Cập nhật thông tin chi tiết về Những Điều Bạn Cần Biết Về Biển Số Xe Ở Việt Nam mới nhất trên website Sachlangque.net. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Biển kiểm soát xe cơ giới (hay gọi tắt là biển số xe) là tấm biển gắn trên mỗi xe cơ giới, được cơ quan công an cấp khi mua xe mới hoặc chuyển nhượng xe. Để lưu thông trên đường, tất cả các phương tiện giao thông đều cần phải có biển số của riêng mình.
Nhận dạng biển số xe
Biển số sẽ thể hiện đầy đủ các thông tin về chiếc xe. Chúng sẽ được biểu hiện qua màu sắc, chữ số, kí hiệu của biển số, qua đó sẽ thấy được nguồn gốc cũng như thông tin về chủ sở hữu hoặc đơn vị quản lý chiếc xe.
– Với xe máy (mô tô), biển số có chiều cao 14 cm, chiều dài 19 cm
– Xe ô tô có 2 biển số:
Loại dài có chiều cao 11 cm, chiều dài 47 cm.
Loại ngắn có chiều cao 20 cm, chiều dài 28 cm.
Màu sắc biển số xe
– Biển số nền màu trắng, chữ và số màu đen: Là biển số được cấp cho cá nhân và doanh nghiệp của Việt Nam.
– Biển số nền màu xanh, chữ và số màu trắng:
Là biển xe của các cơ quan hành chính sự nghiệp.
Trực thuộc chính phủ thì là biển xanh 80.
Các tỉnh thành thì theo số của các tỉnh thành tương ứng.
– Biển số nền màu vàng, chữ và số màu đỏ: Xe của khu kinh tế thương mại đặc biệt hoặc khu kinh tế cửa khẩu quốc tế theo quy định của Chính phủ có ký hiệu của địa phương đăng ký và hai chữ cái viết tắt của khu kinh tế – thương mại đặc biệt.
– Biển số nền màu đỏ, chữ và số màu trắng:
Là biển số cấp cho xe của quân đội.
Bắt đầu bằng chữ A – là quân đoàn; B – là binh chủng; H – là học viện; P – là cơ quan đặc biệt; Q – là quân chủng; K – là quân khu; T – là tổng cục.
Những số Seri đặc biệt
KT: Quân đội làm kinh tế.
LD: xe của các doanh nghiệp có vốn nước ngoài, xe thuê của nước ngoài, xe của nước ngoài trúng thầu.
DA: xe của các Ban quản lý dự án do nước ngoài đầu tư.
R: rơ moóc, sơmi rơmoóc.
T: xe đăng ký tạm thời.
MK: máy kéo.
MĐ: xe máy điện.
TĐ: xe cơ giới sản xuất, lắp ráp trong nước, được triển khai thí điểm.
HC: xe ô tô phạm vi hoạt động hạn chế.
Biển số xe nước ngoài
Biển số xe nước ngoài là biển số có nền màu trắng, chữ và số màu đen (vài trường hợp chữ màu đỏ).
NG: xe của cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự và nhân viên nước ngoài của cơ quan đó.
QT: xe của cơ quan đại diện của tổ chức quốc tế và nhân viên nước ngoài của tố chức đó.
CV: xe của các nhân viên hành chính kỹ thuật của các cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự, tổ chức quốc tế.
NN: cấp cho xe của tổ chức, văn phòng đại diện, cá nhân nước ngoài.
Danh sách biển số xe của các tỉnh
Các xe thuộc sở hữu của các tổ chức, cá nhân, cơ quan ở các tỉnh thành treo biển với số tương ứng tới quy định biển số của 64 tỉnh thành như sau:
Các số được đọc như sau:
1: chắc (chắc chắn) – Số 1 là tượng trưng cho đỉnh cao tối thượng, độc nhất không còn ai nữa, và con người ít ai giữ vị trí này lâu dài vì nó quá đơn độc (một mình) bởi chúng ta không phải là thần thánh, chỉ có thần thánh mới có thể nắm giữ vị trí này mãi mãi.
2: mãi (mãi mãi) – Số 2 là sự tượng trưng cho một cặp, một đôi, một con số hạnh phúc (song hỷ), là tượng trưng cho sự cân bằng âm dương kết hợp tạo thành thái lưu hay là nguồn gốc của vạn vật.
