Xem Nhiều 4/2023 #️ Học Và Thi Lấy Bằng Lái Ô Tô Ngày Càng Khó # Top 6 Trend | Sachlangque.net

Xem Nhiều 4/2023 # Học Và Thi Lấy Bằng Lái Ô Tô Ngày Càng Khó # Top 6 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về Học Và Thi Lấy Bằng Lái Ô Tô Ngày Càng Khó mới nhất trên website Sachlangque.net. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Tổng cục Đường bộ Việt Nam (ĐBVN) đang lấy ý kiến các sở GTVT về việc sửa đổi nội dung, tăng số câu hỏi sát hạch lý thuyết lái xe. Việc này được kỳ vọng nâng cao chất lượng đào tạo lái xe, hạn chế các sai sót của tài xế khi xử lý các tình huống trên đường. Tuy nhiên, phản ánh từ một số cơ sở đào tạo và sát hạch lái xe cho thấy một số nội dung câu hỏi và thiết bị mô phỏng chưa sát thực tế, có thể gây khó cho cả cơ sở đào tạo lái xe lẫn người học.

Tăng lên 600 câu hỏi

Từ đầu năm 2018, Tổng cục ĐBVN đã tính đến việc tăng số câu hỏi thi sát hạch lý thuyết lấy bằng lái xe các hạng từ 450 câu hiện hữu lên 500 câu và dự kiến ban hành vào tháng 7-2018. Mới đây, tại TP Cần Thơ, bà Phan Thị Thu Hiền, Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục ĐBVN, cho biết số câu hỏi dự định sẽ tăng lên 600 và sau khi lấy ý kiến các sở GTVT sẽ ban hành, thực hiện từ quý I-2019.

Ông Trịnh Văn Minh, Phó Trưởng phòng Quản lý sát hạch và cấp giấy phép lái xe (Sở GTVT TP.HCM), diễn giải thêm 50 câu hỏi này sẽ có điểm liệt. “Nếu thí sinh trả lời không đúng 1/50 câu hỏi này thì bài thi coi như… rớt!” – ông Minh cho biết.

Khó lấy bằng

Theo ông Nguyễn Đình Nguyên, cán bộ đào tạo Trung tâm Sát hạch lái xe Củ Chi (thuộc Trường Lái xe Tiến Bộ), với cơ cấu nội dung số câu hỏi, thời gian, số câu đạt tăng lên thì việc thi lên bằng càng cao sẽ càng khó. “Ví dụ, với các hạng bằng D, E và F, số câu hỏi tăng thêm 15 nhưng thời gian làm bài chỉ thêm năm phút. Vì thế người học phải thuộc bài nằm lòng mới có thể thi đạt các bằng hạng cao này” – ông Nguyên nhận xét.

Còn theo ông Nguyễn Hoàng Long, Giám đốc Trung tâm Sát hạch lái xe Hoàng Gia (Bình Chánh), bộ 600 câu hỏi mới sẽ buộc các trường, cơ sở đào tạo sát hạch phải tăng thêm thời gian dạy lên 1/4-1/3. “Như vậy đồng nghĩa sẽ phải tăng học phí lên, đây là điều đáng suy nghĩ với các trường và với cả người theo học” – ông Long nói.

Học lý thuyết: Chỉ một hình thức tập trung

Cùng với bộ đề 600 câu hỏi, Tổng cục ĐBVN cũng đang chuẩn bị trình Bộ GTVT ban hành sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 12/2017 quy định về đào tạo, sát hạch và cấp giấy phép lái xe.

Theo đó, điểm mới của Thông tư 12 là quy định việc học lý thuyết phải tập trung. Góp ý quy định này, ông Trần Quang Lâm, Phó Giám đốc Sở GTVT TP, bày tỏ: “Hiện nay có thể học thạc sĩ, tiến sĩ từ xa, qua mạng. Trong khi quy định học lấy bằng lái xe phải tập trung thì… quá cứng nhắc về thời gian”. Bằng văn bản mới đây gửi Bộ GTVT, ông Lâm ký thay giám đốc Sở GTVT TP cho rằng nên có nhiều phương thức đào tạo, học lý thuyết lái xe tập trung, không tập trung và từ xa. Việc này phù hợp với chủ trương đa dạng các hình thức đào tạo hiện nay cũng như khuyến khích các trường tự chủ và tự chịu trách nhiệm trong đào tạo.

