Cập nhật thông tin chi tiết về Nghiên Cứu Về Quy Định Biển Báo Tải Trọng Trên Cầu Đường Bộ Ở Việt Nam mới nhất trên website Sachlangque.net. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Tóm tắt: Quy định cắm biển tải trọng cầu rất quan trọng vì nó ảnh hưởng đến sự an toàn khai thác của cầu và đảm bảo giao thông để phát triển kinh tế – xã hội. Ở Việt Nam, việc quy định biển báo tải trọng cầu đường bộ, hiện nay còn bất cập, và đang là vấn đề thời sự, cần được tập trung nghiên cứu để giải quyết sớm vấn đề này. Dựa trên kết quả nghiên cứu, trong khuôn khổ đề tài cấp Bộ, mã số DT114057, bài báo sẽ trình bày một số đề xuất quy định biển báo tải trọng cầu đường bộ ở Việt Nam. Abstract: Regulations of bridge load posting is a very important thing because it affects the safety of bridge operation and ensures the transportation to develop economic-social. In Vietnam, regulations of load signage on the highway bridges is a big problem, should be focused on researching to solve this problem as soon as possible. Based on the research results within the framework of research projects in 2011, codes DT114057, the paper presents proposals for regulations of load signage on highway bridges in Vietnam.Ở Việt Nam, các cầu đường bộ được xây dựng qua nhiều thời kỳ, với tiêu chuẩn thiết kế, công nghệ xây dựng khác nhau,do vậy, còn tồn tại sự khác biệt nhiều về khả năng chịu tải của cầu để đáp ứng yêu cầu khai thác.Hiện nay, phương tiện vận tải đường bộ ngày một gia tăng, tình trạng xe quá tải phức tạp, gây ra hư hỏng kết cấu cầu…, làm giảm khả năng chịu tải và nhiều công trình sớm phải sửa chữa, nâng cấp, thay thế. Do vậy, kiểm soát tải trọng xe đang là vấn đề thời sự, vì nó ảnh hưởng đến an toàn khai thác cầu và đảm bảo giao thông. Việc quy định cắm biển tải trọng cầu còn nhiều bất cập, dẫn đến khó khăn cho công tác quản lý hệ thống cầu đường bộ, và cho công tác vận tải.
Bài báo này sẽ trình bày khái quát thực trạng ở Việt Nam, đánh giá tải trọng cầu theo phương pháp LRFR của AASHTO, và một số đề xuất quy định biển báo tải trọng cầu đường bộ.
Chi tiết tham khảo Tạp chí GTVT số tháng 10/2013
Nghiên Cứu Sửa Quy Định Về Biển Báo Giao Thông
TIN TỨC
Rút đơn Khiếu nại sau khi được giải thích lỗi vi phạm
Mới đây, Báo Giao thông nhận được đơn khiếu nại của tài xế Lý Trung Kiên (SN 1996, trú tại thị trấn Hương Canh, huyện Bình Xuyên, Vĩnh Phúc) phản ánh, khoảng 10h30 ngày 22/6, tại Km17+300 QL2, anh Kiên điều khiển môtô BKS 22F1-245.66 được Tổ CSGT Vĩnh Phúc dừng xe, thông báo lỗi “Điều khiển xe vượt quá tốc độ quy định (70/60km/h)”. Anh Kiên khiếu nại lỗi vi phạm trên và cho rằng, biển báo tốc độ trên QL2 không theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về báo hiệu đường bộ QCVN 41:2016/BGTVT (Quy chuẩn 41) khi cắm ở bên phải làn đường mà không treo trên giá long môn.
Trung tá Bùi Thị Thúy, Đội trưởng Đội Tham mưu tổng hợp, Phòng CSGT Đường bộ – Đường sắt, Công an tỉnh Vĩnh Phúc cho biết, sau khi nhận được đơn khiếu nại của tài xế Kiên, đơn vị đã mời anh lên làm việc. Sau khi được giải thích lỗi vi phạm, tài xế Kiên đã rút đơn khiếu nại.
Tại cuộc họp xem xét điều chỉnh những tồn tại, bất cập của Quy chuẩn 41 về báo hiệu đường bộ và Thông tư 91/2015 về tốc độ xe cơ giới đường bộ, Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thể chỉ đạo các đơn vị tổng hợp, rà soát các nội dung còn ý kiến khác nhau, nghiên cứu, tiếp thu, điều chỉnh, bổ sung hoàn chỉnh lại các quy định của Quy chuẩn 41và Thông tư 91. Việc điều chỉnh, bổ sung này phải hoàn thành trong năm 2018. Nếu có bất cập, phải sửa ngay, không chờ đợi đến khi dư luận phản ánh mới sửa.