3: tài – Số 3 là con số vững chắc, nó vững như kiềng 3 chân ấy, Người Trung Quốc có câu “3 với 3 là mãi mãi” (bất tận) và là biểu tượng của sự trường thọ.
4: tử – Trong cách phát âm của nguời Trung Quốc, số 4 giống như chữ “tử” (chết). Vì thế sự kết hợp này không được tốt đẹp lắm.
5: ngũ (hoặc “ngủ”) – Số 5 tượng trương cho danh dự, uy quyền, quyền lực. Nó đuợc hiểu là 5 ngọn núi linh thiêng của Trung Quốc. Vì thế là sự hy vọng, trường thọ và bất diệt.
6: lộc – Số 6 là gấp đôi của số 3 và như thế là điềm lành thuận lợi, không những thế, trong cách đọc của hán nôm, số 6 đồng âm với Lộc, vì vậy số sáu còn là biểu tưởng của Lộc, là tiền lộc, vàng lộc.
7: thất – Số 7 là con số có sức mạnh kỳ diệu, nó là 7 sao và cùng gươm 7 sao dùng trong nghi lễ đạo Lão, tượng trưng cho sức mạnh, đẩy lùi ma quỷ, số 7 được ban cho một sức mạnh kỳ bí bất khả xâm phạm.
8: phát – Số 8 là tám điểm bất tử trong đạo Lão và bát chánh trong phật giáo nó được hiểu như một con số phát, tự sinh, tự nhân.
9: thừa – Tiếng Trung Quốc số 9 đồng âm với từ “trường thọ và may mắn” là con số chính, hạnh phúc an lành và thuận lợi.
Với chia sẻ những điều cần biết về biển số xe trên giúp các bạn biết được ý nghĩa màu sắc cũng như từng con số, chữ trong biển số xe và danh sách biển số xe của các tỉnh thành ở Việt Nam.
Những Điều Nên Biết Về Biển Kiểm Soát Xe Ở Việt Nam
Ở Việt Nam, biển kiểm soát xe cơ giới (hay còn gọi tắt là biển số xe) là tấm biển gắn trên mỗi xe cơ giới, được cơ quan công an cấp khi mua xe mới hoặc chuyển nhượng xe.
Biển số xe được làm bằng hợp kim nhôm sắt, có dạng hình chữ nhật hoặc hơi vuông, trên đó có in những con số và chữ cho biết: Vùng và địa phương quản lý, các con số cụ thể khi tra trên máy tính còn cho biết danh tính người chủ hay đơn vị đã mua nó, thời gian mua nó phục vụ cho công tác an ninh… Đặc biệt trên đó còn có hình quốc huy dập nổi của Việt Nam.
Thực tế, các kí tự này đều được quy định trong Thông tư số 01/2007/TT-BCA-C11 Bộ Công an đã ban hành. Thông tư này quy định về việc tổ chức đăng ký, cấp biển số, phương tiện giao thông cơ giới đường bộ.
* Màu sắc
– Nền biển màu xanh dương, chữ màu trắng là biển xe của các cơ quan hành chính sự nghiệp (dân sự)
– Nền biển màu trắng, chữ màu đen là xe thuộc sở hữu cá nhân và xe của các doanh nghiệp với 2 số đầu theo thứ tự các tỉnh, 4 hoặc 5 số cuối là số thứ tự cấp ngẫu nhiên.
– Nền biển màu đỏ, chữ màu trắng là dành riêng cho xe quân đội. Riêng xe của các doanh nghiệp quân đội mang biển số 80 màu trắng. Bên cạnh đó, với biển số quân đội, 2 chữ cái đầu tiên là viết tắt của đơn vị cụ thể quản lý chiếc xe.
– Nền biển màu vàng chữ trắng là xe thuộc Bộ tư lệnh Biên phòng (ít gặp).
– Nền biển màu vàng chữ đen là xe cơ giới chuyên dụng làm công trình.
– Nền biển màu trắng với 2 chữ và năm số là biển cấp cho các đối tượng có yếu tố nước ngoài. Trong đó, biển NG là xe ngoại giao, biển NN là xe của các tổ chức, cá nhân nước ngoài. Trong 5 chữ số trên biển số, 3 số ở giữa là mã quốc gia, 2 số tiếp theo là số thứ tự. Xe số 80 NG xxx-yy là biển cấp cho các đại sứ quán, thêm gạch đỏ ở giữa và 2 số cuối là 01 là biển xe của Tổng lãnh sự (những xe này là bất khả xâm phạm và khi thay xe thì giữ lại biển để lắp cho xe mới).