Bộ 600 câu hỏi và Thông tư 12 sửa đổi sẽ được ban hành đồng bộ vào quý I-2019 để thực hiện Nghị định 138/2018/NĐ-CP về điều kiện kinh doanh dịch vụ đào tạo, sát hạch lái xe đã có hiệu lực thi hành từ ngày 1-12-2018.

Ông NGÔ ĐÌNH QUANG, Trưởng phòng Quản lý sát hạch và cấp giấy phép lái xe (Sở GTVT TP)

Một điểm mới khác của Thông tư 12 là quy định trường dạy lái xe phải có thiết bị mô phỏng tập lái xe. Được biết một bộ thiết bị mô phỏng gồm “xe”, màn hình, đường truyền chấm điểm… có giá từ 600 triệu đến 1 tỉ đồng.

Theo ông Trịnh Văn Minh, đến nay chưa có quy chuẩn (TCVN) đối với loại thiết bị này và cũng chưa có quy định cụ thể mỗi cơ sở phải trang bị bao nhiêu thiết bị, bởi vậy Bộ GTVT cần có hướng dẫn cụ thể, nếu không sẽ gây khó cho các trường dạy lái xe.

Còn ông Nguyễn Hoàng Long thì cho rằng tại sao không quy định cơ sở đào tạo phải tăng thêm số đầu xe tập nguội, tập nóng, tập trên đường trường mà lại phải đầu tư vào thiết bị ảo, e lãng phí mà không thiết thực.

Tới đây, Thông tư 12 cũng quy định các cơ sở đào tạo phải có giáo viên đạt trình độ trung cấp chuyên ngành luật. Theo ông Nguyễn Đình Nguyên, hiện nay hệ thống giáo dục đại học Việt Nam chỉ đào tạo cử nhân luật, không còn đào tạo trình độ trung cấp.

Số câu hỏi tăng theo hạng bằng lái

Với bộ 450 câu hỏi sát hạch như lâu nay, việc thi ở các hạng bằng lái xe đều có số câu hỏi như nhau (30 câu), số câu trả lời đạt như nhau (26/30 câu) và thời gian thi là 18-20 phút. Tuy nhiên, với bộ 600 câu hỏi mới thì số câu hỏi, số câu đạt và thời gian thi được tăng dần cho từng hạng bằng lái xe. Cụ thể, thi bằng lái hạng B1: Số câu hỏi là 30, số câu đạt 26/30, thời gian 18 phút; hạng B2: Số câu hỏi 36, số câu đạt 32/36, thời gian 20 phút; hạng C: Số câu hỏi 40, số câu đạt 36/40, thời gian 22 phút; hạng D, E và F: Số câu hỏi 45, số câu đạt 40/45, thời gian 25 phút.

Tại Sao Thi Bằng Lái Xe Ô Tô Hạng B1, Hạng B2 Sẽ Ngày Càng Khó?

Một số lỗi của các thí sinh khi thi bằng lái xe ô tô sẽ bị đánh trượt ngay lập tức, như: không đừng đèn đỏ, vi phạm quy tắc lái xe đường đèo, vi phạm tại các gác chắn đường sắt…

Đây là nội dung định hướng hoạt động trong năm 2019 được Bộ trưởng bộ Giao thông Vận tải – Nguyễn Văn Thể thông tin trong Hội nghị tổng kết công tác 2018, triển khai kế hoạch năm 2019 ngành GTVT.

