Xem Nhiều 5/2023 #️ Hồ Sơ Thi Bằng Lái B2 Đối Với Người Nước Ngoài Tạm Trú Tại Việt Nam # Top 7 Trend | Sachlangque.net

Xem Nhiều 5/2023 # Hồ Sơ Thi Bằng Lái B2 Đối Với Người Nước Ngoài Tạm Trú Tại Việt Nam # Top 7 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về Hồ Sơ Thi Bằng Lái B2 Đối Với Người Nước Ngoài Tạm Trú Tại Việt Nam mới nhất trên website Sachlangque.net. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Hồ sơ thi bằng lái B2 đối với người nước ngoài tạm trú tại Việt Nam

Hồ sơ thi bằng lái B2 đối với người nước ngoài tạm trú tại Việt Nam . Bạn tôi có quốc tịch Mỹ, hiện đang sinh sống ở Việt Nam có thẻ tạm trú 5 năm ở đây. Hiện nay bạn tôi muốn được học bằng lái xe hạng B2 tại Việt Nam có được không và hồ sơ như thế nào ạ

Thứ nhất, về điều kiện đối với người học lái xe

Căn cứ quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều 7 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT, cụ thể như sau:

“Điều 7. Điều kiện đối với người học lái xe

1. Là công dân Việt Nam, người nước ngoài được phép cư trú hoặc đang làm việc, học tập tại Việt Nam.

2. Đủ tuổi (tính đến ngày dự sát hạch lái xe), sức khỏe, trình độ văn hóa theo quy định; đối với người học để nâng hạng giấy phép lái xe, có thể học trước nhưng chỉ được dự sát hạch khi đủ tuổi theo quy định.”

Theo quy định này, người nước ngoài được phép cư trú tại Việt Nam được phép học lái xe khi mà đủ điều kiện về độ tuổi, sức khỏe, trình độ văn hóa theo quy định. Do đó, bạn của bạn có thẻ tạm trú 05 năm ở Việt Nam nên có thể học lái xe nếu đáp ứng đủ các điều kiện trên.

Thứ hai, về hồ sơ của người học lái xe

Khoản 1 Điều 9 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT quy định như sau:

“Điều 9. Hồ sơ của người học lái xe

1. Người học lái xe lần đầu lập 01 bộ hồ sơ, nộp trực tiếp tại cơ sở đào tạo. Hồ sơ bao gồm:

a) Đơn đề nghị học, sát hạch để cấp giấy phép lái xe theo mẫu quy định tại Phụ lục 7 ban hành kèm theo Thông tư này;

b) Bản sao giấy chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân hoặc hộ chiếu còn thời hạn có ghi số giấy chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân đối với người Việt Nam; hộ chiếu còn thời hạn đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài;

c) Bản sao hộ chiếu còn thời hạn trên 06 tháng và thẻ tạm trú hoặc thẻ thường trú hoặc chứng minh thư ngoại giao hoặc chứng minh thư công vụ đối với người nước ngoài;

d) Giấy khám sức khỏe của người lái xe do cơ sở y tế có thẩm quyền cấp theo quy định.”

Theo đó, bạn của bạn cần chuẩn bị 01 bộ hồ sơ nộp trực tiếp tại cơ sở đào tạo. Hồ sơ bao gồm những giấy tờ sau:

Đ

ơn đề nghị học, sát hạch để cấp giấy phép lái xe theo mẫu quy định tại Phụ lục 7 ban hành kèm theo Thông tư này;

Bản sao hộ chiếu còn thời hạn trên 06 tháng và thẻ tạm trú hoặc thẻ thường trú hoặc chứng minh thư ngoại giao hoặc chứng minh thư công vụ đối với người nước ngoài;

Giấy khám sức khỏe của người lái xe do cơ sở y tế có thẩm quyền cấp theo quy định

Hồ sơ cấp lại bằng lái xe B2 bị mất mới nhất

Bằng lái xe B2 hết hạn 02 năm có cần phải học lại, thi lại không?

Nếu còn vấn đề gì vướng mắc bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được tư vấn, giải đáp.

Người Nước Ngoài Có Được Thi Bằng Lái Xe B1 Tại Việt Nam Không?

