Cập nhật thông tin chi tiết về Hoàn Thành Hệ Thống Biển Chỉ Dẫn Du Lịch: Thuận Tiện Cho Du Khách mới nhất trên website Sachlangque.net. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
(HNM) – Một trong những việc quan trọng của ngành Du lịch Hà Nội trong 3 tháng cuối năm 2018 là hoàn thành Đề án rà soát, thống kê các điểm đến du lịch và lắp đặt hệ thống biển chỉ dẫn du lịch trên địa bàn TP Hà Nội. Đây cũng là yếu tố quan trọng vừa tạo thuận tiện cho du khách, vừa thể hiện sự chuyên nghiệp trong cách làm du lịch ở Hà Nội.
Du khách xem biển chỉ dẫn để tới điểm tham quan. Ảnh: Quang Thái
Những điểm trừ không đáng có
Những tháng qua, Sở Du lịch Hà Nội liên tiếp tổ chức các đợt khảo sát tại các huyện như Mỹ Đức, Ba Vì, Thường Tín, Thạch Thất… với sự tham dự của các công ty lữ hành. Một trong những phần việc của các đợt khảo sát trên là thống kê, đánh giá thực trạng biển chỉ dẫn du lịch tại các địa phương, xin đánh giá, tư vấn của các công ty lữ hành.
Như sau lần khảo sát ở xã Cổ Đô (Ba Vì), đánh giá của đoàn khảo sát là địa phương cần ít nhất 4 biển chỉ dẫn du lịch ở đường liên xã cũng như đường đê để đưa khách đến một số điểm như Bảo tàng Mỹ thuật Cổ Đô, Bảo tàng Sỹ Tốt và gia đình… Dù đầu đường vào xã đã có một tấm biển chỉ dẫn đến Bảo tàng Mỹ thuật Cổ Đô nhưng như thế là chưa đủ bởi vẫn khiến du khách khó khăn khi tìm đến bảo tàng. Nhất là khi đi xe ô tô 45 chỗ, đoàn du khách phải đi theo hướng khác, khi ấy việc tìm đường sẽ vất vả hơn. Ngay cả đoàn khảo sát của Sở Du lịch Hà Nội đến Cổ Đô cũng phải nhờ người của UBND xã dẫn đường thì mới có thể tới điểm đến nhanh hơn. Tương tự, đường đến với Bảo tàng Sỹ Tốt và gia đình – vốn nổi tiếng không kém Bảo tàng Mỹ thuật Cổ Đô cũng ở trong tình trạng không có biển chỉ dẫn… Trong khi đó, xã Cổ Đô hiện đang đặt mục tiêu lấy du lịch làm ngành kinh tế mũi nhọn và phong trào hội họa, những bảo tàng mỹ thuật được xem là yếu tố tạo ra lực hút mạnh với du khách. Vì vậy, việc thiếu biển chỉ dẫn du lịch ở xã Cổ Đô sẽ khiến du khách mất nhiều thời gian và đây là điểm trừ không đáng có. Do vậy, đại diện Sở Du lịch Hà Nội đã coi đây là một trong những việc cần giải quyết ngay khi Cổ Đô phát triển du lịch cộng đồng.
Còn ở xã Ba Trại – vùng đất đang nổi lên với nghề trồng chè và các sản phẩm từ chè – gần đây người dân địa phương cũng bắt đầu chú trọng phát triển du lịch gắn với cây chè. Có hộ dân đã trở thành địa điểm đón du khách của một doanh nghiệp du lịch trên địa bàn huyện. Một số hộ khác cũng sẵn sàng để du khách đến tham quan, chụp ảnh ở đồi chè của gia đình. Dù vậy, khi đến đây, du khách mỏi mắt tìm mà cũng rất hiếm nhìn thấy biển chỉ dẫn đường đến điểm du lịch và đó là một hạn chế đối với việc phát triển du lịch ở nơi này.
Những ví dụ nêu trên không phải là câu chuyện của riêng Ba Vì mà là chuyện dễ thấy ở nhiều quận, huyện, nhất là ở các huyện có làng nghề thủ công – nơi hoàn toàn có thể khai thác phát triển du lịch. Anh Nguyễn Văn Tuân, hướng dẫn viên du lịch dẫn chứng, trong lần đưa khách đến một làng nghề sơn mài ở huyện Thường Tín, anh cũng mất khá nhiều thời gian để hỏi đường, khiến lịch trình bị “xô lệch”… Trong những chuyến khảo sát cụ thể của Sở Du lịch Hà Nội từ đầu năm 2018 đến nay cũng cho thấy, ở bất cứ điểm khảo sát nào cũng cần bổ sung biển chỉ dẫn du lịch.