Ngoài ra, nhằm nâng cao nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước về chất lượng đào tạo, sát hạch và quản lý giấy phép lái xe (GPLX), Bộ GTVT sẽ tăng cường kiểm tra định kỳ, đột xuất và giám sát công tác đào tạo lái xe tại tất cả các Sở GTVT trong toàn quốc. Xử lý nghiêm, đình chỉ tuyển sinh, thu hồi giấy phép đào tạo các cơ sở đào tạo lái xe ô tô không đáp ứng tiêu chuẩn.

Giữa năm 2018, Tổng cục Đường bộ Việt Nam (Bộ GTVT) cho biết sẽ chuẩn bị thay thế bộ 450 câu hỏi sát hạch GPLX bằng bộ 500 câu hỏi mới. Bộ câu hỏi mới này sẽ chính thức xóa sổ việc “học tủ”, trả lời mẹo và đòi hỏi các thí sinh tham gia sát hạch giấy phép lái xe phải học tập và đầu tư công sức nhiều hơn.

Đặc biệt, Bộ trưởng Bộ GTVT sẽ phối hợp với Bộ Công an chia sẻ dữ liệu vi phạm của người lái xe, không để xảy ra tình trạng người bị tạm giữ GPLX giả khai báo mất để được cấp lại.

Trong khi đó, Phó Cục trưởng Cục Cảnh sát giao thông, Bộ Công an – Đại tá Đỗ Thanh Bình cho rằng công tác đào tạo và sát hạch/cấp GPLX cần được thực hiện bởi 2 đơn vị độc lập, để đảm bảo công khai và đánh giá chính xác nhất về chất lượng đào tạo lái xe. Hiện tại, việc đào tạo và sát hạch GPLX đều do Bộ GTVT thực hiện.

Ngoài ra, đại diện Cục CSGT cũng cho biết, hiện cơ quan này đang nghiên cứu, đề xuất Luật Trật tự An toàn giao thông đường bộ thay thế cho Luật Giao thông đường bộ 2008, với những quy tắc mà sau 10 năm thực hiện, cần có những quy tắc mới để phù hợp với sự phát triển chung. Dự án Luật giao thông mới này sẽ có 2 phần: An toàn giao thông và Phát triển giao thông.

Năm 2018, trên toàn quốc đã xảy ra hơn 18.700 vụ TNGT, làm chết hơn 8.200 người, bị thương hơn 14.800 người. So với cùng kỳ năm 2017, số vụ TNGT giảm 1.348 vụ, số người chết giảm 33 người, số người bị thương giảm 2.238 người. năm 2018, chỉ có 2 chỉ tiêu số vụ và số người bị thương vì tai nạn giao thông (TNGT) giảm được theo mục tiêu, chỉ tiêu số người chết giảm chỉ 0,4% – không đạt được mục tiêu đề ra.

Quá Trình Học Và Thi Tuyển Lấy Bằng Lái Xe Ô Tô Ở Nhật Bản

Khắt khe, tỉ mỉ trong cách học, thi nhưng người Nhật lại có nhiều lựa chọn. Trước tiên là loại xe, có thể chọn số sàn (MT) hoặc số tự động (AT). Nếu chọn AT thì không được lái MT, nhưng có bằng MT sẽ được lái cả hai loại. Cậu bạn Hào Duy chọn hạng MT để linh hoạt.

Học phí từ khi học tới lấy bằng lái hạng MT tốn khoảng 2.250 USD, cao hơn khoảng 100 USD so với bằng AT là 2.150 USD. Ngoài ra, mức giá cho sinh viên cũng rẻ hơn so với người đi làm. Là cái nôi của ngành công nghiệp ôtô nhưng hầu hết người dân Nhật chọn AT chứ không thi lấy bằng MT nên cậu bạn tôi được chăm sóc kĩ càng (ít học viên học MT nên giáo viên rảnh rỗi nhiều)

Một khóa học lái xe ô tô tại Nhật chia làm 2 kỳ. Kỳ đầu tiên đơn giản hơn với các bài về kỹ năng lái xe và tình huống đơn giản. Ở kỳ này, sau khi học và thi qua lý thuyết, thí sinh được phép học thực hành trong giới hạn khu của trường. Với phần thực hành, mỗi học viên có một thầy dạy kèm ở ghế phụ, có thể đi một mình ở những bài dễ, nhưng thời gian trên xe không quá 3 tiếng mỗi buổi học. Điểm này thấy khá giống việc cho học viên tập lái trong sân sa hình ở mình.

