Xem Nhiều 3/2023 #️ Những Biển Báo Cảnh Cáo Người Việt Ăn Cắp Ở Nhật Cứ Ngày 1 Tăng # Top 10 Trend | Sachlangque.net

Xem Nhiều 3/2023 # Những Biển Báo Cảnh Cáo Người Việt Ăn Cắp Ở Nhật Cứ Ngày 1 Tăng # Top 10 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về Những Biển Báo Cảnh Cáo Người Việt Ăn Cắp Ở Nhật Cứ Ngày 1 Tăng mới nhất trên website Sachlangque.net. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Những biển báo cảnh cáo người Việt ăn cắp ở Nhật cứ ngày một nhiều lên

Mới đây trên cộng đồng người Việt Nam tại Nhật nổi lên một câu chuyện, đó là 3 em sinh viên cùng sống với nhau trong một căn hộ.

Chuyện sẽ không có gì đáng nói nếu như một ngày nọ, hai em sinh viên trở về nhà và phát hiện ra bạn của mình biến mất, cùng rất nhiều tiền bạc và đồ đạc quý giá trong nhà đã ” không cánh mà bay”.

Hai em cố gắng liên lạc với bạn đó qua điện thoại, qua tin nhắn Facebook nhưng bạn đều không hồi âm và cuối cùng bạn chặn luôn cả số điện thoại cũng như tài khoản Facebook của hai em.

Ba em từng cùng quê với nhau, chơi thân nhau và cùng lên kế hoạch rủ nhau đi du học Nhật, và kết quả cuối cùng của tình thân đó là hành vi ăn cắp.

Số tiền ăn cắp không phải quá lớn, chỉ khoảng 100 nghìn yên, nhưng để kiếm được số tiền đó là cả nửa tháng đi làm mưa nắng sớm tối của các em.

Cửa hàng tiện lợi 7-Eleven gần ga Chiba tỉnh Chiba một ngày tháng 6/2016. Ông chủ Toyoumi Takeda cảm thấy rất bực mình.

Theo quy định của hãng, tất cả đồ ăn thừa trong ngày như bánh, cơm chỉ có thể cho nhân viên ăn tại quầy mà không được phép mang về. Đồ ăn còn thừa sẽ bị buộc phải đi tiêu hủy.

Thế nhưng, những ngày gần đây, không hiểu ai đó đã lấy bánh và cơm hộp mà mỗi ngày ông Toyoumi lại thấy hao hụt đến hơn 20 hộp bánh và cơm các loại.

Không muốn làm nhân viên của mình mất mặt, ông đã nhắc chung các nhân viên về việc không được phép lấy đồ thừa của cửa hàng. Ngay cả khi đã nhắc như vậy, đồ vẫn tiếp tục bị lấy mất, nhưng hỏi thì không ai nhận trách nhiệm.

Cực chẳng đã, ông chủ người Nhật đành phải mở camera theo dõi thì phát hiện ra thủ phạm chính là một cô nhân viên người Việt Nam. Trước đó, cô nhân viên này đã được chiếu cố vào làm vì tiếng Nhật của cô rất kém.

Ông chủ cuối cùng đành phải chọn cách nói chuyện riêng với cô để cảnh cáo cô không được tiếp tục ăn cắp, nếu không ông sẽ đuổi việc.

Ngay chính trong cuộc nói chuyện này, cô cũng khiến ông cảm thấy khó chịu vì cô khăng khăng nói là cô từng làm ở nhiều cửa hàng tiện lợi khác, nhân viên vẫn được mang đồ ăn thừa về nhà. Ông chủ cảm thấy thực sự mệt mỏi và cho cô gái lựa chọn cuối cùng, đó là nếu một lần nữa cô bị bắt gặp ăn cắp đồ ăn thừa, cô sẽ bị đuổi việc.

Tỉnh Saitama ngoại thành Tokyo là một lựa chọn tốt cho những người thu nhập thấp đang làm việc tại Tokyo, trong đó có nhiều sinh viên và người lao động Việt Nam.

