Cập nhật thông tin chi tiết về Hiện Nay Có Bao Nhiêu Nhóm Biển Báo Giao Thông Đường Bộ? mới nhất trên website Sachlangque.net. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Nhiều người thắc mắc Hiện nay có bao nhiêu nhóm biển báo giao thông đường bộ? Bài viết hôm nay https://chiasebaiviet.com sẽ giải đáp điều này.
Hiện nay có bao nhiêu nhóm biển báo giao thông đường bộ?
Đôi nét về biển báo giao thông:
Biển báo giao thông là nhưng biển báo được dựng ven đường giao thông để cung cấp thông tin đến người tham gia giao thông. Từ những năm 1930, nhiều nước đã áp dụng các loại biển báo có hình ảnh, mặt khác, cũng đã tiêu chuẩn hóa và đơn giản hóa biển báo của mình để giúp cho việc lưu thông quốc tế dễ dàng hơn (giảm bớt rào cản ngôn ngữ) cũng như giúp tăng cường an toàn giao thông.
Hiện nay có bao nhiêu nhóm biển báo giao thông đường bộ?
Biển báo giao thông có thể chia thành một số loại. Phần phụ chương thứ nhất của “Công ước Viên về Báo hiệu và Tín hiệu Giao thông Đường bộ” (Vienna Convention on Road Signs and Signals – tính đến 30 tháng 6 năm 2004 đã có 52 nước ký kết hiệp định) năm 1968 đã chia biển báo thành tám loại:
A. Biển báo nguy hiểm B. Biển báo ưu tiên C. Biển báo cấm D. Biển hiệu lệnh E. Biển chỉ dẫn F. Biển báo thông tin G. Biển báo hướng, vị trí và chỉ số H. Biển phụ
Đối với nhóm biển báo giao thông thì gồm có 5 nhóm:
Nhóm Biển cấm
Nhóm Biển hiệu lệnh
Nhóm Biển chỉ dẫn
Nhóm Biển nguy hiểm và cảnh báo
Nhóm Biển phụ, Biển viết bằng chữ
Nhóm vạch kẻ đường
Đối với biển cấm: Có dạng hình tròn, viền đỏ, nền trắng, hình vẽ màu đen.
Đối với biển báo nguy hiểm: Có dạng hình tam giác đều, viền đỏ, nền vàng, hình vẽ màu đen.
Đối với biển báo hiểu lệnh: Dạng hình tròn, nền xanh với hình vẽ màu trắng.
Biển báo chỉ dẫn: Có dạng hình vuông hoặc hình chữ nhật, nền xanh, hình vẽ màu trắng.
Biển báo phụ: Có dạng hình vuông hoặc hình chữ nhật, viền đen, nền trắng, hình vẽ màu đen, thường nằm dưới các biển chính để bổ sung làm rõ ý nghĩa các biển chính.
Biển Vạch kẻ đường cũng được coi là một dạng biển báo giao thông nhằm hướng dẫn, điều khiển giao thông trên đường giúp đảm bảo khả năng thông xe cũng như an toàn cho người tham gia giao thông.
Tác dụng của biển báo khi tham gia giao thông:
Các nhóm quảng cáo sẽ giúp người đi đường nhận biết được khi tham gia giao thông, tuy nhiên hiện nay có rất nhiều loại quảng cáo bị che bởi các cây khiến nhiều người khi tham gia giao thông gặp phải vấn đề khi bị công an giao thông thổi phạt.
Các loại biển báo sẽ có phần phản quang giúp cho người đi đường vào ban đêm dễ dàng nhận thấy. Do đó, vào những đoạn đường khuất hay các góc cua trên các đường đèo khi tham gia giao thông nên lưu ý đặc biệt các loại biển màu đỏ với biển màu vàng.
Qua bài viết Hiện nay có bao nhiêu nhóm biển báo giao thông đường bộ? của chúng tôi có giúp ích được gì cho các bạn không, cảm ơn đã theo dõi bài viết.
