Xem Nhiều 5/2023 #️ Giáo Án Lớp 5 Môn Âm Nhạc # Top 11 Trend | Sachlangque.net

Xem Nhiều 5/2023 # Giáo Án Lớp 5 Môn Âm Nhạc # Top 11 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về Giáo Án Lớp 5 Môn Âm Nhạc mới nhất trên website Sachlangque.net. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

– HS hát thuộc lời ca, đúng giai điệu và sắc thái của 2 bài hát “Những bông hoa những bài ca”, “Ước mơ”. Tập trình bày bài hát bằng cách hát có lĩnh xướng, đối đáp, đồng ca.

– HS trình bày cảm nhận về tác phẩm được nghe.

– Phân chia hát đối đáp trong bài Những bông hoa những bài ca và xác định cách hát có lĩnh xướng trong bài Ước mơ.

– Chuẩn bị băng đĩa 2 bài hát: Mùa thu ngày khai trường và Bụi phấn.

TUẦN 14 Thứ 4 ngày 1 tháng 12 năm 2010. Buổi 1: ÔN TẬP 2 BÀI HÁT: NHỮNG BÔNG HOA NHỮNG BÀI CA, ƯỚC MƠ. NGHE NHẠC. I. MỤC TIÊU: – HS hát thuộc lời ca, đúng giai điệu và sắc thái của 2 bài hát “Những bông hoa những bài ca”, “Ước mơ”. Tập trình bày bài hát bằng cách hát có lĩnh xướng, đối đáp, đồng ca. – HS trình bày cảm nhận về tác phẩm được nghe. II. CHUẨN BỊ: 1. Giáo viên: – Phân chia hát đối đáp trong bài Những bông hoa những bài ca và xác định cách hát có lĩnh xướng trong bài Ước mơ. – Chuẩn bị băng đĩa 2 bài hát: Mùa thu ngày khai trường và Bụi phấn. – Đàn. 2. Học sinh: – Một và động tác phụ hoạ cho 2 bài hát. – Sưu tầm 1 vài bài hát viết về thầy cô và nhà trường. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU: 1. Phần mở đầu: GV cho HS nghe tiết tấu: ? Em hãy nhận biết tiết tấu vừa nghe là của bài hát nào đã học? ( Những bông hoa những bài ca). 2. Phần hoạt động: a. Nội dung 1: Ôn tập 2 bài hát. Hoạt động 1: Ôn bài hát “Những bông hoa những bài ca”. – Gv chỉ huy cho HS hát với tình cảm vui tươi, nô nức. – GV cho vài tốp HS hát nối tiếp bài hát như sau: + Hai HS hát: Cùng nhau … đường phố. + Hai HS hát: Ngàn hoa … yêu đời. + Cả lớp hát: Những đoá hoa … các cô. – Chọn 1 vài HS thể hiện động tác phụ hoạ đẹp trình bày cho HS cả lớp tham khảo. Hoạt động 2: Ôn bài hát Ước mơ. – HS hát và vận động theo nhạc. + Một HS hát: Gió vờn … mong chờ. + Cả lớp: Em khao khát … muôn nhà. – Cho HS trình bày bài hát sau đó lớp nhận xét, bình chọn tốp nào thể hiện hay nhất. b. Nội dung 2: Nghe nhạc. – GV cho HS nghe 2 bài hát: Bụi phấn và Mùa thu ngày khai trường. – GV cho HS nói lên cảm nhận của mình. 3. Phần kết thúc: Cả lớp hát bài Cò lả. Buổi 2: LÀM QUEN VỚI ĐÀN PHÍM ĐIỆN TỬ. I. MỤC TIÊU: – Ôn tập bài TĐN số 3, đàn và đệm có tiết tấu. – Học đàn bài TĐN số 4, đoạn trích “Nhớ ơn Bác”. II. CHUẨN BỊ: Đàn GV và HS. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU: 1. Phần mở đầu: GV giới thiệu nội dung bài học. – Ôn bài TĐN số 3. – Học đàn bài TĐN số 4. 2. Phần hoạt động: a. Hoạt động 1: Ôn bài TĐN số 3. – GV cho HS cả lớp luyện ngón: 1.2.3.4.5 và 5.4.3.2.1. – Ôn lại bài TĐN số 3. Hướng dẫn HS chọn tiết tấu phù hợp. – Kiểm tra 1 số nhóm và cá nhân. b. Hoạt động 2: Đàn bài TĐN số 4. – Cả lớp đọc bài tập đọc nhạc số 4. – GV đàn bài TĐN số 4 1 lượt. – Hướng dẫn HS thực hiện bài TĐN số 4, lưu ý HS số ngón khi thực hiện bài tập. – HS cả lớp luyện tập trên đàn. – GV theo dõi và hướng dẫn trực tiếp trên đàn cho HS các nhóm. 3. Phần kết thúc: – GV chỉ định 1 số HS khá thể hiện bài TĐN số 4 trên đàn GV. – GV nhận xét kết thúc tiết học.