Bài thi lý thuyết và thực hành đều có thang điểm 100. Ở bài lý thuyết có 100 câu hỏi nhỏ, mức điểm tối thiểu để đỗ là 90/100, còn ở bài thi thực hành là 80/100. Giáo viên ngồi ở ghế phụ là người chấm thi thực hành. Với những bài đòi hỏi phải quan sát chính xác như dừng xe trước vạch, thầy giáo sẽ ra khỏi xe để quan sát xem khoảng cách đến vạch có đạt hay không.

Một số khác biệt với Việt Nam như ở bài lùi chuồng, không được quá 3 “đỏ”, nếu quá sẽ trượt (của mình cứ chạm vạch hoặc quá 30′ mới trừ 5 điểm. ngoài ra, do đặc trưng thời tiết và địa hình, học viên sẽ trải qua những loại đường khác nhau như thực tế nhờ có máy tạo đường giả lập như trời mưa, tuyết, lầy lội.

Kết thúc và thi hoàn thành các bài ở kỳ 1, trường dạy lái xe ô tô cấp cho học viên một bằng lái tạm thời. Bằng lái tạm thời này có ý nghĩa ghi nhận học viên có thể lái xe ra đường với một thầy giáo ở ghế phụ, hoặc nếu không phải thầy giáo của trung tâm có thể là người đã có bằng lái ít nhất 3 năm. Loại xe của trường thiết kế phanh ở cả hai ghế trước tương tự xe tập lái ở Việt Nam.

Ở kỳ 2, các bài thi ngoài đường trường thực sự là một thử thách lớn của cả khóa. Nếu thi trong sa hình, các tình huống lập trình bằng máy tính không thay đổi, người học nhớ chính xác tới đâu thì rẽ, tới đâu đi đường zích zắc hoặc tới đâu thì dừng đèn đỏ. Nhưng ở ngoài đường công cộng, mọi bài thi đều ngẫu nhiên theo yêu cầu của giáo viên. Không chỉ thành thạo kỹ năng điều khiển xe, học viên còn phải nắm vững luật bởi tất cả đều là tình huống thực tế, một sơ sẩy sẽ ảnh hưởng đến cả hệ thống giao thông.

Hào Duy mất điểm ở bài đỗ xe ven đường trước cửa hàng tiện lợi. Ở Nhật, có rất nhiều quy tắc về đỗ xe mà mỗi người lái xe hơi cần nhớ. Khi thầy giáo chỉ một chỗ ven đường và bảo dừng xe ở đó, Duy thực hiện ngay nhưng đáng tiếc lại mất điểm do khoảng cách đến bến xe buýt gần hơn quy định, không đủ an toàn.

Cậu bạn chia sẻ, nhiều người khác lại mất điểm ở những lỗi chi tiết như khi đến ngã tư muốn rẽ, nếu giáo viên nhận thấy người thi không quan sát đủ các hướng trái, phải, trước, sau sẽ bị trừ điểm. Hoặc ví như khi rẽ, nếu chừa khoảng cách tới lề đường quá rộng đủ để môtô chen vào cũng bị trừ điểm.

Qua hết những khó khăn ở trường học lái, học viên mang chứng nhận của trường tới trung tâm cấp bằng lái của khu vực để thi tiếp. Ở đây chỉ cần thi một bài lý thuyết mà không phải thi thực hành. Nếu qua, người thi chính thức nhận bằng tại Nhật.

