Cập nhật thông tin chi tiết về Hệ Thống Biển Báo Hiệu Đường Thủy Nội Địa mới nhất trên website Sachlangque.net. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Chủ nhật, 24/11/2019
Đã xem: 12342
Nhận xét: 1
Theo Điều 12 Luật Giao thông đường thuỷ nội địa quy định Hệ thống báo hiệu đường thuỷ nội địa như sau:
1. Báo hiệu đường thuỷ nội địa bao gồm phao, biển báo, đèn hiệu và thiết bị phụ trợ khác nhằm hướng dẫn giao thông cho phương tiện hoạt động trên đường thuỷ nội địa.
2. Hệ thống báo hiệu đường thuỷ nội địa bao gồm:
a) Báo hiệu dẫn luồng để chỉ giới hạn luồng hoặc hướng tàu chạy;
b) Báo hiệu chỉ vị trí nguy hiểm để chỉ nơi có vật chướng ngại hoặc vị trí nguy hiểm khác trên luồng;
3. Tuyến đường thủy nội địa đã được công bố, quản lý phải được lắp đặt và duy trì hệ thống báo hiệu đường thủy nội địa.
4. Chủ công trình, tổ chức, cá nhân gây ra vật chướng ngại trên đường thủy nội địa có trách nhiệm lắp đặt kịp thời và duy trì báo hiệu đường thủy nội địa theo quy định trong suốt thời gian xây dựng công trình hoặc thời gian tồn tại vật chướng ngại đó.
5. Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định chi tiết về báo hiệu đường thuỷ nội địa.
Theo Quy chuẩn Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về báo hiệu Đường thủy nội địa Việt Nam quy định:
Báo hiệu đường thủy nội địa phân thành 3 loại:
a) Báo hiệu chỉ giới hạn, vị trí của luồng tàu chạy (gọi chung là báo hiệu dẫn luồng): Là những báo hiệu giới hạn phạm vi chiều rộng, chỉ vị trí hay chỉ hướng của luồng tàu chạy nhằm hướng dẫn phương tiện đi đúng theo luồng tàu.
b) Báo hiệu chỉ vị trí nguy hiểm hay vật chướng ngại trên luồng: Là những báo hiệu chỉ cho phương tiện thủy biết vị trí các vật chướng ngại, các vị trí hay khu vực nguy hiểm trên luồng để phòng tránh, nhằm đảm bảo an toàn cho phương tiện và công trình trên tuyến.
Biển báo hiệu và màu sắc báo hiệu
a) Ý nghĩa, tác dụng của báo hiệu thể hiện ở biển báo hiệu.
b) Các báo hiệu giới hạn luồng tàu chạy và chỉ vị trí nguy hiểm trên luồng phía bờ trái có hình tam giác, hình thoi và sơn màu xanh lục. Phía bờ phải có hình tam giác ngược, hình vuông và sơn màu đỏ.
c) Các báo hiệu chỉ hướng của luồng tàu chạy phía trái hình thoi, phía phải hình vuông và sơn màu vàng.
d) Các báo hiệu chỉ tim luồng tàu, vật chướng ngại đặt trên đường thủy rộng, hai luồng thì có biển hình tròn. Báo hiệu chỉ tim luồng sơn màu đỏ trắng xen kẽ theo chiều dọc, báo hiệu chỉ vật chướng ngại thì sơn màu đen, báo hiệu chỉ vị trí có hai luồng tàu chạy thì sơn màu đỏ và xanh lục.
e) Các báo hiệu thông báo cấm có biển hình vuông phẳng, nền sơn trắng, viền và gạch chéo sơn màu đỏ, ký hiệu quy định cấm sơn đen. Các báo hiệu thông báo sự hạn chế và chỉ dẫn có biển hình vuông phẳng, nền biển sơn màu trắng, viền sơn màu đỏ, ký hiệu quy định hạn chế hay chỉ dẫn sơn màu đen.Các báo hiệu thông báo có biển hình vuông phẳng, nền sơn màu xanh lam, ký hiệu cần thông báo sơn màu trắng.
f) Các biển báo phải được đặt ở vị trí hợp lý và nhìn thấy rõ từ hướng luồng tàu đi đến.
g) Được phép bố trí 2 hay 3 biển báo hiệu không trái ngược nhau về ý nghĩa trên cùng một cột.
h) Các báo hiệu có hình khối hoặc có kết cấu tương tự như:
– Hai hình vuông ghép thẳng góc với nhau theo trục đối xứng (kiểu múi khế) hay hình trụ gọi chung là hình trụ.
