Xem Nhiều 3/2023 #️ Khuyết Tật Như Thế Nào Mới Được Lái Ô Tô? # Top 6 Trend | Sachlangque.net

Xem Nhiều 3/2023 # Khuyết Tật Như Thế Nào Mới Được Lái Ô Tô? # Top 6 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về Khuyết Tật Như Thế Nào Mới Được Lái Ô Tô? mới nhất trên website Sachlangque.net. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Ngày mai, 1-6, Thông tư 12/2017/TT-BGTVT của Bộ GTVT có hiệu lực thi hành. Lần đầu tiên người khuyết tật được đào tạo, sát hạch và cấp giấy phép lái ô tô hạng B1 (ô tô chở người dưới chín chỗ, xe tải dưới 3,5 tấn) với xe số tự động.

Pháp Luật chúng tôi có cuộc trao đổi với ông Võ Trọng Nhân (ảnh), Trưởng phòng Đào tạo, sát hạch và cấp giấy phép lái xe, Sở GTVT, về vấn đề này.

Người bị bệnh khó thở: Không ngoại lệ!

. Phóng viên: Thưa ông, có quy định ngoại lệ nào với người khuyết tật khi học, thi lấy bằng lái ô tô hạng B1 số tự động không?

+ Ông Võ Trọng Nhân: Không! Về tiêu chuẩn sức khỏe, người khuyết tật học, lấy bằng lái xe hạng B1 số tự động cũng phải tuân thủ Thông tư liên tịch 24/2015/TTLT-BGTVT-BYT. Theo đó, họ phải khai đủ tiền sử, bệnh sử của gia đình và qua vòng kiểm tra của bác sĩ, sau đó mới được khám tám chuyên khoa lâm sàng như tâm thần, thần kinh, mắt, tai – mũi – họng, tim mạch, hô hấp, cơ xương khớp và chuyên khoa nội tiết (phụ nữ có thêm khoa thai sản).

. Như vậy các dạng khuyết tật nào sẽ không được học, thi lấy bằng?

+ Theo Thông tư 24 thì không cho phép những trường hợp sau đây được học, lấy bằng, điều khiển xe hạng B1: Người rối loạn tâm thần cấp đã chữa khỏi hoàn toàn nhưng chưa đủ sáu tháng; rối loạn tâm thần mạn tính không điều khiển được hành vi; chóng mặt do các nguyên nhân bệnh lý; thị lực nhìn xa hai mắt dưới 5/10; không nghe được âm thanh trong vòng bán kính 4 m; rối loạn nhận biết ba màu cơ bản: đỏ, vàng, xanh lá cây; suy tim độ III trở lên; các bệnh, tật gây khó thở.

Những người bị cụt hoặc mất chức năng một bàn tay, một bàn chân, một trong các chân hoặc tay còn lại không toàn vẹn (cụt hoặc giảm chức năng) cũng không được phép học và lái xe.

Người mất một tay lái xe tự chế, độ này sẽ không được học lái ô tô hạng B1 số tự động. Ảnh: LƯU ĐỨC

Khiếm thính cũng không lái xe được

. Xe số tự động có chân ga, chân thắng ở bên phải. Vậy người bị cụt chân trái (cụt bàn chân hoặc cả phần chi dưới) vẫn có thể học và lái vì với người bình thường cũng chỉ sử dụng chân phải lái loại xe này?

+ Không phải! Đúng là người bình thường chỉ dùng chân phải khi lái xe số tự động. Nhưng với các tình huống như va chạm trên đường, tai nạn thì người bình thường dễ dàng xử lý, thoát hiểm hơn. Ví dụ, khi va quẹt với người đi xe máy thì người bình thường có thể nhanh chóng dừng, xuống xe giúp đỡ người bị nạn. Còn người mất chi hoặc mất bàn chân sẽ xuống xe chậm hơn, khả năng giúp đỡ, cứu người bị nạn sẽ bị hạn chế hơn.

. Có ý kiến cho rằng người có đủ chân, tay nhưng bị khiếm thính (điếc đi liền với câm) vẫn nghe được tiếng đánh trống ở các Trường Hy vọng thì vẫn có thể lái xe được. Hoặc với người khuyết tật ngôn ngữ (nói ngọng, nói lắp) thì vẫn có thể lái xe bình thường?