Giá thuê nhà tại Saitama chỉ bằng một nửa hoặc 1/3 so với nội vùng Tokyo. Chính vì thế, có nhiều thời điểm trên các chuyến tàu từ Tokyo về Saitama, người ta ngỡ như mình đang sống ở Việt Nam vì xung quanh có quá nhiều người Việt.

Nhưng đi cùng với đó là những câu chuyện đáng buồn. Cách đây khoảng 2 năm, đi khắp Saitama không bao giờ có những biển hiệu cảnh cáo hành vi ăn cắp.

Nhưng thời gian qua đi, khi người Việt đến Saitama sống ngày một đông, thì biển hiệu cảnh báo về hành vi ăn cắp ngày một nhiều hơn.

Ở trong nước, người tiêu dùng thích sữa bột Nhật, thích tảo Nhật, thích tỏi đen Nhật, thích đồ Uniqlo. Những kẻ ăn cắp bên này đáp ứng đúng các yêu cầu đó và cũng chính vì thế mà các biển cảnh cáo ăn cắp cũng xuất hiện ở chính những quầy chuyên bán các sản phẩm trên.

Hành vi ăn cắp không chỉ dừng lại ở phương diện lẻ tẻ mà hình thành hẳn các băng nhóm chuyên trộm cắp, đi ăn cắp cùng đồng bọn lái ô tô để tẩu thoát cho nhanh, ăn cắp theo đơn đặt hàng.

Bởi vậy nên trong rất nhiều vụ bắt giữ gần đây, cảnh sát Nhật tìm được những bản danh sách dài dằng dặc những món hàng được phía Việt Nam đặt hàng, những người Việt bên này nhận đơn rồi ăn cắp để gửi về Việt Nam.

Tuy nhiên không ít người đã sống lâu năm tại Nhật hoài nghi về mối liên hệ giữa các băng nhóm ăn cắp người Việt và đằng sau đó là người Nhật cầm đầu.

Trên thực tế, những kẻ thực sự đi ăn cắp là người nước ngoài sẽ bị xử tù rất nặng hoặc trục xuất, thì pháp luật Nhật lại không trừng phạt những người Nhật đứng sau.

Nhiều người cho biết họ từng chứng khiến nhiều vụ việc trong đó người Nhật lái xe chở người Việt đến các siêu thị ăn cắp hàng.

Sau đó người Việt được trả công kha khá còn người Nhật ôm hàng đi bán thanh lý. Việc đó không phải mới, thậm chí đã diễn ra suốt nhiều năm, người Nhật lái xe đưa người Việt đi ăn trộm phụ tùng ô tô, tivi, gạo.

Sau đó người Nhật mua lại từ người Việt bằng đơn vị tính theo cân rồi mang đi tiêu thụ. Cần chú ý rằng, các hàng hóa trên không hề được người Việt tại Việt Nam ưa chuộng vì cồng kềnh, phí vận chuyển cao.

Sẽ là hoàn toàn sai lầm nếu cho rằng người Nhật nào cũng chỉ muốn tiêu thụ hàng hóa có nguồn gốc. Bởi nếu như vậy, các hành vi ăn cắp sẽ không diễn ra trên phạm vi rộng và số lượng nhiều như chúng ta chứng kiến cho đến hiện tại.

Hay như vụ việc 6 người Việt ăn trộm dưa ở tỉnh Chiba mới đây. Với 6 người ăn trộm 110 quả dưa hấu gần đến ngày thu hoạch, chắc chắn ai cũng hiểu họ ăn trộm không phải vì thiếu ăn mà chắc chắn sẽ có hành vi khác đằng sau số lượng dưa lấy lớn đến như vậy.

Người Việt trong nước cũng không bao giờ tiêu thụ dưa hấu Nhật vì đường xa không bảo quản được, chi phí về đến Việt Nam quá lớn.

Giá vận chuyển đường hàng không từ Nhật về Việt Nam hiện rơi vào khoảng 220 nghìn đồng/kg mà đa phần không nhận vận chuyển hàng tươi sống, hoa quả cũng cực kỳ hạn chế.