Giáo Án Lớp 2 Môn Thủ Công

– Gấp, cắt, dán được biển báo giao thông cấm đỗ xe.

– Học sinh có ý thức chấp hành luật lệ giao thông

II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

1. GV:Mẫu hình. Quy trình gấp, cắt, dán biển báo giao thông cấm đỗ xe.

2. HS: Giấy thủ công, kéo, hồ dán, bút chì, thước kẻ.

III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC CHỦ YẾU:

1. Kiểm tra bài cũ:

KẾ HOẠCH GIẢNG DẠY Tuần: 17 Tiết: 17 Bài: Gấp, cắt, dán biển báo giao thông cấm đỗ xe ( tiết 1) I/ MỤC TIÊU: - Học sinh biết gấp, cắt, dán biển báo giao thông cấm đỗ xe. - Gấp, cắt, dán được biển báo giao thông cấm đỗ xe. - Học sinh có ý thức chấp hành luật lệ giao thông II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 1. GV:Mẫu hình. Quy trình gấp, cắt, dán biển báo giao thông cấm đỗ xe. 2. HS: Giấy thủ công, kéo, hồ dán, bút chì, thước kẻ. III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC CHỦ YẾU: 1. Kiểm tra bài cũ: 2. Bài mới: Gấp, cắt, dán biển báo giao thông cấm đỗ xe TG Nội dung Phương pháp dạy học Hoạt động của GV Hoạt động của HS Gv hd hs quan sát và nhận xét Gv hd mẫu B1: Gấp cắt biển báo cấm đỗ xe. B2: Dán biển báo cấm đỗ xe. - Gv giới thiệu mẫu hình BBGT cấm đỗ xe, hd hs quan sát và nêu nhận xét về sự giống và khác nhau về kích thước, màu sắc, các bộ phận của BBGT cấm đỗ xe với những BBGT đã học. · Gấp, cắt hình tròn màu đỏ từ hv có cạnh 6 ô. · Gấp, cắt hình tròn màu xanh từ hv có cạnh 4 ô. · Cắt hcn màu đỏ có chiều dài 4 ô, rộng 1 ô. · Cắt hcn màu khác có chiều dài 10 ô, rộng 1 ô làm chân biển báo. · Dán chân biển báo lên tờ giấy trắng (h1). · Dán hình tròn màu đỏ chờm lên chân biển báo khoảng nửa ô (h2). · Dán hình tròn màu xanh ở giữa hình tròn đỏ (h3). · Dán chéo hcn màu đỏ vào giữa hình tròn xanh được (h4). - Gv tổ chức cho hs tập gấp, cắt, dán biển báo cấm đỗ xe. Củng cố dặn dò: Mang mẫu dở để làm tiếp

Tài liệu đính kèm:

ke hoach giang chúng tôi

Giáo Án Lớp 1 Môn An Toàn Giao Thông

Bài 1: GIAO THÔNG VÀ CÁC LOẠI ĐƯỜNG GIAO THÔNG YÊU CẦU: Học sinh hiểu được tầm quan trọng của giao thông trong đời sống hằng ngày. Học sinh biết được các loại đường giao thông và đặc điểm của từng loại đường giao thông của nước ta. Học sinh nhận biết được các loại đường giao thông chính trong thực tế, trên phim ảnh và trên bản đồ. CHUẨN BỊ HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP: Hoạt động 1: Giáo viên vào bài: hôm nay chúng ta sẽ bắt đầu chương trình học tập về trật tự, an toàn giao thông. Trước khi nói về an toàn giao thông chúng ta cần có những hiểu biết tối thiểu về "giao thông và các loại đường giao thông". Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu xem giao thông là gì? Hỏi: hệ thống giao thông vận tải bao gồm những loại hình giao thông gì? Giáo viên sử dụng đồ dùng dạy học (bản đồ hệ thống giao thông vận tải)giúp học sinh nhận biết 4 loại hình giao thông vận tải. Hỏi: theo em, hệ thống giao thông vận tải có vai trò như thế nào với con người? Giáo viên tóm tắt ý kiến học sinh và nhấn mạnh nội dung nêu ở mục I SGK Hoạt động 2: Giáo viên nêu yêu cầu làm việc và gợi ý (nếu cần): từng học sinh tự đọc bài ở đoạn tương ứng để trả lời câu hỏi: mạng lưới đường bộ của nước ta bao gồm những loại nào và có đặc điểm chung ra sao? Các nhóm trao đổi ý kiến. Mỗi nhóm cử 1 học sinh trình bày ý kiến chung. Giáo viên sử dụng các H1b,1c và ảnh sưu tầm được (nếu có) nhắc lại ý đầy đủ như trong bài để giải thích, sau đó chốt lại ở một số nội dung cơ bản (để trả lời cho câu hỏi) Hoạt động 3: (tương ứng với câu hỏi 3) Thực hiện như hoạt động 1. Hoạt động 4: (tương ứng với câu hỏi 4) Thực hiện tương tự như hoạt động 1. Hoạt động 5: (củng cố) Cho 1 học sinh đọc phần tóm tắt trong bài, gấp SGK tự nhắc lại bằng ngôn ngữ bản thân. Chỉ định tiếp 1-2 học sinh khác nhắc lại Giáo viên động viên khích lệ lớp học Bài 2: CÁC LOẠI PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG VÀ TÁC DỤNG CỦA CHÚNG YÊU CẦU: Học sinh biết được: Các hình thức, các loại phương tiện mà con người dùng làm phương tiện giao thông (chuyên chở người, hàng hoá, động vật) Tác dụng, ảnh hưởng (đặc điểm thuận tiện và không thuận tiện) của từng loại phương tiện giao thông. Kể được các loại phương tiện giao thông. Nhận biết các loại phương tiện giao thông. CHUẨN BỊ Giáo viên Hình ảnh về các phương tiện giao thông (càng nhiều càng tốt, nên sắp xếp, chọn lọc và tập hợp thành 4 nhóm như trong bài) phương tiện nào thiếu ảnh chụp có thể vẽ sơ lược tượng trưng. Học sinh: sưu tầm hình ảnh về các phương tiện giao thông. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP: Hoạt động 1: Giáo viên hệ thống, kết luận lại. 2-3 học sinh nhắc lại ý đúng. Hoạt động 2: Dùng các hình ảnh có được, kể tên và minh hoạ (nếu có) các phương tiện giao thông cụ thể trong nhóm. Kể nhanh tác dụng, ảnh hưởng của mỗi phương tiện cụ thể. Học sinh, đại diện từng nhóm kể nhanh về các phương tiện cụ thể: nhận biết trên bảng tranh của lớp hoặc minh hoạ bằng các hình ảnh của nhóm, học sinh khác bổ sung thêm. Cuối cùng giáo viên hệ thống lại, cho 2-3 học sinh nhắc lại. Hoạt động 3: Các nhóm trao đổi theo gợi ý: vai trò chung của các phương tiện giao thông với đời sống con người là gì? Các phương tiện thô sơ có vai trò và ảnh hưởng thế nào? Chiều hướng phát triển của những loại phương tiện hiện đại là gì? (cơ giới tự đông, nhanh hơn, mạnh hơn, chở nhiều hơn, chuyên hoá và tiện lợi hơn. Tuy nhiên đầu tư tốn kém hơn và dễ ảnh hưởng xấu đến môi trường. Hoạt động 4: Giáo viên chia lớp thành 2 đội để thi đua. Hai đội lần lượt cử người lên để nhận