Sớm hiện thực hóa
Từ nhiều năm trước, những người có trách nhiệm với Du lịch Hà Nội đã nhận ra vấn đề này và đã có những động thái cụ thể để khắc phục. Cuối năm ngoái, UBND thành phố đã chỉ đạo Sở Du lịch Hà Nội lập Đề án rà soát, thống kê danh sách các điểm du lịch trên địa bàn để đề xuất triển khai lắp đặt hệ thống biển chỉ dẫn du lịch đã được phê duyệt.
Biển chỉ dẫn tham quan Bảo tàng Công an Hà Nội trên đường Hai Bà Trưng. Ảnh: Quang Thái
Cách đây hơn 2 năm, Sở Du lịch Hà Nội và đối tác Pháp đã xây dựng Đề án thực hiện triển khai thí điểm xây dựng lô gô, biển chỉ dẫn du lịch. Trong đó, chuyên gia Pháp sẽ tham gia thiết kế biển chỉ dẫn du lịch.
Đây cũng là hoạt động cụ thể hóa chỉ đạo của UBND thành phố nhằm thúc đẩy du lịch Hà Nội phát triển hơn, chuyên nghiệp hơn. Theo đại diện Sở Du lịch Hà Nội, việc tạo ra những biển chỉ dẫn du lịch đồng bộ, đầy đủ thông tin cơ bản và tùy nơi có thể đi kèm thông tin bằng tiếng nước ngoài sẽ góp phần mang đến sự chuyên nghiệp trong cách làm du lịch, giúp du khách thuận lợi khi khám phá vẻ đẹp của Hà Nội. Để làm được điều này, Sở Du lịch Hà Nội sẽ hỗ trợ các địa phương trong việc xây dựng, lắp đặt các biển chỉ dẫn du lịch. Thực tế, sau các cuộc khảo sát, các địa phương đều phản hồi tích cực khi hiểu rõ hơn về sự cần thiết phải xây dựng hệ thống biển chỉ dẫn du lịch trên địa bàn.
Ông Nguyễn Minh Đức, Chủ tịch UBND xã Cổ Đô (Ba Vì) cho rằng: “Kinh nghiệm làm du lịch của người dân trong xã còn hạn chế nên sự chuẩn bị các điều kiện để đáp ứng yêu cầu phát triển du lịch cộng đồng cũng cần thời gian và sự tư vấn của cơ quan chuyên môn. Sự đầu tư của Sở Du lịch cho xã về số lượng biển chỉ dẫn sẽ giúp Cổ Đô nhanh chóng đủ điều kiện phát triển du lịch cộng đồng trên quy mô rộng”.
Rõ ràng, hình ảnh của du lịch Hà Nội sẽ đẹp hơn, chuyên nghiệp hơn nếu tạo được sự thuận tiện cho du khách thông qua hệ thống biển chỉ dẫn du lịch theo đúng chuẩn. Quan trọng là việc này cần hoàn thành đúng tiến độ để sớm đưa vào hoạt động, nhằm phát huy hiệu quả trên thực tế.
Lắp Đặt Biển Báo Chỉ Dẫn, Biểu Tượng Du Lịch: Tăng Sức Hút Du Khách
(BGĐT) – Nhằm tạo thuận lợi cho du khách tiếp cận các khu, điểm du lịch, thời gian qua một số địa phương, cơ quan chức năng trong tỉnh Bắc Giang đã đặt hệ thống biển báo chỉ dẫn, biểu tượng du lịch. Hoạt động trên đã có tác dụng tích cực song cần có sự đầu tư bài bản, thống nhất hơn.
Du khách chụp ảnh bên cây Dã hương nghìn năm tuổi tại xã Tiên Lục (Lạng Giang).
