Cập nhật thông tin chi tiết về Hệ Thống Biển Báo Đường Bộ Và Đường Sắt Việt Nam mới nhất trên website Sachlangque.net. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Cùng với người điều khiển giao thông (Cảnh sát giao thông) và đèn tín hiệu giao thông, hệ thống biển báo hiệu giao thông đường bộ Việt Nam đứng vị trí rất quan trọng, không quá khi ta nói rằng chúng là cần nhất, không thể thiếu để duy trì trật tự, an toàn giao thông, giúp xe và phương tiện, người tham giao thông được lưu hành, đi lại một cách bình thường, tránh ùn tắc và hạn chế tai nạn giao thông. Những nơi vắng vẻ, khu vực đông dân cư, nơi mà người cảnh sát không thể túc trực hàng giờ để cảnh báo phân luồng thì các biển báo giao thông đang thay họ hàng ngày hàng đêm, chúng giúp cải thiện đáng kể công việc con người, tiết kiệm được thời gian, con người và kinh tế.
Phân loại hệ thống biển báo hiệu giao thông đường bộ Việt Nam.
Một trong những thành tựu phát minh, sáng chế lớn nhất của con người, xứng tầm vĩ đại, chúng vẫn sừng sững trải qua mưa gió đứng hiên ngang trên vỉa hè, giữa lối đi, trước ngã ba ngã tư, trên đường cao tốc, quốc lộ, đường sắt, đường thủy… Chúng là “Hệ thống biển báo hiệu giao thông đường bộ Việt Nam”. Nhằm tạo sự nhận biết, phân biệt rõ ràng và dễ nhất, các biển báo được phân ra theo các hình thức như hiệu lệnh, chỉ dẫn, biển cấm… phân biệt bằng các khối hình khác nhau như hình tròn, vuông, hình chữ nhật, tam giác… phối kết hợp với chúng là các mầu sắc gây sự chú ý cao nhưng vẫn không gây ảnh hưởng cho người lái xe và các phương tiện tham gia giao thông… Cụ thể trong đó:
Hình tròn.
Nền mầu trắng và viền mầu đỏ.
Nội dung thể hiện lệnh cấm nằm ở giữa tâm của biển có mầu đen.
Một số biển được thể hiện khác so với quy tắc chung với khối Biển báo “Cấm” nhưng vẫn thuộc và có ý nghĩa là cấm, thông báo… như biển cấm dừng, cấm đỗ, biển hết hạn chết tốc độ, biẻn STOP.
Hình tam giác.
Nền mầu vàng và viền mầu đỏ.
Nội dung thể hiện nằm ở giữa tâm của biển có mầu đen.
Không có ý nghĩa là “Cấm” hay hiệu lệnh bắt người tham gia giao thông, người điều khiển phương tiện tham gia giao thông phải thực hiện theo, nhưng các Biển báo nguy hiểm nhằm mục đích thông báo cho người lái xe biết trước các tính huống có thể xảy ra phía trước, có thể phía trước tiếp theo sẽ là những đường có địa hình như thế nào, giao cắt ra sao, đường hướng nào được ưu tiên cần lưu ý để người lái xe giảm tốc độ, đi đúng phần đường, giữ cự ly an toàn…
Hình tròn.
Nền mầu xanh.
Nội dung thể hiện bên trong nằm chính giữa và có mầu trắng.
Đây là những biển bắt buộc mọi người lái xe, tham gia giao thông thì gặp đều phải tuân thủ và làm theo, thông thường là các hướng phải đi, hay hạn chế tốc độ tối thiểu… Cùng với Biển báo “Cấm” nếu người lái xe không nghiêm túc thực hiện sẽ dẫn đến hậu quả khó lường, đi không đúng luật, vi phạm giao thông và có thể gây tai nạn…
IV. Biển báo chỉ dẫn:
Hình chữ nhật hoặc hình vuông.
Nền mầu xanh.
Nội dung thể hiện bên trong có thể là mầu đen, mầu trắng, mầu vàng hoặc đỏ.
Đứng vị trí là thứ yếu, nhằm chỉ dẫn cho lái xe biết được các địa điểm tiếp theo, thành phố đô thị hay làng mạc, những điểm mốc. lối rẽ (không bắt buộc phải tuân theo), nơi dừng xe nghỉ ngơi, trạm xăng…
V. Biển phụ:
Hình chữ nhật hoặc hình vuông.
Nền mầu trắng.
Nội dung thể hiện bên trong chủ đạo là mầu đen hoặc mầu đỏ.