* Biển số xe của cơ quan Nhà nước
Xe không làm kinh doanh của cơ quan hành chính nhà nước; cơ quan quyền lực nhà nước; cơ quan xét xử, kiểm sát; lực lượng Công an nhân dân; các cơ quan của Đảng; tổ chức chính trị – xã hội: Biển số nền màu xanh, chữ và số màu trắng, series biển số sử dụng một trong 5 chữ cái sau đây: A, B, C, D, E.
* Biển số xe của doanh nghiệp, cá nhân
Xe của các doanh nghiệp; xe làm kinh tế của cơ quan quản lý nhà nước; tổ chức sự nghiệp; sự nghiệp có thu; xe cá nhân: Biển số nền màu trắng, chữ và số màu đen. Series biển số sử dụng một trong 15 chữ cái sau đây: F, H, K, L, M, N, P, R, S, T, U, V, X, Y, Z.
Xe của các liên doanh nước ngoài, doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài, xe thuê của nước ngoài có ký hiệu “LD”. Xe của các dự án có ký hiệu “DA”. Rơ-moóc, sơ-mi rơ-moóc có ký hiệu “R”.
Các xe thuộc sở hữu của các tổ chức, cá nhân, cơ quan ở các tỉnh, thành mang biển với số tương ứng tới quy định biển số của 64 tỉnh thành như sau:
11 – Cao Bằng
12 – Lạng Sơn
13 – Bắc Ninh và Bắc Giang (trước kia là tỉnh Hà Bắc, hiện đã bỏ nhưng còn một số xe cũ vẫn để biển này)
14 – Quảng Ninh
15,16 – Hải Phòng
17 – Thái Bình
18 – Nam Định
19 – Phú Thọ
20 – Thái Nguyên
21 – Yên Bái
22 – Tuyên Quang
23 – Hà Giang
24 – Lào Cai
25 – Lai Châu
26 – Sơn La
27 – Điện Biên
28 – Hòa Bình
29,30,31,32,40 – Hà Nội
34 – Hải Dương
35 – Ninh Bình
36 – Thanh Hóa
37 – Nghệ An
38 – Hà Tĩnh
43 – Đà Nẵng
47 – Đắc Lắc
48 – Đắc Nông
49 – Lâm Đồng
41, Từ 50 đến 59 – TP. Hồ Chí Minh
60 – Đồng Nai
61 – Bình Dương
62 – Long An
63 – Tiền Giang
64 – Vĩnh Long
65 – Cần Thơ
66 – Đồng Tháp
67 – An Giang
68 – Kiên Giang
69 – Cà Mau
70 – Tây Ninh
71 – Bến Tre
72 – Bà Rịa – Vũng Tàu
73 – Quảng Bình
74 – Quảng Trị
75 – Huế
76 – Quảng Ngãi
77 – Bình Định
78 – Phú Yên
79 – Khánh Hòa
80 – Các đơn vị kinh tế và quản lý thuộc Trung ương, các đại sứ quán, tổ chức quốc tế và nhân viên người nước ngoài…
81 – Gia Lai
82 – KonTum
83 – Sóc Trăng
84 – Trà Vinh
85 – Ninh Thuận
86 – Bình Thuận
88 – Vĩnh Phúc
89 – Hưng Yên
90 – Hà Nam
92 – Quảng Nam
93 – Bình Phước
94 – Bạc Liêu
95 – Hậu Giang
97 – Bắc Cạn
98 – Bắc Giang
99 – Bắc Ninh
* Biển số xe trong quân đội
Xe quân sự mang biển kiểm soát màu đỏ: Ký hiệu chữ gồm 2 chữ cái đi liền nhau, đằng sau là dãy số.
Các loại xe quân sự ở Việt Nam luôn có những dấu hiệu riêng và tấm biển số màu đỏ đặc trưng. Về cơ bản, các xe mang biển kiểm soát màu đỏ: Ký hiệu chữ gồm 2 chữ cái đi liền nhau, đằng sau là dãy số.
A: Chữ cái đầu tiên là A biểu thị chiếc xe đó thuộc cấp Quân đoàn.
