Xem Nhiều 3/2023 #️ Đừng Coi Thường Biển Báo 411 # Top 4 Trend | Sachlangque.net

Xem Nhiều 3/2023 # Đừng Coi Thường Biển Báo 411 # Top 4 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về Đừng Coi Thường Biển Báo 411 mới nhất trên website Sachlangque.net. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Theo Điều 13: Điều khiển giao thông bằng tín hiệu đèn.

3. Ý nghĩa của đèn tín hiệu:

– Tín hiệu xanh: Cho phép đi.

– Tín hiệu vàng: Báo hiệu sự thay đổi tín hiệu của đèn, tín hiệu vàng cấm đi. Khi tín hiệu vàng thay đổi, lái xe và người đi bộ không thể dừng lại trước nơi giao nhau theo quy định thì được phép đi qua tiếp.

– Tín hiệu vàng nhấp nháy: Cho phép các phương tiện qua lại và báo hiệu cần chú ý khi qua phải thận trọng.

4. Nếu đèn có lắp hộp đèn phụ tín hiệu hình mũi tên chỉ thì các loại phương tiện giao thông chỉ được đi khi tín hiệu mũi tên bật sáng cho phép. Tín hiệu mũi tên cho phép rẽ trái thì đồng thời cho phép quay đầu.

Khi tín hiệu mũi tên được bật sáng cùng một lúc với tín hiệu đỏ hoặc vàng thì lái xe và những người điều khiển các loại phương tiện đi theo hướng mũi tên, chỉ phải nhường đường cho các loại phương tiện đi từ các hướng khác đang được phép đi.

Phụ lục 8: Vạch tín hiệu giao thông đường bộ.

1.1: Vạch tín hiệu giao thông trên mặt đường gôm các loại tín hiệu như đường kẻ, mũi tên, chữ viết hoặc vẻ hình thể trên mặt đường, kể cả những kí hiệu…. Tác dụng của nó là cung cấp và giai thích ý nghĩa, hoặc hướng dẫn giao thông. Vạch tín hiệu được phối hợp sử dụng với biển báo, hoặc sử dụng riêng lẻ.

Hiệu lực và sự tác dụng lẫn nhau của biển 411, vạch kẻ đường và đèn tín hiệu

1. Luật GTĐB 2008 – Điều 10 “Hệ thống báo hiệu đường bộ gồm hiệu lệnh của người điều khiển giao thông; tín hiệu đèn giao thông, biển báo hiệu, vạch kẻ đường, cọc tiêu hoặc tường bảo vệ, rào chắn”

2. Điều lệ báo hiệu đường bộ (hiện hành) 22-TCN-237-01 quy định:

“Điều 2: Thứ tự hiệu lực của hệ thống báo hiệu

1. Hiệu lệnh của những người điều khiển giao thông;

3. Hiệu lệnh của biển báo hiệu;

3. QCVN 41: 2012/BGTVT(từ 01/01/2013)

“Điều 3. Thứ tự hiệu lực của hệ thống báo hiệu

3.1 Khi đồng thời bố trí các hình thức báo hiệu cùng ở một khu vực có ý nghĩa khác nhau, người tham gia giao thông phải chấp hành loại hiệu lệnh theo thứ tự như sau:

3.1.1 Hiệu lệnh của người điều khiển giao thông;

3.1.2 Tín hiệu đèn hoặc cờ;

3.1.3 Hiệu lệnh của biển báo hiệu;

3.1.4 Vạch kẻ đường và các dấu hiệu khác trên mặt đường.”

Điều 53. Hiệu lực của vạch kẻ đường.

Trong trường hợp ở một nơi vừa có vạch kẻ đường vừa có cả biển báo hiệu mà ý nghĩa sử dụng của vạch kẻ đường mâu thuẫn với ý nghĩa sử dụng của biển báo hiệu thì người lái xe phải tuân theo sự điều khiển cuả biển báo hiệu.

Do đó, theo những hiệu lực và ý nghĩa như trên thì chúng ta sẽ có một kết quả về sự tác động của biển phân làn, vạch kẻ lên nhau như sau:

1. Không có biển phân làn 411, có vạch kẻ và mũi tên kết hợp với đèn tín hiệu thì nhất thiết phải tuân theo mũi tên dưới lòng đường và tuân theo đèn tín hiệu, khi nào đèn tín hiệu màu xanh theo hướng đi thì phương tiện phải đứng ở làn theo mũi tên đúng theo tín hiệu màu xanh thì mới được đi.

