Cập nhật thông tin chi tiết về Flash Card Dạy Trẻ Về Thế Giới Xung Quanh Trọn Bộ (Tặng Chủ Đề Biển Báo Giao Thông) mới nhất trên website Sachlangque.net. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Giới thiệu Flash Card Dạy Trẻ Về Thế Giới Xung Quanh Trọn Bộ (Tặng Chủ Đề Biển Báo Giao Thông)
Chất liệu cao cấp, an toàn cho trẻ Thiết kế thân thiện với người dùng Thẻ hình phong phú
Bộ Flash card được làm từ chất liệu giấy cao cấp, có xuất xứ từ Việt Nam nên bạn có thể yên tâm cho bé học tập.
Các thẻ hình được bo tròn 4 góc, chống trầy xước nên rất an toàn cho trẻ.
Bộ Flash card được thiết kế trên chất liệu giấy ivory dày, bền đẹp, cùng với màu in sắc nét, rõ ràng, hỗ trợ tối đa việc học của bé.
Với khổ giấy 15 x 21 cm bé có thể nhìn rõ hình ảnh in trên thẻ. Bạn có thể cầm Flash card cho bé học, hoặc dán vào tường nhà gần nơi vui chơi của bé.
Sản phẩm được đựng trong hộp sang trọng, tiện lợi trong việc di chuyển, và giúp cất giữ các thẻ hình gọn gàng sau khi sử dụng, không lo thất lạc.
Bộ Flash card với 200 thẻ hình phong phú được in với màu sắc rõ nét, bắt mắt, sẽ giúp bé hứng thú với việc học mỗi ngày.
Cách học Chuẩn bị:
Chọn thẻ cho mỗi chương trình học hàng ngày.
Chọn vị trí phù hợp để bạn và con đối diện với nhau một cách thoải mái. Khoảng cách giữa tấm thẻ và trẻ là khoảng 45 cm.
Khi dạy trẻ đọc, bạn cần loại bỏ hết những tác động có thể gây xao nhãng từ môi trường xung quanh.
Cách thức:
Dạy đều đặn mỗi ngày, mỗi ngày xem từ 3 lần trở lên, mỗi lần xem xáo trộn thứ tự các thẻ, thời gian mỗi lần cách nhau khoảng 30 phút trở lên. Bạn nên giãn cách thời gian học trong ngày hợp lý, tránh tình trạng quá tải, trẻ sẽ khó hấp thu, hoặc kéo dài thời gian khiến trẻ mau quên. Tốt nhất bạn nên dạy trẻ vào buổi sáng hoặc buổi tối vì thời gian này trẻ dễ thu nhận kiến thức. Dù trong thời gian nào, bạn nên chọn thời điểm mà trẻ tỉnh táo, hoạt bát.
Các thẻ đều có kích thước tương đối lớn, có thể dán vào tường để kích thích sự chú ý của bé.
Cho bé ngồi ở tư thế thoải mái. Vừa xem hình, bạn vừa đọc to, rõ ràng tên vật thể trong tấm hình (vừa kích thích thị giác vừa kích thích thính giác), cho bé xem trong 20s, sau đó đổi sang hình khác.
Môi trường:
Môi trường đủ ánh sáng và yên tĩnh.
Mẹ và bé đều cùng thoải mái và hưng phấn.
Đặt bé ở tư thế thoải mái để bé nhìn, khoảng cách tốt nhất giữa bạn và bé là 45 cm, chú ý không để tầm nhìn của trẻ bị che khuất. Nếu bé không thích học, bạn đừng ép bé.
Sau khi xem xong hãy ôm hôn và khen ngợi bé.
Giá sản phẩm trên Tiki đã bao gồm thuế theo luật hiện hành. Tuy nhiên tuỳ vào từng loại sản phẩm hoặc phương thức, địa chỉ giao hàng mà có thể phát sinh thêm chi phí khác như phí vận chuyển, phụ phí hàng cồng kềnh, …
Quy Định Về Lắp Đặt Biển Báo Giao Thông Đường Bộ
Quy định về lắp đặt biển báo giao thông đường bộ được nêu rõ tại Điều 20, 21, 22 và 24, chương 3, phần 2, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 41:2019/BGTVT về Báo hiệu đường bộ. Cụ thể như sau:
Điều 20: Vị trí đặt biển báo theo chiều dọc và ngang đường
– Biển báo hiệu phải đặt ở vị trí để người tham gia giao thông dễ nhìn thấy và có đủ thời gian chuẩn bị đề phòng, thay đổi tốc độ hoặc thay đổi hướng nhưng không được làm cản trở tầm nhìn và sự di chuyển của người tham gia giao thông.
