Xem Nhiều 3/2023 #️ Nhân Lực “Hot” Nhất Thị Trường Đang Là Kỹ Sư Cntt Có Chuyên Môn Về Ai, Iot, Dữ Liệu Lớn, An Toàn Thông Tin # Top 9 Trend | Sachlangque.net

Xem Nhiều 3/2023 # Nhân Lực “Hot” Nhất Thị Trường Đang Là Kỹ Sư Cntt Có Chuyên Môn Về Ai, Iot, Dữ Liệu Lớn, An Toàn Thông Tin # Top 9 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về Nhân Lực “Hot” Nhất Thị Trường Đang Là Kỹ Sư Cntt Có Chuyên Môn Về Ai, Iot, Dữ Liệu Lớn, An Toàn Thông Tin mới nhất trên website Sachlangque.net. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

ictnews Phó Hiệu trưởng Đại học FPT Nguyễn Xuân Phong nhận định, các kỹ sư CNTT có chuyên môn sâu về AI, An toàn thông tin, dữ liệu lớn, IoT cùng với khả năng ngoại ngữ tốt đặc biệt tiếng Nhật, đang là những nguồn lực “hot” nhất trên thị trường.

Chuyển đổi số đang trở thành xu hướng toàn cầu, cùng với đó sự dịch chuyển nhu cầu outsourcing phần mềm của một số nước như Nhật Bản, Hàn Quốc và sự chuyển hướng sang mảng công nghệ của một số doanh nghiệp lớn trong nước cũng đang khiến cho nhu cầu nhân lực CNTT tăng đáng kể. Nhiều chuyên gia cho rằng ngành CNTT đang có sức hút rất lớn và nhu cầu nhân lực công nghệ sẽ còn gia tăng mạnh trong vài năm tới.

Với mong muốn mang đến cho độc giả thêm một góc nhìn của đơn vị đào tạo CNTT về xu hướng phát triển của thị trường nhân lực CNTT Việt Nam, ICTnews vừa có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Xuân Phong – Phó Hiệu trưởng trường Đại học FPT:

Từ thực tế công tác tuyển sinh những năm gần đây, ông đánh giá thế nào về sức hút của các ngành đào tạo nhân lực CNTT?

Ngành CNTT các năm qua đều có sức hút lớn với thí sinh và phụ huynh, nhưng đặc biệt trong 3 năm trở lại đây khi cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 có ảnh hưởng tới các lĩnh vực trong nền kinh tế, nhu cầu nhân lực của ngành này đã tăng cao hơn trước. Với Đại học FPT, sức hút này thể hiện khá rõ ràng, đặc biệt là năm nay, bởi trường là một trong rất ít các cơ sở đào tạo đại học ở Việt Nam có đào tạo các ngành đang khan hiếm nhân lực cung cấp cho thị trường của cách mạng công nghiệp 4.0 như IoT hay AI.

Đại học FPT cũng có thuận lợi lớn của mình khi thường xuyên làm việc với doanh nghiệp, cung ứng nguồn nhân lực CNTT cho thị trường trong nước và quốc tế, nên nhà trường biết được nhu cầu về nhân sự của ngành cũng như biết được thật sự doanh nghiệp muốn gì ở người làm CNTT. Do đó, Đại học FPT đáp ứng khá tốt với tốc độ biến đổi nhu cầu của thị trường nhân sự ở Việt Nam và một số nước mà trường cung cấp nhân sự cho như Nhật Bản, Singapore, Mỹ. Ngay trong năm nay, nhà trường cũng đã có các ngành học sâu đang hiếm nhân lực được đào tạo bài bản hiện giờ là IoT.

Xin ông chia sẻ rõ hơn về sự quan tâm của các thí sinh và phụ huynh đối với 3 chuyên ngành được trường mở mới từ năm 2019 là AI, IoT và Digital Marketing?