Cần thêm biển báo chỉ dẫn
Theo Ban Chỉ đạo phát triển du lịch tỉnh, bên cạnh đầu tư xây dựng, nâng cấp các tuyến giao thông, thời gian qua, việc đặt biển báo chỉ dẫn đến các khu, điểm du lịch đã được quan tâm. Đến nay Bắc Giang đã cơ bản hoàn thành dự án bổ sung biển báo chỉ dẫn điểm du lịch đối với các tuyến đường tỉnh, qua đó tạo thuận lợi cho du khách đi lại. Theo phân cấp, với các tuyến quốc lộ, tỉnh lộ nằm trên địa bàn tỉnh, biển chỉ dẫn do Sở Giao thông – Vận tải quản lý; đường huyện, đường liên xã do UBND cấp huyện quản lý. Các biển báo chỉ dẫn du lịch đặt trên hành lang giao thông do Trung tâm Thông tin và Xúc tiến du lịch (Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch) lắp đặt dưới sự hướng dẫn, quản lý của ngành giao thông.
Qua tìm hiểu, chúng tôi thấy tại một số nơi như: Chùa Vĩnh Nghiêm, Bổ Đà, Khu du lịch sinh thái Suối Mỡ, Khu du lịch tâm linh- sinh thái Tây Yên Tử… đã có biển báo chỉ dẫn, du khách rất hài lòng. “Từ biển chỉ dẫn tôi tìm tới chùa Bổ Đà thuận lợi, không phải hỏi thăm”- anh Nguyễn Văn Minh, quê ở xã Phúc Sơn (Tân Yên) cho biết. Tuy nhiên, tại một số tuyến đường huyện và liên xã còn thiếu biển báo chỉ dẫn hoặc biển đã cũ, hư hỏng chưa được thay thế, sửa chữa. Nổi bật là các điểm du lịch như: Thổ Hà (Việt Yên); Đồng Cao, Khe Rỗ (Sơn Động), hồ Cấm Sơn, Khuôn Thần (Lục Ngạn), bản Ven, xã Xuân Lương (Yên Thế)… Bên cạnh đó, nhiều biển chỉ dẫn vào khu, điểm du lịch trên địa bàn tỉnh chưa thực sự bắt mắt, thậm chí một số biển quá nhỏ, vị trí đặt khuất tầm nhìn.
Để nâng cao hiệu quả các biển chỉ dẫn, ngành chức năng đã có kế hoạch đầu tư, nâng cấp. Theo đó năm 2018, Trung tâm Thông tin và Xúc tiến du lịch tỉnh sẽ hỗ trợ thiết kế và chuẩn bị lắp đặt một bảng chỉ dẫn mới, bắt mắt đến Khu du lịch sinh thái cộng đồng bản Ven (Yên Thế), ngoài ra sẽ đặt thêm 4 biển chỉ dẫn vào từng điểm lẻ như: Hồ Ngạc Hai, cây lim cổ thụ, Thác Ngà, bản Ven và đặt hai biển báo chỉ dẫn vào Khu lưu niệm Sáu điều Bác Hồ dạy Công an nhân dân tại xã Nhã Nam (Tân Yên).
Tạo dấu ấn từ những biểu tượng
Thời gian qua tỉnh đã quan tâm công tác lắp đặt biển báo chỉ dẫn, nhất là trên các tuyến quốc lộ, tỉnh lộ, vì thế đến thời điểm này cơ bản những điểm du lịch trọng điểm đã có biển chỉ dẫn. Tuy nhiên việc lắp đặt biển báo ở các tuyến đường liên huyện, liên xã lại chưa được quan tâm”.
Ông Trần Anh Tuấn, Phó Giám đốc phụ trách Trung tâm Thông tin và Xúc tiến du lịch tỉnh.
Du khách đến với mỗi vùng đất đều mong muốn ghi lại những hình ảnh có dấu ấn và tiêu biểu để giới thiệu, chia sẻ với bạn bè mà không cần mất nhiều thời gian chú thích. Ở nhiều quốc gia trên thế giới và các địa phương trong nước có ngành du lịch phát triển, biểu tượng du lịch được dựng khá đơn giản song lại giúp mọi người dễ nhớ, dễ nhận biết và đây chính là điểm dừng chân không thể thiếu và để lại dấu ấn trong hành trình du lịch. Thực tế vấn đề này ở các khu du lịch trong tỉnh chưa được quan tâm đúng mức. Trong buổi làm việc mới đây, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Ánh Dương, Trưởng Ban Chỉ đạo Phát triển du lịch tỉnh yêu cầu các thành viên và địa phương cần quan tâm nghiên cứu đề xuất xây dựng những biểu tượng đặc trưng cho các khu, điểm du lịch trong tỉnh. Cùng đó quan tâm nhiều hơn nữa cho công tác tôn tạo cảnh quan thiên nhiên, môi trường xung quanh.
