Cập nhật thông tin chi tiết về Khoảng Cách An Toàn Giữa Các Xe Trên Đường mới nhất trên website Sachlangque.net. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Theo khoản 1 Điều 12 Luật Giao thông đường bộ năm 2008 về tốc độ và khoảng cách giữa các xe, Điều 11 Thông tư số 91/2015/TT-BGTVT quy định về tốc độ và khoảng cách an toàn của xe cơ giới, xe máy chuyên dùng tham gia giao thông trên đường bộ:
– Người lái xe phải tuân thủ quy định về tốc độ xe chạy trên đường và phải giữ một khoảng cách an toàn đối với xe chạy liền trước xe của mình.
– Ở nơi có biển báo “Cự ly tối thiểu giữa hai xe” phải giữ khoảng cách không nhỏ hơn số ghi trên biển báo.
Theo Điều 4 Thông tư số 91/2015/TT-BGTVT, nguyên tắc chung khi điều khiển phương tiện trên đường bộ về tốc độ và khoảng cách, cụ thể:
– Khi tham gia giao thông trên đường bộ (trừ đường cao tốc), kể cả đường nhánh ra vào đường cao tốc, người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ phải nghiêm chỉnh chấp hành các quy định về tốc độ, khoảng cách an toàn tối thiểu giữa hai xe được ghi trên biển báo hiệu đường bộ.
– Tại những đoạn đường không có biển báo hiệu đường bộ quy định về tốc độ, quy định về khoảng cách an toàn tối thiểu giữa hai xe, người điều khiển phương tiện tham gia giao thông phải thực hiện theo các quy định tại Thông tư này.
– Khi tham gia giao thông trên đường cao tốc, đối với các loại xe cơ giới, xe máy chuyên dùng được phép đi vào đường cao tốc theo quy định của Luật Giao thông đường bộ, người điều khiển phương tiện tham gia giao thông trên đường cao tốc phải nghiêm chỉnh chấp hành các quy định về tốc độ, khoảng cách an toàn tối thiểu theo quy định.
Điều 12 Thông tư số 91/2015/TT-BGTVT, khoảng cách an toàn giữa hai xe (kể cả ô tô, xe máy) phụ thuộc vào tốc độ lưu hành, cụ thể như sau:
1. Khi mặt đường khô ráo thì khoảng cách an toàn ứng với mỗi tốc độ được quy định như sau:
Khi điều khiển xe chạy với tốc độ từ 60 km/h trở xuống, trong khu vực đô thị, đông dân cư, người lái xe phải chủ động giữ khoảng cách an toàn phù hợp với xe chạy liền trước xe của mình; khoảng cách này tùy thuộc vào mật độ phương tiện, tình hình giao thông thực tế để đảm bảo an toàn.
2. Khi trời mưa, có sương mù, mặt đường trơn trượt, đường có địa hình quanh co, đèo dốc, người lái xe phải điều chỉnh khoảng cách an toàn thích hợp lớn hơn khoảng cách an toàn ghi trên biển báo hoặc quy định tại khoản 1 Điều này.
Theo Điều g khoản 1 Điều 5 Nghị định số 46/2016/NĐ-CP, người điều khiển xe ô tô không giữ khoảng cách an toàn để xảy ra va chạm với xe chạy liền trước hoặc không giữ khoảng cách theo quy định thì bị xử phạt từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng;
– Trường hợp không tuân thủ quy định về khoảng cách an toàn đối với xe chạy liền trước khi chạy trên đường cao tốc thì bị phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.200.000 đồng (điểm h khoản 4 Điều 5 Nghị định số 46/2016/NĐ-CP).
– Trường hợp điều khiển ô tô không giữ khoảng cách an toàn giữa hai xe theo quy định mà gây tai nạn giao thông thì bị phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng theo quy định tại điểm c khoản 8 Điều 5 Nghị định 46/2016/NĐ-CP.
Ngoài trách nhiệm hành chính, nếu điều khiển xe không giữ khoảng cách an toàn dẫn đến gây thiệt hại cho sức khỏe, tính mạng, tài sản của người khác thì người vi phạm phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.
Luật sư Kiều Anh VũVăn phòng Luật sư Lê Nguyễn
Tốc Độ Và Khoảng Cách An Toàn Khi Lưu Thông Trên Đường Cao Tốc
Khi lưu thông trên đường cao tốc thì tốc độ và khoảng cách an toàn khi xe đang chạy ảnh hưởng trực tiếp tới an toàn giao thông. Việc chạy đúng tốc độ quy định và giữ khoảng cách an toàn sé giúp người lái xe có thể xử lý được các tình huống giao thông xảy ra bất ngờ và phòng tránh được tai nạn nghiêm trọng có thể xảy ra.