– Biển báo được đặt thẳng đứng, mặt quay về hướng đối diện chiều đi; Vị trí đặt biển báo về phía tay phải hoặc phía trên phần đường xe chạy (trừ các trường hợp đặc biệt). Bên cạnh đó, còn tùy từng trường hợp mà có thể đặt bổ sung biển báo ở bên trái theo chiều đi.
– Nếu biển báo đặt trên cột (có thể đặt trên trụ chiếu sáng, trụ điện) thì khoảng cách mép ngoài của biển theo phương ngang đường cách mép phần đường xe chạy tối thiểu là 0,5m và tối đa là 1,7m. Trường hợp đường không có lề, khuất tầm nhìn hoặc các trường hợp đặc biệt khác, được phép điều chỉnh theo phương ngang nhưng mép biển không được chờm lên mép phần đường xe chạy và cách mép không quá 3,5m.
Điều 21: Giá long môn và cột cần vươn
– Giá long môn và cột cần vươn có kết cấu chịu được trọng lượng biển báo hiệu và cấp gió bão theo vùng do Bộ Tài nguyên – Môi trường công bố.
– Chân trụ giá long môn và chân cột cần vươn đặt ở lề đường, vỉa hè, dải phân cách, đảo giao thông cách mép ngoài phần đường xe chạy (kể cả những nơi bố trí làn đường dừng xe khẩn cấp, làn đường tăng, giảm tốc) ít nhất 0,5m.
– Cạnh dưới của biển (hoặc mép dưới của dầm nếu thấp hơn cạnh dưới biển) khi treo biển trên giá long môn, cột cần vươn phải cách mặt đường ít nhất 5,2m (đối với đường cao tốc) và 5m (đối với các đường khác).
Điều 22: Độ cao đặt biển và ghép biển
– Biển báo được đặt chắc chắn cố định trên cột như quy định ở Điều 24 của Quy chuẩn này. Một số trường hợp có thể cho phép kết hợp đặt biển trên cột điện, cây cối hoặc những vật kiến trúc nhưng phải dễ quan sát và đảm bảo thẩm mỹ.
– Nếu biển báo đặt trên cột thì độ cao đặt biển tính từ mép dưới của biển đến mặt đường là 1,8m (đối với đường ngoài khu đông dân cư) và 2m (đối với đường trong khu đông dân cư) theo phương thẳng đứng. Biển báo “Hướng rẽ” số 507 đặt cao từ 1,2m đến 1,5m. Loại biển áp dụng riêng cho xe thô sơ và người đi bộ đặt cao hơn mặt, lề đường hoặc hè đường 1,8 m. Những trường hợp đặc biệt có thể thay đổi cho phù hợp nhưng không nhỏ hơn 1,2m, không quá 5m, do Cơ quan quản lý đường bộ quyết định.
– Khi có nhiều biển báo cần đặt ở cùng một vị trí, cho phép đặt kết hợp trên cùng một cột nhưng không quá 3 biển và theo thứ tự: biển báo cấm, biển hiệu lệnh, biển báo nguy hiểm hoặc cảnh báo và đến biển chỉ dẫn.
Khoảng cách giữa các mép biển với nhau là 5cm, độ cao từ mép thấp nhất của các biển trong nhóm biển đến mặt đường là 1,7m (đối với đường ngoài phạm vi khu đông dân cư) và 2m (đối với đường trong phạm vi khu đông dân cư).
– Trường hợp khó bố trí như quy định thứ tự nêu trên và số lượng nhiều, cho phép dùng 1 biển ghép hình vuông hoặc hình chữ nhật có kích thước đủ rộng, trên đó có vẽ các hình biển đơn cần có theo thứ tự đã nêu. Khoảng cách giữa các mép gần nhất của các biển đơn và từ mép biển đơn đến mép biển ghép là 10cm.