Thực tế cho thấy, biểu tượng du lịch là vấn đề tưởng nhỏ nhưng lại mang lại hiệu quả rất lớn trong công tác truyền thông quảng bá hình ảnh du lịch. Tuy nhiên hiện tại không nhiều khu, điểm du lịch trong tỉnh có biểu tượng. Hiện mới có huyện Việt Yên dựng khối đá lớn khắc chữ “Chùa Bổ Đà di tích lịch sử – văn hóa cấp quốc gia đặc biệt” bằng tiếng Việt và tiếng Anh được rất đông du khách hứng thú chụp ảnh lưu niệm và chia sẻ hình ảnh trên mạng xã hội. Trước mùa lễ hội năm nay, huyện còn trồng những hàng cây hoa trên các lối vào chùa để tạo cảnh quan đẹp cho di tích. Hay như Khu du lịch sinh thái Suối Mỡ (Lục Nam) cũng dựng hai biển chữ ghi tên dòng suối cũng được nhiều du khách quan tâm. Mong rằng trong thời gian không xa, tại nhiều điểm đến của tỉnh sẽ có những biểu tượng thực sự ấn tượng và hút khách.
Nguyễn Hưởng
Cấp Mới, Cấp Lại Biển Hiệu Xe Khách Du Lịch
Thông tin thủ tục hành chính Cấp mới, cấp lại Biển hiệu xe khách du lịch – Hà Tĩnh
Cách thực hiện thủ tục hành chính Cấp mới, cấp lại Biển hiệu xe khách du lịch – Hà Tĩnh
Trình tự thực hiện
Bước 1:
Tổ chức nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả (Trung tâm giao dịch một cửa của Sở Giao thông Vận tải tỉnh Hà Tĩnh; Địa chỉ: Số 143, đường Hà Huy Tập, thành phố Hà Tĩnh) hoặc gửi hồ sơ qua đường bưu điện. Cán bộ chuyên môn kiểm tra hồ sơ nếu không đầy đủ, hợp lệ thì hướng dẫn bổ sung, hoàn chỉnh; nếu đầy đủ, hợp lệ thì tiếp nhận hồ sơ sau đó viết phiếu hẹn
Bước 2:
Nhận kết quả trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả thuộc Sở Giao thông Vận tải Hà Tĩnh hoặc qua bưu điện
Điều kiện thực hiện
Nội dung Văn bản quy địnhChưa có văn bản!
Thành phần hồ sơ của thủ tục hành chính Cấp mới, cấp lại Biển hiệu xe khách du lịch – Hà Tĩnh
Giấy đề nghị cấp biển hiệu xe ô tô đạt tiêu chuẩn vận chuyển khách du lịch theo mẫu quy định tại Phụ lục 3 Thông tư liên tịch số 05/2011/TTLT- BVHTTDL- BGTVT của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và Bộ Giao thông Vận tải
Giấy xác nhận xe ô tô đạt tiêu chuẩn vận chuyển khách du lịch của Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch (bản chính)
Giấy phép Kinh doanh vận tải bằng xe ô tô (bản sao)
Giấy phép kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô và giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế hoặc giấy đăng ký kinh doanh lữ hành (bản sao kèm theo bản gốc để đối chiếu)
Bản sao các loại giấy tờ: giấy chứng nhận đăng ký phương tiện của các xe có tên trong danh sách đề nghị; giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường; giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ phương tiện
Các biểu mẫu của thủ tục hành chính Cấp mới, cấp lại Biển hiệu xe khách du lịch – Hà Tĩnh Phí và lệ phí của thủ tục hành chính Cấp mới, cấp lại Biển hiệu xe khách du lịch – Hà Tĩnh Cơ sở pháp lý của thủ tục hành chính Cấp mới, cấp lại Biển hiệu xe khách du lịch – Hà TĩnhLược đồ Cấp mới, cấp lại Biển hiệu xe khách du lịch – Hà Tĩnh
Hỏi Đáp Du Lịch Côn Đảo
Bằng hiểu biết và kinh nghiệm, Côn Đảo Explorer liệt kê tất cả câu hỏi được nhiều du khách quan tâm nhất trước khi đi du lịch Côn Đảo để bạn có thể tham khảo và có được những lựa chọn tốt nhất trong chuyến du lịch Côn Đảo của mình. Côn Đảo ở đâu?
