Cập nhật thông tin chi tiết về Ký Hiệu Biển Số Xe Tp. Vinh Và Các Huyện Ở Tỉnh Nghệ An Là Gì? mới nhất trên website Sachlangque.net. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Đôi nét về tỉnh Nghệ An
Nghệ An là tỉnh có diện tích lớn nhất Việt Nam, thuộc vùng Bắc Trung Bộ – miền Trung Việt Nam. Trung tâm hành chính của tỉnh là thành phố Vinh, nằm cách thủ đô Hà Nội 291 km về phía nam. Trước đây, Nghệ An cùng với Hà Tĩnh có cùng một tên chung là Hoan Châu (trước đời Nhà Lý), Nghệ An châu (đời Nhà Lý, Trần), xứ Nghệ (năm 1490, đời vua Lê Thánh Tông), rồi trấn Nghệ An. Năm 1831, vua Minh Mạng chia trấn Nghệ An thành 2 tỉnh: Nghệ An (bắc sông Lam) và Hà Tĩnh (nam sông Lam). Năm 1976 đến 1991, Nghệ An và Hà Tĩnh sáp nhập thành một tỉnh- Nghệ Tĩnh. Từ năm 1991, lại tách ra thành 2 tỉnh là Nghệ An và Hà Tĩnh.
Bản đồ tỉnh Nghệ An
Bản đồ tỉnh Nghệ An theo Google Map
Tỉnh Nghệ An thuộc vùng Bắc Trung Bộ, có vị trí địa lý tiếp giáp với các địa phương khác như sau:
Phía bắc giáp tỉnh Thanh Hóa
Phía nam giáp tỉnh Hà Tĩnh
Phía đông giáp Biển Đông
Phía tây bắc giáp tỉnh Hủa Phăn, Lào
Phía tây giáp tỉnh Xiêng Khoảng, Lào,
Phía tây nam giáp tỉnh Borikhamxay, Lào.
Ký hiệu biển số xe thành phố Vinh và các huyện ở Nghệ An
Theo Thông tư 15/2014/TT-BCA qui định về đăng ký xe do Bộ Công An ban hành ngày 04/04/2014 có kèm theo phụ lục số 02 về ký hiệu biển số xe ô tô – mô tô trong nước thì Biển số xe của tỉnh Nghệ An là 37
Như vậy, Biển số xe 37 do Phòng CSGT công an tỉnh Nghệ An quản lý và cấp cho các phương tiện trên địa bàn tỉnh. Trong đó, mỗi huyện của Nghệ An lại có các ký hiệu biển số xe mô tô khác nhau để phân biệt. Cụ thể là:Biển số mô tô (xe máy):
Thành phố Vinh: 37-B1/B2/B3
Thị xã Hoàng Mai: 37-L1 – 5 ➞ 9xxxxx
Thị xã Thái Hòa: 37-B1/B2/H1 – 5 ➞ 9xxxxx
Thị xã Cửa Lò: 37-B1/S1
Huyện Con Cuông: 37-C1
Huyện Tương Dương: 37-D1
Huyện Đô Lương: 37-B1/D1 – 5 ➞ 9xxxxx
Huyện Thanh Chương: 37-E1
Huyện Diễn Châu: 37-B1/B2/F1/F2
Huyện Quỳ Châu: 37-G1
Huyện Nghĩa Đàn: 37-B1/G1 – 5 ➞ 9xxxxx
Huyện Quỳ Hợp: 37-H1
Huyện Kỳ Sơn: 37-K1
Huyện Nghi Lộc: 37-K1 – 5 ➞ 9xxxxx, 37-K2
Huyện Quỳnh Lưu: 37-L1/L2
Huyện Anh Sơn: 37-M1
Huyện Nam Đàn: 37-Bx/M1 – 5→9xxxxx
Huyện Tân Kỳ: 37-N1
Huyện Hưng Nguyên: 37-B1/N1 – 5 ➞ 9xxxxx
Huyện Yên Thành: 37-P1
Huyện Quế Phong: 37-F1
Biển số xe mô – tô phân khối lớn trên 175cc: 37-A1
Từ khóa: bien so 37, bien so xe Nghe An
Tp. Nam Định Và Các Huyện Có Ký Hiệu Biển Số Xe Là Gì?