Các chuyên ngành mới này đều được thí sinh và phụ huynh quan tâm đặc biệt. Chúng tôi cho rằng có được điều này là do xu hướng chọn trường chọn ngành của thí sinh và phụ huynh càng ngày càng dựa trên việc lắng nghe các nhu cầu của thị trường nhân sự, quan tâm đến xu hướng ngành nghề cập nhật.

Ông dự báo thế nào về sức nóng của thị trường nhân lực CNTT trong những năm tới?

Với ảnh hưởng của cách mạng công nghiệp 4.0 và việc công nghệ hiện diện trong mọi mặt của đời sống, nhu cầu với CNTT sẽ ngày càng lớn. Với làn sóng chuyển đổi số đang diễn ra tại các quốc gia, doanh nghiệp và tổ chức, tất cả các lĩnh vực hoạt động của con người sẽ chuyển dịch dần sang môi trường số. Nhu cầu kỹ sư, chuyên gia trong các lĩnh vực này chắc chắn sẽ ngày càng tăng thời gian tới.

Tuy nhiên, cũng cần lưu ý rằng không phải vì nhu cầu quá lớn về số lượng mà đòi hỏi đối với chất lượng nhân lực sẽ giảm. Ngược lại, càng ngày nhu cầu về nguồn nhân lực chuyên sâu sẽ càng lớn, các công việc đơn giản hơn sẽ dần bị thay thế bởi robot và trí tuệ nhân tạo, kể cả với những công việc có độ khó tương đối hiện nay như lập trình viên.

Hơn thế nữa, công nghệ đang thay đổi càng lúc càng nhanh. Những kiến thức kỹ năng ngày hôm nay đang cần có thể sẽ lạc hậu chỉ sau vài năm. Do vậy nếu các kỹ sư CNTT không được đào tạo tốt, không được trang bị những kỹ năng thích ứng với sự thay đổi và khả năng học tập suốt đời thì cũng vẫn có thể sẽ bị đứng ngoài cuộc chơi.

Về Công Tác Đào Tạo Nguồn Nhân Lực Ở Nước Ta Hiện Nay

(QLNN) – Nhân lực là nhân tố quyết định đối với sự phát triển của mỗi quốc gia. Trình độ phát triển của nguồn nhân lực là thước đo chủ yếu sự phát triển, vì vậy, các quốc gia trên thế giới đều rất coi trọng việc xây dựng và phát triển nguồn nhân lực. Trong thế kỷ XX, đã có những quốc gia nghèo tài nguyên thiên nhiên, nhưng do phát huy tốt nguồn nhân lực nên đạt được thành tựu phát triển kinh tế – xã hội, hoàn thành công nghiệp hóa, hiện đại hóa chỉ trong vài ba thập kỷ.

Ở nước ta, Đảng và Nhà nước luôn khẳng định quan điểm coi con người là trung tâm của sự phát triển, của công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc

Hiện nay, trong điều kiện đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế, phát triển nguồn nhân lực (NNL) được coi là một trong ba khâu đột phá của chiến lược chuyển đổi mô hình phát triển kinh tế – xã hội của đất nước; đồng thời, phát triển NNL trở thành nền tảng của phát triển bền vững và tăng lợi thế cạnh tranh quốc gia.

Việc phát triển nhân lực, một mặt, cần phải có tầm nhìn và chiến lược phát triển tổng thể và dài hạn, nhưng đồng thời, trong mỗi thời kỳ nhất định, cần xây dựng những định hướng cụ thể để từ đó đánh giá thời cơ, thách thức, những khó khăn, hạn chế và nguyên nhân…, trên cơ sở đó đề ra mục tiêu và giải pháp thích hợp cho từng giai đoạn, phù hợp với bối cảnh kinh tế – xã hội trong nước và quốc tế

Khi nói về NNL, người ta có thể đề cập đến 3 góc độ: số lượng (hay quy mô) NNL, chất lượng NNL và cơ cấu NNL. Số lượng NNL thể hiện thông qua chỉ tiêu quy mô và tốc độ tăng NNL. Về chất lượng, NNL được xem xét trên các mặt: sức khỏe, trình độ văn hóa, trình độ chuyên môn, năng lực, phẩm chất, đạo đức… (hay còn gọi là thể lực- trí lực và tâm lực).