Theo Điều 12, Thông tư số 13/2009/TT – BGTVT ngày 17/7/2009 của Bộ Giao thông vận tải. Quy định về Khoảng cách an toàn giữa hai xe khi tham gia giao thông trên đường cao tốc, đường cấp cao, đường khai thác theo quy chế riêng:
1. Khi mặt đường khô ráo thì khoảng cách an toàn ứng với mỗi tốc độ được quy định như sau:
2. Khi trời mưa, có sương mù, mặt đường trơn trượt, đường có địa hình quanh co, đèo dốc, người lái xe phải điều chỉnh khoảng cách an toàn thích hợp lớn hơn khoảng cách an toàn ghi trên biển báo hoặc quy định tại khoản 1 Điều này.
Tốc độ và khoảng cách an toàn:
Như bạn đã biết, khi chạy xe tốc độ cao, bạn luôn cần một khoảng cách an toàn để có thể kịp thời phản ứng trước mọi tình huống xảy ra. Lời khuyên đưa ra là hãy giữ khoảng cách an toàn với xe đi trước và xe đi làn bên cạnh.
Trong tình huống đạp phanh khẩn cấp bạn rất cần khoảng cách an toàn để không đâm vào xe đằng trước. Theo Quyết định số 2296/ Q Đ – BGTVT ngày 29/6/2015 về việc ban hành Quy trình quản lý, khai thác và bảo trì tuyến Quốc lộ 3 mới Hà Nội – Thái Nguyên đoạn từ Km0+00 – Km63+800 của Bộ Giao thông vận tải đã ban hành.
Khoảng cách an toàn tối thiểu khi điều kiện thời tiết và mặt đường tốt là 50 m khi phương tiện chạy với tốc độ 60 km/h đến 80 km/h và 100m khi các phương tiện lưu thông với tốc độ trên 80km/h. Một số đoạn đường có biển báo thước đo về khoảng cách an toàn để lưu ý lái xe giữ khoảng cách an toàn giữa các xe (biển chỉ dẫn 0 m – 50 m – 100 m).
Trên đường cao tốc có nhiều làn đường, bạn lưu ý phải giữ khoảng cách với cả các xe chạy ở làn đường gần xe bạn. Thông thường, nên giữ khoảng cách 1 đến 2 thân xe đối với các xe ở làn bên cạnh, tốt nhất là cho xe chạy ở giữa làn. Như vậy, nếu như bất kỳ xe nào chạy ở làn bên cạnh gặp sự cố cần đánh lái hoặc chuyển làn đột ngột, xe ở làn bên cạnh sẽ không va vào xe bạn và bạn có thể xử lý an toàn.
Để xác định khoảng cách an toàn, nguyên tắc phổ biến nhất là tính theo giây. Các nhà nghiên cứu chỉ ra rằng ít nhất bạn phải giữ “khoảng cách” 3 giây an toàn với xe trước, nếu bạn chạy tốc độ cao khoảng 90 km/h. Lưu ý khi lái xe trong điều kiện thời tiết xấu, tầm nhìn hạn chế (sương mù, mưa to, đường trơn trượt) bạn cần tăng khoảng cách an toàn lên 4 giây hoặc 5 giây.
Tuyệt đối không nên bám đuôi ở tốc độ cao bởi bạn sẽ khó phản xạ kịp khi bất ngờ có chướng ngại vật, dễ gây ra tai nạn liên hoàn.
Theo Nghị định số 171/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt người điều khiển vi phạm về tốc độ như sau:
Điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định từ 05 km/h đến dưới 10 km/h bị phạt tiền từ 600.000 đồng đến 800.000 đồng (Điểm a Khoản 3 Điều 5).
Điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định từ 10 km/h đến 20 km/h bị phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng (Điểm a Khoản 5 Điều 5).
Điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định trên 20 km/h đến 35 km/h bị phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng; bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe 01 tháng (Điểm a Khoản 6 Điều 5; Điểm b Khoản 11 Điều 5).
Điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định trên 35 km/h; điều khiển xe đi ngược chiều trên đường cao tốc, trừ các xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ khẩn cấp theo quy định bị phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng; bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe 02 tháng (Điểm a Khoản 7 Điều 5; Điểm c Khoản 11 Điều 5).
N.M.
Quy Định Về Khoảng Cách Trên Cao Tốc, Lái Xe Cần Lưu Ý
Trên các tuyến cao tốc có những đoạn có những vạch kẻ song song dưới lòng đường, ở bên lề cắm biển khoảng cách 0m – 50m – 100m.
Tại phụ lục P, Quy chuẩn quốc gia về báo hiệu đường bộ QCVN:41/2019 có hiệu lực thi hành kể từ 1/7/2020 quy định, đây là vạch để tài xế nhận biết mình đang cách xe trước bao xa nhằm giữ khoảng cách an toàn.
Theo ông Vũ Ngọc Lăng, Vụ trưởng Vụ An toàn giao thông (Tổng cục Đường bộ Việt Nam), nhiều người tham gia giao thông không hiểu, hoặc tưởng vạch này dành cho người đi bộ qua đường.