– Hai hình tam giác ghép thẳng góc với nhau theo trục đối xứng (kiểu múi khế) hay hình nón gọi chung là hình nón.
– Hai hình tròn ghép thẳng góc với nhau theo trục đối xứng (kiểu múi khế) hay hình cầu gọi chung là hình cầu.
Biển phụ dùng trên phao, biển phụ dùng cho báo hiệu thông báo chỉ dẫn, cờ
a) Biển phụ đặt trên phao hay còn gọi là tiêu thị: Là các biển bổ trợ nhằm nói rõ ý nghĩa của báo hiệu và được dùng trong các trường hợp:
– Phao ống, phao cột hay phần thân phao không thể hiện được hình dạng của biển báo hiệu theo quy định.
– Các dạng phao khác mà phần thân phao, hay giá phao không lắp được biển báo hiệu theo quy định.
– Ở nơi luồng bắt đầu đổi hướng, vào cua cong, vị trí nguy hiểm thì có thể lắp thêm tiêu thị bên trên biển báo hiệu chính để nhấn mạnh ý nghĩa của báo hiệu.
Tiêu thị có hình dáng, màu sắc quy định như biển báo hiệu chính nhưng có kích thước nhỏ hơn và bố trí ở trên đỉnh của phao.
b) Biển phụ dùng cho báo hiệu thông báo chỉ dẫn: Là các biển nhằm hỗ trợ cho các biển thông báo chỉ dẫn về ý nghĩa, cũng như xác định phạm vi hiệu lực của báo hiệu.
c) Cờ: Trong các trường hợp luồng lạch biến đổi đột xuất, hay xuất hiện vật chướng ngại đột xuất mà chưa kịp bố trí báo hiệu thì phải đặt ngay một cờ tam giác, phía phải màu đỏ, phía trái màu xanh lục. Ban đêm có một đèn sáng liên tục bên phải ánh sáng màu đỏ, bên trái ánh sáng màu xanh lục. Trong phạm vi 24 giờ các cờ tạm kể trên phải được thay bằng báo hiệu có biển báo theo quy định.
Vật mang biển báo hiệu Biển báo hiệu được gắn lên các vật thể cố định đặt trên bờ (gọi chung là cột) hoặc trên các vật nổi (gọi chung là phao) và có màu sắc như sau:
– Đặt phía bờ phải: Phao sơn màu đỏ, cột sơn khoang màu đỏ trắng xen kẽ.
– Đặt phía bờ trái: Phao sơn màu xanh lục, cột sơn khoang xanh lục – trắng xen kẽ.
– Đặt ở nơi phân luồng hay ngã ba: phao sơn màu đỏ – xanh lục xen kẽ, cột sơn khoang màu đỏ – xanh lục xen kẽ.
– Đặt ở nơi có vật chướng ngại trên đường thủy rộng: phao sơn màu đỏ – đen xen kẽ.
BÁO HIỆU THÔNG BÁO CHỈ DẪN
BÁO HIỆU CHỈ DẪN
BÁO HIỆU THÔNG BÁO
Hệ Thống Báo Hiệu Đường Bộ Là Gì? Tìm Hiểu Về Hệ Thống Báo Hiệu Đường Bộ
Hệ thống báo hiệu đường bộ là hệ thống bao gồm các hiệu lệnh của người điều khiển giao thông như tín hiệu đèn giao thông, biển báo hiệu, rào chắn, vạch kẻ đường, cọc tiêu hoặc đường bảo vệ.
Hệ thống báo hiệu đường bộ rất quan trọng và không thể thiếu bởi nó góp phần duy trì trật tự an toàn giao thông, giúp người tham gia giao thông và các phương tiện tham gia giao thông lưu hành một cách bình thường, tránh ùn tắc giao thông và hạn chế tai nạn xảy ra.