Thông thường ở Nhật, nếu không phải là người Nhật sẽ không bao giờ có thể đưa hàng trực tiếp vào chợ hay các hợp tác xã để bán. Chính vì vậy, những lo ngại về khả năng người Việt bị một số người Nhật xấu xúi giục ăn cắp để họ có nông sản rẻ mang đi kinh doanh kiếm lời không phải không có cơ sở.

Người Việt ở Nhật cần luôn nhớ một điều rằng, pháp luật Nhật chỉ bảo vệ cho người Nhật và với bất kỳ hành vi sai trái nào bị phát hiện, nó đồng nghĩa với việc tương lai của các bạn sẽ chấm dứt, thậm chí các bạn có thể bị cấm quay lại Nhật vĩnh viễn.

Việc các bạn ăn cắp, phạm tội không chỉ ảnh hưởng đến riêng các bạn, mà còn khiến đường sang Nhật của rất nhiều người thế hệ sau trở nên hẹp hơn.

Đại diện nhiều trường đại học có tiếng cũng như công ty tuyển dụng ở Nhật cho biết, họ đã thắt chặt chính sách hơn đối với du học sinh Việt Nam sau quá nhiều vụ việc rắc rối mà người Việt gây ra trong thời gian gần đây.

BizFILE: Ông Đoàn Nguyên Đức

Biển Cảnh Báo An Toàn Cần Đặt Ở Những Vị Trí Nào?

An toàn lao động, an toàn giao thông là vấn đề đáng lưu tâm trong các hiện nay. Để đảm bảo an toàn cho mọi người tham gia. Các đơn vị cần phải triển khai lắp đặt biển cảnh báo an toàn phù hợp, để phòng ngừa tai nạn. Vậy, những vị trí nào cần đặt biển?

Đối với biển báo cấm có dạng hình tròn, có một gạch đỏ chéo ở giữa, đặt trên nền trắng, chỉ trừ trường hợp biển cấm vào.

– Biển báo cấm người vào

Được đặt tại khu vực, phòng ban như phòng phẫu thuật, phòng mổ bệnh viện. Những người không có trách nhiệm, miễn đi vào, nhưng không cấm máy móc và phương tiện.

Biển cảnh báo an toàn này thường đặt ở trước các vị trí, nơi nguy hiểm với phương tiện, máy móc nếu di chuyển vào. Chẳng hạn là các khu vực đất yếu, nún, dễ sụt lở.

– Biển cấm hút thuốc lá

Đa phần biển báo cấm hút thuốc được treo ở cây xăng dầu, ga, những nơi dễ xảy ra cháy nổ. Hay các phòng kín, phòng điều hoà, nơi công cộng, có nhiều trẻ em, người già, bệnh nhân. Việc hút thuốc sẽ gây nguy hiểm, ảnh hưởng tới người xung quanh.

– Biển báo cấm lửa

Biển cảnh báo an toàn, cấm lửa cũng thường đặt tại chỗ dễ cháy nổ, chứa nhiều nhiên liệu dễ bắt lửa, như nhà máy gỗ.

– Biển báo cấm dùng điện thoại

– Biển cảnh báo nguy hiểm chung

Không chỉ rõ nơi nguy hiểm, thay vào đó là cảnh báo nguy cơ nguy hiểm bất ngờ xảy ra. Mọi người cần hết sức cẩn thận tại vị trí đặt tấm biển cảnh báo an toàn này.

– Biển báo nguy hiểm cháy nổ

Đặt tại khu vực có nguy cơ cháy nổ.

– Biển báo nguy hiểm điện giật

Cảnh báo mọi người cần tránh xa, rất có thể sẽ bị điện giật.

– Biển báo nguy hiểm nếu làm việc với máy móc hoặc thiết bị

Đặt tại vị trí có máy móc, thiết bị nói chung.