Trong đó, chất lượng NNL giữ vai trò quyết định sự tồn tại của một doanh nghiệp. Theo quan điểm của tổ chức Liên hiệp quốc, chất lượng NNL thể hiện: trình độ lành nghề, kiến thức và năng lực, sức khỏe con người hiện có trên thực tế hoặc có tiềm năng để phát triển kinh tế – xã hội trong một cộng đồng.

Việt Nam đã và đang trong thời kỳ phát triển, hội nhập và công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Để thành công đòi hỏi phải đổi mới một cách căn bản, toàn diện nền giáo dục và đào tạo để từ đó tạo ra sự đột phá về chất lượng NNL, tạo tiền đề và là chìa khóa để thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội. Công tác đào tạo phải được tiến hành một cách đồng bộ, toàn diện, phải thực sự trở thành trách nhiệm của mọi tổ chức và cá nhân, trong đó có vai trò quan trọng của các doanh nghiệp.

Trong xu thế toàn cầu hóa, hội nhập, cạnh tranh và hướng tới nền kinh tế tri thức, các quốc gia đều chú trọng đầu tư đào tạo phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao

Lịch sử phát triển kinh tế thế giới cũng đã chứng minh rằng, muốn đạt được sự tăng trưởng kinh tế cao và ổn định thì nhất thiết phải nâng cao chất lượng NNL thông qua con đường đào tạo.

Với Việt Nam, để không tụt hậu xa so với trình độ chung của các nước tiên tiến trong khu vực và trên thế giới cần quan tâm và có các chính sách đổi mới công tác đào tạo phát triển NNL.

Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng chỉ rõ: xây dựng chiến lược phát triển NNL cho đất nước, cho từng ngành, từng lĩnh vực, với những giải pháp đồng bộ, trong đó tập trung cho giải pháp đào tạo, đào tạo lại NNL trong nhà trường cũng như trong quá trình sản xuất – kinh doanh, chú trọng nâng cao tính chuyên nghiệp và kỹ năng thực hành.

Phát triển hợp lý, hiệu quả các loại hình trường ngoài công lập đối với giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học. Đối với đơn vị sử dụng lao động (bộ máy quản lý nhà nước và doanh nghiệp), cần tập trung tạo động lực để thu hút nhân tài theo hướng quan tâm đúng mức tới lợi ích kinh tế và danh dự cá nhân gắn với tinh thần dân tộc; thay đổi tiêu chí, chế độ tuyển dụng, đãi ngộ, sử dụng trên cơ sở tăng cường quyền lực trên thực tế cho lãnh đạo các cấp; thực hiện dân chủ, công khai, minh bạch trong tuyển dụng, sử dụng và đãi ngộ nhân lực chất lượng cao, xóa bỏ các rào cản về tôn giáo, dân tộc trong việc chọn lựa người tài.

Công tác đào tạo NNL hiện nay về cơ bản đáp ứng được những yêu cầu về hình thức đào tạo, chương trình đào tạo và phương pháp giảng dạy. Tuy nhiên, bên cạnh ưu điểm vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế.

Việc xác định nhu cầu đào tạo gặp rất nhiều khó khăn do người dân vẫn chưa nhận thức đúng tầm quan trọng của học nghề. Vấn đề học nghề và hướng nghiệp vẫn chưa vượt qua định kiến về khoa cử bằng cấp, danh vị xã hội, do đó, nhu cầu về công nhân kỹ thuật rất lớn, nhưng số lượng tuyển sinh học nghề lại thấp.

Mặt khác, nhu cầu đào tạo hiện nay không xuất phát từ nhu cầu muốn nâng cao trình độ mà từ nhu cầu lên lương, lên chức dẫn đến đối tượng được đào tạo không đúng yêu cầu của công việc, ngược lại, xuất hiện bộ phận được đào tạo nhưng lại không được sử dụng. Tình trạng trên dẫn đến hiện tượng thiếu tuyệt đối công nhân kỹ thuật nhưng lại thừa tương đối những người đã qua đào tạo nhưng trình độ chuyên môn yếu.