Ý Nghĩa Biển Báo Giao Thông Đường Bộ Thường Gặp 2022
Biển báo giao thông là nhưng biển báo được dựng ven đường giao thông, giúp cho người tham gia lưu thông hoặc lưu thông quốc tế dễ dàng hơn (giảm bớt rào cản ngôn ngữ) cũng như giúp tăng cường an toàn giao thông. Nhiều nước đã áp dụng các loại biển báo có hình ảnh từ năm 1930.
Biển báo nguy hiểm
Biển báo ưu tiên
Biển báo cấm
Biển hiệu lệnh
Biển chỉ dẫn
Biển báo thông tin
Biển báo hướng, vị trí và chỉ số
Biển phụ
Khái niệm về đường bộ (Khoản 1 Điều 3 Luật Giao thông đường bộ 2008)
1. Công trình đường bộ gồm đường bộ, nơi dừng xe, đỗ xe trên đường bộ, đèn tín hiệu, biển báo hiệu, vạch kẻ đường, cọc tiêu, rào chắn, đảo giao thông, dải phân cách, cột cây số, tường, kè, hệ thống thoát nước, trạm kiểm tra tải trọng xe, trạm thu phí và các công trình, thiết bị phụ trợ đường bộ khác.
2. Kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ gồm công trình đường bộ, bến xe, bãi đỗ xe, trạm dừng nghỉ và các công trình phụ trợ khác trên đường bộ phục vụ giao thông và hành lang an toàn đường bộ.
3. Đất của đường bộ là phần đất trên đó công trình đường bộ được xây dựng và phần đất dọc hai bên đường bộ để quản lý, bảo trì, bảo vệ công trình đường bộ. 4. Hành lang an toàn đường bộ là dải đất dọc hai bên đất của đường bộ, tính từ mép ngoài đất của đường bộ ra hai bên để bảo đảm an toàn giao thông đường bộ.
Tuyến đường đối ngoại là gì?
Các tuyến đường bộ đối ngoại ở Việt Nam bao gồm: AH1, AH13, AH14, AH15, AH16, AH17, AH131, AH132. Chữ “AH” được ghi trên các biển giao thông là viết tắt của Asian H ighway (đường xuyên Á). AH ký hiệu chung chỉ đường giao thông xuyên Á (các tuyến đường có lắp đặt hệ thống biển báo này cho phép các xe mang biển kiểm soát của các nước tham gia Hiệp định GMS sẽ được phép lưu hành).
Quy định cắm biển báo giao thông đường bộ
Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 41: 2012/BGTVT về báo hiệu đường bộ do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
Điều 17. Vị trí đặt biển báo theo chiều dọc và ngang đường
17.1. Biển báo hiệu phải đặt ở vị trí để người sử dụng đường dễ nhìn thấy và có đủ thời gian để chuẩn bị đề phòng, thay đổi tốc độ hoặc thay đổi hướng nhưng không được làm cản trở sự đi lại của người sử dụng đường;
Trường hợp không tính toán xác định cự ly nhìn thấy biển, cho phép lấy cự ly đảm bảo người sử dụng đường nhìn thấy biển báo hiệu là 150m trên những đường xe chạy với tốc độ cao và có nhiều làn đường, là 100m trên những đường ngoài phạm vi khu đông dân cư và 50m trên những đường trong phạm vi khu đông dân cư;
17.2. Biển được đặt về phía tay phải và mặt biển vuông góc với chiều đi. Biển phải đặt thẳng đứng; trong các trường hợp cần thiết cho phép lắp đặt thêm biển báo phía bên trái để nhắc lại biển đã lắp đặt phía bên phải;
Biển viết bằng chữ áp dụng riêng đối với xe thô sơ và người đi bộ, trong trường hợp hạn chế được phép đặt mặt biển song song với chiều đi.
