không quá 40 km/h.

► Như vậy trên đường bộ trong khu vực đông dân cư (trừ đường cao tốc), các loại xe cơ giới chạy trên đường đôi có dải phân cách giữa, đường một chiều có 2 làn xe cơ giới trở lên được chạy với tốc độ tối đa là 60 km/h và được chạy tối đa 50 km/h tại đường hai chiều không có dải phân cách giữa, đường một chiều có một làn xe cơ giới. Trường hợp ngoài khu đông dân cư ngoài căn cứ loại đường thì còn phải căn cứ vào loại xe lưu hành.

Xe cơ giới là xe gì ?

Trong khu vực đông dân cư – Ngoài khu vực đông dân cư

Đường đôi – Đường 2 chiều – Đường 1 chiều.

Theo quy định thì Xe cơ giới gồm xe ô tô; máy kéo; rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc được kéo bởi xe ô tô, máy kéo; xe mô tô hai bánh; xe mô tô ba bánh; xe gắn máy (kể cả xe máy điện) và các loại xe tương tự – Khoản 2 Điều 3 Thông tư 91/2015

Một vấn đề nữa là phân biệt khái niệm “xe moto” và “xe gắn máy”

Xe môtô: Trước giờ nhiều người lầm tưởng môtô là cụm từ để chỉ những xe 2 bánh hầm hố với công suất lớn. Tuy nhiên theo quy định tại Khoản 3.40 Điều 3 Quy chuẩn 41 thì môtô(hay còn gọi là xe máy) là xe cơ giới hai hoặc ba bánh và các loại xe tương tự, di chuyển bằng động cơ có dung tích xy lanh từ 50 cm3 trở lên.

Còn trường hợp Xe gắn máy là chỉ phương tiện chạy bằng động cơ, có hai bánh hoặc ba bánh và vận tốc thiết kế lớn nhất không lớn hơn 50 km/h. Nếu dẫn động là động cơ nhiệt thì dung tích làm việc hoặc dung tích tương đương không được lớn hơn 50 cm3. Như vậy theo quy định xe có dung tích xy lanh từ 50 cm3 trở lên đã được xem là xe mô tô (hay gọi là xe máy) rồi.)

Như vậy có thể hiểu đơn giản xe cơ giới là những loại xe di chuyển bằng động cơ kéo mà không dùng sức người/ động vật. Và theo quy định trên thì rõ ràng đại đa số phương tiện tham gia giao thông ở Việt Nam hiện nay (không tính mấy vùng cao nguyên, rừng núi) là xe cơ giới.

– Khu vực đông dân cư và ngoài khu vực đông dân cư:

Đầu tiên cần phải nắm rõ nguyên tắc xác định khu vực đang lưu thông là trong hay ngoài khu dân cư. Bởi lẽ theo quy định của luật thì tốc độ cho phép tối đa ở 2 đoạn đường này là hoàn toàn khác nhau.

Trường hợp trong khu vực đông dân cư.

Khoản 1 Điều 3 Thông tư 91/2015/TT-BGTVT, Khoản 3.1 Điều 3 Quy chuẩn 41:2016/BGTVT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về báo hiệu đường bộ định nghĩa: “Đường bộ trong khu vực đông dân cư là đoạn đường bộ nằm trong khu vực nội thành phố, nội thị xã và những đoạn đường có dân cư sinh sống sát dọc theo đường, có các hoạt động có thể ảnh hưởng đến an toàn giao thông đường bộ và được xác định bằng biển báo là đường qua khu đông dân cư (khi cần thiết có thể xác định riêng cho từng chiều đường)”

Vậy rõ ràng đây là khu vực có dân cư tập trung sinh sống ở mức đông, có ảnh hưởng nhiều đến an toàn giao thông đường bộ. Vậy làm sao để biết khu vực này nằm trong khu vực đông dân cư ?? Câu trả lời là xem biển báo hiệu đường bộ.

Trên thực tế:

Để báo hiệu hết đoạn đường qua phạm vi khu đông dân cư, phải đặt biển số R.421 “Hết khu đông dân cư”. Biển có tác dụng báo cho người tham gia giao thông biết phạm vi phải tuân theo những quy định đi đường được áp dụng ở khu đông dân cư đã hết hiệu lực. Biển R.421 sẽ trông như thế này.

Và sẽ trông như thế này trên thực tế:

(có dải phân cách giữa) là loại đường có chiều đi và về được phân biệt bằng dải phân cách giữa – Khoản 6 Điều 3 Thông tư 91/2015/TT-BGTVT.

Nó sẽ trông như thế này

Nói cách khác đường đôi được nhận biết bằng cách người ta sẽ đặt dãy phân cách giữa để phân chia 2 chiều xe chạy. Dãy phân cách giữa ở đây có thể là dãy bêtong (có trồng cây ngoại cảnh), hoặc lan can sắt, dãy đất .v.v, chứ không nhất định phải là dãy bê tông. Thông thường 1 chiều xe chạy sẽ có từ 02 (hai) làn đường trở lên.

Đường hai chiều là đường có cả hai chiều đi và về trên cùng một phần đường xe chạy, không được phân biệt bằng dải phân cách giữa.

Từ miêu tả trên thì chúng ta có thể thấy đường 2 chiều và đường đôi đều có điểm chung là điều dành cho 2 chiều xe chạy. Nhưng điểm khác nhau cơ bản và quan trọng nhất là đường đôi thì các chiều lưu thông được phân chia bằng dãy phân cách cứng (cố định/di động), còn đường 2 chiều thì lại được phân chia bằng vạch kẻ đường.

Như vậy căn để xác định tốc độ lưu thông tối đa được phép sẽ phải căn cứ vào loại đường (đường đôi, đường 2 chiều hay 1 chiều), trong hay ngoài khu đông dân cư, phương tiện di chuyển là gì?. Khi đã xác định đúng các tiêu chí trên thì chúng ta sẽ bị không lúng túng khi bị CSGT báo lỗi vượt quá tốc độ (Lưu ý là trường hợp có đặt biển giới hạn tốc độ thì phải tuân theo biển giới hạn tốc độ).

Trường hợp lưu thông vượt tốc độ cho phép sẽ bị xử phạt với mức tiền phạt khác nhau. Còn nếu không may gây tai nạn còn có thể bị truy cứu TNHS.

LSX là thương hiệu hàng đầu về dịch vụ luật sư tranh tụng Việt Nam

Nội dung tư vấn pháp luật mà LSX cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo. Để có những những tư vấn rõ ràng và cụ thể hơn, hãy liên hệ với chúng tôi ngay

Bạn đang xem bài viết Điều Kiện Đăng Ký Biển Số Xe Hà Nội Theo Quy Định Pháp Luật trên website Sachlangque.net. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!