Xem Nhiều 4/2023 #️ Hệ Thống Biển Báo Tốc Độ Đang “Bẫy” Người Dân? # Top 10 Trend | Sachlangque.net

Xem Nhiều 4/2023 # Hệ Thống Biển Báo Tốc Độ Đang “Bẫy” Người Dân? # Top 10 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về Hệ Thống Biển Báo Tốc Độ Đang “Bẫy” Người Dân? mới nhất trên website Sachlangque.net. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Thời gian gần đây, rất nhiều người dân đã phản ánh một thực tế cho thấy sự thiếu đồng bộ về quản lý hành chính giữa ngành công an và ngành giao thông khiến nhiều trường hợp người dân bị xử phạt oan.

Đem nhiều bức xúc đến tòa soạn Dân trí, anh Phạm Tiến Định (Từ Liêm – Hà Nội) cho biết, vì điều kiện công việc phải đi công tác giữa các tỉnh nên anh rất ý thức việc chấp hành đúng Luật Giao thông đường bộ khi tham gia giao thông. Thế nhưng việc chấp hành đúng của tôi đã phải “trả giá” tại phòng cảnh sát giao thông công an tỉnh Thái Bình.

Anh Định cho biết: “là người dân nhiều khi chúng tôi không thể nắm được hết những quy định liên tiếp được Bộ GTVT và Bộ Công an ban hành nhưng chí ít chúng tôi cũng hiểu khi điều khiển xe môtô trên quốc lộ cần mang theo những loại giấy tờ gì và nhìn hệ thống biển báo tín hiệu giao thông để chấp hành đúng”.

Anh Định dẫn ra khoản 1, Điều 11 Luật Giao thông đường bộ quy định: ” Người tham gia giao thông phải chấp hành hiệu lệnh và chỉ dẫn của hệ thống báo hiệu đường bộ “. “Vậy mà ngày 5/3 vừa qua khi chấp hành đúng theo biển báo giới hạn tốc độ khi tham gia giao thông thì tôi lại bị ngành công an xử phạt” – anh Định bức xúc.

Tìm hiểu được biết, đến giờ phút này, trên hầu hết các tuyến quốc lộ hệ thống biển báo giới hạn tốc độ mới đã được ngành giao thông dựng lên, tuy nhiên do phải đến ngày 15/3 tới quyết định 05/2007/QĐ-BGTVT mới có hiệu lực nên ngành công an vẫn căn cứ theo quyết định cũ (số 17/2004/QĐ-BGTVT ngày 30/9/2004 của Bộ trưởng Giao thông vận tải) để áp dụng xử lý vi phạm hành chính.

Quay trở lại trường hợp của anh Định, trên quốc lộ 1, địa phận Thái Bình, không có dải phân cách cố định, anh Định đã nhìn vào biển báo hạn chế tốc độ ở đầu đường cho phép xe môtô chạy với tốc độ tối đa 60km/h nên anh cứ nhìn côngtơmet xe mình xấp xỉ 60km/h để chạy. Cảnh sát giao thông đã tuýt còi yêu cầu xe anh dừng lại.

Anh Định đã xuất trình đầy đủ giấy tờ và khẳng định với đồng chí cảnh sát là mình không vi phạm luật giao thông, lúc này đồng chí cảnh sát mới đưa ra tấm ảnh việc bắn tốc độ xe anh mấy phút trước đó. Bức ảnh thể hiện anh Định điều khiển xe chạy 61km/h.

… hậu quả là biên bản vi phạm hành chính thể hiện việc anh Định chạy quá 11 km/h.

Anh Định đã trình bày việc mình nhìn biển báo đầu quốc lộ cho phép chạy với giới hạn 60 km và mong được thông cảm hoặc xử lý theo khoản 1 ” Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 10.000 đồng đến 20.000 đồng đối với hành vi điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định từ 05 km/h đến dưới 10 km/h “, Điều 13, Nghị định 152/2005/NĐ-CP ngày 15/12/2005 của Chính phủ.

Tuy nhiên sau khi nghe cảnh sát giao thông giải thích, anh Định mới vỡ ra rằng theo quy định hiện đang được áp dụng – quyết định số 17/2004/QĐ-BGTVT – thì với đoạn đường này anh chỉ có thể chạy xe với tốc độ cao nhất là 50km/h và như vậy với 11 km vượt quá anh đã bị xử phạt theo điểm a ( Điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định từ 10 km/h đến 20 km/h), khoản 6, điều 13, Nghị định 152/2005/NĐ-CP với mức ” Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 300.000 đồng ” – mức xử phạt khá nặng.