Nhằm mục đích bổ trợ cho các loại Biển báo “Cấm”, Biển báo nguy hiểm, Biển báo hiệu lệnh, Biển báo chỉ dẫn, trong các trường hợp đặc biệt, khi có biển phụ đi kèm với các loại biển trên thì người lái xe phải thực hiện theo nội dung được thể hiện trên biển phụ.
VI. Vạch kẻ đường:
Nội dung thể hiện đa dạng bằng các hình vẽ, các đường kẻ sọc…
Được sơn bằng các mầu trắng hoặc vàng trên mặt đường.
Tuy không được liệt kê, định nghĩa và phân loại như các loại biển được sử dụng trong Hệ thống biển báo hiệu giao thông đường bộ Việt Nam nhưng vạch kẻ đường cũng rất quan trong, về phạm vi áp dụng, ý nghĩa là ngang với biển, chúng được dùng song song đồng hành với biển và đèn tín hiệu giao thông. Khi tham gia giao thông người lái xe chỉ nhìn biển nhìn đèn là chưa đủ, vạch kẻ đường hiện nay rất đa dạng với các hình thức là báo hiệu, hiệu lệnh tuân theo hoặc chỉ dẫn…
Tổng hợp đây là một bộ quy chuẩn theo quốc tế, cũng như giấy phép lái xe của Việt Nam hiện nay đã có thể sử dụng được trên toàn thế giới (ngoại trừ một số nước sử dụng tay lái nghịch và các nước khác). Các bạn chỉ cần nhớ đặc điểm nhận biết phân loại của các loại biển như đã nêu ở trên. Hiểu đước phạm vi áp dụng, kinh nghiệm là trước mỗi khi đi tới một ngã ba hoặc ngã tư, khi mới đi vào một khu vực mới, đường mới hay thành phố mới mà ta chưa đi lần nào thì hãy cẩn trọng. Quan sát trước sau, trên mặt đường để đi cho đúng quy tắc giao thông, giảm thiểu tai nạn và càng tránh bị phạt bởi những lỗi không đáng có…
Hệ Thống Biển Báo Giao Thông Đường Bộ Việt Nam
Hệ thống biển báo giao thông đường bộ Việt Nam được áp dụng dành cho người điều khiển phương tiện tham gia giao thông. Tùy thuộc vào ký hiệu của biển báo giao thông sẽ thể hiện ý nghĩa mà người đi đường phải tuân thủ.
Ở đây chúng tôi xin tổng hợp lại tất cả những biển báo và bảng chỉ dẫn giao thông để đọc giả có thể tham khảo. Đồng thời các bạn cũng có thể thông qua những thông tin mà chúng tôi cung cấp để thuộc tên các biển báo giao thông.
Hệ Thống Biển Báo Giao Thông Đường Bộ Việt Nam
Mỗi loại biển báo sẽ thể hiện một ý nghĩa hay chỉ dẫn riêng bắt buộc người điều khiển phương tiện tham gia phải tuân thủ và làm theo. Đối tượng đi sai làn đường hoặc không tuân thủ chỉ dẫn của biển báo sẽ bị phạt bởi lực lượng chức năng giám sát.
Là loại biển báo rất quan trọng trong các loại biển báo giáo thông đường bộ, bắt buộc người tham gia giao thông phải chấp hành tuyệt đối chỉ dẫn mà loại biển báo này đưa ra. Những ai không tuân thủ và vi phạm sẽ bị coi là phạm luật giao thông.
Nhóm biển báo này thường được trang trí bằng viền đỏ và gồm 39 biển báo các loại, được đánh số thứ tự từ 101 đến 139 như hình trên.
Một số trường hợp biển báo cấm còn được hiển thị bằng viền xanh, điển hình là biển báo từ số 133 đến 135.
Nhóm biển báo nguy hiểm mang ý nghĩa cảnh báo nguy hiểm, nhắc nhở người điều khiển phương tiện tham gia giao thông cẩn thận và đề phòng khi tham gia làn đường.
Các loại biển báo này thường có dạng là hình tam giác đều, có viền đỏ và thể hiện bằng nền vàng. Tương ứng với mỗi loại cảnh báo sẽ thể hiện bằng hình vẽ khác nhau.
Biển hiệu lệnh nằm trong danh sách các biển báo giao thông đường bộ bắt buộc người điều khiển phải thi hành và tuân thủ. Như hình dưới, chúng ta sẽ làm quen với 10 dạng hiệu lệnh được đánh số từ 301 cho đến 309.
Biển chỉ dẫn mang ý nghĩa và công dụng định hướng cho người điều khiển giao thông đường bộ có thể nắm bắt các hướng dẫn khi đang chạy trên làn đường. Biển báo này có tác dụng giúp cho người đi đường có thể thuận lợi và đảm bảo an toàn trên các tuyến đường.