+ Đúng là người khiếm thính vẫn nghe được tiếng trống trường. Nhưng đó là âm thanh đơn nhất. Còn âm thanh trên đường rất phức tạp (còi, kèn các loại; tiếng động cơ các loại xe khác nhau…) nên người khiếm thính rất khó phân biệt, xử lý thích ứng. Cạnh đó, điếc đi liền với câm thì làm sao người khiếm thính có thể giao tiếp bình thường với lực lượng chức năng khi có lỗi vi phạm giao thông, buộc phải dừng xe.

Tương tự, với người nói ngọng, nói lắp rất khó giao tiếp với người tham gia giao thông khác hoặc với lực lượng chức năng. Nhưng theo tôi biết, người nói ngọng, nói lắp sau quá trình rèn luyện, được rèn kỹ năng sư phạm thì có thể nói bình thường. Vấn đề là phải kiểm tra ở các cơ sở y tế, nếu họ hết hai dị tật đó thì có thể học lái bình thường.

. Với người mất 1-2 hoặc ba ngón (ở tay phải hoặc tay trái) thì vẫn có thể vuốt vô lăng, vào số mạnh, kéo tay thắng… xe số tự động được chứ?

+ Trường hợp mất ngón tay, theo Thông tư 24 là dạng bị giảm chức năng của tay nên rất bị hạn chế khả năng nắm chặt vô lăng, về số mạnh hoặc kéo tay thắng. Chưa kể ở một số xe tự động, cần số còn có thêm chốt khóa bấm, vậy nếu bàn tay phải thiếu ngón thì khả năng đi số là rất hạn chế.

Các cơ sở đào tạo ít… “mặn”

* Ngày 1- 6 đã cận kề, đến nay có bao nhiêu cơ sở đào tạo, sát hạch lái xe chuẩn bị cho việc tiếp nhận, đào tạo người khuyết tật đến học lái ô tô?

+ Chưa có cơ sở nào cả. Vì muốn đào tạo người khuyết tật thì cơ sở phải mua loại xe riêng hoặc hoán cải một số chức năng, bộ phận kỹ thuật của xe và phải qua đăng kiểm kỹ thuật thì mới được đưa ra đào tạo. Chưa kể phải có những giáo viên chuyên biệt mới có thể dạy được người khuyết tật. Ví dụ, nếu cho phép người khiếm thính học lái thì phải có thầy dạy biết “nói” bằng động tác tay, khẩu ngữ… Số người khuyết tật học lái ô tô thì ít mà tiền đầu tư cho một xe chuyên biệt, thầy giáo đặc thù thì lớn nên các cơ sở đào tạo không… mặn.

. Thông tư 12 cho phép cơ sở đào tạo, sát hạch sử dụng xe của người khuyết tật để tập lái, dự thi sát hạch!

+ Người khuyết tật được đem tới, sử dụng xe của mình để học, dự thi sát hạch nhưng xe đó phải có kết cấu phù hợp với việc điều khiển của người khuyết tật và đủ các điều kiện quy định hiện hành như có đăng ký, đăng kiểm…

Người Khuyết Tật Được Cấp Giấy Phép Lái Xe Ô Tô

– Khoản 2 điều 43 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT về đào tạo lái xe ô tô quy định rõ : đào tạo để cấp giấy phép lái xe ô tô hạng B1 số tự động cho người khuyết tật có đủ điều kiện điều khiển xe tập lái hạng B1 số tự động của cơ sở đào tạo .

– Như vậy từ ngày 01/06/2017 người khuyết tật đã có thể đăng ký học lái xe ô tô , thi và lấy giấy phép lái xe ô tô . Tuy nhiên theo thông tư này người khuyết tật muốn được tham gia đào tạo , cấp bằng lái xe ô tô hạng B1 phải đáp ứng đủ các điều kiện về sức khỏe theo quy định tại thông tư liên tịch 24/2015/TTLT-BYT-BGTVT của Bộ GTVT và Bộ Y Tế ban hành năm 2015 cụ thể :

* Những người bị chứng : rối loạn tâm thần ( chữa khỏi chưa quá 6 tháng hoặc mãn tính ) , động kinh , rối loạn cảm giác sâu , suy tim , có chứng khó thở từ độ III trở lên , song thị hoặc mù 3 màu ( vàng , đỏ , xanh lá ) , liệt vận động từ 2 chi trở lên , hoặc mất 1 bàn tay ( chân ) trong khi có 1 chi khác không toàn vẹn hoặc giảm chức năng…. sẽ không đủ điều kiện học , thi giấy phép lái xe ô tô hạng B1 .