Sếp tôi là người Nhật nhưng chưa được bên Nhật cấp bằng lái xe ô tô. Nay sếp tôi qua Việt Nam muốn thi bằng lái xe B1 của Việt Nam thì có được không? Điều kiện về tuổi và sức khỏe như thế nào?

Thứ nhất, vấn đề thi bằng lái xe B1 tại Việt Nam

Căn cứ theo Khoản 1 Điều 7 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT quy định như sau:

“Điều 7. Điều kiện đối với người học lái xe

1. Là công dân Việt Nam, người nước ngoài được phép cư trú hoặc đang làm việc, học tập tại Việt Nam.

2. Đủ tuổi (tính đến ngày dự sát hạch lái xe), sức khỏe, trình độ văn hóa theo quy định; đối với người học để nâng hạng giấy phép lái xe, có thể học trước nhưng chỉ được dự sát hạch khi đủ tuổi theo quy định”.

Như vậy, sếp của bạn là người Nhật qua Việt Nam muốn thi bằng lái xe B1 hoàn toàn được nếu như đang cư trú, học tập, làm việc tại Việt Nam và đáp ứng điều kiện về tuổi, sức khỏe theo quy định.

Thứ hai, điều kiện về tuổi và sức khỏe để được thi bằng lái xe B1

– Điều kiện về tuổi để được thi bằng lái xe B1:

Căn cứ Điểm b Khoản 1 Điều 60 Luật giao thông đường bộ năm 2008 quy định như sau:

“Điều 60. Tuổi, sức khỏe của người lái xe

1. Độ tuổi của người lái xe quy định như sau

b) Người đủ 18 tuổi trở lên được lái xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh có dung tích xi-lanh từ 50 cm3 trở lên và các loại xe có kết cấu tương tự; xe ô tô tải, máy kéo có trọng tải dưới 3.500 kg; xe ô tô chở người đến 9 chỗ ngồi”.

Theo đó, người từ đủ 18 tuổi trở lên thì có thể thi bằng lái xe hạng B1.

– Điều kiện về sức khỏe để thi bằng lái xe B1:

Căn cứ theo Phụ lục số 01- Bảng tiêu chuẩn sức khỏe của người lái xe (Ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 24/2015/TTLT-BYT-BGTVT) thì người có một trong các tình trạng bệnh, tật sau đây thì không đủ điều kiện để lái xe hạng B1:

+) Rối loạn tâm thần cấp đã chữa khỏi hoàn toàn nhưng chưa đủ 06 tháng, rối loạn tâm thần mạn tính không điều khiển được hành vi;

+) Động kinh còn cơn trong vòng 24 tháng gần nhất (không/có dùng thuốc điều trị), Liệt vận động từ hai chi trở lên, hội chứng ngoại tháp, rối loạn cảm giác sâu, chóng mặt do các nguyên nhân bệnh lý;

+) Thị lực nhìn xa hai mắt: < 5/10 (kể cả điều chỉnh bằng kính). Nếu còn một mắt, thị lực <5/10 (kể cả điều chỉnh bằng kính). Rối loạn nhận biết 3 màu cơ bản: đỏ, vàng, xanh lá cây. Song thị kể cả có điều chỉnh bằng lăng kính;

+) Các bệnh, tật gây khó thở mức độ III trở lên (theo phân loại mMRC);

+) Cụt hoặc mất chức năng 01 bàn tay hoặc 01 bàn chân và một trong các chân hoặc tay còn lại không toàn vẹn (cụt hoặc giảm chức năng);

+) Sử dụng các chất ma túy. Sử dụng chất có cồn nồng độ vượt quá giới hạn quy định.

Ngoài ra bạn có thể tham khảo bài viết:

Người điều khiển xe ô tô gây tai nạn giao thông mà không dừng lại

Dừng, đỗ xe không đúng quy định bị phạt bao nhiêu tiền?

Thủ Tục Dành Cho Người Nước Ngoài Thi Bằng Lái Xe Tại Việt Nam

Người nước ngoài đang cư trú hoặc đang làm việc, học tập ở Việt Nam từ ba tháng trở lên (được xác nhận bởi cơ quan có thẩm quyền) có thể dự học và thi xin cấp giấy phép lái xe (GPLX).