Côn Đảo là một quần đảo nằm ngoài khơi biển Nam Bộ thuộc Biển Đông của Việt Nam, cách Vũng Tàu 97 hải lý, cách Sóc Trăng 40 hải lý.
Côn Đảo thuộc tỉnh nào nào?
Côn Đảo là một huyện đảo thuộc tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Côn Đảo từng được biết đến là nơi giam giữ và lưu đày tù nhân chính trị lớn nhất Đông Dương trước năm 1975, ngày nay, Côn Đảo được biết đến là điểm du lịch thu hút khách hàng đầu của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu nhờ vẻ đẹp hoang sơ vốn có và những bãi biển cát trắng trải dài.
Được biết đến là một trong mười hòn đảo quyến rũ nhất hành tinh, du lịch Côn Đảo trở thành điểm đến lý tưởng dành cho những ai thích khám phá vẻ đẹp hoang sơ và muốn thoát ly mọi ồn ào của chốn thành thị. Côn Đảo với vô số những bãi biển tuyệt đẹp cùng với vịnh Côn Sơn gồm 14 hòn đảo nhỏ to khác nhau quây quần như một đại gia đình tạo nên bức tranh thiên nhiên kỳ thú có thể làm lưu luyến mỗi bước chân du khách khi đặt chân đến đây.
Thời gian từ ra tết đến hết mùa hè, từ tháng 3 đến hết tháng 9 là thời gian tốt nhất để đi du lịch Côn Đảo . Tuy nhiên, từ tháng 10 đến tháng 2, mặc dù vùng biển Côn Đảo thường có sóng lớn nhưng vì thời gian này là mùa khô nên luôn có ánh nắng chan hòa và cũng là thời gian đáng để đến Côn Đảo .
Tháng 3 đến hết tháng 9 là thời gian biển êm, mặc dầu là mùa mưa nhưng các trận mưa ở Côn Đảo chủ yếu là mưa rào kéo dài không quá 1H đồng hồ, các thời gian khác trong ngày vẫn có ánh nắng chan hòa. Thời gian này thích hợp cho các tour tham quan trên biển, lặn ngắm san hô và khám phá đảo hoang. Đây cũng là mùa vích từ khắp nơi về Côn Đảo đẻ trứng.
Tháng 10 đến hết tháng 2, do ảnh hưởng gió Đông Bắc, vùng biển của Vịnh Côn Sơn thường có sóng lớn nhưng mặt ở phía Tây và Tây Nam mặt biển vẫn ềm đềm và ít chịu tác động của sóng gió. Du khách có thể đến Bãi Đầm Trầu, bãi Secret Beach và thỏa thích tắm biển ở đây. Nếu có điều kiện, du khách vẫn có thể thuê tàu khám phá hòn Tre Lớn, hòn Tre Nhỏ. Đây là 2 hòn đảo còn giữ nguyên vẻ đẹp hoang sơ và là nơi tập trung rất nhiều san hô và các đàn cá rạn đầy màu sắc.
Ngoài các món hải sản tươi sống vốn nổi tiếng tại Côn Đảo như cá mú đỏ, cá bò da, bò dao, tôm hùm, tôm mũ ni (bề bề), tôm tích, ghẹ, … Nơi đây còn nổi tiếng với các món ăn đặc sản nên thưởng thức trong chuyến du lịch Côn Đảo của bạn:
Đặc Sản Vú Nàng: Ốc vú nàng là đặc sản quý hiếm ở biển Côn Đảo, Bà Rịa – Vũng Tàu. Món ốc có thể nướng, luộc hoặc trộn gỏi đều ăn rất ngon. Vú nàng là một loài nhuyễn thể hình chóp lệch, trên đỉnh có một cái núm nhỏ trông tựa như bầu vú của cô gái dậy thì, vỏ ngoài màu đen xám, mặt trong lấp lánh xà cừ.
