Cập nhật thông tin chi tiết về Mức Xử Phạt Ô Tô Vượt Đèn Đỏ, Đi Vào Đường Cấm Và Đi Ngược Chiều 2022 mới nhất trên website Sachlangque.net. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Mức xử phạt ô tô vượt đèn đỏ, mức xử phạt ô tô đi vào đường cấm, mức xử phạt ô tô đi ngược chiều là 3 mức phạt được rất nhiều người quan tâm trong Nghị định 100/2019/NĐ-CP, được áp dụng từ ngày 01-01-2020 với rất nhiều đổi mới.
Nghị định số 100 này cập nhật việc điều chỉnh tăng lên một số mức phạt đối với các phương tiện tham gia giao thông. Nếu bạn không nắm rõ quy định mới này sẽ khiến bạn có nguy cơ vừa bị phạt tiền vừa bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe.
Vâng! Đó chính là những gì bạn sắp được khám phá ngay sau đây.
Trong bài viết này, tôi sẽ chia sẻ tới bạn mức xử phạt với các phương tiện tham gia giao thông vi phạt lỗi vượt đèn đỏ, đi vào cấm và lỗi đi ngược chiều.
Bạn đã sẵn sàng chưa? Đi thôi !
1. Mức xử phạt ô tô vượt đèn đỏ
Từ 2020, vượt đèn đỏ bị phạt đến 5 triệu đồng, tước Bằng 3 tháng. Cụ thể, vào ngày 30/12/2019, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 100, trong đó tăng mạnh mức phạt với hành vi vượt đèn đỏ khi tham gia giao thông.
Nghị định 100/2019 chính thức có hiệu lực từ 01/01/2020, mức phạt đối với hành vi không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông hiện nay đã tăng mạnh so với quy định trước đây tại Nghị định 46:
Với xe ô tô: Phạt tiền từ 03 – 05 triệu đồng (điểm a khoản 5 Điều 5). Trong khi trước đây, nếu vượt đèn đỏ, đèn vàng khi tham gia giao thông chỉ bị phạt từ 1,2 – 02 triệu đồng;
Với xe mô tô, xe gắn máy kể cả xe máy điện: Phạt tiền từ 600.000 đồng – 01 triệu đồng (điểm e khoản 4 Điều 6). Trước đây, hành vi này chỉ bị phạt tiền từ 300.000 – 400.000 đồng.
Với máy kéo, xe máy chuyên dùng: Phạt tiền từ 01 – 02 triệu đồng (điểm đ khoản 5 Điều 7). Trước đây, với hành vi này, người điều khiển xe sẽ bị phạt tiền từ 400.000 – 600.000 đồng;
Đặc biệt, hành vi vượt đèn đỏ của người điều khiển xe ô tô, xe mô tô, xe gắn máy, máy kéo, xe máy chuyên dùng còn có thể bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 – 03 tháng, trước đây không bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe.
Với xe đạp, xe đạp máy, kể cả xe đạp điện: Phạt tiền từ 100.000 – 200.000 đồng (điểm đ khoản 2 Điều 8). Trước đây phạt tiền từ 60.000 – 80.000 đồng;
Với người đi bộ: Phạt tiền từ 60.000 – 100.000 đồng (điểm b khoản 1 Điều 9). Trước đây, chỉ bị phạt tiền từ 50.000 – 60.000 đồng…
Tín hiệu đèn giao thông2. Mức xử phạt ô tô đi vào đường cấm
Người điều khiển xe máy, ô tô, xe đạp đi vào đường cấm đều bị xử phạt. Do đó, người tham gia giao thông rất cần nắm rõ các loại biển báo giao thông đường bộ. Nghị định 100/2019/NĐ-CP do Chính phủ ban hành có hiệu lực từ ngày 01-01-2020 đã tăng mức xử phạt đối với nhiều hành vi vi phạm trong lĩnh vực giao thông đường bộ.
Đối với trường hợp đi vào khu vực cấm, đường có biển báo hiệu có nội dung cấm đi vào đối với loại phương tiện đang điều khiển (trừ trường hợp xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ khẩn cấp theo quy định), sẽ áp dụng mức xử phạt sau đây:
Song song với việc áp dụng mức phạt vừa trình bày, thì các phương tiện gồm ô tô, xe máy, máy kéo, xe máy chuyên dùng đi vào đường cấm sẽ bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe/chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ từ 01 tháng đến 03 tháng.