Trong quá trình tổ chức các lớp đào tạo, các phương pháp khoa học mang tính khách quan để đánh giá nhu cầu đào tạo rất ít được sử dụng. Phần lớn nhu cầu đào tạo được xác định từ những đánh giá chủ quan của bộ phận phụ trách đào tạo. Hơn nữa, việc thu hút và mời nhà cung cấp các chương trình đào tạo đánh giá nhu cầu đào tạo thực sự cũng rất ít khi được thực hiện. Đào tạo hiện nay chưa phải là giải pháp hữu hiệu để giải quyết vấn đề của các cơ quan, doanh nghiệp nhưng những lớp học vẫn được tổ chức thực hiện.

Một vấn đề nữa hiện nay là việc thực hiện các chương trình đào tạo chưa được các doanh nghiệp, tổ chức chú ý đầu tư. Trên thực tế, có một nghịch lý là doanh nghiệp có năng lực cạnh tranh yếu nhưng lại không quan tâm đến đầu tư cho đào tạo NNL chất lượng cao.

Bên cạnh việc đầu tư cho đào tạo còn hạn chế thì việc đánh giá các chương trình đào tạo cũng thể hiện sự bất cập. Đánh giá các chương trình đào tạo sử dụng các chỉ tiêu như: số lượng người được đào tạo, số lượng ngày, giờ đào tạo, số lượng chương trình đào tạo được thực hiện. Về thực chất, các chỉ tiêu này mới chỉ dừng ở mức độ thống kê khối lượng công việc được thực hiện mà chưa phản ánh hiệu quả công việc, cũng như tác động của đào tạo đối với cá nhân và tổ chức.

Các chỉ tiêu phản ánh mức độ thích hợp của các chương trình như về nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức cũng như tác động của các chương trình đào tạo đối với việc nâng cao năng lực và hiệu quả hoạt động của đội ngũ cán bộ quản lý hầu như chưa bao giờ được thực hiện.

Có thể nói, những khó khăn, thách thức hiện nay đối với công tác đào tạo NNL chủ yếu đến từ quá trình hội nhập. Việc thành lập cộng đồng kinh tế ASEAN cho phép chuyển dịch lao động trong nội khối được cởi mở hơn, khiến Việt Nam có nguy cơ mất người tài do đãi ngộ kém.

Việc dịch chuyển lao động toàn cầu cũng gây nguy cơ tương tự, mà biểu hiện đầu tiên là nhiều du học sinh không quay về nước phục vụ sau quá trình học tập ở nước ngoài.

Các khó khăn, thách thức còn đến từ quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa bởi trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, lao động chất lượng cao đóng vai trò quan trọng. Việt Nam cần tăng cường nhân lực chất lượng cao ở cả 3 nhóm: lãnh đạo quản lý, khoa học công nghệ và lao động kỹ thuật. Với điểm xuất phát khá thấp, việc bảo đảm cung cấp nhân lực cho quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước hiện đang là thách thức rất lớn.

Tuy nhiên, vấn đề quan trọng nhất vẫn là thách thức trong chuyển biến tư duy nhận thức của mỗi người. Nền kinh tế đã và đang vận hành theo quy luật thị trường nhưng một loạt các vấn đề cốt lõi như: giáo dục và đào tạo, thống kê và dự báo, tuyển dụng và sử dụng… vẫn còn mang hơi hướng quan liêu tập trung, thậm chí còn ở mức lạc hậu. Ngay cả quan niệm về “nhân lực chất lượng cao” cũng có nơi, có lúc còn bị hiểu sai lệch, đồng nhất với bằng cấp.