2. Không có biển phân làn 411, không có đèn báo rẽ theo hướng, phương tiện vẫn phải tuân theo hướng mũi tên trên đường.

3. Có biển phân làn 411, không có mũi tên, không có đèn tín hiệu thì phương tiện tuân theo biển phân làn. Rẽ hướng nào thì đứng vào làn hướng đó.

4. Khi biển phân làn 411, mũi tên không giống nhau thì phương tiện tuân theo biển 411.

5. Đèn tín hiệu không có tác dụng phân làn, chỉ có tác dụng báo dừng khi đèn đỏ và đi khi đèn xanh.

6. Mũi tên chỉ hướng nằm trong nhóm vạch chỉ dẫn chứ không nằm trong nhóm vạch cấm, vẽ dưới đường kết hợp thêm chứ không có tác dụng bắt buộc phải theo nếu như không có biển 411.

Theo Điều 8. Xử phạt người điều khiển, người ngồi trên xe ô tô và các loại xe tương tự ô tô vi phạm quy tắc giao thông đường bộ

1. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Không chấp hành hiệu lệnh, chỉ dẫn của biển báo hiệu, vạch kẻ đường, trừ các hành vi vi phạm quy định tại điểm a, điểm c, điểm g, điểm h, điểm i, điểm k khoản 2; điểm a, điểm đ, điểm e khoản 3; điểm a, điểm b, điểm c, điểm d, điểm đ, điểm i khoản 4; điểm a khoản 5; điểm a khoản 6 Điều này.

nguồn : https://autopro.com.vn/ky-thuat-tu-van/tvgt-dung-coi-thuong-bien-bao-411-20120624094024786.chn

Ý Nghĩa Biển Báo 411 Là Gì Và Những Lưu Ý Khi Gặp Biển Báo 411

Biển 411 là biển chỉ dẫn có tên gọi là “Hướng đi trên mỗi làn đường theo vạch kẻ đường”. Biển 411 chỉ dẫn cho người lái xe biết được 2 thông tin như sau:

Chỉ dẫn cho người lái xe biết số lượng làn đường trên mặt đường

Hướng đi trên mỗi làn đường theo vạch kẻ đường

Cụ thể, nếu nhìn trên ảnh biển báo 411 ta sẽ thấy có 3 làn đường chia ra bởi đường nét đứt. Trên mỗi làn đường đều có mũi tên chỉ rõ hướng đi. Trên đường nơi bắt đầu cắm biển 411 cũng sẽ có số làn tương ứng và hướng đi trên mỗi làn sẽ tương ứng như theo mũi tên trên hình của biển báo 411.

Khi nhìn biển báo là ta biết hướng phải đi. Đơn giản là đi trên làn nào, thì theo hướng mũi tên chỉ của làn đó.

Đầu tiên chúng tôi muốn nêu rõ lại rằng biển 411 chỉ dẫn hướng đi trên các làn, chứ không phải là biển phân làn (Biển 412).

Rất nhiều người cứ hiểu nhầm tác dụng của biển này là biển phân làn đường. Lỗi dẫn đến là nếu bạn vi phạm sẽ bị quy tội sang lỗi “đi sai làn đường” có mức phạt nặng hơn khá nhiều.

Ngoài ra, biển 411 luôn phải được sử dụng chung với vạch kẻ đường số 1.18, đúng theo quy định trong Quy chuẩn 41. Nếu bạn để ý kỹ hình phía trên, bạn sẽ thấy trên mặt đường có vạch kẻ đường là các mũi tên, chỉ hướng tương ứng với mũi tên trên biển 411.

Nếu không có đủ Biển 411 và vạch 1.18 thì bạn sẽ xử lý thế nào?

Nếu không có đủ 2 biển này kết hợp thì người đi đường sẽ bối rối, dễ vi phạm luật, và có thể bị “phạt oan”. Chúng ta tạm phân ra mấy trường hợp thế này để dễ xử lý:

+ Không có cắm biển 411 nhưng lại có vạch kẻ đường 1.18: Theo quy định vạch kẻ đường này “bắt buộc lái xe phải tuân theo mũi tên chỉ hướng đi”. Đi sai hướng với hướng của mũi tên vẽ trên mặt đường là phạm lỗi không tuân thủ vạch kẻ đường (chi tiết mức phạt trong phần dưới bài viết).