Theo quy định tại Điều 8 Thông tư 46 và khoản 1 Điều 60 Luật giao thông đường bộ quy định đối tượng được tham gia thi sát hạch lấy GPLX tại Việt Nam:

Là công dân Việt Nam, người nước ngoài được phép cư trú hoặc đang làm việc, học tập tại Việt Nam.

Đủ 18 tuổi trở lên (tính đến ngày dự sát hạch lái xe), sức khoẻ, trình độ văn hóa theo quy định.

Tuy nhiên, họ phải đọc, hiểu tiếng Việt vì việc thi lý thuyết sát hạch cấp GPLX các hạng trên toàn quốc đều bằng tiếng Việt. Đồng thời, họ cần có thêm những điều kiện khác như: nằm trong độ tuổi theo quy định đối với từng hạng GPLX (hạng A1, B1, B2: từ 18 tuổi trở lên; nâng hạng C, D: từ 21 tuổi trở lên; nâng hạng E: từ 25 tuổi trở lên) và có đủ sức khoẻ.

Thủ tục cần chuẩn bị để người nước ngoài thi bằng lái xe tại Việt Nam là gì?

Bạn cần lập 01 bộ hồ sơ nộp trực tiếp tại cơ sở đào tạo, bao gồm:

Bản sao chụp hộ chiếu, visa có thời gian lưu trú trên 3 tháng.

Đơn đề nghị học, sát hạch để cấp giấy phép lái xe (theo mẫu – được phát tại văn phòng )

Giấy chứng nhận sức khoẻ do cơ sở y tế có thẩm quyền cấp theo quy định. ( khám tại văn phòng khi đăng kí)

4 hình chụp khổ 3×4 phông nền màu xanh.

Hình thức thi sát hạch: Các học viên người nước ngoài tham gia thi sát hạch chung chương trình với người Việt Nam – làm bài Lý Thuyết trên máy tính (16/20 câu với hạng A1 và 18/20 câu hạng A2). Phần thực hành thi trên xe số hoặc xe côn tay

Người nước ngoài đến đâu để dự học và thi bằng lái xe?

Người nước ngoài có thể liên hệ với các cơ sở đào tạo lái xe thuộc Sở để nộp hồ sơ dự học và thi GPLX.

Mức lệ phí cấp GPLX dành cho người nước ngoài cũng tương đương như đối với người trong nước. Cụ thể như sau:

Thi lý thuyết:

GPLX moto 2 bánh: 30.000 đồng một lần thi

GPLX ôtô: 70.000 đồng một lần thi

Thi thực hành:

GPLX moto 2 bánh: 40.000 đồng một lần thi

GPLX ôtô: 280.000 đồng một lần thi

Cấp GPLX: Moto 2 bánh/ oto: 30.000 đồng

Nếu đã có GPLX do nước ngoài cấp, muốn đổi để sử dụng ở Việt Nam thì phải làm sao?

Thủ tục đổi giấy phép lái xe cho người nước ngoài tại Việt Nam được quy định trong thông tư số 12/2017/TT-BGTVT ngày 15 tháng 04 năm 2017 của Bộ Giao thông – Vận tải, quy định về đào tạo, sát hạch, cấp phép lái xe cơ giới đường bộ. Theo thông tư tại khoản 10, điều 33: “Người nước ngoài hoặc người Việt Nam cư trú ở nước ngoài có nhu cầu lái xe ở Việt Nam nếu có giấy phép lái xe quốc gia phải làm thủ tục đổi sang giấy phép lái xe tương ứng của Việt Nam.

Điều kiện và thủ tục này như sau:

Người nước ngoài có thời gian cư trú, làm việc, học tập tại Việt Nam từ 03 tháng trở lên;

Giấy phép lái xe nước ngoài còn đủ các yếu tố cần thiết: Còn thời hạn sử dụng, hạng xe được phép điều khiển, không có biểu hiện tẩy xóa hoặc rách nát, không có sự khác biệt về nhận dạng;

Không đổi giấy phép lái xe tạm thời của nước ngoài, giấy phép lái xe quốc tế.