17.3. Khoảng cách mép ngoài của biển phía phần xe chạy phải cách mép phần xe chạy là 0,5m. Trường hợp có khó khăn như không có lề đường, hè, khuất tầm nhìn hoặc trường hợp khác tương tự mới được phép xê dịch theo phương ngang nhưng mép biển phía phần xe chạy không được chờm lên mép phần xe chạy hoặc không cách mép phần xe chạy quá 1,7m;
17.4. Ở trong khu dân cư hoặc trên các đoạn đường có hè đường cao hơn phần xe chạy thì cho phép đặt biển trên hè đường nhưng mặt biển không được nhô ra quá hè đường và không choán quá nửa bề rộng hè đường. Nếu không đảm bảo được nguyên tắc đó thì phải treo biển ở phía trên phần xe chạy;
17.5. Trên những đoạn đường có phần đường thô sơ đi riêng, phân biệt bằng dải phân cách thì cho phép đặt biển trên dải phân cách;
17.6. Trên những đường xe chạy với tốc độ cao và có nhiều làn đường thì biển có thể treo ở phía trên phần xe chạy; có thể đặt biển hướng dẫn cho từng làn đường và biển được treo trên giá long môn.
Kích thước biển báo giao thông đường bộ
Biển có kích thước đạt tiêu chuẩn về chất lượng theo bảng sau: (Đơn vị tính cm)
Bảng 2- Hệ số kích thước biển báoGhi chú:
(*) Đường ô tô thông thường là các đường ô tô không phải là đường ô tô cao tốc, đường đôi, đường đô thị.
(**) Hệ số kích thước biển chỉ dẫn trong Bảng 2 không áp dụng cho các đường cao tốc. Đường cao tốc có quy định riêng tại Chương 9 của Quy chuẩn này.
(***) Đối với các biển báo lắp đặt trên giá long môn, giá cần vươn của đường đôi trong đô thị sử dụng hệ số kích thước như quy định cho đường đôi ngoài đô thị.
Các loại biển báo giao thông đường bộ thường gặp:
Biển cấm
Biển báo nguy hiểm
Biển hiệu lệnh
Biển chỉ dẫn
Link tải biển báo giao thông vector: Tại đây
1- Ý nghĩa biển báo cấm
Biển báo giao thông cấm là loại biển báo giao thông để biểu thị các điều cấm. Người tham gia giao thông phải chấp hành các điều đã được báo trên biển.
Hầu hết các biển đều có viền đỏ, nền màu trắng, trên nền có hình vẽ màu đen đặc trưng cho điều cấm hoặc hạn chế sự đi lại của các phương tiện cơ giới, thô sơ và người đi bộ.
Hiệu lực của các loại biển báo cấm có thể có giá trị trên tất cả các làn đường, hoặc chỉ có giá trị trên một hoặc một số làn của một chiều xe chạy. Các làn đường phải được đánh dấu riêng biệt bằng các vạch dọc liền trên mặt phần xe chạy. Nếu hiệu lực của biển chỉ hạn chế trên một hoặc một số làn đường, thì nhất thiết phải theo biển và một biển phụ số 504 đặt ngay bên dưới biển chính.
Biển báo cấm để biểu thị các điều cấm. Người sử dụng đường phải chấp hành những điều cấm mà biển đã báo. Nhóm biển báo cấm gồm có 39 kiểu được đánh số thứ tự từ biển số 101 đến biển số 139
Nguồn Báo mới2- Ý nghĩa Biển báo nguy hiểm
Biển báo nguy hiểm là nhóm biển báo giúp người tham gia giao thông biết đoạn đường tiếp theo có nguy hiểm. Biển cảnh báo này không cấm, hay bắt buộc người điều khiển phương tiện phải thực hiện một hành động nào (như nhóm biển báo cấm, hay biển hiệu lệnh).
Biển báo có dạng hình tam giác đều, viền đỏ, nền màu vàng, trên có hình vẽ màu đen mô tả sự việc báo hiệu nhằm báo cho người sử dụng đường biết trước tính chất các sự nguy hiểm trên đường để có biện pháp phòng ngừa, xử trí.
Nhóm này gồm 47 kiểu, được đánh số thứ tự từ 201 đến 247.
ảnh báo mới3- Ý nghĩa Biển hiệu lệnh
Biển hiệu lệnh bắt buộc người tham gia phải thi hành theo nhằm đảm bảo an toàn tuyệt đối.