+ Hướng đi trên biển báo 411 và vạch kẻ đường 1.18 không giống nhau: Trường hợp này rất khó có thể xảy ra. Nhưng giả sử nếu có thì sao? Theo điều 3 Quy chuẩn 41, thì biển báo hiệu sẽ có thứ tự hiệu lực cao hơn so với vạch kẻ đường. Do đó nếu có sự mâu thuẫn về ý nghĩa, thì ta chỉ việc chấp hành theo biển báo là được. Nhưng khổ nỗi biển 411 thuộc loại biển chỉ dẫn, không bắt buộc thi hành. Mà như chúng tôi đã nói ở trên, biển này lại dẫn chiếu và chỉ hướng đi theo vạch kẻ đường, thế mà vạch lại chỉ hướng không giống hướng trên biển. Vấn đề cứ lòng vòng, sẽ không có lời kết. Vì thế, theo cá nhân chúng tôi nếu trường hợp này xảy ra, thì có thể coi như cả 2 loại tín hiệu giao thông đó (biển và vạch) đều vô hiệu và cứ đi thế nào cho an toàn là được, lỗi nếu có thuộc về … người cắm biển vẽ vạch.

Lỗi không tuân thủ biển báo 411 và vạch 1.18

Như phần đầu chúng tôi đã nói, nếu không tuân theo biển 411 và vạch 1.18, chẳng hạn bạn rẽ trái trên làn có mũi tên đi thẳng, thì phạm lỗi “Không chấp hành hiệu lệnh, chỉ dẫn của biển báo hiệu, vạch kẻ đường”.

Mức phạt của lỗi này theo Nghị định 171, với ô tô từ 100 – 200 ngàn đồng , với xe máy từ 60-80 ngàn đồng. Tuy nhiên bạn cũng cần lưu ý phân biệt lỗi này với lỗi đi sai làn đường – Bởi mức phạt nặng hơn nhiều: Với ô tô từ 800 ngàn đồng đến 1,2 triệu đồng, với xe máy từ 200-400 ngàn đồng (Xem trường hợp nào thì bị lỗi đi sai làn đường).

Tóm lại, biển 411 cho biết hướng đi trên mỗi làn đường khi kết hợp với vạch 1.18. Không tuân thủ hiệu lệnh là vi phạm quy định, và có thể bị xử phạt như chúng tôi đã nêu ở trên. Mong rằng chúng ta lưu ý để có thể lái xe an toàn, và đúng luật.

Ý Nghĩa Biển Báo 411 Là Gì Và Những Lưu Ý Khi Gặp Biển Báo 411

Các Bác Tài Cẩn Trọng Kẻo Bị Phạt Với Biển Báo 411

Biển báo 411 cho người lái xe biết số lượng làn đường và hướng đi ở mỗi làn, tuy nhiên hãy cẩn trọng khi gặp biển báo này.

Phương tiện chỉ được phép chuyển làn để đi đúng hướng ở phía sau biển 411 Câu hỏi 1: Biển báo 411 Trên đường phố, có biển 411 và 412 để chỉ hướng đi và phân làn đường. Một chiếc ôtô đang lưu thông bình thường ở làn trái ngoài cùng (làn dành cho ôtô) khi đến gần ngã tư do có biển 411 phân hướng nên phải chuyển sang làn phải để rẽ phải. Sau khi rẽ phải thì bị CSGT thổi phạt với lý do đi sai làn đường.

Nếu không chuyển sang làn phải ở gần ngã tư thì chiếc ôtô khi rẽ phải chặn đầu các phương tiện khác ở làn xe máy, như thế có thể gây nên tắc đường. Người lái xe giải thích với CSGT rằng, tại các ngã tư thì các làn đường là hỗn hợp, anh ta đi đúng biển 411 chỉ hướng đi nghĩa là không vi phạm luật. Hỏi, pháp luật xử lý như thế nào trong trưởng hợp này? Theo Autocarvietnam

Trả lời:

Ý nghĩa biển báo 411 và 412 được quy định tại phụ lục E Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về báo hiệu đường bộ (được ban hành theo Thông tư số 17/2012/TT-BGTVT ngày 29/05/2012 của Bộ trưởng Bộ GTVT) như sau:

E.11 Biển số 411: Hướng đi trên mỗi làn đường theo vạch kẻ đường: để chỉ dẫn cho người lái xe biết số lượng làn đường trên mặt đường và hướng đi trên mỗi làn đường theo vạch kẻ đường… Biển có tác dụng bắt buộc người lái xe phải đi đúng làn đường đã được chỉ dẫn hướng phù hợp với hành trình của xe.