Thủ tục đổi Giấy phép lái xe cho người nước ngoài:

Đơn đề nghị đổi giấy phép lái xe theo mẫu quy định (mẫu dùng cho người nước ngoài);

Bản dịch giấy phép lái xe nước ngoài ra tiếng Việt được bảo chứng chất lượng dịch thuật của cơ quan công chứng hoặc Đại sứ quán, Lãnh sự quán tại Việt Nam mà người dịch làm việc và đóng dấu giáp lai với bản sao giấy phép lái xe;

Bản sao hộ chiếu (gồm phần số hộ chiếu, họ tên và ảnh người được cấp, thời hạn sử dụng và trang thị thực nhập cảnh vào Việt Nam);

Bản sao chụp một trong các giấy tờ sau đây: thẻ cư trú, thẻ lưu trú, thẻ tạm trú, thẻ thường trú, giấy tờ xác minh định cư lâu dài tại Việt Nam.

Quy Định Thi, Đổi Bằng Lái Xe Quốc Tế Cho Người Nước Ngoài Tại Việt Nam

Viet Green Travel – Du lịch Xanh cung cấp dịch vụ cho người nước ngoài trong đó dịch vụ chuyển đổi bằng lái xe cho người nước ngoài là một dịch vụ được nhiều người nước ngoài đánh giá cao.

Là người nước ngoài, bạn có giấy phép lái xe ở nước ngoài và hiện tại bạn làm việc và cư trú tại Việt Nam với vai trò là nhà đầu tư hoặc người lao động thì như vậy bạn đã đủ điều kiện xin cấp bằng lái xe Việt Nam theo quy định của pháp luật hiện hành. Khởi Nguyên Travel có thể giúp bạn để bạn có được giấy phép lái xe Việt Nam

– Tư vấn thủ tục chuyển đổi giấy phép lái xe lái xe nước ngoài sang bằng lái xe Việt Nam

– Dịch thuật giấy phép lái xe nước ngoài trước khi thực hiện chuyển đổi giấy phép lái xe cho người nước ngoài

– Soạn thảo hồ sơ xin cấp đổi giấy phép lái xe nước ngoài theo quy định của pháp luật Việt Nam;

– Thực hiện thủ tục xin cấp chuyển đổi bằng lái xe nước ngoài tại Sở giao thông vận tải các tỉnh, thành phố trên toàn quốc.

– Nhận giấy phép lái xe Việt Nam và chuyển đổi bằng lái xe cho người nước ngoài

Để được cung cấp dịch vụ xin cấp đổi giấy phép lái xe xin quý khách hàng liên hệ với Công ty Khởi Nguyên để được chúng tôi tư vấn.

Viet Green Travel – Du lịch Xanh mong nhận được sự hợp tác của Quý khách hàng

1. Đổi Giấy phép lái xe (hoặc bằng lái xe, sau đây viết tắt là GPLX) của nước ngoài cấp cho người nước ngoài cư trú, làm việc, học tập dài hạn tại Việt Nam:

1.1. Người nước ngoài cư trú, làm việc, học tập tại Việt Nam hoặc người nước ngoài lái xe đăng ký nước ngoài vào Việt Nam với thời gian từ 3 tháng trở lên, có GPLX quốc tế hay quốc gia (do nước ngoài cấp) còn giá trị sử dụng, nếu có nhu cầu lái xe đăng ký nước ngoài vào Việt Nam phải làm thủ tục xin đổi sang GPLX tương ứng của Việt Nam.

1.2. Hồ sơ thủ tục xin đổi GPLX gồm:

a. Đơn xin đổi GPLX (theo mẫu quy định) có xác nhận của thủ trưởng cơ quan quản lý người nước ngoài tại Việt Nam (do Đại sứ quán, Lãnh sự quán, Cơ quan đại diện các tổ chức quốc tế tại Việt Nam hoặc Bộ Ngoại Giao, Cơ quan trực thuộc chính phủ, Sở Kế Hoạch Đầu Tư, Sở Kinh Tế Đối Ngoại các Tỉnh, Thành phố, Văn phòng đại diện nước ngoài, Tổng giám đốc các Xí nghiệp liên doanh, Xí nghiệp có 100% vốn nước ngoài, Thủ trưởng cơ quan nơi người nước ngoài làm việc, học tập).