– Biển báo nguy hiểm về cần cẩu

Biển cảnh báo an toàn tại vị trí đang cẩu lắp có thể bị rơi bất ngờ. – Biển báo nguy hiểm trượt, ngã, vấp chân

Cảnh báo có thể bị trượt chân, ngã cầu thang hoặc bị vấp ngã.

Biển cảnh báo an toàn bắt buộc thực hiện

– Biển báo bắt buộc đội mũ bảo hộ, quần áo bảo hộ

Biển cảnh báo an toàn thường đặt trước cổng, nơi mọi người chuẩn bị bước chân vào công trường thi công. Yêu cầu bắt buộc đối với tất cả nhân viên. Có thể trừ bộ phận hành chính, văn phòng không cần thực hiện.

– Biển báo hiệu bắt buộc đeo dây an toàn

Đặt tại khu vực làm việc trên cao nguy hiểm, mà không có lan can an toàn.

Biển báo nhắc nhở, chỉ dẫn

Phòng ngừa tai nạn có nhiều cách, bên cạnh việc cung cấp đầy đủ thiết bị an toàn. Cần đặt các biển cảnh báo an toàn tại khu vực thích hợp. Để thu hút sự chú ý và truyền đạt thông tin hiệu quả. Quý khách cần tư vấn thêm, vui lòng liên hệ với Mỹ Thuật Hà Nội. Đơn vị chuyên sản xuất biển hiệu cảnh báo hàng đầu trên cả nước.

MỸ THUẬT HÀ NỘI

Trụ sở: 34B Ngõ 218/44 Lạc Long Quân – Tây Hồ

Xưởng sản xuất: 14 Ngõ 285, Ngách 25 Đội Cấn

Hotline: 0912305522

Website: https://indacphuc.com/

Biển Cảnh Báo Là Gì? Bao Gồm Những Loại Nào?

Biển cảnh báo vô cùng quan trọng trong cuộc sống của chúng ta, nó giúp con người được sống thoải mái và an toàn hơn. Chắc chắn, tất cả chúng ta đều đã từng bắt gặp rất nhiều các loại biển bảng cảnh báo khác nhau khi đi trên đường. Vậy có bao nhiêu người thực sự hiểu được ý nghĩa của chúng? Và chúng bao gồm những loại nào?

Biển cảnh báo là gì?

Trong giao thông chúng ta sẽ thường xuyên bắt gặp các biển có màu vàng, viền đỏ và hình tam giác. Mỗi biển báo sẽ có các hình vẽ bằng mực đen để thể hiện sự việc cần báo hiệu. Ngoài ra, còn có biển cấm và biển hiệu lệnh nên chúng ta cần phải biết cách để phân biệt chúng.

Các loại biển cảnh báo phổ biến hiện nay

Trong cuộc sống chúng ta sẽ không ít lần bắt gặp các loại biển bảng cảnh báo khác nhau. Mỗi loại đều mang một thông điệp riêng, vậy chúng là những loại nào? ý nghĩa của chúng là gì?

Biển cảnh báo nguy hiểm trong giao thông

Trên một số biển bảng cảnh báo còn có thêm thông tin khuyến cáo người đi đường nên làm theo để đảm bảo an toàn nhất trên tuyến đường. Người đi đường nên chú ý biển báo khi tham gia giao thông để bảo vệ cho bản thân và người xung quanh.

Biển báo an toàn lao động

Trong các khu vực lao động như công ty, xưởng chế biến, bệnh viện, trung tâm nghiên cứu … thường có các biển cảnh báo an toàn lao động. Mỗi chúng ta cần chấp hành các quy định trên biển báo để đảm bảo an toàn cho chính bản thân mình và cho cả người xung quanh. Đồng thời, đó cũng là cách thể hiện bạn là người luôn chấp hành đúng các quy định và nội quy.

Biển báo cấm

Biển cảnh báo nguy hiểm thông thường

Những loại biển này chúng ta thường bắt gặp ở các cột điện cao thế, nơi xảy ra ngập lụt, sạt lở, các công trường, … Tuy theo tình hình và nhu cầu thực tế các loại biển này sẽ được đem ra sử dụng. Đây là một loại biển không được sử dụng thường xuyên nhưng lại rất cần thiết.