Từ đầu năm đến nay, Phòng CSGT Đường bộ – Đường sắt Vĩnh Phúc đã nhận 11 đơn khiếu nại của người vi phạm giao thông. Hiện, 1 trường hợp đã rút đơn, 8 trường hợp đã giải quyết xong và 2 trường hợp đang xác minh, làm rõ.
“Hầu hết các trường hợp khiếu nại đều vi phạm lỗi điều khiển phương tiện đi sai làn đường, chạy quá tốc độ, chuyển hướng không bật tín hiệu xin chuyển hướng và lấy lý do biển báo giao thông sai Quy chuẩn 41. Để giải quyết khiếu nại, Phòng phải cử cán bộ về nơi cư trú của người viết đơn, phối hợp với chính quyền địa phương xác minh danh tính tài xế, gặp trực tiếp mời lên làm việc. Nhiều trường hợp, lái xe ghi sai địa chỉ, cố tình không tới làm việc”, Trung tá Thúy nói.
Điển hình, tài xế Trần Hồng Sơn (SN 1994, theo đơn khiếu nại ghi trú tại phường Kim Giang, quận Hoàng Mai, TP Hà Nội) bị lập biên bản phạt lỗi đi sai làn đường nhưng không công nhận vì cho rằng, biển báo phân làn cắm bên phải đường là sai Quy chuẩn 41/2016. Phòng CSGT Vĩnh Phúc đi xác minh đơn khiếu nại này tại phường Kim Giang nhưng địa phương xác nhận không có công dân nào tên Trần Hồng Sơn trú trên địa bàn. Bằng các biện pháp nghiệp vụ, đơn vị xác định được địa chỉ thật của lái xe Sơn ở Phú Thọ. Tuy nhiên, dù nhiều lần mời, nhưng anh Sơn không tới cơ quan chức năng làm việc, mà gửi đơn khiếu nại ra tòa. Sau khi tòa án thụ lý, có thông báo mời lên làm việc nhưng Sơn vẫn không đến cho tới khi hết thời hạn giải quyết vụ việc.
Đến cuối năm nay phải khắc phục hết các bất cập
Trung tá Đinh Thị Thu Hằng, Phó phòng CSGT (Công an tỉnh Hòa Bình) kể, đơn vị đã phải “hầu tòa” khi tài xế Phạm Đức Vinh (41 tuổi) kiện vì CSGT Hòa Bình xử phạt sai lỗi tốc độ khi không thấy biển nhắc lại “khu đông dân cư”. Thời điểm bị xử phạt, anh Vinh chạy xe tốc độ 76km/h (tốc độ cho phép 50km/h) tại Km40+500, QL6 vẫn thuộc khu vực đông dân cư (vượt qua biển báo R420 và chưa đến biển báo R421).
“Cặp biển báo khu vực đông dân cư (R420) và hết khu vực đông dân cư (R421) thường đi liền với nhau. Tuy nhiên, chưa có quy định cụ thể về khoảng cách quãng đường giữa hai biển báo này. Điều 38.3 trong Quy chuẩn 41/2016 có quy định về việc nhắc lại biển báo tại các nơi đường giao nhau, nhưng việc cắm biển báo này do Tổng cục Đường bộ VN thực hiện dựa trên tình hình thực tế. Lộ trình thực hiện được quy định tại Điều 89.2 Quy chuẩn 41 và trong quá trình thực hiện lộ trình, vẫn phải áp dụng xử lý như bình thường”, Trung tá Hằng phân tích.
“Phía Tổng cục Đường bộ VN nên làm rõ hơn những từ ngữ trong Quy chuẩn 41 để tránh bị hiểu nhầm hoặc cố tình hiểu mập mờ. Ví dụ, từ “đoạn đường dài”, vậy dài là bao nhiêu để có thể cắm biển nhắc lại. Như trên địa bàn Hòa Bình, những quãng đường chỉ 3-4km thì không nhất thiết phải cắm lại biển vì đã có cặp biển báo R420 và R421″, Trung tá Hằng đề xuất.
