Cập nhật thông tin chi tiết về Khảo Sát Vị Trí Lắp Đặt Đèn Tín Hiệu Và Hệ Thống Biển Báo Giao Thông Đường Quang Trung mới nhất trên website Sachlangque.net. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Bà Trần Thị Xuân, Phó Trưởng ban An toàn giao thông (ATGT) TP Cần Thơ vừa kết hợp Chi cục Quản lý đường bộ IV.5; đại diện các sở, ngành chức năng thành phố và UBND quận Cái Răng khảo sát vị trí lắp đèn tín hiệu giao thông và biển báo giao thông tuyến đường Quang Trung – Cái Cui, thuộc địa bàn quận Cái Răng.
Khu dân cư Phú An được các đại biểu chọn vị trí lắp đặt hệ thống đèn tín hiệu giao thông.
Công trình mở rộng đường Quang Trung – Cái Cui khởi công từ năm 2010, tổng chiều dài 7km, gồm 1 cầu nhỏ (Cái Tắc) và 3 cầu trung (Cái Sâu, Bùng Binh, Bến Bạ). Công trình có 2 đoạn: Đoạn 1 (từ cầu Quang Trung đến nút giao đường dẫn cầu Cần Thơ) thiết kế theo tiêu chuẩn đường phố chính đô thị, có dải phân cách giữa, vỉa hè mỗi bên 10m; Đoạn 2 (từ nút giao đường dẫn cầu Cần Thơ đến Rạch Cái Cui) thiết kế theo tiêu chuẩn đường gom, mặt đường xe chạy 11m, vỉa hè trái 4,5m, vỉa hè phải 8m. Công trình cơ bản hoàn thành.
Qua khảo sát thực tế, phương tiện tham gia lưu thông trên tuyến đường Võ Nguyên Giáp thuộc địa bàn quận Cái Răng gia tăng, đặc biệt xe tải trọng nặng (do là tuyến đường chính đến Cảng Cái Cui). Ngoài ra, tại các nút giao thông trên tuyến đường này, hệ thống biển báo giao thông chưa được lắp đặt đầy đủ, ảnh hưởng đến tình hình đảm bảo trật tự ATGT trên địa bàn quận Cái Răng cũng như TP Cần Thơ. Để đảm bảo an toàn cho người tham gia giao thông khi lưu thông qua tuyến đường trên, nhiều đại biểu thống nhất, đề nghị cơ quan chức năng, quản lý tuyến đường này sớm lắp đặt các biển báo hiệu giao thông và hoàn thiện hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông (theo thiết kế được duyệt). Đối với nút giao tại Khu dân cư đô thị Phú An, do lượng phương tiện lưu thông trên tuyến cũng như tại khu dân cư tăng cao, thường xuyên xảy ra va chạm giao thông, đề nghị lắp đèn tín hiệu giao thông tại vị trí nút giao này.
Bà Trần Thị Xuân kết luận, Ban ATGT thành phố sẽ báo cáo xin ý kiến UBND thành phố về việc lắp đặt hệ thống đèn tín hiệu giao thông tại nút giao Khu đô thị Phú An; đồng thời đề nghị Ban Quản lý Dự án đầu tư xây dựng công trình kết cấu hạ tầng thuộc Sở Giao thông vận tải thành phố thực hiện các nội dung sau: Đơn vị thi công lắp biển báo hiệu giao thông tại các nút giao trên tuyến đường Võ Nguyên Giáp theo hồ sơ thiết kế được duyệt, lắp đặt biển báo hiệu đường hẹp tại vị trí trước trụ sở Phòng Cảnh sát giao thông đường bộ, lắp biển báo hiệu giao nhau với đường không ưu tiên tại nút giao đường Võ Nguyên Giáp với đường Chí Sinh, di dời biển báo “Hết khu vực đông dân cư” tại vị trí gần khu dân cư Phú An đến vị trí mới qua cây xăng Chính Giang 9 (70m)… Ban Quản lý Dự án đầu tư xây dựng công trình kết cấu hạ tầng giao thông thực hiện trước Tết Nguyên đán Mậu Tuất 2018. Công an quận Cái Răng phối hợp các lực lượng chức năng tăng cường phối hợp tuần tra, kiểm soát, kiên quyết xử lý các trường hợp vi phạm về trật tự ATGT; hành vi lấn chiếm hành lang ATGT đường bộ. Đặc biệt, đảm bảo trật tự ATGT, kiềm chế và kéo giảm TNGT tại quận Cái Răng nói riêng và TP Cần Thơ nói chung dịp Tết Nguyên đán và Lễ hội Xuân năm 2018.