Nhóm biển báo chỉ dẫn rất đa dạng và được đánh số từ 401 cho đến 444 như hình trên.
Trong các loại biển báo giao thông đường bộ Việt Nam thì biển báo phụ thường được kết hợp chung với các loại biển báo như biển báo nguy hiểm, biển báo cấm, biển báo hiệu lệnh và biển báo chỉ dẫn.
Nhóm biển báo phụ mang ý nghĩa bổ sung để giúp người điều khiển phương tiện có thể hiểu rõ hơn về loại biển báo chính.
Những vạch kẻ đường mang ý nghĩa báo hiệu để chỉ dẫn, phân cách các làn đường thực tế có tác dụng nâng cao tính an toàn và hướng người điều khiển có thể biết được đâu là làn đường theo đúng quy định mà mình nên đi vào.
Vạch kẻ đường được chia làm 2 loại là vạch nằm đứng và vạch nằm ngang.
Phía trên là toàn bộ Hệ Thống Biển Báo Giao Thông Đường Bộ Việt Nam được Trường Dạy Lái Xe Thái Sơn chia sẻ. Hy vọng các bạn có thể nắm rõ và ghi nhớ khi tham gia giao thông!
Mẹo học biển báo giao thông đường bộ tốt nhất hiện nay
Học viên có thể dựa vào bộ tài liệu 450 câu hỏi luật giao thông đường bộ có đáp án để dễ dàng học thuộc các biển báo trên. Bởi thực tế các bạn báo sẽ được tổng hợp vào cuốn tài liệu này cũng như phần luật giao thông đường bộ đang được áp dụng.
Ngoài ra các bạn cũng có thể sử dụng bộ phần mềm thi bằng lái xe B2 online có chứa các bộ đề thi lý thuyết đang được chúng tôi cung cấp dành cho học viên tham gia khóa đào tạo lái xe Ôtô để học thuộc các biển báo giao thông đường bộ.
Hệ Thống Báo Hiệu Đường Bộ Là Gì? Tìm Hiểu Về Hệ Thống Báo Hiệu Đường Bộ
Hệ thống báo hiệu đường bộ là hệ thống bao gồm các hiệu lệnh của người điều khiển giao thông như tín hiệu đèn giao thông, biển báo hiệu, rào chắn, vạch kẻ đường, cọc tiêu hoặc đường bảo vệ.
Hệ thống báo hiệu đường bộ rất quan trọng và không thể thiếu bởi nó góp phần duy trì trật tự an toàn giao thông, giúp người tham gia giao thông và các phương tiện tham gia giao thông lưu hành một cách bình thường, tránh ùn tắc giao thông và hạn chế tai nạn xảy ra.
Hệ thống này giúp cho cải thiện đáng kể công việc của con người, bởi không phải lúc nào các cán bộ giao thông cũng đứng ở đường để cảnh báo phân luồng. Giúp tiết kiệm thời gian, con người và cả kinh tế.
Hệ thống báo hiệu đường bộ bao gồm: hiệu lệnh của người điều khiển giao thông, tín hiệu đèn giao thông, biển báo hiệu, vạch kẻ đường, cọc tiêu hoặc tường bảo vệ, hàng rào chắn.
Một biển báo hiệu đường bộ quy định về vận tốc di chuyển trên đường
Tìm hiểu về hệ thống báo hiệu đường bộ
Hiệu lệnh của người điều khiển giao thông
Hiệu lệnh tay giơ thẳng để báo hiệu cho người tham gia giao thông ở các hướng dừng lại.
Hiệu lệnh hai tay dang ngang hoặc một tay dang ngang để báo hiệu cho người tham gia giao thông ở phía trước và phía sau để người điều khiển dừng lại. Hiệu lệnh này người tham gia giao thông ở phía bên trái và phía bên phải của người điều khiển giao thông được đi.
Hiệu lệnh tay phải giơ về phía trước là để báo hiệu cho người tham gia giao thông ở phía sau và bên phải người điều khiển giao thông phải dừng lại. Còn người tham gia giao thông ở phía trước người điều khiển giao thông sẽ được đi tất cả các hướng, và người đi bộ sẽ phải đi ra phía sau của người điều khiển giao thông.
Đèn tín hiệu đèn giao thông đường bộ
Trong hệ thống báo hiệu đường bộ, đèn tín hiệu giao thông có ba màu và mỗi màu sẽ có ý nghĩa riêng.
Màu xanh: tín hiệu đèn giao thông màu xanh là cho phép người tham gia giao thông được di chuyển.
Màu đỏ: khi đèn giao thông có màu đỏ là cấm đi.