Hoặc trên tuyến QL1 qua Bắc Giang hiện đặt biển hiệu lệnh “Biển gộp làn đường theo phương tiện”, theo Quy chuẩn 41 quy định “Khi sử dụng biển này phải kết hợp với vạch sơn phân chia làn đường phù hợp và thống nhất”, nhưng trên tuyến đang sử dụng “Vạch phân chia các làn xe cùng chiều, dạng vạch đơn, liền nét” là chưa phù hợp, không thống nhất giữa vạch kẻ đường với biển báo hiệu. Từ Km 107 – Km108 là đoạn đường cong đã đặt biển cấm vượt nhưng thực tế lại sử dụng vạch phân chia các làn xe cùng chiều, dạng vạch đơn, đứt nét cho phép các phương tiện được chuyển làn, dễ gây TNGT…
Tại Hải Phòng, hệ thống biển báo trên QL5 đoạn đi qua thành phố sai với Quy chuẩn 41 rất phổ biến, như hệ thống biển báo hiệu được gắn ở thành các cây cầu vượt như: Quán Toan, Quán Nam, chợ Hàng, Đông Hải… (Quy chuẩn 41 quy định phải gắn ở giá long môn). Tại các tuyến đường này, biển báo phân chia làn đường vẫn dùng biển R403 là biển làn đường dành cho ô tô chứ không phải biển làn đường dành riêng cho xe ô tô, hơn nữa biển này không đúng quy chuẩn, vạch kẻ đường cũng không phải vạch 2.3. Vì vậy, tại các tuyến đường huyết mạch như: Nguyễn Văn Linh, Nguyễn Bỉnh Khiêm vẫn xảy ra tình trạng bát nháo, xe container, xe khách tràn sang làn đường dành cho xe mô tô, xe thô sơ mà CSGT không thể xử lý với lỗi đi sai làn đường được.
Ông Hoàng Triệu Hùng, Phó giám đốc Sở GTVT Hải Phòng cho biết: Chúng tôi kiến nghị Tổng cục Đường bộ VN điều chỉnh hệ thống biển báo, vạch sơn kẻ đường thống nhất trên toàn tuyến QL5 theo Quy chuẩn 41. Hệ thống biển báo không thống nhất theo Quy chuẩn 41 là một tác nhân gây nên nhiều vụ TNGT trên tuyến đồng thời khiến công tác tuyên truyền, xử lý vi phạm của lực lượng chức năng gặp rất nhiều khó khăn.
Đại diện Cục CSGT Đường bộ – Đường sắt, Bộ Công an cho biết, những vướng mắc phổ biến mà lực lượng CSGT đang gặp phải trong quá trình thực hiện Quy chuẩn 41 là tại mục 10.3.2, Điều 10 Quy chuẩn 41 quy định ý nghĩa của tín hiệu đèn vàng “Báo hiệu sự thay đổi tín hiệu của đèn từ xanh sang đỏ. Tín hiệu vàng bật sáng, người điều khiển phương tiện phải cho xe dừng trước vạch sơn “Vạch dừng xe”. Nếu không có vạch sơn “Vạch dừng xe”, thì phải dừng trước đèn tín hiệu theo chiều đi. Trường hợp phương tiện đã tiến sát đến hoặc đã vượt quá vạch sơn “Vạch dừng xe”, nếu dừng lại sẽ nguy hiểm thì phải nhanh chóng đi tiếp ra khỏi nơi giao nhau”. Tuy nhiên, tại Mục c, Điểm 3, Điều 10 Luật GTĐB 2008 quy định “Tín hiệu vàng là phải dừng lại trước vạch dừng, trừ trường hợp đã đi quá vạch dừng thì phải được đi tiếp; trong trường hợp tín hiệu vàng nhấp nháy là được đi nhưng phải giảm tốc độ, chú ý quan sát, nhường đường cho người đi bộ qua đường”.
“Thực tế hiện nay, trên một số tuyến phố, tuyến đường tình trạng “Vạch dừng xe” bị mờ, chưa được kể lại, gây khó khăn cho người tham gia giao thông và lực lượng chức năng làm nhiệm vụ bảo đảm trật tự ATGT”, đại diện Cục CSGT chia sẻ.
Trao đổi với PV, ông Vũ Ngọc Lăng, Vụ trưởng Vụ ATGT (Tổng cục Đường bộ VN) cho biết, Tổng cục Đường bộ VN đang tiếp thu ý kiến đóng góp, đồng thời rà soát những bất cập trong Quy chuẩn 41 về báo hiệu đường bộ theo đúng lộ trình mà Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể đã chỉ đạo đến cuối năm nay phải khắc phục hết các bất cập trong quy chuẩn.
Comments
Hiện tại không có lời bình nào!