Đối với xe ô tô đi vào đường cấm theo giờ cũng xử phạt như lỗi đi vào đường cấm, khu vực cấm.
Lưu ý: Nghị định 100 đã quy định lỗi đi ngược chiều trên đường có biển “Cấm đi ngược chiều” thành lỗi riêng và có mức phạt lớn hơn. Đây là điểm mới so với Nghị định 46. Nghị định 46 quy định lỗi đi ngược chiều cùng khung hình phạt với lỗi đi vào đường cấm.
Hiện nay, các loại biển báo đường cấm, đường cấm đối với phương tiện được quy định tại Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về báo hiệu đường bộ QCVN 41:2012/BGTVT.
Biển đường cấm là biển báo giao thông báo đường cấm tất cả các loại phương tiện (cơ giới và thô sơ) đi lại cả hai hướng, trừ các xe được ưu tiên theo quy định.
Số hiện biển báo: P.101. Biển đường cấm là biển báo giao thông hình tròn, nền trắng, viền màu đỏ.
Biển cấm từng loại phương tiệnVới biển cấm từng loại phương tiện sẽ vẽ hình phương tiện đó bên trong và gạch chéo.
Các loại phương tiện cơ giới kết hợp trên một biển (ví dụ như biển số 105 và biển số 107);
Các loại phương tiện thô sơ kết hợp trên một biển (biển số 113 có thể kết hợp với biển số 114);
Để báo đường cấm nhiều loại phương tiện, sẽ kết hợp đặt các ký hiệu phương tiện bị cấm trên một biển theo quy định như sau:
Đối với biển cấm theo giờ, phải đặt biển phụ 508 dưới biển cấm có thể viết thêm chú thích bằng tiếng Việt và phụ đề tiếng Anh trong biển này (nếu khu vực đó có nhiều người nước ngoài tham gia giao thông hoặc tuyến tham gia theo điều ước quốc tế).
3. Mức xử phạt ô tô đi ngược chiều
*** Mức xử phạt đối với người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô đi ngược chiều:
Mức phạt đối với hành vi điều khiển xe đi ngược chiều của đường một chiều, đi ngược chiều trên đường có biển “Cấm đi ngược chiều” được quy định trong Nghị định 100/2019/NĐ-CP:
Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với người điều khiển xe đi ngược chiều của đường một chiều, đi ngược chiều trên đường có biển “Cấm đi ngược chiều”, trừ các hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 8 Điều này và các trường hợp xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ khẩn cấp theo quy định (Điểm c khoản 5 Điều 5).
Đồng thời, bị tước quyền sử dụng GPLX từ 02 – 04 tháng (Điểm c khoản 11 Điều 5).
Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng đối với người điều khiển xe đi ngược chiều của đường một chiều, đi ngược chiều trên đường có biển “Cấm đi ngược chiều” gây tai nạn giao thông, trừ các hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 8 Điều 5 (Điểm a khoản 7 Điều 5).
Phạt tiền từ 16.000.000 đồng đến 18.000.000 đồng đối với người điều khiển xe đi ngược chiều trên đường cao tốc, lùi xe trên đường cao tốc, trừ các xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ khẩn cấp theo quy định (Điểm a khoản 8 Điều 5).
Xe oto đi ngược chiều*** Mức xử phạt đối với người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy đi ngược chiều:
Đồng thời, bị tước quyền sử dụng GPLX từ 05 – 07 tháng (Điểm đ khoản 11 Điều 5).
Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện hành vi đi ngược chiều của đường một chiều, đi ngược chiều trên đường có biển “Cấm đi ngược chiều”, trừ hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 6 Điều này và các trường hợp xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ khẩn cấp theo quy định (Khoản 5 Điều 6).
Đồng thời, bị tước quyền sử dụng GPLX từ 01 – 03 tháng (Điểm b khoản 10 Điều 6).
Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với người điều khiển xe đi ngược chiều của đường một chiều, đi ngược chiều trên đường có biển “Cấm đi ngược chiều” gây tai nạn giao thông, trừ hành vi vi phạm quy định tại điểm d khoản 8 Điều 6 (Điểm b khoản 7 Điều 6).