2. Học lái xe số tự động :

– Đầu tiên các bạn cần làm quen với các ký hiệu được ghi trên hộp số tự động như sau :

* P : park hay còn được gọi là số đỗ . Đây là vị trí được sử dụng khi xe dừng hẳn . Đồng thời chỉ khi cần số ở vị trí này thì bạn mới có thể khởi động xe hoặc rút chìa khóa . Ngoài ra bạn cần lưu ý nếu bạn chưa chuyển cần số ở vị trí này thì khi bạn mở cửa xe sẽ phát tín hiệu cảnh báo người lái .

* R : Reverse còn gọi là số lùi . Bạn chỉ sử dụng số này khi xe dừng hoặc chạy không tải để chuẩn bị lùi chuồng .

* N : Neutral hay thường được gọi là số ” mo ” . Khi cần số ở vị trí này thì động cơ vẫn chạy không tải , thường được sử dụng trong tình huống hợp kéo , đẩy xe đi bảo dưỡng . Các bạn cần lưu ý không đưa cần số về N khi đỗ xe . Ngoài ra bạn cũng không cần ấn nút khóa trên cần số khi chuyển cần số từ N sang D hoặc ngược lại .

* D : Drive hay còn gọi là số tiến . Đây là vị trí bạn thường xuyên sử dụng nhất khi học , thi giấy phép lái xe ô tô hạng B1 số tự động cũng như lái xe ô tô trong thực tế . Điểm nổi bật khi cần số ở vị trí này là là xe sẽ tự động chuyển số cao hoặc thấp tùy vào tốc độ của xe .

* M : Manual (+ – ) vị trí phía bên phải số D , vận hành như số thường cho phép xe chuyển sang số 1 , 2 , 3 , 4 thường để tạo đà tăng tốc vượt xe khác hoặc khi xuống dốc đổ đèo .

* OD : Overdrive còn gọi là số vượt tốc , tăng sức mạnh cho động cơ giúp xe hoạt động khỏe hơn so với bình thường .

* L : Low còn gọi là số thấp . Được sử dụng cho các trường hợp tải nặng , lên dốc , xuống dốc . Khi cần số ở vị trí này thì thường xe sẽ chạy ở số 1 là số mạnh nhất .

* S : Sport số thể thao .

– Khi biết được các loại số , chức năng , trường hợp nào nên sử dụng thì việc học giấy phép lái xe ô tô hạng B1 số tự động sẽ đơn giản hơn rất nhiều .

– Những điều cần lưu ý khi học lái xe ô tô số tự động :

* Xe số tự động chỉ có 2 bàn đạp ga và phanh dành cho chân phải . Không sử dụng cả 2 chân điều khiển để tránh nhầm lẫn gây nên tai nạn đáng tiếc .

* Ghi nhớ kỹ các chức năng trên hộp số tự động để sử dụng đúng trong từng trường hợp .

* Khi dừng đèn đỏ hoặc bên đường nơi có nhiều xe cộ qua lại tròng thời gian ngắn thì bạn nên dùng phanh chân , không nên chuyển cần số về P vì nếu có va chạm từ phía sau thì hộp số có nguy cơ hư hỏng nặng .

* Khi đỗ xe thì nhớ chuyển cần số về P và kéo phanh tay để tránh xe bị trôi .

– Giấy phép lái xe ô tô hạng B1 số tự động được phép điều khiển các loại xe : Bằng lái xe ô tô hạng B1 số tự động không dành cho hành nghề lái xe .

* Ô tô số tự động chở người đến 9 chỗ ngồi , kể cả chỗ ngồi cho người lái xe .

* Ô tô tải , kể cả ô tô tải chuyên dùng số tự động có trọng tải thiết kế dưới 3500kg .

* Ô tô dành cho người khuyết tật .

Người Khuyết Tật Có Được Cấp Bằng Lái Xe?

Đến Trung tâm Giám định y khoa chúng tôi lại được trả lời trung tâm chỉ giám định khi có giấy giới thiệu của cơ quan, tổ chức hay công ty đến giám định mức độ thương tật để hưởng chế độ, chính sách.