biết, kể tên các phương tiện giao thông dán trên 4 bảng tranh của giáo viên (mục tiêu: kể hết, chỉ đúng, thời gian ngắn). Giáo viên ghi kết quả cho từng người của 2 đội (số phương tiện kể đúng, chỉ đúng, thời gian để kể hết). Tuyên dương đội chỉ đúng, chỉ đủ và chỉ nhanh ĐỘI 1 ĐỘI 2 A B C D X Y Z Q Bài 3: NHỮNG QUY ĐỊNH VỀ TRẬT TỰ AN TOÀN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ YÊU CẦU: Học sinh hiểu được: những qui định đi trên đường bộ (đối với người đi bộ, người điều khiển xe đạp) và đi trên các phương tiện giao thông khác. nhiệm vụ của học sinh là phải thực hiện những quy tắc về giao thông và xây dựng thói quen thực hiện đúng luật giao thông. CHUẨN BỊ Giáo viên H3a: 4 bản tập hợp những biển báo giao thông trên đường cần biết (biển báo nguy hiểm, biển báo cấm, biển hiệu lệnh, biển chỉ dẫn). các biển váo cần vẽ đúng màu sắc H3b: 4 loại vạch kẻ đường cần biết (đúng màu sắc) H3c: các loại đèn hiệu (đúng màu sắc) H3d: sơ đồ các tình huống có thể xảy ra với người đi bộ H3e: sơ đồ các tình huống có thể xảy ra với người đi xe đạp H3g,h,i: những hình ảnh đúng và sai của những người đi bộ, lái xe và đi trên các phương tiện giao thông. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP (tiết 1): Hoạt động 1: Giới thiệu bài: Giáo viên giới hạn nội dung bài: có những qui định danh cho người đi mô tô, xe máy, người lái xe điện và các loại xe cơ giới khác. Tuy nhiên, học sinh tiểu học chưa được điều khiển các phương tiện giao thông trên. Có 3 trường hợp học sinh tiểu học cần phải quan tâm, hiểu biết và thực hiện tốt, đó là những qui tắc dành cho người đi bộ, người đi (điều khiển) xe đạp và người đi trên các phương tiện giao thông đường bộ, Giáo viên nêu vấn đề: chúng ta sẽ cùng tìm hiểu các qui định trong từng trường hợp. Hoạt động 2: Khi đi bộ cần tuân theo quy định nào (khi đi trên đường có vỉa hè hoặc không có vỉa hè, khi qua đường, khi vượt qua ngã tư, khi có em nhỏ, khi mang vác cồng kềnh, khi vượt đường sắt và khi đi cả đoàn đông người) Khi đi xe đạp cần tuân theo những qui định nào? (ở tuổi nào được đi xe, xe phải đảm bảo như thế nào, việc chở người, cách đi,khi đi từ ngõ ra, khi đi cùng nhiều bạn,khi muốn dừng, muốn rẽ, khi đi qua ngã tư có đèn hiệu, có vòng xuyến hoặc bục cảnh sát) Khi đi trên các phương tiện giao thông: ngồi sau xe, trên xích lô, trên ô tô, khi lên xe xuống xe Hoạt động 3: Thi phát hiện những tình huống đúng sai (chia 2 nửa lớp để thi). Nêu rõ đúng sai và lý do vì sao- sử dụng H3d với những người đi bộ H3e với những người đi xe đạp H3g đi bộ H3h đi xe đạp H3i đi xe ô tô Giáo viên nhận xét, đánh giá nhận thức của học sinh Hoạt động 4: Em đã nhìn thấy trên đường có những biển báo thuộc loại biển báo giao thông chua? Ví dụ em đã thấy những biển nào? (vị trí đặt biển, đặc điểm của biển, ý nghĩa của biển). Ai biết người ta đã chia những biển ấy thành các loại như thế nào? Giáo viên kết luận và cho 2-3 học sinh nhắc lại Sau đó nhắc nhở: Giờ sau sẽ tìm hiểu cụ thể về các loại biển báo và các vạch kẻ trên đường. Hãy tranh thủ tìm hiểu trước ý nghĩa của các biển báo hay gặp. Hoạt động 5: Dùng h3a' (phần biển báo nguy hiểm) Giáo viên và học sinh quan sát "một số biển báo thuộc loại biển báo nguy hiểm" và hỏi học sinh. Quan sát và nhận xét xem các biển này có những đặc điểm chung như thế nào (hình dạng, màu sắc) Em đã hiểu được nội dung của những biển báo nào? Giáo viên có thể đánh dấu các biển báo mà học sinh đã hiểu đúng và hỏi tiếp: em nào hiểu được ý nghĩa của những biển báo khác nữa? Giáo viên giới thiệu những biển còn lại. Tóm lại, từ các ý nghĩa riêng lẻ, ta có thể nói chung như thế nào về ý nghĩa của các biển báo nguy