Ông Lăng cho rằng, vạch này rất giống vạch cho người đi bộ qua đường, nhưng kích thước lớn hơn nhiều. Quan trọng nhất là đường cao tốc thì cấm xe máy, xe đạp, xe thô sơ, người đi bộ, súc vật, do đó không thể có người đi bộ trên cao tốc.
Do vậy, tài xế hoặc người tham gia giao thông cần nhớ nguyên tắc quan trọng là người đi bộ không bao giờ được lên cao tốc. Đây là vạch để xác định khoảng cách an toàn giữa các xe.
Xe chạy với tốc độ lớn hơn 60 km/h và nhỏ hơn hoặc bằng 80 km/h, khoảng cách an toàn tối thiểu là 55m.
Xe chạy với tốc độ lớn hơn 80 km/hvà nhỏ hơn hoặc bằng 100 km/h, khoảng cách an toàn tối thiểu là 70m. Xe chạy với tốc độ lớn hơn 100 km/h và nhỏ hơn hoặc bằng 120 km/h, khoảng cách an toàn tối thiểu là 100m.
Tổng cục Đường bộ Việt Nam lý giải, khoảng cách tối thiểu giữa các phương tiện được tính toán dựa trên cơ sở khoa học là quy tắc 3 giây đã được quốc tế công nhận.
Bản chất của quy tắc 3 giây là khoảng thời gian cần thiết để tài xế dừng xe an toàn sau khi đạp phanh, dựa trên các tính toán tổng hợp về tốc độ phản xạ của người lái, quán tính của xe sau khi phanh để xe có thể dừng lại hoàn toàn và tránh được va chạm.
“Khoảng cách an toàn theo quy tắc này được căn cứ trên đường tiêu chuẩn và trong điều kiện thời tiết tốt, còn với thời tiết xấu, tầm quan sát hạn chế do trời mưa, sương mù… tài xế bắt buộc phải tăng thời gian lên gấp đôi, bằng cách kéo dài khoảng cách đối với xe trước”, Tổng cục Đường bộ Việt Nam cho hay.
Quy Định Cụ Thể Khoảng Cách An Toàn Và Trách Nhiệm Đặt Biến Báo Tốc Độ
Bộ Giao thông vận tải vừa ban hành Thông tư 31 quy định về tốc độ và khoảng cách an toàn của xe cơ giới, xe máy chuyên dùng tham gia giao thông, thông tư có hiệu lực từ ngày 15/10/2019.
Cụ thể, thông tư quy định về khoảng cách an toàn giữa hai phương tiện cùng tham gia giao thông, như: Xe chạy với tốc độ 60 km/giờ, khoảng cách an toàn tối thiểu sẽ là 35 m; xe chạy với tốc độ lớn hơn 60 km/giờ và nhỏ hơn hoặc bằng 80 km/giờ, khoảng cách an toàn tối thiểu là 55 m; xe chạy với tốc độ lớn hơn 80 km/giờ và nhỏ hơn hoặc bằng 100 km/giờ, khoảng cách an toàn tối thiểu là 70 m; xe chạy với tốc độ lớn hơn 100 km/giờ và nhỏ hơn hoặc bằng 120 km/giờ, khoảng cách an toàn tối thiểu là 100 m.
Bên cạnh đó, việc đặt biển báo hạn chế tốc độ thực hiện theo quy định của pháp luật về báo hiệu đường bộ và phải căn cứ vào điều kiện thực tế của đoạn tuyến, tuyến đường về kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, về lưu lượng, chủng loại phương tiện và về thời gian trong ngày.
Đối với dự án đầu tư xây dựng mới hoặc nâng cấp, cải tạo công trình đường bộ, lắp đặt đầy đủ biển báo hạn chế tốc độ trước khi đưa công trình vào sử dụng. Đối với đoạn tuyến, tuyến đường bộ đang khai thác thuộc phạm vi quản lý, cơ quan quản lý đường bộ phải chủ động, kịp thời lắp đặt biển báo hiệu đường bộ theo quy định.
Trên các đường nhánh ra, vào đường cao tốc, khi đặt biển báo hạn chế tốc độ, trị số tốc độ ghi trên biển không được dưới 50 km/h.
Đồng thời, thông tư cũng quy định cụ thể cơ quan có thẩm quyền quyết định đặt biển báo đối với các trường hợp: Bộ Giao thông vận tải đối với đường bộ cao tốc; Tổng cục Đường bộ Việt Nam đối với hệ thống quốc lộ và đường khác thuộc phạm vi quản lý của Bộ Giao thông vận tải (trừ đường bộ cao tốc); UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đối với hệ thống đường tỉnh, đường huyện, đường xã, đường đô thị và đường chuyên dùng thuộc phạm vi quản lý./.
Bạn đang xem bài viết Khoảng Cách An Toàn Giữa Các Xe Trên Đường trên website Sachlangque.net. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!