Hiện nay, nhu cầu làm biển cảnh báo của các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp, … là rất lớn, nhưng chắc hẳn ai cũng băn khoăn về một địa chỉ uy tín và chất lượng. Công ty Sơn Cường là một địa chỉ cung cấp các loại biển báo chất lượng với giá cả hợp lý nhất trên thị trường hiện nay. Các sản phẩm được sản xuất đạt chuẩn với mục tiêu đem đến sự hài lòng tuyệt đối cho khách hàng.

Thi Bằng Lái Xe Ở Nhật Qua Lời Kể Người Việt

“Đang di chuyển trên đường, giáo viên chỉ một cửa hàng nói đỗ xe, sau bài thi tôi biết mình đã mất điểm vì đỗ gần bến xe buýt”, Lan Phương, cô bạn người Việt 25 tuổi đã sống và làm việc tại Nhật Bản được 5 năm kể lại bài thi bằng lái xe hồi đầu năm.

Quốc gia này là điểm sáng về giao thông trên thế giới khi là một trong những nơi an toàn nhất để lái xe với chỉ 4,8 vụ tai nạn chết người trên 100.000 người dân mỗi năm, theo số liệu của Tổ chức y tế thế giới. Con số này chiếm chưa tới một nửa so với tỷ lệ tại Mỹ.

Khác với Việt Nam, bài thi ngoài đường mới là những bước khó khăn nhất để lấy được tấm bằng lái xe hơi tại Nhật Bản. Mọi bài thi đều do giáo viên chấm chứ không sử dụng chip như ở Việt Nam. Để tăng tính an toàn và thực tế, đơn giản khi muốn rẽ tại ngã tư, nếu giáo viên ngồi ở ghế phụ nhận thấy thí sinh không quan sát đủ các hướng trước, sau, trái, phải sẽ tự động trừ điểm bài thi.

Dù cái lạnh cắt thịt đầu tháng 2 tại Nhật, Lan Phương vẫn phải tranh thủ gần như ngày nào cũng tới trường học lái để có thể lấy bằng sau thời gian khoảng một tháng. Ở đất nước mặt trời mọc, người tham gia học thi lấy bằng có thể chọn khóa học thông thường hoặc học nhanh trong thời gian khoảng 17 ngày.

Khắt khe, tỉ mỉ trong cách học, thi nhưng người Nhật lại có nhiều lựa chọn. Trước tiên là loại xe, có thể chọn số sàn (MT) hoặc số tự động (AT). Nếu chọn AT thì không được lái MT, nhưng có bằng MT sẽ được lái cả hai loại. Là con gái nên Phương chọn lái AT ít thao tác.

Mức chi phí từ khi học tới lấy bằng lái cho AT tốn khoảng 2.150 USD, rẻ hơn khoảng 100 USD so với bằng MT là 2.250 USD. Ngoài ra, mức giá cho sinh viên cũng rẻ hơn so với người đi làm. Là cái nôi của ngành công nghiệp ôtô nhưng hầu hết người dân Nhật chọn AT chứ không thi lấy bằng MT.

Một khóa học bằng lái xe tại Nhật chia làm 2 kỳ. Kỳ đầu tiên đơn giản hơn với các bài về kỹ năng lái xe và tình huống đơn giản. Ở kỳ này, sau khi học và thi qua lý thuyết, thí sinh được phép học thực hành trong giới hạn khu của trường. Với phần thực hành, mỗi học viên có một thầy dạy kèm ở ghế phụ, có thể đi một mình ở những bài dễ, nhưng thời gian trên xe không quá 3 tiếng mỗi buổi học.