Một số giải pháp nâng cao công tác đào tạo nguồn nhân lực cần chú ý:

Một là, định nghĩa lại (hoặc hiểu cho đúng) về NNL chất lượng cao. Hiện nay còn nhiều ý kiến khác nhau về vấn đề này, nhưng NNL chất lượng cao phải đáp ứng được hai tiêu chí: năng lực và phẩm chất. Năng lực bao gồm các mặt như: trình độ chuyên môn nghiệp vụ, các kỹ năng tiếp thu và truyền đạt, khả năng tự học hỏi và đào tạo…

Phẩm chất bao gồm: đạo đức, tư cách, lòng say mê nghề nghiệp, ý chí vượt khó khăn…Đây chính là những tiêu chuẩn cơ bản trong lựa chọn cũng như đào tạo nhân lực chất lượng cao.

Hai là, xem lại mối liên kết trong chu trình: đào tạo; bố trí (tuyển dụng, phân công, thu hút); sử dụng; đãi ngộ. Chỉ cần trục trặc trong một khâu là các khó khăn về bảo đảm chất lượng nhân lực sẽ xuất hiện.

Ba là, đưa tư duy của kinh tế thị trường vào hàng loạt các chính sách về đào tạo, tuyển dụng, bố trí và đãi ngộ với nhân lực chất lượng cao, trong đó đặc biệt chú trọng công tác dự báo các nhu cầu của xã hội để định hướng cho việc đào tạo, cung ứng nhân lực; phải coi “sức lao động là hàng hóa” trong thu hút, đãi ngộ, tuyển dụng và phải luôn quan tâm đến quy luật cạnh tranh trong vấn đề cung ứng nhân lực.

Bốn là, phải phát huy lòng yêu nước, vì lợi ích chung của cộng đồng, hiếu học, cần cù, chăm chỉ vào mọi suy nghĩ, mọi hành động để đóng góp vào quá trình xây dựng và phát triển đội ngũ lao động chất lượng cao, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Năm là, đổi mới công tác quản lý theo hướng tăng quyền tự chủ và trách nhiệm giải trình của các cơ sở đào tạo. Giao cho một số cơ quan nhà nước cùng với các tổ chức xã hội nghề nghiệp nhanh chóng xây dựng các cơ sở đánh giá và kiểm định chất lượng lao động qua đào tạo, cấp giấy phép hành nghề, đồng thời bắt buộc các doanh nghiệp phải tuyển lao động có giấy phép hành nghề. Có biện pháp để cơ quan quản lý nhà nước thường xuyên thu nhận thông tin phản hồi về mức độ hài lòng của các doanh nghiệp đối với “sản phẩm” đầu ra của các cơ sở đào tạo.

Sáu là, đẩy mạnh công tác tuyên truyền giáo dục nghề nghiệp gắn với tuyên truyền thực hiện Nghị quyết số 29/NQ-TW ngày 04/11/2013 của Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, làm cho các cấp, các ngành và người dân, nhất là thanh thiếu niên hiểu được tầm quan trọng của giáo dục nghề nghiệp. Theo đó, cần đa dạng hóa nội dung, hình thức thông tin, tài liệu tuyên truyền phù hợp với từng đối tượng, phương thức truyền thông./.

Xe Đạp Điện Trợ Lực Là Gì? Nên Mua Xe Đạp Điện Trợ Lực Nào?

Xe đạp điện trợ lực… một cái tên tương đối xa lạ.

XE ĐẠP ĐIỆN TRỢ LỰC LÀ GÌ?

Khác với mục đích sử dụng của xe đạp điện bình thường, xe đạp điện trợ lực phục vụ cho đối tượng muốn đạp xe để tập luyện thể thao tăng cường sức khỏe. Vì xe đạp điện trợ lực có thể đạp như một xe đạp bình thường, không đạp nặng như xe đạp điện nhưng cũng có thể đi như xe điện khi cần thiết.

Xe đạp điện trợ lực có vẻ ngoài gần như giống hoàn toàn với xe đạp thông thường, chỉ gắn thêm 1 cục pin ở thân xe.

Thông thường, xe đạp điện trợ lực sẽ có 3 chế độ:

Đạp hoàn toàn bằng sức người như xe đạp, phục vụ nhu cầu tập luyện nâng cao sức khỏe

Trợ lực, người sử dụng sẽ thấy xe đap nhẹ hơn do có hỗ trợ của động cơ, điều này giúp có thể tập luyện sức khỏe nhưng lại không rơi vào tình trạng quá mệt.

