Cập nhật thông tin chi tiết về Hà Nội Cắm Biển Báo Các Khu Vực Cấm Bán Hàng Rong mới nhất trên website Sachlangque.net. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
– UBND TP Hà Nội vừa chỉ đạo Sở GT-VT cắm biển báo không bán hàng rong tại 63 tuyến phố và 48 khu di tích lịch sử, văn hóa đã được đưa vào “danh sách cấm”. Thời gian tới, danh sách này sẽ được bổ sung nhiều thêm…
Đáng chú ý, một số khu vực quanh trụ sở các cơ quan Đảng, Nhà nước như: Trung ương Đảng, Quốc hội, Chính phủ, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao; cơ quan Bộ và ngang Bộ; cơ quan thuộc Chính phủ; Thành ủy, UBND TP, quận ủy, huyện ủy; tòa án và viện kiểm sát Thành phố, quận, huyện; xung quanh các cơ quan ngoại giao, doanh trại quân đội, trường học, bệnh viện … sẽ được các lực lượng kiểm soát chặt hoạt động bán hàng rong, nhắc nhở, xử lý theo qui định.
Hàng rong tại Hà Nội thời gian tới sẽ không được tụ tập, buôn bán xung quanh trụ sở nhiều cơ quan Nhà nước, doanh trại quân đội, trường học, bệnh viện… ( Ảnh: T.M)
Song song với việc cắm biển cấm, Sở Công Thương, Sở Thông tin – Truyền thông và UBND các quận, huyện, thành phố trực thuộc có trách nhiệm tuyên truyền, phổ biến các chủ trương, qui định của Chính phủ và Hà Nội, thông báo công khai các tuyến đường, khu vực cấm cho người kinh doanh, cán bộ quản lý và toàn thể nhân dân biết, thực hiện (chủ yếu qua các phương tiện thông tin đại chúng).
TP Hà Nội cho biết, thời gian tới không chỉ thanh tra giao thông mà nhiều lực lượng sẽ cùng tham gia kiểm tra, kiểm soát hàng rong tại các khu vực, tuyến đường “cấm” (kể trên). Đội kiểm tra liên ngành TP sẽ gồm: cảnh sát trật tự (Công an Hà Nội), quản lý thị trường (Sở Công Thương), Thanh tra văn hóa (Sở VH,TT&DL), Thanh tra y tế (Sở Y tế)…
TIN LIÊN QUAN
Hàng rong Hà Nội vẫn mưu sinh tại nhiều điểm cấm
Hà Nội rộng gấp 3, chỉ thêm 1 phố cấm hàng rong
Hàng rong: Đi về đâu hỡi… tôi?
Sau cấm hàng rong, chưa thấy kế hoạch hỗ trợ
Tại các khu vực, tuyến đường hàng rong chưa bị cấm, Sở Y tế Hà Nội sẽ chỉ đạo Trung tâm Y tế dự phòng và các phòng y tế quận, huyện hướng dẫn, kiểm tra, kiểm soát chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm đối với hàng rong, nhằm phát hiện, xử lý kịp thời các vi phạm về chất lượng, vệ sinh.
Đặc biệt, những người được cho là “lợi dụng bán hàng rong để xin ăn” sẽ được các cơ quan chức năng tập trung, tổ chức nuôi dưỡng giáo dục hoặc chuyển trả về gia đình, địa phương theo qui định.
Cũng theo UBND TP Hà Nội, năm nay sẽ đẩy nhanh việc thực hiện mô hình “khoán quản” tại các quận, huyện còn lại của Hà Nội, kết hợp trông giữ ô tô, xe đạp, xe máy với thực hiện dịch vụ công và giữ gìn trật tự công cộng.