Nhóm biển báo giao thông này có dạng hình tròn, nền xanh với hình vẽ màu trắng. Chúng đưa ra những hiệu lệnh mà người đi đường phải thực hiện, chẳng hạn như: phải đi thẳng, vòng sang phải, chạy nhanh hơn tốc độ tối thiểu…
Biển hiệu lệnh để báo các hiệu lệnh cho người tham gia giao thông sử dụng đường bộ phải thi hành. Biển hiệu lệnh gồm 10 kiểu được đánh số thứ tự từ biển số 301 đến biển số 310.
Nhóm biển báo giao thông này có dạng hình vuông hoặc hình chữ nhật, nền xanh, hình vẽ màu trắng. Biển chỉ dẫn để chỉ dẫn hướng đi hoặc các điều cần biết nhằm thông báo cho những người sử dụng đường biết những định hướng cần thiết hoặc những điều có ích khác, đồng thời có tác dụng giúp cho việc điều khiển và hướng dẫn giao thông trên đường được thuận lợi, đảm bảo an toàn chuyển động.
5- Biển báo giao thông phụ
Biển phụ có dạng hình vuông hoặc hình chữ nhật, viền đen, nền trắng, hình vẽ màu đen, thường nằm dưới các biển chính để bổ sung làm rõ ý nghĩa các biển chính. Biển phụ thường được đặt kết hợp với các biển báo nguy hiểm, biển báo cấm, biển hiệu lệnh và biển chỉ dẫn nhằm thuyết minh bổ sung để hiểu rõ hơn các biển chính.
Biển phụ gồm 10 kiểu được đánh số thứ tự từ biển số 501 đến biển số 510. Các bạn có thể tìm hiểu thêm về nhóm biển báo này thông qua bài viết Biển Báo Phụ.
6- Vạch kẻ đường
Vạch kẻ đường cũng được coi là một dạng biển báo giao thông nhằm hướng dẫn, điều khiển giao thông trên đường giúp đảm bảo khả năng thông xe cũng như an toàn cho người tham gia giao thông. Vạch kẻ đường có 2 loại là vạch kẻ đường nằm đứng và vạch kẻ đường nằm ngang
Vạch kẻ đường có thể dùng độc lập hoặc có thể kết hợp với c ác loại biển báo hiệu đường bộ hoặc đèn tín hiệu chỉ huy giao thông. Trong trường hợp ở một nơi vừa có vạch kẻ đường vừa có cả biển báo thì người lái xe phải tuân thủ theo sự điều khiển của biển báo hiệu.
Vạch kẻ đường chia làm 2 loại: vạch nằm ngang và vạch nằm đứng.
7- Biển báo trên đường cao tốc
Đường cao tốc là đường chỉ dành cho xe cơ giới chạy với tốc độ cao, có dải phân cách chia đường cho xe chạy theo hai chiều ngược nhau riêng biệt và không giao cắt cùng mức với đường khác.
Khi lái xe trên đường cao tốc, bạn sẽ thấy hệ thống biển báo có nhiều điểm khác so với biển báo giao thông trên đường bình thường.
Từ vựng biển báo giao thông tiếng Anh
Nguồn tham khảo:https://danluat.thuvienphapluat.vn/tong-hop-quy-dinh-moi-ve-bien-bao-giao-thong-154297.aspxhttps://nganhangphapluat.thukyluat.vn/tu-van-phap-luat/giao-thong-van-tai/kich-thuoc-cua-bien-bao-giao-thong-duong-bo-duoc-quy-dinh-nhu-the-nao-267605http://baohoxuanchung.com/cac-nhom-bien-bao-giao-thong-duong-bo/https://hacknaotuvung.com/tu-vung-tieng-anh-theo-chu-de/tu-vung-tieng-anh-ve-bien-bao-giao-thong/http://batgt.camau.gov.vn/bien-bao-giao-thong-tren-cac-tuyen-duong-doi-ngoai-theo-hiep-dinh-gms.632
Cách Nhận Biết 04 Nhóm Biển Báo Giao Thông Đường Bộ
Bài viết sau đây sẽ thông tin đến mọi người cách nhận biết 04 loại biển báo giao thông thông dụng bao gồm: biển báo cấm, biển hiệu lệnh, biển chỉ dẫn và biển báo nguy hiểm và cảnh báo.