E.12 Biển số 412 (a,b,c.d) Làn đường dành riêng cho từng loại xe: để chỉ dẫn cho người lái xe biết có làn đường dành riêng cho từng loại xe riêng biệt. Các loại xe khác không được đi vào làn đường có đặt biển này (trừ các xe có quyền ưu tiên theo quy định):

Biển số 412a: làn đường dành cho ôtô kháchBiển số 412b: làn đường dành cho ôtô conBiển số 412 c: làn đường dành cho ôtô tảiBiển số 412 d: làn đường dành cho xe môtô.

Mặt khác theo quy định tại khoản 1 Điều 13 Luật giao thông đường bộ về sử dụng làn đường có quy định: “Trên đường có nhiều làn đường cho xe đi cùng chiều được phân biệt bằng vạch kẻ phân làn đường, người điều khiển phương tiện phải cho xe đi trong một làn đường và chỉ được chuyển làn đường ở những nơi cho phép; khi chuyển làn đường phải có tín hiệu báo trước và phải bảo đảm an toàn”.

Với quy định trên, viêc ôtô chuyển làn như tình huống nêu trên, ôtô đã chuyển làn khi đang trong phạm vi biển báo làn đường nên vi phạm quy định tại khoản 1 Điều 13 Luật Giao thông đường bộ nêu trên nên theo khoản 2 Điều 5 Nghị định 171/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt.

2. Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Chuyển làn đường không đúng nơi cho phép hoặc không có tín hiệu báo trước, trừ các hành vi vi phạm quy định tại Điểm i Khoản 4 Điều này;

Trong trường hợp này, các phương tiện phải thực hiện chuyển làn ở phía sau biển 411 thì mới không vi phạm luật, tránh trường hợp chuyển làn quá sớm như trong tình huống để bị thổi phạt.

Câu hỏi 2:

Tại ngã tư, không có biển 411 (biển chỉ dẫn cho người lái xe biết số lượng làn đường trên mặt đường và hướng đi trên mỗi làn đường theo vạch kẻ đường) mà chỉ có các vạch chỉ hướng trên các làn đường. Ở làn đường ngoài cùng bên trái, có vạch chỉ hướng rẽ trái, một chiếc ôtô đi vào làn đó và đi thẳng thì bị CSGT thổi phạt.

Người lái xe nói rằng: Mũi tên chỉ hướng nằm trong nhóm vạch chỉ dẫn chứ không nằm trong nhóm vạch cấm, vẽ dưới đường kết hợp thêm chứ không có tác dụng bắt buộc phải theo nếu như không có biển 411. Hỏi pháp luật xử lý như thế nào trong trường hợp này?

Trả lời:

Vạch tín hiệu giao thông đường bộ được định nghĩa tại phụ lục G Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về báo hiệu đường bộ (được ban hành theo Thông tư số 17/2012/TT-BGTVT ngày 29 tháng 05 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ GTVT) như sau:

Vạch tín hiệu giao thông trên đường gồm các loại vạch kẻ ngang hoặc dọc trên mặt đường, mũi tên, chữ viết hoặc hình vẽ trên mặt đường và những ký hiệu theo chiều đứng thể hiện ở cọc tiêu hoặc hàng rào hộ lan, lan can, hàng vỉa, nhằm hướng dẫn bảo đảm ATGT. Tác dụng của vạch tín hiệu là cung cấp thông tin hướng dẫn giao thông. Vạch tín hiệu được phối hợp sử dụng với biển báo hiệu hoặc sử dụng độc lập.

Căn cứ theo khoản 1 Điều 10 Luật GTĐB quy định như sau: Hệ thống báo hiệu đường bộ gồm hiệu lệnh của người điều khiển giao thông; tín hiệu đèn giao thông, biển báo hiệu, vạch kẻ đường, cọc tiêu hoặc tường bảo vệ, rào chắn.

Thứ tự hiệu lực của các biển báo hiệu được quy định tại Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về báo hiệu đường bộ (được ban hành theo Thông tư số 17/2012/TT-BGTVT ngày 29/05/2012 của Bộ trưởng Bộ GTVT) như sau:

Điều 3. Thứ tự hiệu lực của hệ thống báo hiệu3.1 Khi đồng thời bố trí các hình thức báo hiệu cùng ở một khu vực có ý nghĩa khác nhau, người tham gia giao thông phải chấp hành loại hiệu lệnh theo thứ tự như sau:3.1.1 Hiệu lệnh của người điều khiển giao thông;3.1.2 Tín hiệu đèn hoặc cờ;3.1.3 Hiệu lệnh của biển báo hiệu;3.1.4 Vạch kẻ đường và các dấu hiệu khác trên mặt đường.”