AA: Quân đoàn 1 – Binh đoàn Quyết Thắng
AB: Quân đoàn 2 – Binh đoàn Hương Giang
AC: Quân đoàn 3 – Binh đoàn Tây Nguyên
AD: Quân Đoàn 4 – Binh đoàn Cửu Long
AV: Binh đoàn 11 – Tổng Công Ty Xây Dựng Thành An
AT: Binh đoàn 12 – Tổng công ty Trường Sơn
AN: Binh đoàn 15
AP: Lữ đoàn M44
B: Bộ Tư lệnh, Binh chủng.
BBB: Bộ binh – Binh chủng Tăng thiết giáp
BC: Binh chủng Công binh
BH: Binh chủng Hóa học
BK: Binh chủng Đặc công
BL: Bộ tư lệnh bảo vệ lăng
BT: Bộ tư lệnh Thông tin liên lạc
BP: Bộ tư lệnh Pháo binh
BS: Lực lượng cảnh sát biển VN (Biển BS: Trước là Binh đoàn Trường Sơn – Bộ đội Trường Sơn)
BV: Tổng Cty Dịch vụ bay
H: Học viện.
HA: Học viện Quốc phòng
HB: Học viện Lục quân
HC: Học viện Chính trị quân sự
HD: Học viện Kỹ thuật Quân sự
HE: Học viện Hậu cần
HT: Trường Sỹ quan lục quân I
HQ: Trường Sỹ quan lục quân II
HN: Học viện chính trị Quân sự Bắc Ninh
HH: Học viện quân y
Chữ cái đầu K là xe thuộc các quân khu.
K: Quân khu.
KA: Quân khu 1
KB: Quân khu 2
KC: Quân khu 3
KD: Quân khu 4
KV: Quân khu 5 (V:Trước Mật danh là Quang Vinh)
KP: Quân khu 7 (Trước là KH)
KK: Quân khu 9
KT: Quân khu Thủ đô
KN: Đặc khu Quảng Ninh (Biển cũ còn lại)
P: Cơ quan đặc biệt
PA: Cục đối ngoại BQP
PP: Bộ Quốc phòng – Bệnh viện 108 cũng sử dụng biển này
PM: Viện thiết kế – Bộ Quốc phòng
PK: Ban Cơ yếu – BQP
PT: Cục tài chính – BQP
PY: Cục Quân Y – Bộ Quốc Phòng
PQ: Trung tâm khoa học và kỹ thuật QS (viện kỹ thuật Quân sự)
PX: Trung tâm nhiệt đới Việt – Nga
PC, HL: Trước là Tổng cục II – Hiện nay là TN: Tổng cục tình báo (Tuy nhiên vì công việc đặc thù có thể mang nhiều biển số từ màu trắng cho đến màu Vàng, Xanh, đỏ, đặc biệt…)
Q: Quân chủng
QA: Quân chủng Phòng không không quân (Trước là QK, QP: Quân chủng phòng không và Quân chủng không quân)
QB: Bộ tư lệnh Bộ đội biên phòng
QH: Quân chủng Hải quân
T: Tổng cục
TC: Tổng cục Chính trị
TH: Tổng cục Hậu cần – (TH 90/91 – Tổng Cty Thành An BQP – Binh đoàn 11)
TK: Tổng cục Công nghiệp quốc phòng
TT: Tổng cục kỹ thuật
TM: Bộ Tổng tham mưu
TN: Tổng cục tình báo quân đội
DB: Tổng công ty Đông Bắc – BQP
ND: Tổng công ty Đầu tư Phát triển nhà – BQP
CH: Bộ phận chính trị của Khối văn phòng – BQP
VB: Khối văn phòng Binh chủng – BQP
VK: Ủy ban tìm kiếm cứu nạn – BQP
CV: Tổng công ty xây dựng Lũng Lô – BQP
CA: Tổng công ty 36 – BQP
CP: Tổng Công Ty 319 – Bộ Quốc Phòng
CM: Tổng công ty Thái Sơn – BQP
CC: Tổng công ty xăng dầu quân đội – BQP
VT: Tập đoàn Viettel
CB: Ngân hàng TMCP Quân Đội
* Biển số xe cơ quan, tổ chức và cá nhân nước ngoài
Xe của tổ chức quốc tế và nhân viên nước ngoài có thân phận ngoại giao, làm việc cho các tổ chức đó: biển số nền màu trắng, chữ và số màu đen, có series ký hiệu QT hay NG màu đỏ. Riêng biển số xe của người đứng đầu cơ quan đại diện các tổ chức của Liên hợp quốc, có thêm gạch màu đỏ đè ngang lên giữa các chữ số chỉ quốc tịch và thứ tự đăng ký.