Nếu nói về việc áp dụng điều khoản xử phạt vi phạm hành chính đối với chủ phương tiện tham gia giao thông thì rõ ràng ngành công an đã không sai nhưng quá cứng nhắc, nếu nói về ý thức chấp hành giao thông thì rõ ràng anh Định và nhiều người dân là có thể thông cảm được.

Còn nói về những chiếc biển được dựng lên sớm, trên biển chỉ có nội dung giới hạn tốc độ mà không quy định rõ thời gian có hiệu lực khiến người dân vô tình “mắc bẫy” thì cũng chỉ dám hiểu là do cơ quan quản lý đường bộ (Cục Đường bộ – Bộ GTVT) “buộc phải” dựng lên sớm cho kịp với tiến độ được giao mà thôi.

Để kết bài Dân trí xin trích nguyên văn lời anh Định: Nhìn biển báo cho phép như thế, và khi đang điều khiển xe, chắc rằng khó có ai có thể xác định được xe đang chạy với tốc độ 60 hay 61km, đấy là chưa nói đến sự chính xác thống nhất giữa thiết bị bắn tốc độ của cảnh sát giao thông và của đồng hồ côngtơmet (xe anh Định mới mua của Honda VietNam và rõ ràng đã qua đăng kiểm của Bộ GTVT).

Và rõ ràng, cái đáng buồn nhất là trong mọi sự thiếu sót, tắc trách của các cơ quan quản lý nhà nước thì chỉ có người dân là “lãnh đủ hậu quả”.

Ngọc Điệp

Hệ Thống Biển Báo Trên Đường Cao Tốc

Hệ thống biển báo trên đường cao tốc, các tuyến đường vành đai hiện nay còn khá nhiều bất cập,

Những năm gần đây, hệ thống đường cao tốc đã có những chuyển biến khởi sắc. Nhiều tuyến đường cao tốc mới được hình thành giúp rút ngắn thời gian di chuyển, việc đi lại, giao lưu hàng hóa giữa các tỉnh thành đã thuận tiện hơn trước đồng thời thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội.

Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn tồn tại một số bất cập, điển hình là hệ thống biển báo hiệu tại các điểm vào – ra đường cao tốc. Không chỉ có các tuyến đường cao tốc mà ở các khu vực cầu vượt như đường vành đai 2 (Cầu Giấy – Nội Bài), kích cỡ biển báo còn rất bé khiến việc quan sát của lái xe bị hạn chế. Thành viên Giejack phản ánh: ” Đường Nội Bài – Cầu Giấy có biển chỉ hướng đi Hoàng Quốc Việt bé bằng đúng cái bàn làm việc, chữ cũng bé khiến cho gần như 100% người mới đi đều bị “quá đà” ra Cầu Giấy. Tốc độ thì toàn 80-90km chứ có phải đi bộ đâu mà làm cái biển bé quá, thiết nghĩ các cơ quan chức năng nên treo cái biển thật to để dễ quan sát từ xa”.

Thông tin thể hiện trên biển báo chưa thực sự trực quan, rõ ràng và cụ thể đã gây ra những khó khăn, trở ngại cho nhiều tài xế – đặc biệt là người mới đi đường cao tốc. Thực tế, có nhiều lái mới bị nhầm lẫn ở các điểm, nút vào đường cao tốc này. Chính vì thế, để giúp mọi người lưu thông dễ dàng, thành viên _lái_lụa_ đã đưa ra một vài lời khuyên cho các những người lần đầu đi trên đường cao tốc:

Lối mở chiều Hà Nội – Hải Phòng:

Lối mở chiều Hải Dương – Hà Nội:

Thẩm Quyền Đặt Biển Báo Tốc Độ? Ý Nghĩa Của Các Biển Báo Tốc Độ?

“Cùng với người điều khiển giao thông và đèn tín hiệu giao thông, hệ thống biển báo hiệu giao thông đường bộ Việt Nam đứng vị trí rất quan trọng, không thể thiếu để duy trì trật tự, an toàn giao thông, giúp xe và phương tiện, người tham giao thông được lưu hành, đi lại một cách bình thường, tránh ùn tắc và hạn chế tai nạn giao thông.”