Trung tâm này không khám và cấp giấy khám sức khỏe cho người học bằng lái xe. Nhân viên ở đây hướng dẫn tôi về các bệnh viện tuyến quận huyện để khám. Tôi đến bệnh viện quận khám và sau đó trường dạy lái xe không tiếp nhận hồ sơ người khuyết tật”.

Bạn đọc Trần Quốc Thuận (đang sống ở quận 2, chúng tôi thắc mắc: “Tôi bị teo một phần tay trái nhưng không mất hoàn toàn chức năng cử động.

Đầu năm 2020, tôi nhiều lần đến các trường dạy lái xe trên địa bàn chúng tôi yêu cầu được tư vấn nộp hồ sơ thi bằng lái A1, B1 nhưng đều bị các trường từ chối hoặc hướng dẫn vòng vo.

Người khuyết tật chúng tôi cũng có nhu cầu sử dụng phương tiện đi lại mưu sinh. Theo tôi tìm hiểu thì Nhà nước đã có quy định người khuyết tật được đào tạo, sát hạch và cấp giấy phép lái môtô hạng A1, ôtô hạng B1 (ôtô chở người dưới 9 chỗ, xe tải dưới 3,5 tấn) với xe số tự động.

Hàng triệu người khuyết tật chắc chắn cũng đang cùng nỗi niềm như tôi. Làm thế nào để chúng tôi được học và được cấp bằng lái xe?”.

– Ông Ngô Đình Quang (trưởng phòng quản lý sát hạch và cấp phép lái xe Sở GTVT chúng tôi cho biết việc đào tạo và cấp giấy phép lái xe với người khuyết tật tùy vào trường hợp, mức độ khuyết tật, loại xe điều khiển.

Những trường hợp được cơ sở y tế kết luận đủ sức khỏe học và thi thì các trường tạo điều kiện nộp hồ sơ học và thi.

Người khuyết tật muốn được học và thi phải có giấy khám sức khỏe của các cơ sở đủ điều kiện cấp, loại xe học và thi cũng là loại xe chuyên dụng cho người khuyết tật được cơ quan đăng kiểm cấp giấy đăng kiểm.

Cụ thể, giấy khám sức khỏe này bắt buộc phải thuộc 1 trong 37 cơ sở y tế do Sở Y tế cấp phép hoặc các bệnh viện của trung ương cấp. Danh sách 37 cơ sở này được Sở GTVT chúng tôi đăng tải trên website rất đầy đủ, chi tiết. Người dân có thể tham khảo để thực hiện đúng, không lãng phí thời gian.

Người khuyết tật thi bằng lái môtô thì loại xe sát hạch phải là xe ba bánh của người khuyết tật đã được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đăng ký, biển số.

Trường hợp người khuyết tật thi bằng lái ôtô thì xe thi và xe sử dụng phải có kết cấu phù hợp để các tay chân còn lại của người khuyết tật vừa giữ được vôlăng lái vừa dễ dàng điều khiển gạt cần tín hiệu báo rẽ, đèn chiếu sáng, cần gạt mưa… khi lái xe.

Tất cả phải theo đúng chức năng thiết kế của nhà sản xuất ôtô, được Cục Đăng kiểm Việt Nam xác nhận phù hợp để người khuyết tật lái xe an toàn và được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép xe tập lái.

Từ 1/6, Người Khuyết Tật Sẽ Được Thi Lấy Bằng Lái Xe Ô Tô B1

BNEWS Từ ngày 1/6/2017, người khuyết tật nếu đáp ứng đủ về điều kiện sức khỏe sẽ được thi lấy bằng lái xe ô tô hạng B1 số tự động.