+ Căn cứ pháp lý: Điều 15, Điều 31 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 41:2016/BGTVT về báo hiệu đường bộ
1. Biển báo cấm
: Nhóm biển báo cấm là nhóm biển biểu thị các điều cấm mà người tham gia giao thông không được vi phạm. Biển báo cấm chủ yếu có dạng hình tròn, viền đỏ, nền màu trắng, trên nền có hình vẽ hoặc chữ số, chữ viết màu đen thể hiện điều cấm, trừ một số trường hợp đặc biệt.
*Đặc điểm nhận diện: Chủ yếu có dạng hình tròn, viền đỏ, nền màu trắng, trên nền có hình vẽ hoặc chữ số, chữ viết màu đen thể hiện điều cấm
*Ví dụ: Biển số P.101 “Đường cấm”
2. Biển hiệu lệnh
: Nhóm biển hiệu lệnh là nhóm biển để báo các hiệu lệnh phải chấp hành.
Người tham gia giao thông phải chấp hành các hiệu lệnh trên biển báo. Trừ một số biển đặc biệt, các biển thể hiện hình tròn trên nền xanh lam có hình vẽ màu trắng đặc trưng cho hiệu lệnh nhằm báo cho người tham gia giao thông đường biết.
*Đặc điểm nhận diện: Thông thường biển hiệu lệnh sẽ có hình tròn trên nền xanh lam có hình vẽ màu trắng
*Ví dụ: Biển số R.301a – Hướng đi phải theo
3. Biển chỉ dẫn
: Nhóm biển chỉ dẫn Là nhóm biển báo dùng để cung cấp thông tin và các chỉ dẫn cần thiết cho người tham gia giao thông. Biển có hình chữ nhật hoặc hình vuông hoặc hình mũi tên, nền màu xanh lam.
*Đặc điểm nhận diện: Biển có hình chữ nhật hoặc hình vuông hoặc hình mũi tên, nền màu xanh lam
*Ví dụ: Biển số I.401 – Bắt đầu đường ưu tiên
4. Biển báo nguy hiểm và cảnh báo
*: Biển báo nguy hiểm và cảnh báo được dùng để báo cho người tham gia giao thông biết trước tính chất của sự nguy hiểm hoặc các điều cần chú ý phòng ngừa trên tuyến đường. Khi gặp biển báo nguy hiểm và cảnh báo, người tham gia giao thông phải giảm tốc độ đến mức cần thiết, chú ý quan sát và chuẩn bị sẵn sàng xử lý những tình huống có thể xẩy ra để phòng ngừa tai nạn.
* Đặc điểm nhận dạng: Bển báo hình tam giác đều, viền đỏ, nền màu vàng, trên có hình vẽ màu đen mô tả sự việc báo hiệu
*Ví dụ: Biển số W.201a – Chỗ ngoặt nguy hiểm
Để có thể xem đầy đủ và chi tiết về tất cả các loại biển báo giao thông thì mọi người có thể tải ứng dụng thông minh iThong.
là ứng dụng tích hợp toàn bộ các lỗi vi phạm giao thông theo quy định hiện hành; cho phép tra cứu bằng 02 hình thức bao gồm: tra cứu bằng giọng nói và tra cứu bằng thanh công cụ tìm kiếm. Đặc biệt, tra cứu bằng thanh công cụ tìm kiếm có thể được thực hiện mà không cần Internet.
Ngoài ra, iThong còn có một số tiện ích tiện lợi khác như: Ôn thi Giấp phép lái xe mọi lúc mọi nơi; Tra cứu biển báo giao thông; Cập nhật các tin tức về giao thông.
Cập nhật bởi ThK_Law ngày 02/05/2020 02:34:06 CH
Các Loại Biển Báo Giao Thông, Biển Báo Có Phản Quang
Các loại biển báo giao thông, biển báo phản quang
* Nhóm biển chỉ dẫn
Nhóm biển báo giao thông có dạng hình chữ nhật hoặc hình vuông nền mầu xanh lam để báo cho người sử dụng đường biết những định hướng cần thiết hoặc những điều có ích khác trong hành trình.