Xe máy đi ngược chiều*** Mức xử phạt đối với người điều khiển máy kéo, xe máy chuyên dùng đi ngược chiều:
Đồng thời, bị tước quyền sử dụng GPLX từ 02 – 04 tháng (Điểm c khoản 10 Điều 6).
Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người điều khiển xe đi ngược chiều của đường một chiều, đi ngược chiều trên đường có biển “Cấm đi ngược chiều”, trừ các hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 8 Điều 7 và các trường hợp xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ khẩn cấp theo quy định (Điểm c khoản 4 Điều 7).
Đồng thời bị tước quyền sử dụng GPLX (khi điều khiển máy kéo), chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ (khi điều khiển xe máy chuyên dùng) từ 01 – 03 tháng (Điểm a khoản 10 Điều 7).
Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với người điều khiển xe đi ngược chiều của đường một chiều, đi ngược chiều trên đường có biển “Cấm đi ngược chiều” gây tai nạn giao thông, trừ các hành vi vi phạm quy định tại điểm a, điểm b khoản 8 Điều 7 (Điểm a khoản 7 Điều 7).
Đồng thời, bị tước quyền sử dụng GPLX (khi điều khiển máy kéo), chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ (khi điều khiển xe máy chuyên dùng) từ 02 – 04 tháng (Điểm b khoản 10 Điều 7).
Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng đối với người điều khiển xe đi ngược chiều trên đường cao tốc (Điểm a khoản 8 Điều 7).
*** Mức xử phạt đối với người điều khiển xe đạp, xe đạp máy (kể cả xe đạp điện), người điều khiển xe thô sơ khác đi ngược chiều:
Đồng thời, bị tước quyền sử dụng GPLX (khi điều khiển máy kéo), chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ (khi điều khiển xe máy chuyên dùng) từ 05 – 07 tháng (Điểm c khoản 10 Điều 7).
*** Chuyên gia giải đáp mức phạt chuyển làn đường không có tín hiệu
Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 300.000 đồng đối với người điều khiển xe đi ngược chiều đường của đường một chiều, đường có biển “Cấm đi ngược chiều” (Điểm c khoản 3 Điều 8).
Nguồn: DailyXe
Mức Phạt Khi Xe Ô Tô Khách Đi Vào Đường Cấm Là Bao Nhiêu?
Xe công ty tôi 16 chỗ ngồi, trong đăng kiểm ghi là “ô tô khách”. Tuy nhiên, xe chỉ sử dụng để chở nhân viên của công ty. Vậy cho tôi hỏi đoạn đường cấm ô tô khách thì tôi có được đi vào không? Nếu đi vào thì mức phạt khi xe ô tô khách đi vào đường cấm thế nào? Trường hợp tôi không ký vào biên bản thì có bị phạt gì không? Có đi nộp phạt được không?
Thứ nhất, về vấn đề xe đi vào đường cấm
Theo quy định tại Điều 3, Quy chuẩn 41:2019/BGTVT xác định:
” Ô tô khách (hay còn gọi là xe khách) là xe ô tô được xác định theo Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông cơ giới đường bộ để chở người với số lượng lớn hợn 9 người”
Như vậy, nếu trong đăng kiểm của xe bạn ghi là xe “ô tô khách” thì xe của bạn được xác định là ô tô khách.
Bên cạnh đó, cũng tại quy chuẩn này quy định về biển cấm xe ô tô khách tại B.7a như sau:
Biển số P.107a ” Cấm xe ô tô khách”: Để báo cấm ô tô chở khách đi qua trừ các xe ưu tiên theo quy định. Biển này không cấm xe buýt.
Theo đó, trừ xe buýt và các xe ưu tiên theo quy định được đi vào đoạn đường gắn biển “cấm xe ô tô khách” thì xe của bạn được xác định là ô tô khách thì không được đi vào đường nơi có biển báo “cấm xe ô tô khách”. Nếu đi vào đoạn đường này thì bạn đã vi phạm pháp luật.