Màu vàng: khi đèn giao thông chuyển sang màu vàng là sự thay đổi tín hiệu. Đèn chuyển vàng, người tham gia giao thông phải dừng xe lại trước vạch dừng. Trừ trường hợp đã đi quá vạch dừng thì được đi tiếp. Lưu ý là khi tín hiệu vàng nhấp nháy là người tham gia giao thông có thể đi được nhưng cần chú ý.
Biển báo đường bộ
Biển báo đường bộ sẽ bao gồm 5 nhóm được quy định như sau:
Biển báo cấm: đây là biển báo để biểu thị các điều cấm, người tham gia giao thông phải chấp hành. Biển báo này có dạng hình tròn, viền đỏ, nền trắng và hình vẽ màu đen.
Phải biết thiết bị ic xe máy nằm ở đâu
Tìm hiểu về thiết bị định vị xe máy
Vạch kẻ đường
Vạch kẻ đường là vạch dùng để phân chia làn đường, vị trí dừng lại hoặc hướng đi.
Rào chắn
Trong hệ thống báo hiệu đường bộ thì rào chắn được đặt ở nơi đường bị thắt hẹp, đầu cống, đầu cầu, đường cụt,…mục đích để không cho người đi lại ở khu vực kiểm soát đi lại.
Cọc tiêu hoặc tường bảo vệ
Cọc tiêu hoặc đường bảo vệ thường được đặt ở mép các đoạn đường nguy hiểm để người giao thông biết được phạm vi an toàn.
Hệ thống báo hiệu đường bộ sẽ được Bộ trưởng bộ giao thông vận tải quy định cụ thể và chi tiết.
Tập Đoàn Công Nghiệp Viễn Thông Quân Đội Viettel
Tel: 0963.14.53.53 hoặc 0922.193.999
Email: dinhcuong.dlu@gmail.com – cuongnd16@viettel.com.vn
Điều 10. Hệ Thống Báo Hiệu Đường Bộ
a) Tay giơ thẳng đứng để báo hiệu cho người tham gia giao thông phải dừng lại;
b) Hai tay hoặc một tay giang ngang để báo hiệu cho người tham gia giao thông ở phía trước và ở phía sau người điều khiển giao thông phải dừng lại; người tham gia giao thông ở phía bên phải và bên trái người điều khiển được đi thẳng và rẽ phải;
c) Tay phải giơ về phía trước để báo hiệu cho người tham gia giao thông ở phía sau và bên phải người điều khiển phải dừng lại; người tham gia giao thông ở phía trước người điều khiển được rẽ phải; người tham gia giao thông ở phía bên trái người điều khiển được đi tất cả các hướng; người đi bộ qua đường phải đi sau lưng người điều khiển giao thông.
3. Đèn tín hiệu giao thông có ba mầu, ý nghĩa từng mầu như sau:
a) Tín hiệu xanh là được đi;
b) Tín hiệu đỏ là cấm đi;
c) Tín hiệu vàng là báo hiệu sự thay đổi tín hiệu. Khi đèn vàng bật sáng, người điều khiển phương tiện phải cho xe dừng lại trước vạch dừng, trừ trường hợp đã đi quá vạch dừng thì được đi tiếp;
d) Tín hiệu vàng nhấp nháy là được đi nhưng cần chú ý.
4. Biển báo hiệu đường bộ gồm 5 nhóm, ý nghĩa từng nhóm như sau:
a) Biển báo cấm để biểu thị các điều cấm;
b) Biển báo nguy hiểm để cảnh báo các tình huống nguy hiểm có thể xảy ra;
c) Biển hiệu lệnh để báo các hiệu lệnh phải thi hành;
d) Biển chỉ dẫn để chỉ dẫn hướng đi hoặc các điều cần biết;
đ) Biển phụ để thuyết minh bổ sung các loại biển báo cấm, biển báo nguy hiểm, biển hiệu lệnh và biển chỉ dẫn.
5. Vạch kẻ đường là vạch chỉ sự phân chia làn đường, vị trí hoặc hướng đi, vị trí dừng lại.
6. Cọc tiêu hoặc tường bảo vệ được đặt ở mép các đoạn đường nguy hiểm để hướng dẫn cho người tham gia giao thông biết phạm vi an toàn của nền đường và hướng đi của đường.
7. Hàng rào chắn được đặt ở nơi nền đường bị thắt hẹp, ở đầu cầu, đầu cống, ở đầu các đoạn đường cấm, đường cụt không cho xe, người qua lại hoặc đặt ở những nơi cần điều khiển, kiểm soát sự đi lại.
8. Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định cụ thể về báo hiệu đường bộ.
Bạn đang xem bài viết Hệ Thống Biển Báo Đường Bộ Và Đường Sắt Việt Nam trên website Sachlangque.net. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!