Giới thiệu đôi nét về tỉnh Nam Định
Nam Định là một tỉnh nằm ở phía Nam đồng bằng Bắc Bộ. Theo quy hoạch năm 2008, Nam Định thuộc vùng duyên hải Bắc Bộ. trung tâm hành chính là Thành phố Nam Định.
Văn hóa truyền thống
Chợ Viềng ở huyện Vụ Bản mỗi năm có một phiên vào ngày 8 tháng giêng Tết Âm lịch hằng năm. Chợ Viềng Nam Giang (thị trấn Nam Giang, Nam Trực) vào ngày 7 tháng giêng (ÂL) hằng năm.
Sơn mài Cát Đằng (xã Yên Tiến, huyện Ý Yên).
Lễ khai ấn Đền Trần vào đêm ngày 14 tháng giêng (ÂL).
Nhà hát Chèo Nam Định là một trung tâm văn hóa lớn của tỉnh, nằm trên đường Nguyễn Du, cạnh nhà văn hóa 3/2 thành phố Nam Định.
Nhà văn hóa 3/2 là nơi tổ chức những sự kiện văn hóa lớn của cả tỉnh cạnh Quảng trường Vị Xuyên.
Di tích lịch sử
Hành cung Thiên Trường xây dựng thời Trần
Tháp chuông chùa Phổ Minh ngày trước có vạc Phổ Minh là một trong An Nam tứ đại khí.
Thành Nam Định xây dựng thời Nguyễn.
Cột cờ Nam Định xây thời Nguyễn, cùng với thành cổ Nam Định.
Làng Tức Mặc, phường Lộc Vượng, thành phố Nam Định xưa là phủ Thiên Trường là quê hương của các vua nhà Trần, một trong những triều đại lừng danh nhất trong lịch sử Việt Nam với chiến tích 3 lần chiến thắng Nguyên Mông.
Di sản văn hóa, nghệ thuật
Phố cổ Thành Nam là khu vực gồm các phố xá buôn bán nằm giữa sông Vị Hoàng xưa và hai mặt tường thành phía Đông và phía Nam của thành Nam Định thời Nguyễn, vốn hình thành từ thời Lê sơ.
Mộ Tam Nguyên Yên Đổ Nguyễn Khuyến, tại núi Phương Nhi, xã Yên Lợi phía bắc huyện Ý Yên.
Mộ nhà thơ Tú Xương, tại Công viên Vị Xuyên, thành phố Nam Định.
Bản đồ tỉnh Nam Định
Bản đồ Nam Định theo Google Map
Tỉnh Nam Định có vị trí địa lý tiếp giáp với các tỉnh sau:
Phía đông bắc giáp tỉnh Thái Bình
Phía tây nam giáp tỉnh Ninh Bình
Phía tây bắc giáp tỉnh Hà Nam
Phía đông nam giáp biển Đông (vịnh Bắc Bộ).
Ký hiệu biển số xe thành phố và các huyện của tỉnh Nam Định
Theo Thông tư 15/2014/TT-BCA qui định về đăng ký xe do Bộ Công An ban hành ngày 04/04/2014 có kèm theo phụ lục số 02 về ký hiệu biển số xe ô tô – mô tô trong nước thì Biển số xe của tỉnh Nam Định là 18
Như vậy, Biển số xe 18 do Phòng CSGT công an tỉnh Nam Định quản lý và cấp cho các phương tiện trên địa bàn tỉnh. Trong đó, mỗi huyện của Nam Định lại có các ký hiệu biển số xe mô tô khác nhau để phân biệt. Cụ thể là:Biển số mô tô (xe máy):
Biển số xe mô – tô phân khối lớn trên 175cc: 18-A1
Từ khóa: bien so xe 18, bien so xe Nam Dinh
Tỉnh Đắk Lắk Và Ký Hiệu Biển Số Xe Thành Phố Và Các Huyện
Giới thiệu đôi nét về Đắk Lắk
Nguồn gốc của chữ Đắk Lắk: Đắk Lắk hay Darlac (theo tiếng M’nông Dak Lak [daːk laːk] (phát âm gần giống như “đác lác”) nghĩa là “hồ Lắk”, với dak nghĩa là “nước” hay “hồ”,đồng căn với Việt nước/nác, Khmer ទឹក tɨk)
Đắk Lắk (còn ghi theo tiếng Pháp là Darlac) được thành lập theo nghị định ngày 22 tháng 11 năm 1904 của Toàn quyền Đông Dương.