Thứ hai, về mức phạt đối với lỗi điều khiển xe đi vào đường cấm
Căn cứ vào Điểm b, Khoản 3, Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP như sau:
“Điều 5. Xử phạt người điều khiển, người được chở trên xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm quy tắc giao thông đường bộ
4. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng, đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
b) Đi vào khu vực cấm, đường có biển báo hiệu có nội dung cấm đi vào đối với loại phương tiện đang điều khiển, trừ các hành vi vi phạm quy định tại điểm c khoản 5, điểm a khoản 8 Điều này và các trường hợp xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ khẩn cấp theo quy định;
11. Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:
b) Thực hiện hành vi quy định tại điểm đ khoản 2; điểm h, điểm i khoản 3; khoản 4; điểm a, điểm b, điểm d, điểm đ, điểm g, điểm h, điểm i khoản 5 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng;”
Như vậy, v ới lỗi vi phạm đi vào đường cấm xe ô tô khách; thì bạn sẽ phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng. Ngoài ra, bạn sẽ bị tước quyền sử dụng GPLX từ 1 tháng đến 3 tháng hoặc bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 2 tháng đến 4 tháng nếu bạn đi vào đường cấm và gây tai nạn giao thông.
Thứ ba, về việc xử phạt khi không chịu ký vào biên bản
Căn cứ tại Điều 58 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 quy định:
“Điều 58. Lập biên bản vi phạm hành chính
1. Khi phát hiện vi phạm hành chính thuộc lĩnh vực quản lý của mình. Người có thẩm quyền đang thi hành công vụ phải kịp thời lập biên bản. Trừ trường hợp xử phạt không lập biên bản theo quy định tại khoản 1 Điều 56 của Luật này.
2. Trường hợp người vi phạm, đại diện tổ chức vi phạm không có mặt tại nơi vi phạm hoặc cố tình trốn tránh hoặc vì lý do khách quan mà không ký vào biên bản thì biên bản phải có chữ ký của đại diện chính quyền cơ sở nơi xảy ra vi phạm hoặc của hai người chứng kiến.
3. Biên bản vi phạm hành chính phải được lập thành ít nhất 02 bản. Phải được người lập biên bản và người vi phạm hoặc đại diện tổ chức vi phạm ký.Nếu có người chứng kiến, người bị thiệt hại hoặc đại diện tổ chức bị thiệt hại thì họ cùng phải ký vào biên bản. Trường hợp biên bản gồm nhiều tờ. Thì những người được quy định tại khoản này phải ký vào từng tờ biên bản. Nếu người vi phạm, đại diện tổ chức vi phạm, người chứng kiến, người bị thiệt hại hoặc đại diện tổ chức bị thiệt hại từ chối ký thì người lập biên bản phải ghi rõ lý do vào biên bản.
Biên bản vi phạm hành chính lập xong phải giao cho cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính 01bản”
Bạn vi phạm mà không chịu ký vào biên bản thì bạn vẫn sẽ bị tiến hành xử phạt. Trường hợp này, phía cảnh sát có thể yêu cầu đại diện chính quyền; hoặc hai người chứng kiến ký vào biên bản. Đồng thời, bên phía cảnh sát phải ghi rõ vào biên bản lý do bạn từ chối ký vào biên bản.
Ngoài ra, theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP không có quy định nào về việc cố ý không chịu ký vào biên bản xử phạt sẽ bị xử lý thêm về lỗi khác.
Thứ tư, về việc nộp phạt khi không có biên bản xử phạt
Căn cứ tại Điều 57 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 quy định:
“Điều 57. Xử phạt vi phạm hành chính có lập biên bản, hồ sơ xử phạt vi phạm hành chính
1. Xử phạt vi phạm hành chính có lập biên bản được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính của cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính không thuộc trường hợp quy định tại đoạn 1 khoản 1 Điều 56 của Luật này.
Hồ sơ phải được lưu trữ theo quy định của pháp luật về lưu trữ.”
Như vậy, vì bạn không chịu ký vào biên bản nên bạn cũng không nhận được biên bản xử phạt do cảnh sát giao thông giao cho. Điều này sẽ dẫn đến nhiều khó khăn cho bạn trong quá trình đi nộp phạt để lấy lại giấy tờ đang bị cảnh sát tạm giữ. Tuy nhiên, khi lập biên bản xử phạt thì 1 bản sẽ được cơ quan có thẩm quyền lưu trữ nên trong trường hợp bạn không có biên bản thì vẫn có thể thực hiện nộp phạt được.