CÔNG TY TNHH BẢO HỘ LAO ĐỘNG CHÂU HƯNG
VPGD: Số 821 Quang Trung, Hà Đông, TP.Hà Nội
Hotline 1: 0977 950 586
Hotline 2: 0937 950 586
Hotline 3: 0978 802 807
Email : phamhuong832009@gmail.com
CÔNG TY TNHH BẢO HỘ LAO ĐỘNG CHÂU HƯNG
VPGD: Số 821 Quang Trung, Hà Đông, TP.Hà Nội
Hotline 1: 0977 950 586
Hotline 2: 0937 950 586
Hotline 3: 0978 802 807
Email : phamhuong832009@gmail.com
Quy Định Về Lắp Đặt Biển Báo Giao Thông Đường Bộ
Quy định về lắp đặt biển báo giao thông đường bộ được nêu rõ tại Điều 20, 21, 22 và 24, chương 3, phần 2, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 41:2019/BGTVT về Báo hiệu đường bộ. Cụ thể như sau:
Điều 20: Vị trí đặt biển báo theo chiều dọc và ngang đường
– Biển báo hiệu phải đặt ở vị trí để người tham gia giao thông dễ nhìn thấy và có đủ thời gian chuẩn bị đề phòng, thay đổi tốc độ hoặc thay đổi hướng nhưng không được làm cản trở tầm nhìn và sự di chuyển của người tham gia giao thông.
– Biển báo được đặt thẳng đứng, mặt quay về hướng đối diện chiều đi; Vị trí đặt biển báo về phía tay phải hoặc phía trên phần đường xe chạy (trừ các trường hợp đặc biệt). Bên cạnh đó, còn tùy từng trường hợp mà có thể đặt bổ sung biển báo ở bên trái theo chiều đi.
– Nếu biển báo đặt trên cột (có thể đặt trên trụ chiếu sáng, trụ điện) thì khoảng cách mép ngoài của biển theo phương ngang đường cách mép phần đường xe chạy tối thiểu là 0,5m và tối đa là 1,7m. Trường hợp đường không có lề, khuất tầm nhìn hoặc các trường hợp đặc biệt khác, được phép điều chỉnh theo phương ngang nhưng mép biển không được chờm lên mép phần đường xe chạy và cách mép không quá 3,5m.
Điều 21: Giá long môn và cột cần vươn
– Giá long môn và cột cần vươn có kết cấu chịu được trọng lượng biển báo hiệu và cấp gió bão theo vùng do Bộ Tài nguyên – Môi trường công bố.
– Chân trụ giá long môn và chân cột cần vươn đặt ở lề đường, vỉa hè, dải phân cách, đảo giao thông cách mép ngoài phần đường xe chạy (kể cả những nơi bố trí làn đường dừng xe khẩn cấp, làn đường tăng, giảm tốc) ít nhất 0,5m.
– Cạnh dưới của biển (hoặc mép dưới của dầm nếu thấp hơn cạnh dưới biển) khi treo biển trên giá long môn, cột cần vươn phải cách mặt đường ít nhất 5,2m (đối với đường cao tốc) và 5m (đối với các đường khác).
Điều 22: Độ cao đặt biển và ghép biển
– Biển báo được đặt chắc chắn cố định trên cột như quy định ở Điều 24 của Quy chuẩn này. Một số trường hợp có thể cho phép kết hợp đặt biển trên cột điện, cây cối hoặc những vật kiến trúc nhưng phải dễ quan sát và đảm bảo thẩm mỹ.
– Nếu biển báo đặt trên cột thì độ cao đặt biển tính từ mép dưới của biển đến mặt đường là 1,8m (đối với đường ngoài khu đông dân cư) và 2m (đối với đường trong khu đông dân cư) theo phương thẳng đứng. Biển báo “Hướng rẽ” số 507 đặt cao từ 1,2m đến 1,5m. Loại biển áp dụng riêng cho xe thô sơ và người đi bộ đặt cao hơn mặt, lề đường hoặc hè đường 1,8 m. Những trường hợp đặc biệt có thể thay đổi cho phù hợp nhưng không nhỏ hơn 1,2m, không quá 5m, do Cơ quan quản lý đường bộ quyết định.
– Khi có nhiều biển báo cần đặt ở cùng một vị trí, cho phép đặt kết hợp trên cùng một cột nhưng không quá 3 biển và theo thứ tự: biển báo cấm, biển hiệu lệnh, biển báo nguy hiểm hoặc cảnh báo và đến biển chỉ dẫn.
Khoảng cách giữa các mép biển với nhau là 5cm, độ cao từ mép thấp nhất của các biển trong nhóm biển đến mặt đường là 1,7m (đối với đường ngoài phạm vi khu đông dân cư) và 2m (đối với đường trong phạm vi khu đông dân cư).
– Trường hợp khó bố trí như quy định thứ tự nêu trên và số lượng nhiều, cho phép dùng 1 biển ghép hình vuông hoặc hình chữ nhật có kích thước đủ rộng, trên đó có vẽ các hình biển đơn cần có theo thứ tự đã nêu. Khoảng cách giữa các mép gần nhất của các biển đơn và từ mép biển đơn đến mép biển ghép là 10cm.