Từ DAK có những từ tương đồng như Dar, đạ, đà. Các từ này tương ứng với các từ chỉ nơi chốn như Đà Nẵng, Đà Lạt, Đạ Tẻn, Đak Hà….v.v….Từ Dak=Dar = Đạ = Đà có nghĩa như một vùng lãnh thổ xuất hiện trong vùng đất của quốc gia Chăm Pa cổ xưa. Ngoài ra từ (Dar = dak = Đạ = Đà) cũng có nghĩa là nước, nhưng nó không ám chỉ nước để uống hay sinh hoạt, đó là cái nhìn thực dụng của những người nghiên cứu không có chuyên môn. Nước ở đây là nói về một đất nước, vùng lãnh thổ, một dạng tiểu bang. Trong các nghiên cứu về Chăm Pa, một số nhận định của các nhà nghiên cứu cũng cho rằng Champa quản lí đất nước giống như các tiểu bang thời nay ở nước ngoài.
Từ LAK có từ tương đồng LAC. Theo các già làng ở vùng cao nguyên cũng cho rằng từ LAC là phiên âm của từ LẠCH. Theo dân gian thì người Lạch là các nhà buôn và trao đổi hàng hóa gốm xứ ở vùng cao nguyên (thương gia người dân tộc Lạch) trong thời Chăm Pa cổ. Các sử thi như sử thi Đăm Săn cũng nói về người Lạch.
Bản đồ tỉnh Đắk Lắk
Bản đồ tỉnh Đắk Lắk theo Google Map
Vị trí địa lý và các tỉnh giáp với Đắk Lắk Tỉnh Đắk Lắk nằm ở trung tâm vùng Tây Nguyên, đầu nguồn của hệ thống sông Sêrêpôk và một phần của sông Ba. Tỉnh Đắk Lắk có vị trí địa lý:
Phía bắc giáp tỉnh Gia Lai
Phía đông giáp các tỉnh Phú Yên, Khánh Hoà
Phía nam giáp các tỉnh Lâm Đồng, Đắk Nông
Phía tây giáp Campuchia với đường biên giới dài 193
Độ cao trung bình 400 – 800 mét so với mặt nước biển, cao nhất là đỉnh núi Chư Yang Sin có độ cao 2442 m so với mực nước biển, đây cũng chính là đỉnh núi cao nhất ở Đắk Lắk. Tuy nhiên, do điều kiện lịch sử chia tách và sáp nhập nên 9.300 ha nằm giữa xã Ea Trang (huyện M’Đrắk, tỉnh Đắk Lắk) và xã Ninh Tây (thị xã Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa) nằm trong diện tranh chấp để phân định địa giới hành chính giữa hai tỉnh.
Biển số xe thành phố Buôn Ma Thuột và các huyện ở Đắk Lắk
Theo Thông tư 15/2014/TT-BCA qui định về đăng ký xe do Bộ Công An ban hành ngày 04/04/2014 có kèm theo phụ lục số 02 về ký hiệu biển số xe ô tô – mô tô trong nước thì Biển số xe của tỉnh Đắk Lắk là 47
Biển số xe 47 do Phòng CSGT công an tỉnh Đắk Lắk quản lý và cung cấp cho phương tiện giao thông trên địa bàn tỉnh. Đắc Lắk hiện nay gồm có thành phố Buôn Ma Thuột, thị xã Buôn Hồ, và 13 huyện, trong đó ký hiệu biển số xe giữa các địa phương được phân loại riêng biệt như sau:
Biển số xe mô – tô phân khối lớn trên 175cc: 47-A1Biển số xe ô tô: 47A, 47D, 47C, 47B, 47LD.
Từ khóa: bien so xe 47, bien so xe dak lak
Biển Số Xe 27 Và Ký Hiệu Theo Các Huyện Của Tỉnh Điện Biên
Điện Biên là một tỉnh miền núi thuộc vùng Tây Bắc Bộ, Việt Nam. Điện Biên gắn liền với chiến dịch Điện Biên Phủ và lễ hội hoa ban.