Hệ thống này giúp cho cải thiện đáng kể công việc của con người, bởi không phải lúc nào các cán bộ giao thông cũng đứng ở đường để cảnh báo phân luồng. Giúp tiết kiệm thời gian, con người và cả kinh tế.
Hệ thống báo hiệu đường bộ bao gồm: hiệu lệnh của người điều khiển giao thông, tín hiệu đèn giao thông, biển báo hiệu, vạch kẻ đường, cọc tiêu hoặc tường bảo vệ, hàng rào chắn.
Một biển báo hiệu đường bộ quy định về vận tốc di chuyển trên đường
Tìm hiểu về hệ thống báo hiệu đường bộ
Hiệu lệnh của người điều khiển giao thông
Hiệu lệnh tay giơ thẳng để báo hiệu cho người tham gia giao thông ở các hướng dừng lại.
Hiệu lệnh hai tay dang ngang hoặc một tay dang ngang để báo hiệu cho người tham gia giao thông ở phía trước và phía sau để người điều khiển dừng lại. Hiệu lệnh này người tham gia giao thông ở phía bên trái và phía bên phải của người điều khiển giao thông được đi.
Hiệu lệnh tay phải giơ về phía trước là để báo hiệu cho người tham gia giao thông ở phía sau và bên phải người điều khiển giao thông phải dừng lại. Còn người tham gia giao thông ở phía trước người điều khiển giao thông sẽ được đi tất cả các hướng, và người đi bộ sẽ phải đi ra phía sau của người điều khiển giao thông.
Đèn tín hiệu đèn giao thông đường bộ
Trong hệ thống báo hiệu đường bộ, đèn tín hiệu giao thông có ba màu và mỗi màu sẽ có ý nghĩa riêng.
Màu xanh: tín hiệu đèn giao thông màu xanh là cho phép người tham gia giao thông được di chuyển.
Màu đỏ: khi đèn giao thông có màu đỏ là cấm đi.
Màu vàng: khi đèn giao thông chuyển sang màu vàng là sự thay đổi tín hiệu. Đèn chuyển vàng, người tham gia giao thông phải dừng xe lại trước vạch dừng. Trừ trường hợp đã đi quá vạch dừng thì được đi tiếp. Lưu ý là khi tín hiệu vàng nhấp nháy là người tham gia giao thông có thể đi được nhưng cần chú ý.
Biển báo đường bộ
Biển báo đường bộ sẽ bao gồm 5 nhóm được quy định như sau:
Biển báo cấm: đây là biển báo để biểu thị các điều cấm, người tham gia giao thông phải chấp hành. Biển báo này có dạng hình tròn, viền đỏ, nền trắng và hình vẽ màu đen.
Phải biết thiết bị ic xe máy nằm ở đâu
Tìm hiểu về thiết bị định vị xe máy
Vạch kẻ đường
Vạch kẻ đường là vạch dùng để phân chia làn đường, vị trí dừng lại hoặc hướng đi.
Rào chắn
Trong hệ thống báo hiệu đường bộ thì rào chắn được đặt ở nơi đường bị thắt hẹp, đầu cống, đầu cầu, đường cụt,…mục đích để không cho người đi lại ở khu vực kiểm soát đi lại.
Cọc tiêu hoặc tường bảo vệ
Cọc tiêu hoặc đường bảo vệ thường được đặt ở mép các đoạn đường nguy hiểm để người giao thông biết được phạm vi an toàn.
Hệ thống báo hiệu đường bộ sẽ được Bộ trưởng bộ giao thông vận tải quy định cụ thể và chi tiết.
Tập Đoàn Công Nghiệp Viễn Thông Quân Đội Viettel
Tel: 0963.14.53.53 hoặc 0922.193.999
Email: dinhcuong.dlu@gmail.com – cuongnd16@viettel.com.vn
Hệ Thống Biển Báo Trên Đường Cao Tốc
Hệ thống biển báo trên đường cao tốc, các tuyến đường vành đai hiện nay còn khá nhiều bất cập,
Những năm gần đây, hệ thống đường cao tốc đã có những chuyển biến khởi sắc. Nhiều tuyến đường cao tốc mới được hình thành giúp rút ngắn thời gian di chuyển, việc đi lại, giao lưu hàng hóa giữa các tỉnh thành đã thuận tiện hơn trước đồng thời thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội.
Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn tồn tại một số bất cập, điển hình là hệ thống biển báo hiệu tại các điểm vào – ra đường cao tốc. Không chỉ có các tuyến đường cao tốc mà ở các khu vực cầu vượt như đường vành đai 2 (Cầu Giấy – Nội Bài), kích cỡ biển báo còn rất bé khiến việc quan sát của lái xe bị hạn chế. Thành viên Giejack phản ánh: ” Đường Nội Bài – Cầu Giấy có biển chỉ hướng đi Hoàng Quốc Việt bé bằng đúng cái bàn làm việc, chữ cũng bé khiến cho gần như 100% người mới đi đều bị “quá đà” ra Cầu Giấy. Tốc độ thì toàn 80-90km chứ có phải đi bộ đâu mà làm cái biển bé quá, thiết nghĩ các cơ quan chức năng nên treo cái biển thật to để dễ quan sát từ xa”.
Thông tin thể hiện trên biển báo chưa thực sự trực quan, rõ ràng và cụ thể đã gây ra những khó khăn, trở ngại cho nhiều tài xế – đặc biệt là người mới đi đường cao tốc. Thực tế, có nhiều lái mới bị nhầm lẫn ở các điểm, nút vào đường cao tốc này. Chính vì thế, để giúp mọi người lưu thông dễ dàng, thành viên _lái_lụa_ đã đưa ra một vài lời khuyên cho các những người lần đầu đi trên đường cao tốc:
Lối mở chiều Hà Nội – Hải Phòng:
Lối mở chiều Hải Dương – Hà Nội:
Thứ Tự Hiệu Lực Của Hệ Thống Báo Hiệu Đường Bộ Hiện Nay
Tôi cần được tư vấn về báo hiệu đường bộ. Hiện nay, tôi gặp trường hợp là đèn báo hiệu 1 kiểu còn người điều hành giao thông một kiểu hay một đoạn đường lại có nhiều biển báo hiệu gần như trái ngược nhau. Vì vậy, tôi khá hoang mang không biết nên làm thế nào. Trường hợp đèn tín hiệu màu đỏ dừng lại nhưng CSGT yêu cầu đi thì nếu tôi không đi thì bị xử phạt lỗi gì? Có bị tước giấy phép lái xe không? Mong tư vấn giúp tôi thứ tự hiệu lực của hệ thống báo hiệu để tôi có thể an tâm tham gia giao thông.
Thứ nhất, quy định về thứ tự hiệu lực của hệ thống báo hiệu
Theo quy định tại Điều 4, Quy chuẩn 41/2016/ BGTVT quy định như sau:
“Điều 4: Thứ tự hiệu lực của hệ thống báo hiệu:
4.1. Khi đồng thời bố trí các hình thức báo hiệu cùng ở một khu vực có ý nghĩa khác nhau, người tham gia giao thông phải chấp hành loại hiệu lệnh theo thứ tự như sau:
4.1.1. Hiệu lệnh của người điều khiển giao thông.
4.1.2. Hiệu lệnh của đèn tín hiệu.
4.1.3. Hiệu lệnh của biển báo hiệu.
4.1.4. Hiệu lệnh của vạch kẻ đường và các dấu hiệu khác trên mặt đường.
4.2. Khi đã ở một vị trí đã có biển báo hiệu đặt cố định lại có biển báo hiệu khác đặt có tính chất tạm thời mà hai biển có ý nghĩa khác nhau thì người tham gia giao thông phải chấp hành hiệu lệnh của biển báo có tính chất tạm thời. Biển có tính chất tạm thời là biển sử dụng mang tính tình huống nhằm điều khiển giao thông có tính chất ngắn hạn như trong các sự kiện sự cố giao thông hay sử dụng trong quá trình thi công sửa chữa đường.”
Như vậy, thứ tự của hệ thống báo hiệu được quy định như sau:
Khi đồng thời bố trí các hình thức báo hiệu cùng ở một khu vực thì:
+ Hiệu lệnh của người điều khiển giao thông có hiệu lực cao nhất;
+ Sau đó đến hiệu lệnh của đèn tín hiệu;
+ Tiếp theo là hiệu lệnh của biển báo hiệu;
+ Cuối cùng là vạch kẻ đường và các dấu hiệu khác trên mặt đường.