– Nếu cần kết hợp một hoặc nhiều biển thuộc các nhóm biển: biển báo cấm, biển báo nguy hiểm hoặc cảnh báo, biển hiệu lệnh với biển phụ thì có thể cho phép bố trí hình hoặc biểu tượng biển phụ vào với hình biển báo chính trên cùng một mặt biển của một biển ghép có hình vuông hoặc hình chữ nhật có kích thước đủ rộng.
Điều 24. Quy định về cột biển
– Cột biển báo hiệu phải làm bằng vật liệu chắc chắn (tốt nhất là bằng thép hoặc vật liệu khác có độ bền tương đương). Đường kính tiết diện cột tối thiểu 8cm ± 5mm.
– Tại nơi thường xuyên bị hạn chế tầm nhìn do sương mù hoặc có khả năng dễ bị xe va chạm vào ban đêm, các cột biển báo cần sử dụng vật liệu phản quang để tăng khả năng nhìn rõ.
Lỗi Quá Tải Trọng Cầu, Đường Khi Đi Qua Biển Hạn Chế Tải Trọng Toàn Bộ Xe
Lỗi quá tải trọng cầu, đường khi đi qua biển hạn chế tải trọng toàn bộ xe. Tôi điều khiển xe của gia đình có khối lượng hàng chuyên chở là 3,5t, xác xe là 1,25 tấn, tôi chở hàng trên xe 2 tấn. Tôi có đi qua một cầu có đặt biển viền đỏ bên trong vòng ghi 3T. Cho tôi hỏi xe đi qua cầu có bị phạt lỗi quá tải trọng cầu không?
Căn cứ QCVN 41:2019/BGTVT quy định như sau:
“Điều 26. Ý nghĩa sử dụng các biển báo cấm
B.15. Biển số P.115 “Hạn chế tải trọng toàn bộ xe
Để báo đường cấm các loại xe (cơ giới và thô sơ) kể cả các xe được ưu tiên theo quy định, có tải trọng toàn bộ xe (tải trọng bản thân xe cộng với khối lượng chuyên chở) vượt quá trị số ghi trên biển đi qua, phải đặt biển số P.115 “Hạn chế tải trọng toàn bộ xe”.
Điểm 3.20 Quy chuẩn này giải thích ” Trọng tải toàn bộ xe (tổng trọng tải) là bằng tải trọng bản thân xe cộng với khối lượng của người, hành lý và hàng hóa xếp trên xe (nếu có).”
Theo quy định trên, biển báo P.115 là biển hạn chế tổng tải trọng của xe tức là các loại xe (cơ giới và thô sơ); kể cả các xe được ưu tiên theo quy định, có tải trọng toàn bộ xe (tải trọng bản thân xe cộng với khối lượng chuyên chở) vượt quá trị số ghi trên biển đi qua thì sẽ bị cấm đi vào đường có biển P.115.
Theo thông tin bạn cung cấp cho chúng tôi, bạn đi qua cầu có cắm biển báo P.115 và có số 3T trong đó mà khối lượng bản thân xe của bạn theo đăng kiểm là 1,25 tấn, khối lượng hàng hóa cho phép chở theo là 3.5 tấn, bạn chở hàng trên xe 2 tấn. Vậy tổng tải trọng toàn bộ xe là 3.25 tấn, đã vượt quá 0,25 tấn so với biển báo. Như vậy % quá tải trọng cầu của bạn là = 0,25/3 x 100%=8,3%
Bên cạnh đó, theo quy định tại Khoản 2 Điều 33 Nghị định 100/2019/NĐ-CP có quy định:
“2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi điều khiển xe mà tổng trọng lượng (khối lượng toàn bộ) của xe vượt quá tải trọng cho phép của cầu, đường trên 10% đến 20%, trừ trường hợp có Giấy phép lưu hành còn giá trị sử dụng”.
Do đó, trường hợp tải trọng toàn bộ xe của bạn quá tải trọng của cầu là 8,3% sẽ chưa bị phạt với lỗi quá tải trọng của cầu.
Ngoài ra bạn có thể tham khảo các bài viết:
Pháp luật quy định về cách tính đối với lỗi vượt quá tải trọng
Thủ tục nộp phạt để lấy lại bằng lái xe bị tạm giữ theo quy định
Bạn đang xem bài viết Nghiên Cứu Về Quy Định Biển Báo Tải Trọng Trên Cầu Đường Bộ Ở Việt Nam trên website Sachlangque.net. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!