– Nếu cần kết hợp một hoặc nhiều biển thuộc các nhóm biển: biển báo cấm, biển báo nguy hiểm hoặc cảnh báo, biển hiệu lệnh với biển phụ thì có thể cho phép bố trí hình hoặc biểu tượng biển phụ vào với hình biển báo chính trên cùng một mặt biển của một biển ghép có hình vuông hoặc hình chữ nhật có kích thước đủ rộng.
Điều 24. Quy định về cột biển
– Cột biển báo hiệu phải làm bằng vật liệu chắc chắn (tốt nhất là bằng thép hoặc vật liệu khác có độ bền tương đương). Đường kính tiết diện cột tối thiểu 8cm ± 5mm.
– Tại nơi thường xuyên bị hạn chế tầm nhìn do sương mù hoặc có khả năng dễ bị xe va chạm vào ban đêm, các cột biển báo cần sử dụng vật liệu phản quang để tăng khả năng nhìn rõ.
Biển Báo Giao Thông Đường Bộ
Biển báo giao thông cắm đầy bên đường, nhưng bạn có hiểu hết ý nghĩa các biển này không?
Đa phần mọi người có thể đọc được một số biển báo quan trọng như biển cấm đường một chiều, cấm dừng đỗ xe, vạch kẻ phân làn đường…
Nhưng còn rất nhiều biển báo hiệu đường bộ khác mà không nhiều người không hiểu hết. Thú thực, tôi cũng nằm trong đa số này (tôi viết bài này cũng một phần là để học lại).
Là người tham gia giao thông sáng suốt, chắc bạn không vì thực tế trên mà bỏ qua việc học và hiểu các biển báo giao thông đường bộ. Điều đó đem lại cho bạn nhiều lợi ích:
Giữ an toàn cho người tham gia giao thông (cho Bạn)
Đảm bảo trật tự giao thông (cho mọi người)
Tạo sự thuận tiện, thoải mái (bạn và người khác)
Xây dựng văn hóa giao thông, và cao hơn là xây dựng văn minh đô thị (cái này cho xã hội )
Đạt điểm thi trong kỳ thi lấy bằng ô tô, xe máy (với ai muốn thi lấy bằng)
Trang bị kiến thức để lập luận nhỡ khi bị Cảnh sát giao thông “phạt nhầm” (cái này cũng quan trọng, nếu bạn không muốn mất tiền mà lại bực mình)
Hệ thống biển báo giao thông đường bộ
Trước hết, khi thấy một tấm biển báo, bạn có bao giờ thắc mắc xem nó được cắm ở đó dựa vào…
Căn cứ pháp lý nào?
Biển báo cũng phải tuân theo quy chuẩn của pháp luật. Những chi tiết như: hình dạng, kích thước, màu sắc, vị trí lắp đặt… đều phải theo quy định.
Vậy chúng ta có thể tra cứu trong văn bản nào?
Nếu bạn quan tâm, hãy tìm đọc QCVN 41:2012/BGTVT “Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về báo hiệu đường bộ”, thường gọi tắt là Quy chuẩn 41. Văn bản này được ban hành năm 2012, có hiệu lực từ 1/1/2013, kèm theo Thông tư số 17/2012/TT-BGTVT ngày 29/05/2012 của Bộ GTVT.
Văn bản này đã được in thành sách bán. Nếu bạn quan tâm thì mua một cuốn về ngâm cứu. Chắc tại ít người quan tâm, nên tôi thấy có cửa hàng của Nhà xuất bản Giao thông vận tải bán. Tôi thử đặt online trên web của Nhà xuất bản này, nhưng chẳng thấy ai liên hệ lại để hướng dẫn về thanh toán, và giao sách, nên lại bỏ qua. Đến tận nơi mua vậy.
Trong quá trình xây dựng và ban hành QCVN 41:2012/BGTVT, Bộ Giao thông vận tải đã xây dựng lộ trình điều chỉnh, thay thế dần những biển không phù hợp trong vòng 5 năm kể từ ngày 1/1/2013 để tránh lãng phí.
Đồng thời, Bộ Giao thông vận tải cũng đã có văn bản số 13312/BGTVT-KHCN ngày 21/10/2014 giao Tổng cục Đường bộ Việt Nam tiếp tục rà soát, điều chỉnh bổ sung QCVN 41:2012/BGTVT.