Trợ lực hoàn toàn, khi bạn đã thấm mệt, hay những đoạn lên dốc, đường khó đi, cứ ngồi lên và vặn ga đi như một xe đạp điện bình thường.

Để so về động cơ với xe đạp điện thường, thì xe đạp điện trợ lực không thể mạnh bằng, vì pin nhỏ và chủ yếu để người dùng đạp bằng sức. Bù lại, động cơ xe đạp điện trợ lực cực bền, xe cũng ít khi hỏng vặt. Ngoài ra, diện mạo của xe đạp điện trợ lực vô cùng đẹp, tối giản mọi chi tiết, nhìn như một xe đạp thông thường.

CÁC MẪU XE ĐẠP ĐIỆN TRỢ LỰC NÊN MUA

Ngoài các mẫu xe đạp điện trợ lực thông thường, xe đạp điện trợ lực còn có thêm mẫu xe gấp, xe thể thao, xe địa hình dành cho các bạn ưa thích sự năng động. Các mẫu xe đạp điện trợ lực giá cả phải chăng, chất lượng tốt đáng mua gồm:

Xe đạp trợ lực Nhật Bản Modle 2019 giá bán chỉ 5.600.000VND

Xe đạp gấp trợ lực NLVNENG

Xe đạp địa hình trợ lực RSD

Nhân Số Học Việt Nam

I. BIỂU ĐỒ NGÀY SINH LÀ GÌ?

Con số chủ đạo giống chiếc ô phủ bóng lên những ai lên mang con số chủ đạo đó. Có người nói ảnh hưởng của chiếc ô này đúng 99%, nhưng có người lại thấy những mô tả đó không giống với bản thân mình. Tại sao lại như vậy? Bởi vì ngoài Con số chủ đạo, chúng ta còn bị tác động bởi khá nhiều yếu tố khác nữa, trong đó gần gũi với chúng ta nhất chính là Biểu đồ ngày sinh (Birth Chart) .

Khi muốn mở một cánh cửa đang bị khóa, chúng ta cần chìa khóa. Đối với rất nhiều người, bản chất con người họ vẫn đang bị che giấu đằng sau cánh cửa bị khóa đó, vì họ hiếm khi khám phá xem mình thật sự là ai hoặc làm thế nào để phát triển tiềm năng tối cao của mình.

Nếu chúng ta đi qua cuộc đời này mà không thể hoàn thành những mục đích cơ bản trên Con đường tiến hóa của mỗi người thì thật quả đáng tiếc. Vậy mà trên thực tế, vẫn có quá nhiều người đang bị đưa đẩy tới những ngành nghề khiến tài năng của họ không được phát triển hoặc bộc lộ, hoặc đang phải làm những công việc khác xa với nghề nghiệp phù hợp với họ, chẳng hạn người có năng khiếu nghệ thuật phải đi làm công việc tính toán doanh… Rất rõ ràng, không phải ai cũng nhận ra mục đích cơ bản trên Con đường tiến hóa của mình và việc mò mẫm để tìm ra con đường ấy không khác – thả chúng ta xuống nước mà cột chân chúng ta lại và kêu “Bơi đi”. Đó là do chúng ta thiếu sự hướng dẫn về tự khám phá bản thân.

Biểu đồ ngày sinh chính là chiếc chìa khóa để khám phá bản chất con người của chúng ta thông qua Nhân số học. Mục đích chính của Biểu đồ ngày sinh là cho chúng ta cái nhìn sơ lược về những điểm mạnh và điểm yếu của bản thân. Mỗi ngày sinh khác nhau cho ra một Biểu đồ ngày sinh khác nhau – do đó sẽ có vô vàn phiên bản Biểu đồ ngày sinh khác nhau. Tuy nhiên, cách xây dựng biểu đồ này thì chỉ có một, nếu người lập biểu đồ trung thành với nguyên tắc của nhà triết học, toán học Pythagoras. Bản chất đơn giản vốn có của biểu đồ được gìn giữ nguyên vẹn, được truyền lại từ thế hệ này tiếp nối thế hệ sau, qua nhiều thế kỷ không hề gián đoạn.