Bài, ảnh: XUÂN ĐÀO
Bất Cập Hệ Thống Biển Báo, Đèn Tín Hiệu Giao Thông
Hiện nay, khi lưu thông trên các tuyến đường bộ, người tham gia giao thông không chỉ căng thẳng vì áp lực giao thông mà còn phải hết sức chú ý quan sát các biển báo, đèn tín hiệu. Đi thế nào cho đúng luật, tránh bị phạt oan, bảo đảm an toàn cho các phương tiện khác, khi hệ thống biển báo, vạch kẻ đường, đèn tín hiệu giao thông như những “chiếc bẫy” giăng khắp trên đường, là điều không dễ dàng đối với nhiều người tham gia giao thông.
Những biển báo giao thông bố trí kiểu này gây khó cho người tham gia giao thông.
Biển báo “bẫy” lái xe
Biển báo cắm khuất tầm nhìn, biển báo chữ quá nhỏ, gây khó hiểu, san sát nhau, cái nọ che cái kia, bị cột điện, cây cối che khuất tầm nhìn là những bất cập dễ nhận thấy nhất trong hệ thống biển báo giao thông đường bộ ở Việt Nam. Tuy trong năm 2016, theo yêu cầu của Tổng cục Đường bộ Việt Nam (Bộ Giao thông vận tải), trên cả nước đã dỡ bỏ hơn 3.200 biển báo bất hợp lý, nhưng kết quả xử lý này chưa thể giải quyết triệt để. Ngay trên địa bàn Hà Nội, vẫn còn tình trạng đặt biển báo “đánh đố” người đi đường. Biển nối biển, diễn giải khó hiểu cũng đang làm hạn chế khả năng nhận biết của một bộ phận người tham gia giao thông. Đơn cử trên quốc lộ 5, hướng từ cầu Thanh Trì tới ngã tư Sài Đồng (quận Long Biên) có phân làn phần đường cho xe con trong cùng bên trái, xe tải ở giữa. Tuy nhiên khi đến gần các ngã tư, biển báo phân làn dành cho từng phương tiện sẽ hết hiệu lực và phải chấp hành theo biển báo cũng như vạch kẻ đường phân hướng đi thẳng hoặc rẽ trái, phải nối tiếp sau đó. Vì vậy, nếu xe nào muốn đi thẳng mà “lạng” vào làn giữa quá sớm hoặc ngược lại sẽ bị cảnh sát giao thông (CSGT) đứng chặn phía sau “vẫy” vào. Đây cũng là lỗi vi phạm đang gây nhiều tranh cãi nhất giữa lái xe và CSGT do trong nhiều trường hợp, vì lý do bất khả kháng, phương tiện không thể tuân thủ quy định của biển báo, bị vi phạm hoặc bắt lỗi oan.
Theo ghi nhận của chúng tôi, tại một số tuyến đường cao tốc có rất nhiều loại biển báo, kích thước to nhỏ, cao thấp khác nhau, cái treo trên đầu, cái cắm bên phải, cái để bên trái không có quy chuẩn nào, khoảng cách cắm biển cảnh báo tốc độ cho phép hiện nay cũng chưa phù hợp để lái xe kịp điều chỉnh tốc độ theo quy định. Từng gặp tình huống nguy hiểm trên đường cao tốc Hà Nội – Ninh Bình do cách đặt biển báo bất hợp lý, anh Phạm Xuân Bằng, một lái xe bày tỏ thái độ bức xúc: Một lần đang bon bon chạy xe với tốc độ 120 km/giờ theo quy định và lưu thông ở làn trong cùng trên tuyến cao tốc, anh bỗng giật mình, đạp phanh cháy đường để giảm tốc vì bỗng phát hiện thấy biển báo hạn chế tốc độ 80 km/giờ rồi xuống 60 km/giờ cắm ngay bên phải gần lối rẽ vào trạm dừng nghỉ. Do chưa quen đường, thoáng nhìn cứ nghĩ đây là biển hạn chế tốc độ áp dụng cho tất cả các làn xe, vì sợ chạy quá tốc độ nên anh đã đạp mạnh phanh theo quán tính để giảm tốc đột ngột, suýt nữa bị xe phía sau tông vào đuôi. Cũng theo anh Bằng, việc cắm biển hạn chế tốc độ trên tuyến cao tốc này quá sát vị trí có hiệu lực tại gần trạm soát vé ở đầu và cuối tuyến, khiến nhiều lái xe chưa quen đường, vô tình vi phạm lỗi quá tốc độ do không kịp giảm tốc độ xuống 80 km/giờ ngay lập tức.