hiểm. Hoạt động 6,7,8: Với 3 loại biển báo còn lại cũng thực hiện như hành động 5. Hoạt động 9: Giáo viên cho học sinh xem hình 3b và hỏi: Các em đã thấy những loại vạch nào trong số này? Em thấy ở đâu và em hiểu ý nghĩa của nó như thế nào? Giáo viên giải thích cho học sinh hiểu ý nghĩa của các vạch mà học sinh chưa biết Cho học sinh nhắc lại ý nghĩa của từng loại vạch trong bảng. Giáo viên có thể nói qua về ý nghĩa chung của các loại vạch Hoạt động 10 Sử dụng h3c (giáo viên cho học sinh xem và hỏi) Ý nghĩa của các loại đèn hiệu này là gì? Cho học sinh nhắc lại. THÔNG TIN CHO GIÁO VIÊN: Cuối bài, giáo viên nhắc nhở học sinh học thuộc các biển báo, đèn hiệu và và các vạch kẻ trên đường. Các nhóm học tập theo địa dư hoặc các nhóm ở lớp (cùng bàn) trao đổi, kiểm tra thi với nhau xem ai nhớ nhiều, nhớ nhanh. Các giờ sinh hoạt ngoại khoá cũng có thể tổ chức các cuộc thi để ôn tập củng cố. Thi kể đúng, đủ, nhanh theo bảng tâp hợp Bắt thăm từng biển hiệu và giải thích ngay ý nghĩa của những biển hiệu ấy (cắt trong bảng và bỏ trong phong bì) Bài 4: NHỮNG QUY ĐỊNH VỀ TRẬT TỰ AN TOÀN GIAO THÔNG ĐƯỜNG SẮT, ĐƯỜNG THỦY YÊU CẦU: Học sinh có nhận thức ban đầu về những quy định đảm bảo an toàn giao thông đường sắt, đường thuỷ. Học sinh biết được mọi người đều phải tuân theo các quy định về giao thông để giữ an toàn cho mình và cho cộng đồng. Học sinh nhớ được những quy định giao thông đường sắt, đường thuỷ gần gũi với đời sống hằng ngày. CHUẨN BỊ Đồ dùng dạy học: có thể phóng to hình 1 bài 4 sách học sinh, hình 7 bài 4 sách học sinh. Tìm thêm những liên hệ thực tế về giao thông đường sắt, đường thuỷ phù hợp với địa phương mình (những tai nạn, những vi phạm quy tắc giao thông, những gương sáng về bảovệ an toàn giao thông) HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP: Dạy bài mới Những qui định về trật tự an toàn giao thông đường sắt Hoạt động 1: Khai thác hình 1 (lược đồ đường sắt Việt Nam); hướng dẫn học sinh quan sát để nhận ra: đường sắt nước ta nối nhiều miền đất nước, là lợi ích của đất nước, là cầu nối niềm vui của mọi người Khai thác hình 3 "giấc mơ hãi hùng" Giúp học sinh quan sát hình 3 (sách học sinh), cho học sinh trao đổi ý kiến để phát hiện những hành động sai trái, vi phạm quy định về trật tự an toàn giao thông đường sắt. Giáo viên kết luận thành 7 điều nghiêm cấm vi phạm an toàn giao thông đường sắt (từ mục a đến mục h) Giáo viên phải giải thích thêm về tác hại nghiêm trọng của những hành động vi phạm quy tắc; vì thế bức tranh có tên là "giấc mơ hãi hùng" Hoạt động 2: Giáo viên cho học sinh quan sát các biển báo về an toàn giao thông đường sắt. giáo viên giải thích ý nghĩa của các biển báo đó. Cho học sinh nhắc lại. Những qui định về trật tự an toàn giao thông đường thủy Hoạt động 1: Khai thác hình 5 (sách học sinh) rồi kết luận về các ý: Nước ta có bờ biển, sông ngòi, kênh rạch, hồ đầm thuận tiện cho giao thông đường thuỷ Giao thông đường thuỷ có nhiều ích lợi Hoạt động 2: Thông báo nội dung hai quy định cần nhớ đối với học sinh lớp 1 a và b Đặc biệt nhấn mạnh quy tắc (b) " các em không được điều khiển tàu thuyền. Khi đi tàu thuyền, em phải đứng ngồi đúng chỗ, có trật tự" Giáo viên cho học sinh trao đổi để liên hệ với thực tế địa phương, thực tế học sinh (mặt tốt và mặt xấu). Hoạt động 3: Giáo viên đọc và giải thích ngắn gọn câu ca dao cổ nêu trong bài :từ ngày xưa tổ tiên chúng ta đã răn dạy con cháu phải hết sức cẩn thận khi đi lại trên sông nước. Người xưa đã sớm nhận ra những điều nguy hiểm khi gần sông nước. Củng cố: Sử dụng một số trong 5 câu hỏi cuối bài để nhắc lại nội dung chính của bài. Đáng chú ý các câu hỏi số 2, số 3 và số 4.