Bài thi lý thuyết và thực hành đều có thang điểm 100. Ở bài lý thuyết có 100 câu hỏi nhỏ, mức điểm tối thiểu để đỗ là 90/100, còn ở bài thi thực hành là 80/100. Giáo viên ngồi ở ghế phụ là người chấm thi thực hành. Với những bài đòi hỏi phải quan sát chính xác như dừng xe trước vạch, thầy giáo sẽ ra khỏi xe để quan sát xem khoảng cách đến vạch có đạt hay không.

Một số khác biệt với Việt Nam như ở bài lùi chuồng, không được quá 3 “đỏ”, nếu quá sẽ trượt. Ở Nhật, do đặc trưng thời tiết và địa hình, học viên sẽ trải qua những loại đường khác nhau như thực tế nhờ có máy tạo đường giả lập như trời mưa, tuyết, lầy lội.

Sau khi kết thúc và thi hoàn thành các bài ở kỳ 1, trường dạy cấp cho học viên một bằng lái tạm thời. Bằng lái tạm thời này có ý nghĩa ghi nhận học viên có thể lái xe ra đường với một thầy giáo ở ghế phụ, hoặc nếu không phải thầy giáo của trung tâm có thể là người đã có bằng lái ít nhất 3 năm. Loại xe của trường thiết kế phanh ở cả hai ghế trước tương tự Việt Nam.

Ở kỳ 2, các bài thi ngoài đường công cộng thực sự là một thử thách lớn của cả khóa. Nếu thi trong sa hình, các tình huống lập trình bằng máy tính không thay đổi, người học nhớ chính xác tới đâu thì rẽ, tới đâu đi đường zích zắc hoặc tới đâu thì dừng đèn đỏ. Nhưng ở ngoài đường công cộng, mọi bài thi đều ngẫu nhiên theo yêu cầu của giáo viên. Không chỉ thành thạo kỹ năng điều khiển xe, học viên còn phải nắm vững luật bởi tất cả đều là tình huống thực tế, một sơ sẩy sẽ ảnh hưởng đến cả hệ thống giao thông.

Lan Phương mất điểm ở bài đỗ xe ven đường trước cửa hàng tiện lợi. Ở Nhật, có rất nhiều quy tắc về đỗ xe mà mỗi người lái xe hơi cần nhớ. Khi thầy giáo chỉ một chỗ ven đường và bảo dừng xe ở đó, Phương thực hiện ngay nhưng đáng tiếc lại mất điểm do khoảng cách đến bến xe buýt gần hơn quy định, không đủ an toàn.

Cô bạn chia sẻ, nhiều người khác lại mất điểm ở những lỗi chi tiết như khi đến ngã tư muốn rẽ. Nếu giáo viên nhận thấy người thi không quan sát đủ các hướng trái, phải, trước, sau sẽ bị trừ điểm. Hoặc ví như khi rẽ, nếu chừa khoảng cách tới lề đường quá rộng đủ để môtô chen vào cũng bị trừ điểm.

Qua hết những khó khăn ở trường học lái, học viên mang chứng nhận của trường tới trung tâm cấp bằng lái của khu vực để thi tiếp. Ở đây chỉ cần thi một bài lý thuyết mà không phải thi thực hành. Nếu qua, người thi chính thức nhận bằng tại Nhật.

Qua một năm nếu không bị trừ quá 4 điểm, trung tâm sẽ cấp bằng lái khác với giới hạn mỗi 3 năm. Sau 3 năm, lái xe đến trung tâm làm một bài thi nếu qua sẽ tiếp tục gia hạn bằng lái.

Nếu người lái bị trừ quá 4 điểm khi chưa hết một năm, cảnh sát sẽ soạn giấy gửi về trung tâm để học lái một lớp, nếu qua sẽ cấp bằng đi tiếp, và thời hạn một năm lại bắt đầu. Lan Phương vui vẻ vì tới nay qua gần nửa năm nhưng cô chưa bị trừ điểm nào.

Đức Huy

Bạn đang xem bài viết Những Biển Báo Cảnh Cáo Người Việt Ăn Cắp Ở Nhật Cứ Ngày 1 Tăng trên website Sachlangque.net. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!