b. Bản photocopy GPLX nước ngoài.

c. Bản dịch GPLX nước ngoài ra tiếng Việt được bảo chứng chất lượng dịch thuật của cơ quan công chứng Nhà nước hoặc Đại sứ quán, Lãnh sự quán, cơ quan đại diện các tổ chức quốc tế tại Việt Nam mà người dịch làm việc, và đóng dấu giáp lai với bản photocopy GPLX.

d. Bản photocopy hộ chiếu (gồm phần số hộ chiếu, họ tên và ảnh người được cấp, thời hạn sử dụng và trang thị thực nhập cảnh vào Việt Nam) hoặc photocopy chứng minh thư (ngoại giao hoặc công vụ) do Bộ Ngoại Giao Việt Nam cấp. Đối với đối tượng thuộc cơ quan đại diện ngoại giao, các cơ quan đại diện của tổ chức quốc tế được hưởng ưu đãi miễn trừ phải có thêm giấy giới thiệu theo mẫu quy định của Vụ Lễ Tân – Bộ Ngoại Giao.

e. 03 ảnh màu cỡ 3×4 cm kiểu chứng minh thư.

g. Khi nộp hồ sơ thủ tục xin đổi GPLX, phải xuất trình GPLX nước ngoài và hộ chiếu (hoặc chứng minh thư ngoại giao, công vụ do Bộ ngoại giao Việt Nam cấp) để đối chiếu với hồ sơ.

1.3 Thời hạn sử dụng GPLX Việt Nam đổi phù hợp với thời hạn sử dụng GPLX nước ngoài nhưng không vượt quá thời hạn quy định của GPLX Việt Nam.

1.4 Không nhận hồ sơ xin đổi nếu GPLX xin đổi đã hết giá trị sử dụng, hoặc có biểu hiện tẩy xóa rách nát không còn đủ các yếu tố cần thiết để đổi GPLX, hoặc có sự khác biệt về nhận dạng.

1.5 Trường hợp GPLX quốc tế hay quốc gia cấp cho người nước ngoài được lái nhiều hạng xe khác nhau thì được đổi lấy GPLX tương ứng của Việt Nam.

1.7 Nếu đổi GPLX lần tiếp theo, phải có các tài liệu như quy định tại các điểm a, d, e, g mục 1.2 trên.

1.8 Nếu cần chuyển GPLX được cấp đến địa phương khác thì cơ quan quản lý GPLX làm giấy di chuyển quản lý kèm theo hồ sơ lái xe chuyển đến cơ quan quản lý GPLX nơi di chuyển đến.

2. Đổi GPLX cho khách du lịch nước ngoài lái xe đăng ký nước ngoài vào Việt Nam:

2.1 Khách du lịch nước ngoài lái xe đăng ký nước ngoài vào du lịch Việt Nam, có GPLX quốc tế hay quốc gia (do nước ngoài cấp) còn giá trị sử dụng, nếu có nhu cầu lái xe phải làm thủ tục xin đổi sang GPLX tương ứng của Việt Nam.

2.3 Trường hợp khi đăng ký vào du lịch, khách chưa có điều kiện xuất trình hộ chiếu và GPLX nước ngoài, khi đổi GPLX có thể căn cứ vào danh sách xuất nhập cảnh của Bộ Công An và bản dịch GPLX (kèm theo bản photocopy GPLX nước ngoài) làm sẵn GPLX cho số người đăng ký. GPLX chỉ được cấp cho những người thực sự vào Việt Nam sau khi đã đối chiếu GPLX nước ngoài và hộ chiếu. Thời hạn cấp GPLX phù hợp với thời gian du lịch ở Việt Nam (từ khi nhập cảnh đến khi xuất cảnh) nhưng không vượt quá thời hạn quy định của GPLX Việt Nam.

2.5 Các Sở GTVT – GTCC khi đổi GPLX cho người nước ngoài hàng tháng phải báo cáo về Cục ĐBVN.

Bạn đang xem bài viết Hồ Sơ Thi Bằng Lái B2 Đối Với Người Nước Ngoài Tạm Trú Tại Việt Nam trên website Sachlangque.net. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!