Tình trạng biển báo hiệu đường bộ bất hợp lý trong một số trường hợp không chỉ “ép” người tham gia giao thông vi phạm những lỗi oái oăm, mà còn là nguyên nhân gây ra ùn tắc, tai nạn giao thông. Nhiều ý kiến bức xúc cho rằng, Nhà nước đã bỏ ra hàng nghìn tỷ đồng để đầu tư, xây dựng, cải tạo hạ tầng đường bộ, nhưng lại bố trí hệ thống biển báo, phần đường chưa phù hợp, không ăn khớp với nhau, khiến công trình giao thông không phát huy được hiệu quả, giảm khả năng khai thác và gây lãng phí tiền của, thậm chí là kẽ hở để một bộ phận trong lực lượng chức năng có hành vi tiêu cực, nhũng nhiễu. Vì vậy, các đơn vị vận hành và quản lý các tuyến đường cần sớm kiểm tra, rà soát, bố trí lại cự ly cắm biển hạn chế tốc độ hợp lý, có những chỉ dẫn cụ thể để tránh gây khó cho lái xe, nhất là những người chưa quen đường. Mặt khác, cần tăng kích thước một số loại biển báo trên những tuyến cao tốc cho phép chạy tốc độ cao từ 100 đến 120 km/giờ để lái xe quan sát tốt từ xa và nên có thêm biển chỉ dẫn sớm, thông báo cự ly đến vị trí cần giảm tốc độ còn bao xa để họ chủ động, xử lý kịp thời.
Phó Chủ tịch Hiệp hội vận tải ô-tô Việt Nam Thân Văn Thanh, một chuyên gia về lĩnh vực an toàn giao thông nhận định, việc đặt chu kỳ thời gian đèn tín hiệu giao thông cố định chỉ được chấp nhận khi mật độ giao thông còn thấp, ít thay đổi. Khi lưu lượng phương tiện tăng lên, cơ quan chức năng cần phải rà soát và căn chỉnh lại chu kỳ đèn tín hiệu, dựa trên điều kiện thực tế của từng hướng đi tại các nút giao thông. Do đó, nếu mật độ giao thông tại một khu vực có những thay đổi, chuyển biến theo từng thời kỳ, thì việc duy trì chu kỳ đèn tín hiệu cố định từ năm này qua năm khác là không phù hợp. Khi đó, đèn tín hiệu giao thông không những không thực hiện được đúng chức năng định hướng, phân luồng mà còn là một phần nguyên nhân gây ùn tắc, làm hỗn loạn giao thông. Ngoài ra, phương án phân làn phương tiện được kỳ vọng góp phần ổn định trật tự giao thông, hạn chế ùn tắc nhưng cách thức triển khai thiếu đồng bộ, chưa thường xuyên, liên tục để tạo thành thói quen của người tham gia giao thông, gây phản tác dụng, không đạt hiệu quả như mong muốn. Để giải quyết những bất cập về hệ thống biển báo, đèn tín hiệu giao thông, cơ quan quản lý cần xây dựng một bộ quy chuẩn, tiêu chuẩn cụ thể, có sự tính toán, điều chỉnh phù hợp sự biến động nhu cầu giao thông từng thời điểm. Cùng với đó, cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa cơ quan quản lý hạ tầng giao thông là Sở Giao thông vận tải (GTVT) và lực lượng CSGT có nhiệm vụ thực thi, cưỡng chế, xử phạt những hành vi vi phạm giao thông.
Quy Định Về Vị Trí Đặt Biển Báo Giao Thông Và Việc
Bạn xem quy định tại Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 41: 2012/BGTVT về báo hiệu đường bộ do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
Điều 17. Vị trí đặt biển báo theo chiều dọc và ngang đường
17.1. Biển báo hiệu phải đặt ở vị trí để người sử dụng đường dễ nhìn thấy và có đủ thời gian để chuẩn bị đề phòng, thay đổi tốc độ hoặc thay đổi hướng nhưng không được làm cản trở sự đi lại của người sử dụng đường;
Trường hợp không tính toán xác định cự ly nhìn thấy biển, cho phép lấy cự ly đảm bảo người sử dụng đường nhìn thấy biển báo hiệu là 150m trên những đường xe chạy với tốc độ cao và có nhiều làn đường, là 100m trên những đường ngoài phạm vi khu đông dân cư và 50m trên những đường trong phạm vi khu đông dân cư;
17.2. Biển được đặt về phía tay phải và mặt biển vuông góc với chiều đi. Biển phải đặt thẳng đứng; trong các trường hợp cần thiết cho phép lắp đặt thêm biển báo phía bên trái để nhắc lại biển đã lắp đặt phía bên phải;
Biển viết bằng chữ áp dụng riêng đối với xe thô sơ và người đi bộ, trong trường hợp hạn chế được phép đặt mặt biển song song với chiều đi.