Để tiến hành nộp phạt, bạn cần làm một bản tường trình. Trong đó, nêu thông tin về bản thân; thông tin về xe; quá trình vi phạm; xử lý ở đâu; thời gian nào; lý do không ký và không lấy biên bản xử phạt. Bạn mang bản tường trình ra Công an cấp xã nơi cư trú xin xác nhận. Sau đó, bạn đem bản tường trình đã được xác nhận kèm theo các giấy tờ tùy thân và giấy tờ xe đến đơn vị cảnh sát giao thông đang tạm giữ giấy tờ của bạn để làm thủ tục nộp phạt.
Trong quá trình giải quyết nếu có vấn đề gì vướng mắc về mức phạt khi xe ô tô khách đi vào đường cấm; bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172để được tư vấn, giải đáp trực tiếp.
Ý Nghĩa Của Biển Báo Cấm Đi Ngược Chiều Và Mức Phạt Vi Phạm
Khi tham gia giao thông, việc bắt gặp các biển báo cấm đi ngược chiều trên các tuyến đường một chiều không hề hiếm gặp. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ về loại biển báo này. Bài viết sau đây sẽ giúp bạn đọc hiểu thêm về biển báo cấm đi ngược chiều và mức phạt khi vi phạm.
Nhận dạng Biển báo cấm đi ngược chiều
Mang những nét đặc trưng của nhóm biển báo cấm, biển báo cấm đi một chiều cũng có dạng hình tròn với hai màu sắc đỏ và trắng.
Theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về báo hiệu đường bộ QCVN 41:2019/BGTVT được ban hành kèm theo Thông tư số 54/2019/TT-BGTVT, biển báo cấm đi ngược chiều được ký hiệu là P.102. Biển báo này có hình tròn, nền đỏ và một gạch ngang to màu trắng ở giữa.
Hiện này, biển báo Cấm đi ngược chiều được làm bằng tôn mạ kẽm, có màng phản quang nên nếu di chuyển trong điều kiện trời tối hoặc thời tiết xấu, người tham gia giao thông vẫn có thể nhận diện được. Biển báo cấm đi ngược chiều được đặt ở đầu các tuyến đường một chiều nên còn có thể hiểu là biển báo đường một chiều.
Ý nghĩa của Biển báo cấm đi ngược chiều
Theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về báo hiệu đường bộ, biển báo cấm đi ngược chiều để báo đường cấm các loại xe (cơ giới và thô sơ) đi vào theo chiều đặt biển, trừ các xe ưu tiên được liệt kê tại Khoản 2 Điều 22 Luật Giao thông đường bộ: Xe chữa cháy; xe quân sự, xe công an đi, đoàn xe có xe cảnh sát dẫn đường; xe cứu thương; xe hộ đê… đi làm nhiệm vụ.
Riêng người đi bộ được phép đi trên vỉa hè hoặc lề đường. Như vậy, tất cả các phương tiện đều không được phép đi vào đoạn đường có đặt biển báo này ở đầu, trừ các xe ưu tiên kể trên.
Quy chuẩn 41:2019/BGTVT quy định chiều đi ngược lại với chiều đặt biển P.102 là lối đi thuận chiều. Do đó, hướng di chuyển cùng với chiều đặt biển báo là hướng bị cấm, các phương tiện chỉ được di chuyển ngược chiều đặt biển báo.
Đồng nghĩa với đó, những phương tiện đang di chuyển đúng hướng sẽ không được phép quay đầu xe theo hướng ngược lại.
Đi ngược chiều, người tham gia giao thông bị phạt thế nào?
Hiện nay, người tham gia giao thông vi phạm lỗi đi ngược chiều sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định tại Nghị định số 100/2019/NĐ-CP .
Theo đó, lỗi đi ngược chiều được xác định khi thực hiện một trong các hành vi sau:
– Đi ngược chiều của đường một chiều;
– Đi ngược chiều trên đường có biển “Cấm đi ngược chiều”.
Người điều khiển phương tiện vi phạm lỗi trên sẽ bị xử phạt theo mức sau:
Đặc biệt, theo Nghị định 100/2019, nếu đi ngược chiều trên đường cao tốc, người lái ô tô sẽ bị phạt từ 16 – 18 triệu đồng, đồng thời bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 05 – 07 tháng ( điểm a khoản 8 và điểm đ khoản 11 Điều 5).