– Khi bạn tham gia giao thông đang dừng đèn đỏ nhưng cảnh sát giao thông có hiệu lệnh đi. Thì bạn sẽ đi tiếp theo hiệu lệnh của người điều khiển giao thông.
– Khi bạn đi trên đường có biển báo cấm rẽ phải nhưng đèn tín hiệu rẽ phải đang xanh đèn thì bạn thực hiện rẽ phải theo hiệu lệnh của đèn tín hiệu.
Khi đã ở một vị trí đã có biển báo hiệu đặt cố định lại có biển báo hiệu khác đặt có tính chất tạm thời mà hai biển có ý nghĩa khác nhau.
Bạn chấp hành hiệu lệnh của biển báo có tính chất tạm thời.
Ví dụ: Bạn đi xe máy, muốn rẽ vào làn đường dành cho xe máy nhưng đầu đường rẽ có biển báo đoạn đường đang thi công và yêu cầu không đi xe vào đường này thì bạn phải tuân thủ hiệu lệnh của biển báo tạm thời đấy.
Thứ hai, về việc tham gia giao thông khi có đồng thời đèn tín hiệu và người điều khiển tham gia giao thông
Theo quy định tại Khoản 1,2 Điều 11 Luật giao thông đường bộ 2008 về chấp hành báo hiệu đường bộ như sau:
1. Người tham gia giao thông phải chấp hành hiệu lệnh và chỉ dẫn của hệ thống báo hiệu đường bộ.
2. Khi có người điều khiển giao thông thì người tham gia giao thông phải chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển giao thông.”
Theo đó thì khi tham gia giao thông mà có đồng thời cả người điều khiển giao thông và đèn tín hiệu thì người đi đường phải ưu tiên chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển giao thông.
Thứ ba, mức xử phạt lỗi vi phạm không chấp hành hiệu lệnh, hướng dẫn của người điều khiển giao thông hoặc người kiểm soát giao thông
Theo điểm m khoản 4 và điểm b, điểm c Khoản 12 Điều 6 Nghị định 46/2016/NĐ-CP , người điều khiển sẽ bị xử phạt như sau:
“Điều 6. Xử phạt người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ
4. Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
m) Không chấp hành hiệu lệnh, hướng dẫn của người điều khiển giao thông hoặc người kiểm soát giao thông.
12. Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:
b) Thực hiện hành vi quy định tại Điểm b, Điểm c, Điểm i, Điểm m Khoản 4; Điểm b, Điểm đ Khoản 5; Khoản 6; Điểm a Khoản 7; Điểm a Khoản 8 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng;
c) Thực hiện hành vi quy định tại Điểm b, Điểm c Khoản 7; Khoản 9 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng; tái phạm hoặc vi phạm nhiều lần hành vi quy định tại Khoản 9 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 03 tháng đến 05 tháng, tịch thu phương tiện. Thực hiện hành vi quy định tại một trong các Điểm, Khoản sau của Điều này mà gây tai nạn giao thông thì bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng: … Điểm m Khoản 4; Điểm b, Điểm d, Điểm đ, Điểm e Khoản 5;”
Như vậy, khi có hiệu lệnh của cảnh sát giao thông bạn phải ưu tiên chấp hành hiệu lệnh của cảnh sát giao thông. Nếu không chấp hành bạn sẽ bị phạt lỗi không chấp hành hiệu lệnh, hướng dẫn của người điều khiển giao thông hoặc người kiểm soát giao thông. Mức phạt từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng. Ngoài ra, bạn còn bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng. Trong trường hợp gây tai nạn giao thông thì còn bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng.
Trong quá trình giải quyết nếu có vấn đề gì vướng mắc. Bạn vui lòng liên hệ Dịch vụ tư vấn trực tuyến về Giao thông đường bộ 24/7: 1900 6172 để đượctư vấn.
Bạn đang xem bài viết Hệ Thống Biển Báo Hiệu Đường Thủy Nội Địa trên website Sachlangque.net. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!