17.3. Khoảng cách mép ngoài của biển phía phần xe chạy phải cách mép phần xe chạy là 0,5m. Trường hợp có khó khăn như không có lề đường, hè, khuất tầm nhìn hoặc trường hợp khác tương tự mới được phép xê dịch theo phương ngang nhưng mép biển phía phần xe chạy không được chờm lên mép phần xe chạy hoặc không cách mép phần xe chạy quá 1,7m;
17.4. Ở trong khu dân cư hoặc trên các đoạn đường có hè đường cao hơn phần xe chạy thì cho phép đặt biển trên hè đường nhưng mặt biển không được nhô ra quá hè đường và không choán quá nửa bề rộng hè đường. Nếu không đảm bảo được nguyên tắc đó thì phải treo biển ở phía trên phần xe chạy;
17.5. Trên những đoạn đường có phần đường thô sơ đi riêng, phân biệt bằng dải phân cách thì cho phép đặt biển trên dải phân cách;
17.6. Trên những đường xe chạy với tốc độ cao và có nhiều làn đường thì biển có thể treo ở phía trên phần xe chạy; có thể đặt biển hướng dẫn cho từng làn đường và biển được treo trên giá long môn.
Bộ Gtvt Sẽ Rà Soát Hệ Thống Biển Báo Và Tín Hiệu Đường Bộ
Ngày 23/6, Thứ trưởng Nguyễn Hồng Trường đã ký Quyết định số 2365/QĐ-BGTVT ban hành Kế hoạch thực hiện Công ước quốc tế 1968 về Giao thông đường bộ và Công ước về Biển báo – tín hiệu đường.
Hiện trạng, biển báo nắp đặt không hợp lý ở nhiều vị trí trên đường đang gây hiểu nhầm và khó khăn cho các phương tiện tham gia giao thông. ảnh: Tuổi TrẻQua hình thức đăng tải tài liệu, câu hỏi giải đáp, bài viết trên Trang Thông tin điện tử của Bộ GTVT, Tổng cục Đường bộ Việt Nam, kết hợp tuyên truyền tại các hội nghị, hội thảo; đồng thời có chương trình cụ thể phối hợp với các cơ quan thông tin đại chúng tổ chức tuyên truyền trên mọi hình thức (báo viết, bào đài, báo hình) hướng đến mọi tầng lớp nhân dân (người tham gia giao thông).
Tiếp đó, Bộ GTVT cũng yêu cầu phải rà soát hệ thống biển báo và tín hiệu đường bộ của Việt Nam; Nghiên cứu các nội dung đề xuất bảo lưu, đưa ra đề xuất sửa đổi và lộ trình sửa đổi, bổ sung pháp luật trong nước để tiến tới rút các bảo lưu; Xây dựng quy trình cấp giấy phép lái xe quốc tế tại Việt Nam, mẫu Giấy phép lái xe quốc tế, văn bản quy phạm pháp luật quy định về cấp Giấy phép lái xe; Rà soát các quy định về điều kiện kỹ thuật của phương tiện cơ giới khi tham gia giao thông quốc tế tại Việt Nam.
Ngoài ra, Bộ GTVT còn tổ chức tham gia đàm phán, sửa đổi Công ước; Chủ động lập chương trình, kế hoạch thành lập đoàn tham gia công tác đàm phán, sửa đổi và bổ sung phù hợp với Công ước quốc tế 1968 về Giao thông Đường bộ và Biển báo – Tín hiệu đường bộ.
Các nhiệm vụ cụ thể được phân công, các cơ quan đơn vị xây dựng kế hoạch chi tiết và tổ chức triển khai thực hiện kịp thời và hiệu quả những nhiệm vụ của Kế hoạch thực hiện./.
Bạn đang xem bài viết Khảo Sát Vị Trí Lắp Đặt Đèn Tín Hiệu Và Hệ Thống Biển Báo Giao Thông Đường Quang Trung trên website Sachlangque.net. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!