Theo các quy định nêu trên mặc dù không có biển 411 nhưng lại có các vạch chỉ hướng trên các làn đường thì người lái xe vẫn phải tuân thủ theo đúng quy định tại 3.1.4 Điều 3 về thứ tự hiệu lực của hệ thống báo hiệu như đã nêu trên.

Trong trường hợp nêu trên, người lái xe đã vi phạm luật giao thông đường bộ và bị xử phạt vi phạm hành chính theo khoản 1 điều 5 Nghị định 171/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt với mức phạt tiền từ 100.000 – 200.000 đồng.

Luật sư: Nguyễn Thanh Hà(Công ty luật S&B)

Các Biển Báo Chỉ Dẫn Trong Sân Bay Thường Thấy

Các biển báo chỉ dẫn trong sân bay thường thấy

Thông thường khi đi máy bay, hành khách đến sân bay nhất là những sân bay quốc tế thường sẽ có cảm giác lo lắng về những phi trường tại nước ngoài rất lớn nhiều lối đi khác nhau. Thực tế tại các sân bay đều có những bản chỉ dẫn rất chi tiết và chỉ cần đi theo bảng chỉ dẫn đó sẽ rất khó bị lạc. Tuy nhiên có một trở ngại lớn đối với người Việt đi nước ngoài đó là bất đồng ngôn ngữ. Hầu hết tất cả sân bay đều sử dụng tiếng Anh và các biển báo cũng sử dụng ngôn ngữ này để chỉ dẫn. Trong khi đó không phải ai đều có thể biết được tiếng Anh để thông hiểu chỉ dẫn. Nếu bạn mua vé tại Traveltop bạn sẽ nhận được các dịch hỗ trợ tại sân bay khi đi nước ngoài.

Arrivals: Khu đến (khu vực mà hành khách từ nơi khác bay đến sẽ đi ra)

Departures: Khu đi (khu vực mà hành khách làm thủ tục để đi máy bay đến nơi khác)

Domestic departures: Các chuyến bay trong nước

Domestic terminal: Ga/bến trong nước

International terminal: Ga/bến quốc tế

International departures: Các chuyến bay đi quốc tế

BẢNG THÔNG TIN CHUYẾN BAY

Passenger services counter: Dịch vụ trợ giúp hành khách

Baggage Claim: Băng chuyền nơi nhận hành lý ký gửi

Lost and Found: Quầy tìm/trả hành lý thất lạc

Information: Quầy thông tin

Currency exchange counter: Quầy thu đổi ngoại tệ

Check-in counter: quầy làm thủ tục lên máy bay

Restroom/ Toilet: Nhà vệ sinh

Departure lounge: Phòng chờ lên máy bay

Duty-free shop: Gian hàng miễn thuế

Food court: Khu ăn uống

Arrivals board: Bảng giờ đến

Departures board: Bảng giờ đi

Gate: Cổng

Security: An ninh

Security check/control: Kiểm tra an ninh

Passport control: Kiểm tra hộ chiếu

Customs control: Kiểm tra hải quan

Transfers: Quá cảnh

Connectiing Flights: Các chuyến bay chuyển tiếp

Destination: Nơi đến

Flight No: số hiệu chuyến bay

Time: Thời gian

Remark: ghi chú

Check-in open: Bắt đầu làm thủ tục

Boarding: Đang cho hành khách lên máy bay

Delayed: Bị hoãn

Cancelled: Bị hủy

Gate closing: Đang đóng cổng

Departed: Đã xuất phát

Gate closed: Đã đóng cổng

Passport: hộ chiếu

Visa: thị thực

Air ticket: Vé máy bay

Boarding pass: Thẻ lên máy bay

Baggage: hành lý ký gửi nói chung (gồm một hay nhiều suitcases)

Suitcase: va li hành lý

Carry-on bag: hành lý xách tay

Gate: cổng ra máy bay

Seat: ghế ngồi trên máy bay

Lounge: phòng chờ

Customs: Hải quan

Security check: Kiểm tra an ninh

Immigration: Thủ tục nhập cảnh

Customs officer: Cán bộ Hải Quan.

Customs declaration form: tờ khai hải quan

Metal detector: máy phát hiện kim loại

X-ray machine/X-ray screener: máy tia X (nhìn bên trong hành lý)

Trên bảng thông tin chuyến bay (Arrivals board/ Departures board) xuất hiện ở sân bay sẽ có các từ sau:

Bạn đang xem bài viết Đừng Coi Thường Biển Báo 411 trên website Sachlangque.net. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!