Hiểu được phạm vi áp dụng, kinh nghiệm là trước mỗi khi đi tới một ngã ba hoặc ngã tư, khi mới đi vào một khu vực mới, đường mới hay thành phố mới mà ta chưa đi lần nào thì hãy cẩn trọng. Quan sát trước sau, trên mặt đường để đi cho đúng quy tắc giao thông, giảm thiểu tai nạn và càng tránh bị phạt bởi những lỗi không đáng có…

Vi phạm chạy quá tốc độ, vi phạm chạy dưới tốc độ tối thiểu cho phép là những lỗi vi phạm phổ biến nhất mà các lái xe thường xuyên gặp phải do yếu kiến thức về đọc – hiểu biển báo giao thông đường bộ. Để không gặp phải những lỗi vi phạm này thì các bạn cần phải hiểu rõ về các biển báo tốc độ.

1. Thẩm quyền đặt biển báo tốc độ

Cơ quan nào có thẩm quyền cắm biển báo giao thông trong đó có biển báo hạn chế tốc độ lưu thông của các phương tiện?

Căn cứ Khoản 4 Điều 10 Thông tư 31/2019/TT-BGTVT có hiệu lực ngày 15/10/2019 quy định cơ quan có thẩm quyền quyết định đặt biển báo hạn chế tốc độ, bao gồm:

– Bộ Giao thông vận tải có thẩm quyền cắm biển báo hạn chế tốc độ lưu thông đối với đường bộ cao tốc.

– Tổng cục Đường bộ Việt Nam có thẩm quyền cắm biển báo hạn chế tốc độ lưu thông đối với hệ thống quốc lộ và đường khác thuộc phạm vi quản lý của Bộ Giao thông vận tải (trừ đường bộ cao tốc).

– Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có thẩm quyền cắm biển báo hạn chế tốc độ lưu thông đối với hệ thống đường tỉnh, đường huyện, đường xã, đường đô thị và đường chuyên dùng thuộc phạm vi quản lý.

Đối với đường đôi, đặt biển báo hạn chế tốc độ riêng cho từng chiều đường; đặt biển báo hạn chế tốc độ cho một khoảng thời gian trong ngày (biển phụ, biển điện tử); đặt biển báo hạn chế tốc độ riêng đối với các loại phương tiện có nguy cơ mất an toàn giao thông cao; đặt biển báo hạn chế tốc độ có trị số lớn hơn 60 km/h (đối với đoạn đường trong khu vực đông dân cư), lớn hơn 90 km/h (đối với đoạn đường ngoài khu vực đông dân cư) cho các tuyến đường có vận tốc thiết kế lớn hơn vận tốc tối đa quy định tại Điều 6, Điều 7 Thông tư 31/2019/TT-BGTVT, nhưng phải đảm bảo khai thác an toàn giao thông.

Đồng thời, Thông tư 31/2019/TT-BGTVT cũng quy định cụ thể cơ quan có thẩm quyền quyết định đặt biển báo đối với các trường hợp:

Bộ Giao thông vận tải đối với đường bộ cao tốc; Tổng cục Đường bộ Việt Nam đối với hệ thống quốc lộ và đường khác thuộc phạm vi quản lý của Bộ Giao thông vận tải (trừ đường bộ cao tốc); Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đối với hệ thống đường tỉnh, đường huyện, đường xã, đường đô thị và đường chuyên dùng thuộc phạm vi quản lý.

2. Quy định về khoảng cách an toàn giữa các xe

Ngoài Điều 12 Luật giao thông đường bộ 2008 quy định chung về tốc độ và khoảng cách giữa các xe thì hiện tại pháp luật ban hành Thông tư 31/2019/TT-BGTVT có hiệu lực từ ngày 15/10/2019 quy định về tốc độ và khoảng cách an toàn của xe cơ giới, xe máy chuyên dùng tham gia giao thông.

Đối với quy định tốc độ tối đa cho phép xe cơ giới, tại Thông tư 31/2019/TT-BGTVT thay thế Thông tư 91/2015/TT-BGTVT vẫn quy định giống nhau:

+ Tốc độ tối đa cho phép xe cơ giới tham gia giao thông trong khu vực đông dân cư (trừ đường cao tốc): Đường đôi; đường một chiều có từ hai làn xe cơ giới trở lên tốc độ tối đa là 60km/h; Đường hai chiều; đường một chiều có một làn xe cơ giới tốc độ tối đa là 50km/h.

+ Tốc độ tối đa cho phép xe cơ giới tham gia giao thông ngoài khu vực đông dân cư (trừ đường cao tốc):

Đường đôi; đường một chiều có từ hai làn xe cơ giới trở lên tốc độ tối đa là 90km/h; Đường hai chiều; đường một chiều có một làn xe cơ giới tốc độ tối đa là 80km/h.