Giáo Án Mầm Non Lớp Lá

– Giúp trẻ nhận biết hình dáng, màu sắc, và hiểu nội dung của hai nhóm biển báo giao thông: Biển báo cấm, biển báo nguy hiểm.

– Phát triển ngôn ngữ, mở rộng vốn từ, cách diễn đạt ngôn ngữ mạch lạc thông qua hoạt động.

– Giáo dục trẻ chấp hành luật giao thông, biết cùng mọi người góp phần hạn chế tai nạn giao thông xảy ra.

– Đèn chiếu, máy vi tính

– Nhạc về giao thông (Bài hát: Đi đường em nhớ, Đường em đi, Đi xe lửa.)

– Các đồ dùng cho hoạt động: Tranh ảnh, phim về giao thông, các loại biển báo giao thông cho trẻ, các slide về hình ảnh ATGT.

– 2 sa bàn và một số phương tiện, biển báo giao thông.

– Cho trẻ sưu tầm tìm hiểu về ATGT qua các hình ảnh tư liệu.

* Hoạt động 1: Tìm hiểu về biển báo

– Cho cả lớp cùng vận động bài hát “Đi đường em nhớ”

– Cô và trẻ nhận xét về các tình huống trên, cô cho trẻ biết:

+ Cần phải đội mũ bảo hiểm khi đi xe máy để bảo vệ chính mình (cho trẻ xem hình ảnh người đi xe máy đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông; Khi đi bộ qua đường, phải đi trên vạch kẻ dành cho người đi bộ.

+ Việc trẻ em chơi trên đường ray xe lửa rất nguy hiểm. Cô nhấn mạnh: Trẻ em không nên chơi trên đường ray lửa. Khi có xe lửa chạy qua, phải đứng cách xa đường ray ít nhất 5m.