Gỏi Cá Mập: Một món ăn đậm chất Côn Đảo không phải ai cũng biết để thưởng thức khi đến Côn Đảo
Mắm Nhum: Mắm nhum không phổ biến như các loại mắm khác. Đó không phải là loại thức ăn nhà nào cũng có, hoặc chí ít, có bán đây đó ở chợ. Thế nên nhiều lúc, có tiền cũng không thể mua được mắm nhum… Những ai đã từng được thưởng thức món mắm nhum thì sẽ còn nhắc đến hoài, không chỉ như một món ngon, mà còn như một “kỳ tích”, chứng tỏ mình là một người may mắn và từng trải.
Mắm Hàu: Với người dân Côn Đảo, mắm hàu là thứ nước chấm bình dân không thể thiếu trong bữa ăn hàng ngày, đôi khi trở thành món ăn chính trong những ngày biển động. Còn với du khách, khi ra thăm đảo, lúc về đất liền thường mang theo những chai mắm hàu để làm quà cho người thân…thưởng thức
Mứt Hạt Bàng: Đến Côn Đảo đừng quên dùng đặc sản mứt hột bàng. Có hai loại ngọt và mặn. Đó là món ăn mà chỉ có ở hòn đảo này. Bàng là cây rừng ở đây, lá và quả thật to. Người dân thu hoạch quả bàng đem phơi cho dốt vỏ rồi trong những lúc rỗi việc nhà đem ra chẻ lấy hột. Hột bàng mới tách ra có màu nâu giống như màu gỗ được đánh vẹc-ni. Ngồi một lúc, có khi vừa chẻ vừa tách chỉ được chừng 1kg hột. Sau đó đem rang muối hoặc rang đường tùy ý. Gọi là mứt nhưng giống như món đậu phộng rang muối, đường ở đất liền. Nhón mấy hạt bỏ vào miệng, vị ngọt của đường hay vị mặn của muối hòa lẫn vị bùi và béo ngồ ngộ ở đầu lưỡi, du khách chỉ có thể gật đầu công nhận: ngon và rất đặc biệt.
Trùng Biển (Sá Sùng): Là món ăn bổ dưỡng rất giàu dinh dưỡng, trùng biển xào mướp có hương vị ngọt thanh và làm tăng hương vị cho món ăn hấp dẫn này.
Nhìn chung các khách sạn, resort tại Côn Đảo không nhiều, nên bạn sẽ không phải mất nhiều công sức để lựa chọn cho mình một nơi ăn chốn ở hợp túi tiền. Hầu hết các khách sạn, resort ở Côn Đảo đều nằm ở bãi biển, hoặc gần bãi biển, trung tâm của đảo.
Các khách sạn, resort nằm ngay trên bãi có thể kể đến như Sài Gòn Côn Đảo Resort, Côn Đảo Resort, Tân Sơn Nhất Côn Đảo Resort là những khách sạn, resort đạt tiêu chuẩn 3 sao tại Côn Đảo. Các khách sạn, resort cao cấp hơn có thể kể đến như Six Senses Côn Đảo, Poulo Condor Resort. Hầu hết các khách sạn 2 sao tại Côn Đảo đều nằm ở trung tâm thị trấn và có thể đi bộ ra bãi biển không xa.
Dinh Chúa Đảo: Trước đây là nơi ở và làm việc của các đời chúa đảo, tìm hiểu lịch sử hình thành Côn Đảo thông qua các hiện vật, cổ vật, hình ảnh và các tư liệu được lưu lại từ thời Pháp đến nay.
Miếu bà Phi Yến: Còn có tên là An Sơn Miếu, nơi thờ bà Phi Yến, thứ phi của chúa Nguyễn Ánh. Ở Côn Đảo, người dân địa phương tôn sùng hai người phụ nữ như những bậc thánh nữ linh thiêng, đó là Bà Phi Yến và liệt sĩ anh hùng dân tộc chị Võ Thị Sáu.