Điện Biên là cách phiên âm Hán Việt do vua Thiệu Trị đặt năm 1841 từ châu Ninh Biên. ” Điện” nghĩa là vững chãi, ” Biên” nghĩa là vùng biên giới, biên ải, “Điện Biên” tức là miền biên cương vững chãi. Phủ Điện Biên (tức Điện Biên Phủ) thời Thiệu Trị gồm 3 châu: Ninh Biên (do phủ kiêm lý, tức là tri phủ kiêm quản lý châu), Tuần Giáo và Lai Châu. Tên gọi Điện Biên hay Điện Biên Phủ xuất hiện từ đó
Mạng lưới giao thông đường bộ gồm:
Quốc lộ 12: Từ thành phố Điện Biên Phủ đến cửa khẩu Ma Lù Thàng (Lai Châu) 195 km
Quốc lộ 279: Nối Tuần Giáo qua thành phố Điện Biên Phủ đến cửa khẩu Tây Trang dài 117 km
Từ thành phố Điện Biên Phủ tới Hà Nội (474 km) theo quốc lộ 279 và rẽ sang quốc lộ 6
Đường hàng không gồm có sân bay Điện Biên Phủ tại thành phố Điện Biên Phủ phục vụ tuyến Hà Nội – Điện Biên Phủ – Viêng Chăn – Luông Pha Băng.
Điện Biên là tỉnh giàu tiềm năng du lịch, đặc biệt là về lĩnh vực văn hóa – lịch sử. Nổi bật nhất là hệ thống di tích lịch sử gắn liền với chiến dịch Điện Biên Phủ gồm: Sở chỉ huy chiến dịch Điện Biên Phủ (Mường Phăng); các cứ điểm Him Lam, Bản Kéo, Độc Lập; các đồi A1, C1, E1 và khu trung tâm tập đoàn cứ điểm của Pháp (hầm Đờ-cát Tơ-ri). Một điểm đến thu hút khách du lịch khác là thành Bản Phủ – đền thờ Hoàng Công Chất.
Bên cạnh đó, tỉnh cũng có các công trình kỷ niệm chiến thắng Điện Biên Phủ. Tượng đài chiến thắng Điện Biên Phủ được khánh thành vào ngày 30 tháng 4 năm 2004 tại đồi D1 nhân dịp kỷ niệm 50 năm chiến thắng Điện Biên Phủ. Bảo tàng chiến thắng Điện Biên Phủ được khánh thành vào ngày 5 tháng 5 năm 2014 tại thành phố Điện Biên Phủ, là công trình trọng điểm chào mừng kỷ niệm 60 năm chiến thắng Điện Biên Phủ.
Ngoài ra, Điện Biên còn có rất nhiều các hang động, nguồn nước khoáng và hồ nước tạo thành nguồn tài nguyên du lịch thiên nhiên phong phú, như: Rừng nguyên sinh Mường Nhé; các hang động tại Pa Thơm (huyện Điện Biên), Thẩm Púa (Tuần Giáo); các suối khoáng nóng Hua Pe, U Va; các hồ Pá Khoang, Pe Luông…
Theo số liệu của Sở Văn hóa – Thể thao – Du lịch tỉnh Điện Biên, lượng khách du lịch đến Điện Biên 6 tháng đầu năm 2018 ước đạt 490 nghìn lượt, tăng hơn một nửa so với cùng kỳ 2017. Trong đó, khách quốc tế đạt 94 nghìn lượt, tăng 72% so với cùng kỳ năm trước. Tổng thu từ hoạt động du lịch ước đạt 643,7 tỷ đồng, tăng gần một nửa so với cùng kỳ năm trước.