Cập nhật: đã có Quy chuẩn mới QCVN 41:2016/BGTVT ban hành kèm kèm theo Thông tư 06/2016/TT-BGTVT, có hiệu lực từ 01/11/2016.
Có một điều có thể các bạn (và cả tôi) không để ý: không phải tất cả biển báo giao thông mà chúng ta nhìn thấy trên đường đều có trong Quy chuẩn 41. Những tấm biển báo đã lạc hậu cần phải được tháo bỏ, hoặc thay thế sớm.
Câu hỏi đặt ra là: những biển đã lạc hậu, không có trong quy chuẩn 41, mà chưa được dỡ bỏ thì có hiệu lực không? Hiện tôi vẫn đang tìm văn bản chính thức trả lời cho câu hỏi này.
Các loại biển báo giao thông đường bộ Việt Nam
Hiệu lực của mỗi loại biển báo cũng khác nhau, bạn nên tìm hiểu chi tiết từng biển theo quy chuẩn.
1. Biển báo cấm:
Nhóm này gồm 40 biển, đánh số thứ tự từ 101 đến 140 (Phụ lục B – Quy chuẩn 41)
Thể hiện những điều cấm, chẳng hạn như: đường cấm, cấm vượt, cấm đỗ… Người tham gia giao thông buộc phải chấp hành những biển này, nếu không sẽ bị coi là phạm luật.
Theo quy định, nếu đoạn đường phải thi hành biển cấm có giá trị rất dài (Bao nhiêu mét thì được coi là rất dài?) thì tại các nơi đường giao nhau trong đoạn cấm có xe đi vào đoạn đường ấy thì các biển cấm phải được đặt nhắc lại.
Nhóm này gồm 46 biển, số thứ tự từ 201 đến 246, cảnh báo người đi đường về những nguy hiểm có thể xảy ra, giúp phòng tránh xảy ra tai nạn.
Hệ thống biển báo nguy hiểm
Biển cảnh báo không cấm, hay bắt buộc người điều khiển phương tiện phải thực hiện một hành động nào (như nhóm biển báo cấm, hay biển hiệu lệnh).
Nhưng vì sự an toàn của mình, mong bạn cũng hết sức lưu ý những tấm biển “tốt bụng” này. Mặc dù không phải “tuân theo” biển, nhưng hãy ghi nhớ những thông tin mà chúng nhắc nhở bạn. An toàn là trên hết phải không bạn?
Nhóm biển này gồm 10 biển, đánh số thứ tự từ 301 đến 310, báo hiệu cho người đi đường phải thi hành hiệu lệnh như nội dung của biển, chẳng hạn như: phải đi thẳng, vòng sang phải, chạy nhanh hơn tốc độ tối thiểu…
Đây là loại biển báo bắt buộc người tham gia giao thông phải tuân thủ, dù bạn đi ô tô, xe máy, hay đi bộ.
Gồm có 47 biển, đánh số thứ tự từ 401 đến 447.
Nhóm biển này hướng dẫn những thông tin cần thiết và hữu ích để người đi đường được thuận lợi, an toàn.
Nhóm biển báo phụ viết bằng chữ, gồm 9 biển, đánh số từ 501 đến 509.
Biển báo phụ thường gắn kết hợp với biển chính (4 nhóm trên) nhằm thuyết minh bổ sung thêm thông tin.
Hệ thống vạch kẻ đường
7. Biển báo trên đường cao tốc
Đường cao tốc là đường chỉ dành cho xe cơ giới chạy với tốc độ cao, có dải phân cách chia đường cho xe chạy theo hai chiều ngược nhau riêng biệt và không giao cắt cùng mức với đường khác.
Khi lái xe trên đường cao tốc, bạn sẽ thấy hệ thống biển báo có nhiều điểm khác so với biển báo giao thông trên đường bình thường. Nhóm biển trên đường cao tốc như hình dưới.
Nhóm biển báo trên đường cao tốc
8. Biển báo quốc tế (theo hiệp định GMS)
Hệ thống biển báo theo Hiệp định GMS
Cũng giống như người ta có thể sai luật giao thông, thì…
Biển báo cũng có thể … sai
Điều này mới nghe qua tôi cũng thấy hơi khôi hài. Nhưng có lẽ là thật, không phải bịa.
Thứ nhất, cũng như vở học sinh, biển giao thông cũng sai chính tả.