Đi Vào Khung Giờ Cấm, Xe Ô Tô Đi Vào Khung Giờ Cấm Bị Phạt Bao Nhiêu Tiền
Quy định về giao thông đường bộ mới nhất.cam kết tư vấn 24/7, với thông tin chuẩn xác nhất, giá cả phải chăng, bảo về quyền lợi khách hàng tốt nhất.
Tại nhiều tuyến phố có thể thấy các biển cấm xe oto theo giờ thường là vào giờ cao điểm. Nếu xe ô tô đi vào đường cấm theo giờ sẽ bị phạt bao nhiêu tiền? Các sẽ giúp bạn giải quyết vấn đề này.
Cần giải quyết các vấn đề:
– Quy định về biển báo cấm theo thời gian.
-Ô tô đi vào đường cấm bị phạt bao nhiêu? – Hình thức phạt bổ sung khi ô tô đi vào đường cấm
1.Cơ sở pháp lý
– Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt
-Thông tư 54/2019/TT-BGTVT ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về báo hiệu đường bộ
2. Các vấn đề cần giải quyết
-Quy định về biển báo cấm theo thời gian:
Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 41:2019/BGTVT về báo hiệu đường bộ ban hành kèm theo Thông tư 54/2019/TT-BGTVT ngày 31/12/2019 bắt đầu có hiệu lực thi từ từ ngày 1/7/2020 quy định biển báo hiệu đường bộ.
Trong trường hợp cần thiết cấm theo thời gian dưới biển cấm sẽ được đặt thêm biển phụ số S.508, có thể viết thêm chú thích bằng tiếng Việt và phụ đề tiếng Anh trong biển này (nếu khu vực đó có nhiều người nước ngoài tham gia giao thông hoặc tuyến đường đối ngoại).
– Ô tô đi vào đường trong khung giờ cấm bị phạt bao nhiêu?
Theo quy định tại điểm b Khoản 4 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt.
Điều 5. Xử phạt người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm quy tắc giao thông đường bộ hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt thì:
Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
b) Đi vào khu vực cấm, đường có biển báo hiệu có nội dung cấm đi vào đối với loại phương tiện đang điều khiển, trừ các hành vi vi phạm quy định tại điểm c khoản 5, điểm a khoản 8 Điều này và các trường hợp xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ khẩn cấp theo quy định;
Như vậy,ô tô đi vào khung giờ cấm thì bị phạt:
+1 -2 triệu đồng: đường có biển báo có nội dung cấm đối với oto.
Căn cứ Khoản 11 Điều 5 Nghị định này quy định về Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:
b) Thực hiện hành vi quy định tại điểm đ khoản 2; điểm h, điểm i khoản 3; khoản 4; điểm a, điểm b, điểm d, điểm đ, điểm g, điểm h, điểm i khoản 5 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng;
Như vậy, ô tô đi vào khung giờ cấm không những bị phạt tiền từ 1 triệu- 2 triệu mà còn bị phạt bổ sung là bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng.
Khi tham gia giao thông bạn cần chú ý quan sát để tránh bị phạt.Tuân thủ luật giao thông đường bộ,đường sắt góp phần nâng cao hiệu quả việc phòng ngừa tai nạn giao thông.
– Luôn hỗ trợ khách hàng 24/7;
– Chi phí hợp lý nhất thị trường;
– Hỗ trợ nhanh chóng nhất cho khách hàng;
– Bảo vệ quyền lợi tốt nhất cho khách hàng.
THÔNG TIN LIÊN HỆ:
Trụ sở chính : số 69 ngõ 172 Phú Diễn, phường Phú Diễn, quận Bắc Từ Liêm, thành phố Hà Nội.
Email : hangluat24h@gmail.com
Website : luat24h.net
Facebook : https://www.facebook.com/congtyluat24h/
Luật 24h – “Hãng luật của Mọi người, Mọi nhà”
Bạn đang xem bài viết Mức Xử Phạt Ô Tô Vượt Đèn Đỏ, Đi Vào Đường Cấm Và Đi Ngược Chiều 2022 trên website Sachlangque.net. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!