Đường đôi; đường một chiều có từ hai làn xe cơ giới trở lên tốc độ tối đa là 80km/h; Đường hai chiều; đường một chiều có một làn xe cơ giới tốc độ tối đa là 70km/h.

.) Ô tô buýt; ô tô đầu kéo kéo sơ mi rơ moóc; xe mô tô; ô tô chuyên dùng (trừ ô tô trộn vữa, ô tô trộn bê tông):

Đường đôi; đường một chiều có từ hai làn xe cơ giới trở lên tốc độ tối đa là 70km/h; Đường hai chiều; đường một chiều có một làn xe cơ giới tốc độ tối đa là 60km/h.

.) Ô tô kéo rơ moóc; ô tô kéo xe khác; ô tô trộn vữa, ô tô trộn bê tông, ô tô xi téc:

Đường đôi; đường một chiều có từ hai làn xe cơ giới trở lên tốc độ tối đa là 60km/h; Đường hai chiều; đường một chiều có một làn xe cơ giới tốc độ tối đa là 50km/h.

Cụ thể, Thông tư 31/2019/TT-BGTVT quy định về khoảng cách an toàn giữa hai phương tiện cùng tham gia giao thông, như:

Khi điều khiển xe tham gia giao thông trên đường bộ, người lái xe, người điều khiển xe máy chuyên dùng phải giữ một khoảng cách an toàn đối với xe chạy liền trước xe của mình; ở nơi có biển báo “Cự ly tối thiểu giữa hai xe” phải giữ khoảng cách không nhỏ hơn trị số ghi trên biển báo.

Xe chạy với tốc độ 60 km/giờ, khoảng cách an toàn tối thiểu sẽ là 35 m; xe chạy với tốc độ lớn hơn 60 km/giờ và nhỏ hơn hoặc bằng 80 km/giờ, khoảng cách an toàn tối thiểu là 55 m; xe chạy với tốc độ lớn hơn 80 km/giờ và nhỏ hơn hoặc bằng 100 km/giờ, khoảng cách an toàn tối thiểu là 70 m; xe chạy với tốc độ lớn hơn 100 km/giờ và nhỏ hơn hoặc bằng 120 km/giờ, khoảng cách an toàn tối thiểu là 100 m.

Khi điều khiển xe chạy với tốc độ dưới 60 km/h, người lái xe phải chủ động giữ khoảng cách an toàn phù hợp với xe chạy liền trước xe của mình; khoảng cách này tùy thuộc vào mật độ phương tiện, tình hình giao thông thực tế để đảm bảo an toàn giao thông.

Trong trường hợp khi trời mưa, có sương mù, mặt đường trơn trượt, đường có địa hình quanh co, đèo dốc, tầm nhìn hạn chế, người lái xe phải điều chỉnh khoảng cách an toàn thích hợp lớn hơn trị số ghi trên biển báo hoặc trị số được quy định trên.

Bên cạnh đó, việc đặt biển báo hạn chế tốc độ thực hiện theo quy định của pháp luật về báo hiệu đường bộ và phải căn cứ vào điều kiện thực tế của đoạn tuyến, tuyến đường về kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, về lưu lượng, chủng loại phương tiện và về thời gian trong ngày.

Đối với dự án đầu tư xây dựng mới hoặc nâng cấp, cải tạo công trình đường bộ, lắp đặt đầy đủ biển báo hạn chế tốc độ trước khi đưa công trình vào sử dụng. Đối với đoạn tuyến, tuyến đường bộ đang khai thác thuộc phạm vi quản lý, cơ quan quản lý đường bộ phải chủ động, kịp thời lắp đặt biển báo hiệu đường bộ theo quy định.

Trên các đường nhánh ra, vào đường cao tốc, khi đặt biển báo hạn chế tốc độ, trị số tốc độ ghi trên biển không được dưới 50 km/h.

3. Ý nghĩa của việc đặt biển báo hạn chế tốc độ

Nhưng tại Thông tư 31/2019/TT-BGTV quy định cụ thể hơn khoảng cách an toàn giữa hai xe tham gia giao thông và trách nhiệm của cơ quan quản lý đặt biến báo tốc độ ở từng loại đường.