Những Điều Cần Biết Về Việc Học Và Thi Lấy Bằng Lái Xe Ô Tô Ở Đảo Síp

Những điều cần biết về việc học và thi lấy bằng lái xe ô tô ở đảo Síp

Ở đảo Síp, bên cạnh việc sử dụng các phương tiện giao thông công cộng hoặc taxi thì việc sở hữu một chiếc xe hơi cũng sẽ giúp bạn thuận tiện hơn trong việc đi lại. Người Việt khi định cư tại quốc gia này, nếu đã có bằng lái xe ô tô ở Việt Nam thì trước khi sang Síp nên chuyển đổi thành bằng lái xe quốc tế để có thể sử dụng ở trong thời gian 6 tháng.

Nhiều người Việt ở đảo Síp cho rằng việc lái xe tại quốc gia này không khó, tuy nhiên có một số quy định khác với Việt Nam nên để lái xe an toàn và đúng luật, bạn nên dành thời gian học với thầy giáo bản địa (giá khoảng 20 euro/giờ) trước khi tham gia điều kiển phương tiện giao thông.

Còn việc học và thi lấy bằng lái xe tại Síp, trước tiên bạn cần phải có bằng lái xe tạm thời trước khi được phép thi lấy bằng lái xe chính thức.

Các bước cần thực hiện khi học và thi lấy bằng lái xe tại Síp sẽ trải qua các giai đoạn sau:

1. Đăng ký thi lấy bằng lái xe tạm thời

Việc đầu tiên bạn cần làm khi thi lấy bằng lái xe tạm thời tại Síp đó là đến Sở Giao thông Vận tải (DoRT) đăng ký và làm bài kiểm tra mắt, kiểm tra lý thuyết (thi vấn đáp) về tín hiệu và biển báo giao thông.

Phí thi: 10 EUR

Những tài liệu cần mang theo:

– 2 ảnh 4×6 cm nền trắng (tương tự ảnh hộ chiếu)

– Giấy phép cư trú hợp pháp

– Xác minh ở Síp ít nhất 6 tháng, có thể là hóa đơn điện nước, internet…, nếu không có thể đến văn phòng DoRT để hỏi cụ thể về trường hợp của mình

– Hộ chiếu, bản sao trang có thông tin của chủ hộ chiếu

2. Thủ tục thi lấy bằng tập lái (learner/beginner)

*Bài kiểm tra miệng

*Phí thi € 20 và có hiệu lực trong 1 năm

Thủ tục thi lấy bằng chính thức:

– Cư trú tại Síp từ 6 tháng trở lên

– Có bằng lái tạm thời hoặc bằng tập lái vẫn còn hạn

– Đủ tuổi lái xe ở Síp

*Nếu thi trượt phải đợi 30 ngày mới được thi tiếp

– Mang theo bằng lái tạm thời/tập lái

– 2 ảnh 4×6 nền trắng

– Bảo hiểm (bảo hiểm bổ sung phục vụ ngày thi)

– MOT (nếu cần)

– Đề biển E (học lái) ở trước và sau xe

– Phanh tay để ở giữa để người kiểm tra sử dụng trong trường hợp khẩn

– Nộp phí thi: € 170 và € 40 lấy bằng cứng (nếu thi đỗ)

Bài thi tổng cộng 45 phút (10 phút làm thủ tục), bao gồm thi lý thuyết và thi thực hành:

– Bài thi lý thuyết chủ yếu hỏi về biển báo, tín hiệu giao thông (tương tự như thi lấy bằng lái xe tạm thời)

– Bài thi thực hành từ 15 – 25 phút, bao gồm lái xe trên đường địa phương và đỗ xe song song

*Kết quả có khi hết bài thi

– Nếu người thực hiện bài thi bằng ô tô tự động thì chỉ được lái xe tự động. trường hợp sử dụng xe thông thường thì được phép lái cả 2 loại xe.

– Thi B+E bắt buộc phải được đào tạo 7 giờ trước khi thi. Anh chị có thể đăng ký học thi thực hành với thầy dạy lái 10 ngày trước khi thi.

HOTLINE: 0904 966 797 – 098 913 6666

Bạn đang xem bài viết Học Và Thi Lấy Bằng Lái Ô Tô Ngày Càng Khó trên website Sachlangque.net. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!