Nhóm biển chỉ dẫn gồm có 48 kiểu được đánh số thứ tự từ biển số 401 đến biển số 448.
Hiệu lực của các biển chỉ dẫn có giá trị trên tất cả các làn đường của một chiều xe chạy.
* Nhóm biển hiệu lệnh
Nhóm biển hiệu lệnh có dạng hình tròn, nền mầu xanh lam, trên biển có hình vẽ mầu trắng đặc trưng cho hiệu lệnh nhằm báo cho người sử dụng đường biết điều lệnh phải thi hành.
Nhóm biển hiệu lệnh gồm có 9 kiểu được đánh số thứ tự từ biển số 301 đến biển số 309.
Hiệu lực của các loại biển hiệu lệnh có thể có gia trị trên tất cả các làn đường hoặc chỉ có giá trị trên một hoặc một số làn của một chiều xe chạy. Các làn đường phải được đánh dấu riêng biệt bằng các vạch dọc liền trên mặt phần xe chạy. Nếu hiệu lực của biển chỉ hạn chế trên một hoặc một số làn đường thì nhất thiết phải theo biển và một biển phụ số 504 “Làm đường” đặt ngay bên dưới biển chính.
* Nhóm biển báo cấm
Nhóm biển báo cấm có dạng hình tròn( trừ biển số 122 “dừng lại” có hình 8 cạnh đều ) nhằm báo điều cấm hoặc hạn chế mà người sử dụng đường phải tuyệt đối tuân theo. Hầu hết các biển đều có viền đỏ, nền mầu trắng, trên nền có hình vẽ mầu đen đặc trưng cho điều cấm hoặc hạn chế sự đi lại của các phương tiện cơ giới, thô sơ và người đi bộ.
Nhóm biển báo cấm gồm có 39 kiểu được đánh số thứ tự từ biển số 101 đến biển số 139.
Hiệu lực của các loại biển báo cấm có thể có giá trị trên tất cả các làn đường hoặc chỉ có giá trị trên một hoặc một số làn của một chiều xe chạy. Các làn đường phải được đánh dấu riêng biệt bằng các vạch dọc liền trên mặt phần xe chạy. Nếu hiệu lực của biển chỉ hạn chế trên một hoặc một số làn đường thì nhất thiết phải theo biển và một biển phụ số 504 “Làm đường” đặt ngay bên dưới biển chính.
* Nhóm biển báo nguy hiểm
Nhóm biển báo nguy hiểm: Có dạng hình tam giác đều, viền đỏ, nền mầu vàng, trên có hình vẽ mầu đen mô tả sự việc báo hiệu nhằm báo cho người sử dụng đường biết trước tính chất của sự nguy hiểm trên đường để có biện pháp phòng ngừa, xử trí.
Nhóm biển báo nguy hiểm gồm 46 kiểu được đánh số thứ tự từ biển số 201 đến biển số 246.
Hiệu lực của các biển báo nguy hiểm có giá trị trên tất cả các làn đường của một chiều xe chạy
* Nhóm biển phụ
Nhóm biển phụ: Có dạng hình chữ nhật hoặc hình vuông, được đặt kết hợp với các biển báo nguy hiểm, báo cấm, biển hiệu lệnh và biển chỉ dẫn nhằm thuyết minh bổ sung để hiểu rõ các biển đó hoặc được sử dụng độc lập.
Nhóm biển phụ gồm có 9 kiểu được đánh số thứ tự từ biển số 501 đến biển số 509.