Biển Số Xe Các Quận Huyện Khu Vực Hà Nội
Biển số xe các quận, tỉnh, thành phố được cơ quan công an cấp khi vừa mua xe. Với mỗi ký hiệu qua chữ cái và các con số khác nhau. Nhằm mục đích biết được chiếc xe này thuộc sở hữu của quản lý tỉnh, thành phố nào. Giúp cơ quan công an có thể nắm được thông tin về chủ của chiếc xe. Dưới đây là biển số xe các quận Hà Nội.
Đặc điểm biển số xe Hà Nội
Các biển số xe máy, ô tô 4 số cũng như 5 số thuộc thủ đô Hà Nội. Có mã ký hiệu biển số xe 29 từ rất lâu, do nhu cầu số xe tăng rất nhiều nên tính đến nay đã có đến đầu số 30, 31, 32, 33 và 40.
Đối với biển số xe thuộc các địa phương, tỉnh thành của nước ta. Thường được phân ra làm hai nhóm.
Nhóm thứ nhất sẽ là là ký hiệu bằng 2 số đầu thuộc địa phương đó, sau đó là sê ri gồm chữ cái.
Nhóm thứ hai bao gồm 5 chữ số ngẫu nhiên mà khi đăng ký biển được cơ quan công an cấp.
Biển số xe các quận huyện Hà Nội
Dưới đây là danh sách . Gồm đầu số thuộc thủ đô Hà Nội và chữ cái ký hiệu các quận, huyện lân cận được cập nhật mới nhất.
Ký hiệu các quận
Quận Ba Đình: 29, 30, 31, 32, 33, 40 – B1
Quận Hoàn Kiếm: 29, 30, 31, 32, 33, 40- C1
Quận Hai Bà Trưng: 29, 30, 31 – D1 – D2
Quận Đống Đa: 29, 30, 31, 32, 33, 40 – E1 – E2
Quận Tây Hồ: 29, 30, 31, 32, 33, 40 – F1
Quận Thanh Xuân: 29, 30, 31, 32, 33, 40 – G1
Quận Hoàng Mai: 29, 30, 31, 32, 33, 40 – H1
Quận Long Biên: 29, 30, 31, 32, 33, 40 – K1
Quận Nam Từ Liêm: 29, 30, 31, 32, 33, 40 – L1
Quận Bắc Từ Liêm: 29, 30, 31, 32, 33, 40 – L5
Quận Hà Đông: 29, 30, 31, 32, 33, 40 – T1
Quận Cầu Giấy: 29, 30, 31, 32, 33, 40 – P1
Ký hiệu các Huyện
Thị xã Sơn Tây: 29, 30, 31, 32, 33, 40 – U1
Huyện Thanh Trì: 29, 30, 31, 32, 33, 40 – M1
Huyện Gia Lâm: 29, 30, 31, 32, 33, 40 – N1
Huyện Mê Linh: 29, 30, 31, 32, 33, 40 – Z1
Huyện Đông Anh: 29, 30, 31, 32, 33, 40 – S1
Huyện Sóc Sơn: 29, 30, 31, 32, 33, 40 – S6
Huyện Ba Vì: 29, 30, 31, 32, 33, 40 – V1
Huyện Phúc Thọ: 29, 30, 31, 32, 33, 40 – V3
Huyện Thạch Thất: 29, 30, 31, 32, 33, 40 – V5
Huyện Quốc Oai: 29, 30, 31, 32, 33, 40 – V7
Huyện Chương Mỹ: 29, 30, 31, 32, 33, 40 – X1
Huyện Đan Phượng: 29, 30, 31, 32, 33, 40 – X3
Huyện Hoài Đức: 29, 30, 31, 32, 33, 40 – X5
Huyện Thanh Oai: 29, 30, 31, 32, 33, 40 – X7
Huyện Mỹ Đức: 29, 30, 31, 32, 33, 40 – Y1
Huyện Ứng Hoà: 29, 30, 31, 32, 33, 40 – Y3
Huyện Thường Tín: 29, 30, 31, 32, 33, 40 – Y5
Huyện Phú Xuyên: 29 30, 31, 32, 33, 40 – Y7
Biển số xe ô tô thành phố Hà Nội
Đối với xe ô tô dưới 9 chỗ ngồi mang biển kiểm soát có ký hiệu: 29, 30, 31, 32, 33, 40 A
Các xe tải, bán tải, trọng tải lớn có ký hiệu biển: 29, 30, 31, 32, 33, 40 C
Các xe ô tô du lịch, xe chở khách có ký hiệu: 29, 30. 31, 32, 33, 40 B
Trên đây là danh sách ký hiệu theo các vùng quận, huyện thuộc Hà Nội. Hi vọng sẽ giúp bạn nắm bắt được rõ thông tin về các ký hiệu qua các chữ cái. Để dễ dàng nhận biết về biển số xe khắp Hà Nội các quận.