KPKH: BÉ BIẾT GÌ VỀ BIỂN BÁO GIAO THÔNG 1. Mục đích - yêu cầu: - Giúp trẻ nhận biết hình dáng, màu sắc, và hiểu nội dung của hai nhóm biển báo giao thông: Biển báo cấm, biển báo nguy hiểm. - Phát triển ngôn ngữ, mở rộng vốn từ, cách diễn đạt ngôn ngữ mạch lạc thông qua hoạt động. - Giáo dục trẻ chấp hành luật giao thông, biết cùng mọi người góp phần hạn chế tai nạn giao thông xảy ra. 2. Chuẩn bị : - Đèn chiếu, máy vi tính - Nhạc về giao thông (Bài hát: Đi đường em nhớ, Đường em đi, Đi xe lửa..) - Các đồ dùng cho hoạt động: Tranh ảnh, phim về giao thông, các loại biển báo giao thông cho trẻ, các slide về hình ảnh ATGT. - 2 sa bàn và một số phương tiện, biển báo giao thông. - Cho trẻ sưu tầm tìm hiểu về ATGT qua các hình ảnh tư liệu. 3/ Tiến hành : * Hoạt động 1: Tìm hiểu về biển báo - Cho cả lớp cùng vận động bài hát "Đi đường em nhớ" - Cô và trẻ nhận xét về các tình huống trên, cô cho trẻ biết: + Cần phải đội mũ bảo hiểm khi đi xe máy để bảo vệ chính mình (cho trẻ xem hình ảnh người đi xe máy đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông; Khi đi bộ qua đường, phải đi trên vạch kẻ dành cho người đi bộ. + Việc trẻ em chơi trên đường ray xe lửa rất nguy hiểm. Cô nhấn mạnh: Trẻ em không nên chơi trên đường ray lửa. Khi có xe lửa chạy qua, phải đứng cách xa đường ray ít nhất 5m. + Biển báo cấm: Cho trẻ quan sát và nêu đặc điểm của một số biển báo cấm thường gặp:Cấm đi ngược chiều ;Cấm xe đạp; Cấm mô tô; Đường cấm + Biển báo nguy hiểm: Cho trẻ quan sát và nêu đặc điểm của một số biển báo nguy hiểm thường gặp : Giao nhau với đường sắt không có rào chắn; Giao nhau với đường sắt có rào chắn; Trẻ em; Người đi xe đạp cắt ngang - Biển báo nguy hiểm có dạng hình tam giác, viền màu đỏ, nền màu vàng, trên nền có hình vẽ màu đen. - Nội dung của biển báo nguy hiểm là báo cho người tham gia giao thông biết có nguy hiểm để phòng tránh. - Cô hỏi trẻ: Các biển báo mà các con vừa học được đặt ở đâu trên đường phố? - Cô khái quát: Các biển báo (biển báo cấm, biển báo nguy hiểm) được đặt ở đầu những đoạn đường giao nhau và về phía bên phải. *Hoạt động 2:Xem hình ảnh trò chuyện về tác dụng của các biển báo - Chuyện gì xảy ra ở tình huống này? - Tại sao xe của thỏ và gấu đang đi phải dừng lại? - Các con hãy đoán xem chú CSGT sẽ nói gì với thỏ và gấu? - Tương tự như trên,i cho trẻ tìm hiểu tác dụng của các biển báo cấm , biển báo nguy hiểm. Người tham gia giao thông phải thực hiện theo chỉ dẫn của các biển báo giao thông. - Việc chấp hành đúng luật giao thông đường bộ của người tham gia giao thông sẽ ngăn ngừa được tai nạn xảy ra . Cho trẻ biết cần phải đội mũ bảo hiểm khi đi xe máy (Vì sao phải đội mũ bảo hiểm khi đi xe máy? * Giáo dục: * Hoạt động 3: @ Chơi: Ai chọn đúng + Luật chơi: Mỗi lần chỉ được chọn một ô hình, không được lặp lại ô hình đã được chọn. Nếu chọn vào ô mất lượt thì sẽ mất quyền chơi. + Cách chơi: Mỗi trẻ đều được phát 5 loại biển báo.` Trên màn hình được bố trí 5 ô có hình ảnh các phương tiện giao thông, sau mỗi ô có 1 câu đố về biển báo. Trẻ lần lượt chọn ô chứa phương tiện giao thông mà mình thích. @Trò chơi 2: Bé làm người điều khiển giao thông tài ba + Luật chơi: - Chọn phương tiện tham gia giao thông đi sai đường theo hướng dẫn của biển báo. - Chọn phương tiện giao thông gắn đúng với chỉ dẫn của biển báo. - Chọn biển báo gắn phù hợp với hoạt động của phương tiện giao thông. - Đội nào xếp nhanh, đúng là thắng cuộc. + Cách chơi: - Chia trẻ thành 3 nhóm chơi như sau: + 2 nhóm chơi trên sa bàn giao thông: 1 nhóm gắn phương tiện giao thông, 1 nhóm gắn biển báo. + 1 nhóm chơi trên máy tính: trẻ tự chọn 1 trong 3 bài tập để chơi, bài tập sau được nâng cao yêu cầu hơn bài tập trước, trẻ tự chọn bài tập để chơi. Bài tập 1: Trẻ chọn phương tiện tham gia giao thông đi sai đường theo hướng dẫn của biển báo.

Bạn đang xem bài viết Giáo Án Lớp 5 Môn Âm Nhạc trên website Sachlangque.net. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!