Bãi Nhát: Sau một ngày khám phá Côn Đảo, du khách có thể thả mình với thiên nhiên tại bãi biển, ngắm nhìn hoàng hôn diệu đẹp từ từ lặn qua Đỉnh Tình Yêu. Bãi Nhát chỉ xuất hiện vài giờ một ngày. Các thời gian khác bãi biển này chìm ngập trong nước và ít được người biết đến
Cảng Bến Đầm: Nằm gọn trong vịnh Bến Đầm, xung quanh được bao bọc, che chắn bởi các dãy núi và đảo nhỏ. Từ cầu cảng, du khách có thể trải nghiệm cảnh sinh hoạt đời thường của ngư dân địa phương nơi đây hay đắm chìm trước thiên nhiên biển đảo tuyệt đẹp của hòn Bà và hòn Vung cách đó không xa
Hòn Bà: Hòn Bà là hòn đảo lớn thứ 3 trong số 16 hòn đảo nhỏ to khác nhau thuộc quần đảo Côn Đảo. Tại đây du khách có thể dễ dàng tìm thấy những bãi biển tuyệt đẹp, hệ sinh thái rừng và rừng ngập mặn đa dạng với nhiều chủng loại động, thực vật quý hiếm. Đỉnh Tình Yêu và nguồn san hô quanh Hòn Bà là điểm thu hút đáng chu ý dành cho những ai yêu thích vẻ đẹp của thiên nhiên. Vào mùa mưa, sau khi tắm biển, du khách còn có thể thỏa thích tắm suối trong mát ngay bìa rừng gần bãi biển.
Chùa Núi Một: Hay còn gọi là Vân Sơn Tự, một di tích gắn liền với địa danh Côn Đảo, là nơi gởi gắm tâm linh của người dân địa phương. Chùa Núi Một là một kiến trúc uy nghi nằm trên đỉnh núi, là một danh lam thắng cảnh tuyệt đẹp không thể bỏ qua khi đến Côn Đảo. Từ đây du khách có thể ngắm hồ An Hải, toàn cảnh thị trấn Côn Đảo và Vịnh Côn Sơn.
Bãi Đầu Trầu: Côn Đảo có nhiều bãi biển đẹp nhưng không thể không nhắc đến Đầm Trầu, một bãi biển gắn liền với sự tích chàng Cau và nàng Trầu. Đến với Đầm Trầu, du khách có thể thỏa thích tắm biển và tận hưởng làn nước trong mát của bãi biển được nhiều người nhắc đến này.
Hòn Bảy Cạnh: Là hòn đảo lớn thứ hai trong số 16 hòn đảo thuộc quần đảo Côn Đảo, có số lượng rùa biển lên đẻ nhiều nhất Việt Nam. Mỗi năm có đến hàng trăm cá thể rùa mẹ lên bãi đẻ trứng. Toàn bộ đảo được che phủ bởi rừng nhiệt đới nguyên sinh, với thành phần động, thực vật rừng rất phong phú. Đến với Hòn Bảy Cạnh, du khách sẽ có cơ hội khám phá sinh thái rừng ngập mặn và bơi lặn ngắm san hô. San hô ở đây rất đa dạng về chủng loại với san hô dạng phiến, dạng bàn, dạng cành, khối đều thuộc sách đỏ của Việt Nam
Hòn Tài: Là bức tranh phong phú đầy màu sắc của các san hô hòa mình với những loại sinh vật biển ẩn dưới nắng xuyên qua làn nước trong xanh. Đến với Hòn Tài, du khách sẽ được chiêm ngưỡng vẻ đẹp lung linh huyền bí của chốn thủy cung với nhiều lọai san hô rực rỡ, lạ mắt mà khó có thể bắt gặp ở một nơi nào khác. Tại Hòn Tài, bạn có thể thấy sóc mun – loại sóc đặc hữu chỉ có ở Côn Đảo, kỳ đà, tắc kè,…và nhiều loài chim biển, gầm ghì trắng – một loại chim quý hiếm thuộc họ bồ câu, khỉ mặt đỏ – giống khỉ quý đang được nuôi tại Hòn Tài
Lặn ngắm san hô: Bạn có thể tìm thấy rất nhiều loại san hô cũng như các loại cá rất ấn tượng tại hầu hết các hòn đảo nhỏ chung quanh đảo lớn Côn Đảo. Hệ thống san hô tại Côn Đảo có thể nói là phong phú vào bậc nhất Việt Nam.
Câu cá: Câu cá có hai dạng, câu cá giải trí (thời gian nửa hoặc 1 ngày) hay câu cá chuyên nghiệp (thời gian thường từ 3 ngày 2 đêm trở lên). Dù là câu cá giải trí hay câu cá chuyên nghiệp thì hoạt động này đặc biệt thu hút các câu thủ từ khắp mọi nơi đến đây.
Xem vích đẻ trứng: Tận hưởng những khoảnh khắc khó quên nhất tại Côn Đảo với một ngày trên hoang đảo và trải nghiệm một đêm lặng lẽ nhưng vô cùng quyến rũ trên hòn Bảy Cạnh. Bạn sẽ được tận mắt chứng kiến những con rùa biển Chelonia mydas mà dân gian hay gọi rùa xanh hay vích… làm ổ và đẻ trứng bên bờ biển.