* Nhóm biển báo theo hiệp định GMS:
Hướng dẫn thực hiện việc điều chỉnh báo hiệu đường bộ trên các tuyến đường
tham gia Hiệp định tạo thuận lợi vận tải người và hàng hóa qua lại biên giới
giữa các nước tiểu vùng Mê Công mở rộng (Hiệp định GMS)
Căn cứ Luật Giao thông đường bộ ngày 29/6/2001;
Căn cứ Hiệp định tạo thuận lợi vận tải người và hàng hóa qua lại biên giới giữa các nước tiểu vùng Mê Công mở rộng ký ngày 26/11/1999 tại Viên Chăn, Lào;
Căn cứ Nghị định thư số 1 và Phụ lục 7 kèm theo Hiệp định GMS;
Căn cứ Nghị định số 34/2003/NĐ-CP ngày 04/4/2003 của Chính phủ quy định nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm quản lý Nhà nước và cơ cấu tổ chức bộ máy của Bộ Giao thông vận tải,
Bộ Giao thông vận tải hướng dẫn việc điều chỉnh báo hiệu đường bộ trên các tuyến đường tham gia Hiệp định GMS như sau:
Quy định chung
1. Thông tư này hướng dẫn việc điều chỉnh, bổ sung biển báo hiệu, vạch tín hiệu giao thông trên mặt đường (sau đây gọi là vạch kẻ đường) trên các tuyến đường tham gia Hiệp định GMS (sau đây gọi tuyến đường GMS) được quy định tại Phụ lục 1 của Thông tư này.
2. Nội dung điều chỉnh biển báo hiệu trên các tuyến đường GMS bao gồm việc thay đổi các biểu tượng, ký tự cho phù hợp; việc bổ sung các chữ viết (thông điệp) bằng tiếng Anh. Việc bổ sung các biển báo hiệu chưa có trong Điều lệ báo hiệu đường bộ 22TCN-237-01 ban hành kèm theo Quyết định số 4393/2001/QĐ-BGTVT ngày 20/12/2001 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải được quy định tại Mục II.
3. Nội dung điều chỉnh vạch kẻ đường trên các tuyến đường GMS bao gồm việc sửa đổi, bổ sung các hình vẽ, đường sơn kẻ trên mặt đường, đặc biệt là tại các đường cong đứng, đường cong bằng và các giao lộ, được quy định tại Mục III.
4. Ký tự, chữ viết, màu sắc và kích thước của các biển báo, biểu tượng được áp dụng theo quy định tại Điều lệ Báo hiệu đường bộ 22 TCN-237-01.
5. Khi Cục ĐBVN yêu cầu điều chỉnh hệ thống báo hiệu đường bộ phù hợp với Hiệp định GMS trong một thời hạn quy định, căn cứ vào Hướng dẫn này, đơn vị quản lý đường bộ trực tiếp tiến hành rà soát lại tình hình báo hiệu đường bộ trong phạm vi tuyến đường GMS được giao và lập hồ sơ thiết kế, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt trước khi thực hiện.
* Nhóm biển báo trên đường cao tốc:
Tiêu chuẩn này chủ yếu quy định các biển chỉ dẫn trên đường cao tốc, các loại báo hiệu đường bộ khác tuân thủ theo quy định của ” Điều lệ báo hiệu đường bộ 22 TCN-237-01″
Thuật ngữ đường cao tốc là đường chỉ dành cho xe cơ giới chạy với tốc độ cao, có dải phân cách chia đường cho xe chạy theo hai chiều ngược nhau riêng biệt và không giao cắt cùng mức với đường khác
Chức năng biển chỉ dẫn trên đường cao tốc:
– Chỉ hướng nơi đến, những thành phố hoặc những tuyến đường tại nút giao,
– Thông báo chuẩn bị tới nút giao,
– Chỉ dẫn người lái xe vào làn đường phù hợp trước khi tách hoặc nhập làn giao thông,
– Xác định tên đường và hướng tuyến,
– Xác định khoảng cách tới những điểm đến phía trước,
– Chỉ dẫn đến các dịch vụ khác như: xe buýt, khu nghỉ ngơi, nơi danh lam thắng cảnh và khu giải trí,
– Cung cấp các thông tin có ích khác cho người sử dụng đường.
Bạn đang xem bài viết Hiện Nay Có Bao Nhiêu Nhóm Biển Báo Giao Thông Đường Bộ? trên website Sachlangque.net. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!