II. CÁCH LẬP BIỂU ĐỒ NGÀY SINH THEO TRƯỜNG PHÁI PYTHAGORAS

Để lập Biểu đồ ngày sinh, bạn làm theo các bước sau:

Bước 1: Ghi rõ ngày, tháng, năm sinh dương lịch của bạn xuống một tờ giấy. Ví dụ: 27/5/1983.

Bước 2: Trên tờ giấy, kẻ hai đường ngang và hai đường dọc đan cài vuông góc với nhau tạo thành chín ô để điền các số tự nhiên từ 1 đến 9. Các con số này có vị trí cố định, không được thay đổi. Ví dụ số 1 luôn nằm ở ô dưới cùng bên trái. Số 5 luôn nằm ở trung tâm của biểu đồ… Riêng số 0 không được tính hay ghi vào biểu đồ.

Lập biểu đồ trống tương ứng để điền 9 con số

Vị trí 9 con số tương ứng trên biểu đồ

Bước 3: Nhìn lại vị trí của các con số trong Hình 3. Tùy theo ngày sinh cụ thể, hãy đặt các con số trong ngày sinh vào các ô tương ứng. Lấy ví dụ ngày sinh 27/5/1983. Ta có:

Biểu đồ ngày sinh 27/5/1983

Bước 4: Biểu đồ ngày sinh của bạn đã được hình thành và bạn đã có công thức cơ bản về bản thân mình. Giờ đây bạn có thể phân tích rất nhiều khía cạnh khác nhau của bản thân chỉ dựa trên biểu đồ đơn giản này.

Trước hết, chúng ta cần quan sát tổng quan về Biểu đồ ngày sinh này để nhận diện ba Thể được thể hiện bằng ba trục ngang mà chúng ta đã làm quen ở các chương trước. Từ dưới lên, chúng ta có: Thể Cơ bản – Basic Self (gồm ba số: 1,4,7 – ứng với Trục ngang Thể chất) tương ứng với các hoạt động thực tiễn và thực tế; Thể Siêu thức – High Self (gồm ba số: 2, 5, 8 – ứng với Trục ngang Tinh thần) tương ứng với các hoạt động tinh thần, cảm giác; Thể Ý thức – Conscious Self (gồm ba số: 3, 6, 9 – ứng với Trục ngang Trí não) tương ứng với các hoạt động trí óc, suy nghĩ.

Ba thể trong biểu đồ ngày sinh

Số lượng các con số ở các Thể (ứng với các Trục) cho thấy mức độ biểu đạt của chúng ta ở thể tương ứng với trục đó. Số lượng con số càng nhiều thì mức độ biểu đạt càng rõ ràng. Nắm được điều này sẽ có lợi cho các mối quan hệ vì nó tiết lộ đặc điểm tính cách và xu hướng giao tiếp của mỗi người với môi trường xung quanh. Qua đó, chúng ta sẽ hiểu hơn hoặc dễ hòa hợp hơn với những người thân trong gia đình, đồng nghiệp nơi công sở…

III. Ý NGHĨA CỦA MỖI TRỤC

Trục ngang Thể chất: đại diện cho hoạt động của con người, được thể hiện bằng trục ngang dưới cùng của Biểu đồ ngày sinh. Trục này quản lý lời nói, ngôn ngữ hình thể, động lực, óc tổ chức, tính kiên nhẫn, tính vật chất và sự lĩnh hội thông qua mất mát (học hỏi qua những lần vấp ngã).

Bạn đang xem bài viết Nhân Lực “Hot” Nhất Thị Trường Đang Là Kỹ Sư Cntt Có Chuyên Môn Về Ai, Iot, Dữ Liệu Lớn, An Toàn Thông Tin trên website Sachlangque.net. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!