Người tham gia giao thông phải chấp hanh quy định về tốc độ và khoảng cách khi điều khiển phương tiện trên đường bộ:

+ Khi tham gia giao thông trên đường bộ, người điều khiển phương tiện phải nghiêm chỉnh chấp hành quy định về tốc độ, khoảng cách an toàn tối thiểu giữa hai xe (thuộc chủng loại xe cơ giới, xe máy chuyên dùng) được ghi trên biển báo hiệu đường bộ.

+ Tại những đoạn đường không bố trí biển báo hạn chế tốc độ, không bố trí biển báo khoảng cách an toàn tối thiểu giữa hai xe, người điều khiển phương tiện tham gia giao thông phải thực hiện theo các quy định về khoảng cách an toàn giữa các xe.

+ Người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ phải điều khiển xe chạy với tốc độ phù hợp điều kiện của cầu, đường, mật độ giao thông, địa hình, thời tiết và các yếu tố ảnh hưởng khác để bảo đảm an toàn giao thông.

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest:

Bài viết trong lĩnh vực pháp luật hình sự được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.

Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.

Biển Báo Tốc Độ Ô Tô

a) Để báo tốc độ tối thiểu cho phép các xe cơ giới chạy, phải đặt biển số 306 “Tốc độ tối thiểu cho phép”. b) Biển có hiệu lực cấm các loại xe cơ giới chạy với tốc độ nhỏ hơn trị số ghi trên biển. Các loại xe có tốc độ tối đa theo quy định của nhà sản xuất không đạt tốc độ tối thiểu đã ghi trên biển không được phép đi vào đường này. c) Trị số ghi trên biển chỉ tốc độ tối thiểu cho phép tính bằng km/h và được quy định tùy theo tiêu chuẩn kỹ thuật của cầu đường và tổ chức giao thông, không được quy định trị số lớn hơn trị số tốc độ an toàn. d) Kiểu biển này chỉ áp dụng trên những đoạn đường cần nâng cao năng lực thông xe, ở ngoài khu đông dân cư, xe chạy với tốc độ cao. e) Kích thước và màu sắc của hình vẽ trên biển – Chiều cao con số 40cm – Chiều rộng con số 43cm

Tên biển báo: Hết hạn chế tốc độ tối thiểu

Báo hết đoạn đường hạn chế tốc độ tối thiểu. Biển có giá trị báo cho người lái xe biết hiệu lực của biển số 306 hết tác dụng, kể từ biển này các loại xe được phép chạy chậm hơn trị số ghi trên biển nhưng không được gây cản trở các xe khác.

Khi thấy biển báo tốc độ tối thiểu cho phép, các phương tiện cần chú ý chấp hành theo quy định. Nếu như trên đoạn đường có quy định tốc độ tối thiểu cho phép mà người điều khiển xe vi phạm thì sẽ bị xử phạt hành chính.

Xe máy chạy dưới tốc độ tối thiểu

Theo quy định tại Nghị định 46/2016/NĐ-CP về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt có hiệu lực từ ngày 01/08/2016 thì phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với hành vi điều khiển xe chạy dưới tốc độ tối thiểu trên những đoạn đường bộ có quy định tốc độ tối thiểu cho phép.

Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung là bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng.

Người điều khiển ô tô, xe tải điều khiển xe chạy dưới tốc độ tối thiểu

Theo quy định tại điểm d khoản 4 Điều 5 Nghị định 46/2016/NĐ-CP về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt có hiệu lực từ ngày 01/08/2016 thì phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.200.000 đồng, đối với người điều khiển xe thực hiện hành vi điều khiển xe chạy dưới tốc độ tối thiểu trên những đoạn đường bộ có quy định tốc độ tối thiểu cho phép.

Nguồn tin: nguoiduatin.vn

Mọi thông tin chi tiết về ô tô, xe tải vui lòng liên hệ:

HOTLINE: 0977 565 178

Đ/c 1: 1015 QL1A, Bình Trị Đông, Bình Tân, HCM Đ/c 2: 88 QL1A, Hiệp Bình Phước, Thủ Đức Đ/c 3: 1C QL1A, Tân Hưng Thuận, Q. 12, HCM Đ/c 4: 16 QL1A, An Phú Đông, Q. 12, HCM

Đ/c 5: 950 QL1A, P.Tân Tạo, Q.Bình Tân, TP.HCM

Email: levuonghd82@gmail.com Website: www.hyundaiototai.com

Bạn đang xem bài viết Hệ Thống Biển Báo Tốc Độ Đang “Bẫy” Người Dân? trên website Sachlangque.net. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!