Về ẩm thực:
Điện Biên có nền ẩm thực ít nhiều chịu ảnh hưởng của ẩm thực vùng Tây Bắc. Ngoài các món ăn phổ biến như phở, bánh cuốn, bún chả,…; Điện Biên cũng có không ít các món ăn đặc sản phong phú và đa dạng. Gạo Điện Biên gồm hai loại cơ bản là IR64 (gạo tám Điện Biên) và Bắc thơm số 7 (gạo tám thơm Điện Biên) với hàng chục nghìn tấn gạo được sản xuất mỗi năm trên cánh đồng Mường Thanh.Gạo được chế biến và đóng gói tại tỉnh Điện Biên.Gạo tám Điện Biên có hạt nhỏ, căng bóng, màu đục; cơm dẻo như cơm nếp, thơm thoang thoảng, khi nhai có vị đậm.Cơm lam, vốn là món ăn để mang đi nương hay đi rừng, được nấu bằng ống tre, với nguyên liệu thường là gạo nếp nương. Một biến thể khác của món này là món cơm lam ngũ sắc, có năm màu sắc khác nhau. Sâu chít cũng là một sản vật phổ biến ở đây, thường dùng để ăn, nấu cháo hoặc ngâm rượu, được tiêu thụ mạnh ở vùng xuôi.Các loại gia vị đặc trưng ở đây gồm hạt mắc khén, chẳm chéo và hạt dổi.Tỉnh còn có nhiều món ăn đặc sản khác như: thịt trâu gác bếp, vịt om hoa chuối, khẩu xén, nậm pịa, xôi chim, pa pỉnh tộp,…
Lễ hội
Ở Điện Biên có nhiều lễ hội, nổi bật nhất là lễ hội hoa ban và lễ hội thành Bản Phủ. Lễ hội hoa ban Điện Biên thường diễn ra vào giữa tháng 3 hàng năm nhằm giới thiệu, bảo tồn, phát huy các loại hình di sản văn hoá dân tộc ở Điện Biên.
Lễ khai mạc thường được tổ chức ở quảng trường 7 – 5, với kết thúc là một màn biểu diễn pháo hoa tầm thấp,được Đài Tiếng nói Việt Nam phát thanh; Đài Truyền hình Việt Nam và Đài Phát thanh – Truyền hình Điện Biên truyền hình trực tiếp.Các chương trình, hoạt động của lễ hội gồm có: cuộc thi Người đẹp hoa ban, diễu hành đường phố Đêm hội hoa ban, chương trình nghệ thuật Về miền hoa ban, thưởng thức ẩm thực Hương sắc Điện Biên, các cuộc thi đấu thể thao và trò chơi dân gian, các triển lãm tranh, trình diễn trang phục dân tộc, thăm quần thể di tích chiến trường Điện Biên Phủ…
Lễ hội thành Bản Phủ được tổ chức vào ngày 24 đến ngày 25 tháng 2 âm lịch ở thành Bản Phủ để tưởng nhớ thủ lĩnh tướng quân Hoàng Công Chất trong công cuộc giải phóng Mường Then – Điện Biên khỏi sự chiếm đóng của giặc Phẻ
Bản đồ tỉnh Điện Biên
Bản đồ tỉnh Điện Biên theo Google Map
Điện Biên là tỉnh duy nhất có chung đường biên giới với 2 quốc gia Lào và Trung Quốc.
Điện Biên giáp tỉnh Sơn La về phía đông và đông bắc.
Giáp tỉnh Lai Châu về phía bắc.
Giáp tỉnh Vân Nam, Trung Quốc về phía tây bắc
Giáp Lào về phía tây và tây nam.
Biển số xe thành phố Điện Biên Phủ và các huyện
Theo Thông tư 15/2014/TT-BCA qui định về đăng ký xe do Bộ Công An ban hành ngày 04/04/2014 có kèm theo phụ lục số 02 về ký hiệu biển số xe ô tô – mô tô trong nước thì Biển số xe của tỉnh Điện Biên là 27
Tỉnh Điện Biên có 10 đơn vị hành chính cấp huyện, bao gồm 1 thành phố, 1 thị xã và 8 huyện với 129 đơn vị hành chính cấp xã, bao gồm 9 phường, 5 thị trấn và 115 xã.
Biển số xe 27 do Phòng CSGT Công an tỉnh Điện Biên quản lý và cấp cho các phương tiện giao thông trên địa bàn tỉnh. Tương ứng với các huyện của tỉnh Điện Biên, biển số xe có các ký hiệu cụ thể như sau:Biển số mô tô (xe máy):Biển số xe mô – tô phân khối lớn trên 175cc: 27-A1Biển số xe ô tô: 27A, 27B, 27C, 27D.
Từ khóa: bien so xe 27, bien so xe dien bien
Bạn đang xem bài viết Ký Hiệu Biển Số Xe Tp. Vinh Và Các Huyện Ở Tỉnh Nghệ An Là Gì? trên website Sachlangque.net. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!