Băng Rôn Tuyên Truyền, Biển Báo Cấm ‘Thất Thủ’ Với Buôn Bán, Hàng Rong
Thời gian qua, chính quyền TP Hồ Chí Minh đã nỗ lực rất nhiều trong việc lập lại trật tự vỉa hè, thế nhưng dạo một vòng quanh thành phố, không khó để phát hiện ra những khu vực bị người buôn bán hàng rong lấn chiếm, bất chấp những quy định của pháp luật.
Điều đáng nói, ngay dưới hoặc bên cạnh những tấm băng rôn tuyên truyền, vận động và thậm chí là những biển báo cấm lấn chiếm, nhiều hộ kinh doanh, người bán hàng rong vẫn “vô tư” bày bán.
Tại cổng bệnh viện Chợ Rẫy trên đường Nguyễn Chí Thanh (quận 5), không ít người bán hàng rong thoải mái lấn chiếm vỉa hè, lòng đường để kinh doanh. Có trường hợp còn bày bán hàng hoá ngay trước biển báo cấm, như kiểu… “ta đây chẳng sợ ai”.
Còn trên tuyến đường Lê Quang Sung, UBND phường 6 (quận 6) treo băng rôn thông báo: “Kể từ ngày 19/3/2017, UBND phường 6 tiến hành ra quân xử phạt nghiêm các trường hợp vi phạm lấn chiếm lòng lề đường, vỉa hè, vệ sinh môi trường, trật tự an toàn giao thông, chợ tự phát trên các tuyến đường thuộc địa bàn phường”. Thế nhưng, phía trước tấm bảng là cảnh các hộ buôn bán kinh doanh thực phẩm bày biện hàng hoá lấn chiếm toàn bộ vỉa hè, còn xe máy đậu tràn xuống cả lòng đường.
Cách khu vực đó vài bước đi bộ, trên đường Minh Phụng, dưới tấm băng rôn tuyên truyền với nội dung “Thực hiện nếp sống văn minh mỹ quan đô thị là trách nhiệm của mọi người mọi nhà” là cảnh buôn bán lấn chiếm vỉa hè. Còn người dân cứ thấy tiện lợi là tấp xe máy vào lề đường để mua bán.
Ở phía trước chợ Minh Phụng, chính quyền địa phương đã xây dựng barrier tạo phần đường dành riêng cho người đi bộ. Phía trước barrier này là tấm biển cấm “Bán hàng rong trên vỉa hè”.
Tuy nhiên, bất chấp bảng cấm, người phụ nữ bán xôi này ngồi chắn ngay lối vào.
Tương tự trên đường Cống Quỳnh (quận 1), mặc cho chính quyền địa phương treo băng rôn ghi rõ mức xử phạt theo các điều khoản cụ thể của Nghị định Chính phủ, nhưng hành vi lấn chiếm vỉa hè kinh doanh vẫn nghiễm nhiên diễn ra ngay dưới tấm băng rôn nói trên. Còn người đi bộ đành phải đi xuống lòng đường.