Điều này được quy định trong Thông tư 12/2017/TT-BGTVT được Bộ Giao thông Vận tải ban hành thay thế Thông tư số 58/2015/TT-BGTVT có hiệu lực từ 1/6 tới quy định về việc đào tạo, sát hạch đối với một số trường hợp đặc thù.Cụ thể, tại khoản 2, điều 43 của thông tư này quy định: Đào tạo để cấp giấy phép lái xe hạng B1 (ôtô chở người dưới 9 chỗ, xe tải dưới 3,5 tấn) số tự động cho người khuyết tật có đủ điều kiện điều khiển xe tập lái hạng B1 số tự động của cơ sở đào tạo.Theo đó, người học phải có đủ điều kiện, hồ sơ theo quy định, phải đăng ký học tại cơ sở đào tạo được phép đào tạo, phải học đủ thời gian, nội dung chương trình đào tạo theo quy định, được tự học các môn lý thuyết, nhưng phải được kiểm tra, cấp chứng chỉ đào tạo; cơ sở đào tạo sử dụng xe hạng B1 số tự động có đủ điều kiện của cơ sở đào tạo làm xe tập lái.Đối với người khuyết tật không đủ điều kiện điều khiển xe tập lái hạng B1 số tự động của cơ sở đào tạo thì cơ sở đào tạo có thể sử dụng ô tô của người khuyết tật để làm xe tập lái. Ô tô của người khuyết tật phải có kết cấu phù hợp với việc điều khiển của người khuyết tật, bảo đảm các điều kiện theo quy định của Nghị định số 65/2016/NĐ-CP về điều kiện kinh doanh dịch vụ đào tạo lái ô tô và dịch vụ sát hạch lái xe.Việc sát hạch để cấp giấy phép lái xe hạng B1 số tự động cho người khuyết tật, tại điều 44 quy định người dự sát hạch có đủ điều kiện điều khiển xe sát hạch hạng B1 số tự động của trung tâm sát hạch sẽ sử dụng loại xe này để thi.Những người khuyết tật không đủ điều kiện điều khiển có thể sử dụng ô tô của người khuyết tật để làm xe sát hạch. Ô tô của người khuyết tật phải có kết cấu phù hợp với việc điều khiển của người khuyết tật, bảo đảm các điều kiện theo quy định của Nghị định số 65/2016/NĐ-CP.Để đủ điều kiện tham gia thi giấy phép lái xe hạng B1, người khuyết tật cũng phải trải qua các bước khám sức khỏe và đáp ứng yêu cầu về sức khỏe được quy định tại Thông tư liên tịch 24/2015/TTLT-BYT-BGTVT về tiêu chuẩn sức khỏe đối với người lái xe do liên Bộ GTVT – Y tế ban hành.Do đó, người lái xe hạng B1 phải khai đủ tiền sử, bệnh sử của gia đình và qua vòng kiểm tra của bác sĩ, sau đó mới được khám 8 chuyên khoa lâm sàng như tâm thần, thần kinh, mắt, tai – mũi – họng, tim mạch, hô hấp, cơ xương khớp và chuyên khoa nội tiết (phụ nữ có thêm khoa thai sản).

Quy định về sức khoẻ không cho phép những trường hợp sau đây được điều khiển xe: Người rối loạn tâm thần cấp đã chữa khỏi hoàn toàn nhưng chưa đủ 6 tháng; rối loạn tâm thần mạn tính không điều khiển được hành vi; chóng mặt do các nguyên nhân bệnh lý; thị lực nhìn xa hai mắt dưới 5/10; rối loạn nhận biết 3 màu cơ bản: đỏ, vàng, xanh lá cây; suy tim độ III trở lên; các bệnh, tật gây khó thở.Những người bị cụt hoặc mất chức năng một bàn tay, một bàn chân, một trong các chân hoặc tay còn lại không toàn vẹn (cụt hoặc giảm chức năng) cũng không được phép lái xe.

Hồ sơ đăng ký học lái xe bao gồm:

a) Đơn đề nghị học, sát hạch để cấp giấy phép lái xe theo mẫu quy định.b) Bản sao giấy chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân hoặc hộ chiếu còn thời hạn có ghi số giấy chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân đối với người Việt Nam; hộ chiếu còn thời hạn đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài;c) Bản sao hộ chiếu còn thời hạn trên 06 tháng và thẻ tạm trú hoặc thẻ thường trú hoặc chứng minh thư ngoại giao hoặc chứng minh thư công vụ đối với người nước ngoài;d) Giấy khám sức khỏe của người lái xe do cơ sở y tế có thẩm quyền cấp theo quy định.Người học lái xe khi đến nộp hồ sơ được cơ sở đào tạo chụp ảnh trực tiếp lưu giữ trong cơ sở dữ liệu giấy phép lái xe.

Bạn đang xem bài viết Khuyết Tật Như Thế Nào Mới Được Lái Ô Tô? trên website Sachlangque.net. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!