Nguồn: chúng tôi
Nguồn: chúng tôi
Thêm nữa, biển báo cũng bị tô sai màu (hay do mưa nắng nên đã bị đổi phai màu đi mất rồi?)
Nguồn: chúng tôi
Thậm chí, có biển báo còn sai cả nội dung về tốc độ tối đa cho phép, như thế này:
Nguồn: chúng tôi
Những tình huống khó
Biển không nằm trong QC 41 có hiệu lực không?
Biển sai về quy cách (chiều cao…), vị trí (đặt bên trái đường)… có hiệu lực không?
Biển báo bị che khuất (do lá cây, công trình xây dựng…) có hiệu lực không? Biển báo bằng chữ mà không có ký hiệu, theo bài báo này, biển báo tốc độ bị che khuất hoặc khó quan sát đều không có hiệu lực pháp lý.
Những Lưu Ý Xung Quanh Xe Mio
Nội dung tóm tắt bài viết
Các mẫu xe Mio từng sản xuất tại thị trường Việt
Ra mắt vào cuối năm 2003, Yamaha đánh vào thị trường xe tay ga dành cho phái nữ khi mà thị trường này còn khá là mới mẻ ở Việt Nam với dòng xe tay ga Mio với 3 phiên bản Classico, Maximo, Amore. Thời điểm đó, với xe Mio, Yamaha đã đánh mạnh và tạo nên tên tuổi của mình ở thị trường này.
Tiếp nối thành công, 3 năm sau, tháng 10 năm 2006, Yamaha cải tiến phiên bản thành công nhất của dòng xe Mio, Classico. Phiên bản Classico năm 2006 được thiết kế với vẻ ngoài mới mẻ, thanh lịch và phù hợp với với phái nữ. Cùng với đó, xe cũng đươc thay đổi 25% động cơ nhằm giúp khả năng vận hành của xe mạnh mẽ và êm ái hơn cũng như trọng lượng xe nhẹ hơn.
Đây cũng là điều mà các hãng xe khi thiết xe đang cố gắng làm bởi vì trọng lượng nhẹ sẽ là luôn là một ưu điểm lớn cho bất kì xe nào. Ngoài ra, xe Mio cũng được bổ sung nhiều tính năng mới hướng đến đối tượng khách hàng chính mà hãng nhắm tới là nữ giới như cốp chứa đồ có không gian rộng, trang bị móc treo đồ,…
Thế hệ cuối của dòng xe Mio tại Việt Nam là 2 phiên bản Mio Ultimo và Mio Maximo. Tháng 3 năm 2007, hãng xe đến từ Nhật Bản, Yamaha tung ra 2 phiên bản này với khả năng tối ưu tiết kiệm nhiên liệu. Theo kết quả thử nghiệm của hãng trên các loại hình đường khác nhau tại nước ta, mức tiêu hao nhiên liệu của 2 phiên bản xe dao động từ 2,5 đến 2,8 lít cho 100 km.
Kể từ đó đến nay, Yamaha dường như không còn tiếp tục cải tiến mẫu xe Mio này nữa và cái tên xe Mio cũng dần mất hút trên cuộc đua chạy đua xe tay ga của các hãng xe tại thị trường Việt Nam.
Đánh giá xe Mio của những người đã từng sử dụng
Tài khoản có tên tenziketui và Turbo đưa ra đánh giá có cánh cho mẫu xe này với các lời nhận xét như xe chạy bốc, depart của mẫu xe này rất nhanh và tiếng máy nghe rất khỏe. Chủ tài khoản Turbo cho biết tuy rằng xe được thiết kế để đi đường thành phố, tuy nhiên đi đường trường cũng êm máy không kém, xe thoát máy nhất ở tốc độ 60 đến 70 km/h.
Ở thời điểm năm 2006, giá xe Mio mới rơi vào khoảng 17,5 triệu đồng, tổng tiền để có một chiếc xe Mio rơi vào khoảng 20 triệu tròn.