Khám phá đảo hoang: Vịnh Côn Sơn bao gồm hệ thống 14 hòn đảo nhỏ to khác nhau với chuỗi hòn Tài, hòn Trác, hòn Thỏ, … quây quần như một đại gia đình và hòn Bảy Cạnh, Bông Lan, hòn Cau, hòn Trứng, hòn Tre… hùng vĩ giữa khơi xa, là những hòn đảo tạo nên vẻ đẹp thơ mộng cho Vịnh Côn Sơn và là khu bảo tồn sinh thái biển với các rạn san hô ít có nơi nào có thể sánh được về mật độ và chủng loại.
Đến Côn Đảo Bằng Cách Nào?
Đường hàng không: Máy bay ATR của Vietnam Airlines có sức chứa 65 khách, từ chúng tôi và từ Cần Thơ đi Côn Đảo, là đường 2 đường bay duy nhất đến Côn Đảo hiện nay. Thời gian bay 50 phút từ chúng tôi và 35 phút từ Cần Thơ. Bạn có thể tham khảo lịch bay và giá vé máy bay đi Côn Đảo ngay trên website này.
Đường biển: Các hãng tàu cao tốc Superdong và Phú Quốc Express hiện đang khai thác tuyến đường biển từ Vũng Tàu, Sóc Trăng và Cần Thơ đi Côn Đảo hàng ngày.
Vũng Tàu – Côn Đảo: Thời gian di chuyển là 4 tiếng, được khai thác bởi hãng tàu Phú Quốc Express
Sóc Trăng – Côn Đảo: Thời gian di chuyển là 2 tiếng, được khai thác bởi cả 2 hãng tàu Superdong và Phú Quốc Express
Cần Thơ – Côn Đảo: Thời gian di chuyển là 4 tiếng, được khai thác bởi hãng tàu Phú Quốc Express
Bạn có thể tham khảo có thể tham khảo lịch tàu chạy và giá vé tàu cao tốc đi Côn Đảo ngay trên website này.
Phương tiện đi lại trên đảo như thế nào?
Đi bộ: Phù hợp khi đi lại tại các điểm tham quan ở khu vực trung tâm thị trấn, đi dạo bộ tại các bãi biển,… Các điểm tham quan tại Côn Đảo nằm tương đối xa nhau nên muốn đi bộ để đi lại giữa các điểm tham quan không phải là một lựa chọn hợp lý.
Xe đạp: Nếu bạn yêu thích di chuyển bằng xe đạp để khám phá Côn Đảo, bạn có thể thuê xe đạp tại các khách sạn, resort.
Xe máy: Xe máy là phương tiện đi lại cơ động và chủ động nhất. Du khách có thể mang xe máy theo khi ra Côn Đảo bằng tàu cao tốc hoặc thuê xe máy tại các khách sạn, tại các cửa hàng dịch vụ thuê xe gắn máy. Nếu không du khách vẫn có thể đi xe ôm.
Xe taxi: Các hãng taxi tại Côn Đảo:
Taxi Mai Linh Côn Đảo: Số điện thoại 0254.385.0850
Taxi Côn Sơn: Số điện thoại 0254.3908.908
Taxi Sài Gòn Côn Đảo: Số điện thoại 0254.3636.3636
Xe điện:
Thu Tâm Côn Đảo: Số điện thoại 0254.3630036
Xe du lịch: Liên hệ thuê xe tại các công ty du lịch hoặc văn phòng lữ hành
Tàu, thuyền, cano: Nếu có nhu cầu đi thăm quan các đảo, đi câu cá, lặn ngắm san hô, xem vích đẻ trứng,… du khách có thể mua tour Côn Đảo hàng ngày của Côn Đảo Explorer hoặc liên hệ thuê tàu, thuyền, cano. Việc thuê tàu, thuyền, cano, du khách có thể liên hệ với các công ty du lịch, đại lý lữ hành hoặc trực tiếp ra bến tàu để thuê.
Bạn đang xem bài viết Hoàn Thành Hệ Thống Biển Chỉ Dẫn Du Lịch: Thuận Tiện Cho Du Khách trên website Sachlangque.net. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!