Tại đường số 3, quận Bình Thạnh, một băng rôn với nội dung “Không kinh doanh, bày bán hàng hoá trên lòng đường, hè phố gây cản trở giao thông”. Còn ở phía bên cạnh là cảnh buôn bán tràn lan, lấn chiếm gây phản cảm.
Trên đường D2, Điện Biên Phủ (quận Bình Thạnh), thay những tấm băng rôn đỏ là khẩu hiệu với màu sắc hiền hoà hơn “Lề đường là dành cho người đi bộ”. Tuy nhiên, thực tế thì người đi bộ chẳng có vỉa hè khi đi qua quán cà phê này vì toàn bộ không gian vỉa hè được quán cà phê này biến thành bãi giữ xe cho khách.
Còn ngay trên vỉa hè rộng rãi trên đường Điện Biên Phủ, đoạn qua trường đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh, người đi bộ phải “vừa đi, vừa né” hàng rong lấn chiếm và cả người điều khiển xe gắn máy.
Không ít người đi qua những khu vực nói trên đều “nói vui” với ngụ ý rằng: “Biển hiệu thì đã rõ, nhưng “biểu hiện” lại chưa tới đâu”. Hay cũng có người lại cho rằng, việc đặt biển báo cấm, băng rôn tuyên truyền thường ở những vị trí là “điểm nóng” lấn chiếm vỉa hè, lòng đường. Vấn đề là sau khi treo băng rôn, biển báo cấm cần phải có những hành động xử lý dứt khoát, nghiêm minh để tránh những hình ảnh tréo nghoe này tồn tại.
Khu Vực Biên Giới Biển, Ý Nghĩa Của Việc Cắm Mốc Như Thế Nào?
Vừa qua, sau khi Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng thành phố chủ trì phối hợp với các sở, ban, ngành và UBND các quận tổ chức lắp đặt 22 biển báo tại 17 phường biên giới biển, một số người dân ở phường Nại Hiên Đông, quận Sơn Trà hỏi: Thế nào là khu vực biên giới biển? Ý nghĩa của việc cắm mốc như thế nào?
Biển báo khu vực biên giới biển tại ngã tư nút giao thông đường Trần Thánh Tông với đường Lê Chân (điểm giáp ranh giữa phường An Hải Bắc với phường Nại Hiên Đông, quận Sơn Trà).
Trả lời:
Khu vực biên giới biển tính từ biên giới quốc gia trên biển vào hết địa giới hành chính các xã, phường, thị trấn giáp biển và các đảo, quần đảo. Biên giới quốc gia trên biển là ranh giới phía ngoài lãnh hải của đất liền, lãnh hải của đảo, lãnh hải của quần đảo thuộc Việt Nam; biên giới quốc gia trên biển được xác định và đánh dấu bằng các tọa độ trên hải đồ.
Ở những lãnh hải, nội thủy hoặc vùng nước lịch sử của Việt Nam tiếp giáp với lãnh hải, nội thủy hoặc vùng nước lịch sử của nước láng giềng thì biên giới quốc gia trên biển được xác định theo thỏa thuận giữa các nước có chung vùng biển phù hợp với điều ước quốc tế mà Việt Nam đã ký kết.
Việc cắm mốc khu vực biên giới biển trên địa bàn thành phố Đà Nẵng vừa qua có vai trò, ý nghĩa rất quan trọng, trước hết là giúp người dân hiểu sâu sắc hơn về địa phận, vị trí lãnh thổ, lãnh hải, đường cơ sở, vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa…
Khi có bất cứ dấu hiệu xâm phạm khu vực biên giới biển, người dân có thể nhận biết và báo cáo cơ quan chức năng. Đồng thời, các cá nhân, tổ chức khi đi vào địa bàn nêu trên cũng nhận biết được đây là “khu vực biên giới biển”.
B.V thực hiện
Bạn đang xem bài viết Hà Nội Cắm Biển Báo Các Khu Vực Cấm Bán Hàng Rong trên website Sachlangque.net. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!