Đánh giá Yamaha Mio Classico 2007
Dù được Yamaha ưu ái rất nhiều nhưng dù thế xe Mio vẫn không thể làm hài lòng được người tiêu dùng. Yamaha Mio được đánh giá là một trong những mẫu xe tay ga nhỏ nhất có trong thị trường. Với những con số chiều dài x chiều rộng x chiều cao là 1830 x 675 x 1040 mm cùng với chiều cao yên xe là 745 mm, có thể thấy mẫu xe Yamaha Mio sở hữu những con số đo vô cùng khiêm tốn. Trọng lượng khô của xe rơi vào con số 91 kg, một con số vô cùng hấp dẫn đối với phái nữ khi mà chị em có một chiều cao khiêm tốn, không chân dài và cũng không muốn mất quá nhiều sức để dắt xe.
Tuy nhiên vì quá tập trung vào ưu điểm nhỏ gọn, trọng lượng thấp mà cũng dường như trở thành một hạn chế của xe. Vì yên xe ngắn nên chỗ để chân ở phía sau của xe trở nên không hợp lý, người ngồi sau rất dễ cảm thấy mỏi chân và gây ra bất tiện.
Xe sử dụng khối động cơ 113,7 cc với tỉ số nén 8,8:1 cho công suất tối đa đạt 5,8 kW tại 8000 vòng/phút và mô men xoắn cực đại đạt 7,5 Nm tại 6500 vòng/phút. Với những thông số này thì không quá lạ khi xe Mio có thể lướt khá nhanh nhưng cũng bởi vì trọng lượng chỉ 91 kg nên xe bị nặng và chậm ga. Sau khi thử nghiệm mẫu xe này trên đường phố trong 1 ngày, xe tiêu thụ 3,1 lít xăng cho quãng đường 100 km.
Giá xe Mio cũ dao động từ tầm 8 đến 14 triệu đồng tùy vào độ mới cũ của xe cũng như đời xe và chất lượng động cơ của xe. Còn nếu bạn muốn sở hữu một chiếc xe mới, giá xe Mio mới 2007 rơi vào khoảng 21,5 triệu đồng, đây cũng không phải là một lựa chọn quá tồi cho một chiếc xe tay ga nhỏ gọn với những ai chỉ có nhu cầu di chuyển trong quãng đường ngắn.
Mua xe Mio cũ
Có thể thấy, tuy rằng đã không được sản xuất nhiều ở Việt Nam những năm gần đây nhưng vẫn nhiều người tìm kiếm xe Mio cũ giá rẻ khi mà giá cho một chiếc xe tay ga cũ lại chỉ dao động trong tầm khoảng 10 triệu. Ngoài ra, một phần nguyên nhân cũng bởi vì xe Yamaha Mio mới đã có giá đắt đỏ chứ không còn rẻ như hồi cách đây 10 năm khiến nhiều người ái ngại việc mua 1 chiếc xe mới.
Khi mua xe Mio cũ, bạn cần kiểm tra kĩ thiết kế của xe, để ý xem dàn áo của xe có bị thay thế hay không bởi vì rất có thể nhiều cửa hàng đã cho tân trang lại bề ngoài của xe để trông mới hơn. Tiếp đến bạn cũng cần kiểm tra các tín hiệu đèn và còi xe xem có còn sử dụng được không. Ngoài ra việc kiểm tra đồng hồ xe cũng vô cùng quan trọng bởi vì đây là nơi giúp bạn có thể nắm bắt được các thông số về xe trong lúc di chuyển. Bạn cũng cần kiểm tra độ nhún và thắng xe để đảm bảo an toàn của mình khi tham gia giao thông.
Khả năng vận hành của xe Mio chính là lý do nhiều người chọn mua mẫu xe này. Vì thế, khi quyết định mua xe Mio cũ hay yêu cầu chủ cửa hàng hay người bán cho phép bạn được chạy thử xe. Bạn cần lưu ý những điểm sau khi chạy xe, bao gồm xe lên ga có êm không, thắng xe có còn sử dụng được nữa không. Bạn cũng nên chạy xe ở nhiều tốc độ khác nhau, từ chậm rồi thử tăng tốc độ lên cao đến có thể xem được cách vân hành của xe. Việc kiểm tra kỹ càng chiếc xe trước khi mua sẽ giúp bạn sở hữu được một chiếc xe Mio cũ đẹp, giá rẻ mà lại sử dụng tốt.
Bạn đang xem bài viết Flash Card Dạy Trẻ Về Thế Giới Xung Quanh Trọn Bộ (Tặng Chủ Đề Biển Báo Giao Thông) trên website Sachlangque.net. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!