Xe của tổ chức; văn phòng đại diện; cá nhân người nước ngoài (kể cả lưu học sinh): biển số nền màu trắng, chữ và số màu đen, có ký hiệu “NN”.
Biển xe có mã số đầu theo địa phương (tỉnh, thành) đăng ký và 2 ký tự NN (nước ngoài) hoặc NG (ngoại giao) cùng dãy số, do Cục Cảnh sát Giao thông đường bộ, đường sắt (C67) thuộc Bộ Công an, cấp cho các cá nhân, tổ chức có yếu tố nước ngoài, trên cơ sở sự đề xuất của Đại sứ quán nước đó và sự đồng ý của Bộ Ngoại giao:
Hai chữ số đầu: thể hiện địa điểm đăng ký (tỉnh/thành)
Ba chữ số tiếp theo: mã nước (quốc tịch người đăng ký)
Mã các quốc gia trên biển số xe được quy định như sau:
011 Anh
026 Ấn Độ
041 Angiery
061 Bỉ
066 Ba Lan
121 Cu ba
156 Canada
166 Cambodia
191 Đức
206 Đan Mạch
296 Mỹ
297 Mỹ
301 Hà Lan
331 Italia
336 Ixrael
346 Lào
364 Áo
376 Miến điện
381 Mông Cổ
441 Nga
446 Nhật
456 New Zealand
501 Úc
506 Pháp
521 Phần Lan
546 Các tổ chức Phi Chính Phủ
547 Các tổ chức Phi Chính Phủ
548 Các tổ chức Phi Chính Phủ
549 Các tổ chức Phi Chính Phủ
566 CH Séc
581 Thuỵ Điển
601 Trung Quốc
606 Thái Lan
626 Thuỵ Sỹ
631 Bắc Hàn
636 Hàn quốc
691 Singapore
731 Slovakia
888 Đài Loan
* Biển số 80
Biển xe có 2 mã số đầu là 80 do Cục Cảnh sát Giao thông đường bộ, đường sắt (C67) thuộc Bộ Công an, cấp cho các cơ quan sau:
Các ban của Trung ương Đảng
Văn phòng Chủ tịch nước
Văn phòng Quốc hội
Văn phòng Chính phủ
Bộ Công an
Xe phục vụ các uỷ viên Trung ương Đảng công tác tại Hà Nội và các thành viên Chính phủ
Bộ Ngoại giao
Tòa án nhân dân Tối cao
Viện kiểm sát nhân dân
Thông tấn xã Việt Nam
Báo nhân dân
Thanh tra Nhà nước
Học viện Chính trị quốc gia
Ban quản lý Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, Bảo tàng, khu Di tích lịch sử Hồ Chí Minh
Trung tâm lưu trữ quốc gia
Uỷ ban Dân số kế hoạch hoá gia đình (trước đây)
Tổng công ty Dầu khí Việt Nam
Các đại sứ quán, tổ chức quốc tế và nhân viên
Người nước ngoài
Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước
Cục Hàng không Dân dụng Việt Nam
Kiểm toán Nhà nước
Trung Ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
Đài Truyền hình Việt Nam
Hãng phim truyện Việt Nam
Đài Tiếng nói Việt Nam.
Những Điều Chưa Biết Về Biển Số Xe Ô Tô Tại Việt Nam
Tại sao cùng là xe bán tải nhưng lại mang các biển số C, D thậm chí H?
Việc quy định biển số tùy thuộc vào từng tỉnh, thành. Trên cả nước đều có quy định chung, biển số có chữ cái A, ví dụ 30A-123.45 có nghĩa xe này là xe chở người dưới 9 chỗ.
Biển A dành cho xe chở người dưới 9 chỗ, trong khi biển D dành cho xe tải van, tức loại xe van có thiết kế bên ngoài như xe con nhưng khoang sau dùng để chở đồ.
Xe biển xanh chữ trắng, ví dụ 80B-XXXXX mới dành cho cơ quan nhà nước, còn biển B trên nền trắng chữ đen dành cho xe chở người trên 9 chỗ.
Hiện nay xe bán tải quy định đeo biển C, nhưng nếu khi biển C hết số, tùy vào địa phương sẽ chuyển sang chữ cái khác. Ví dụ ở Hà Nội, có xe bán tải đeo biển H.
Biển số có ký hiệu “LD” cấp cho xe của các doanh nghiệp có vốn nước ngoài, xe thuê của nước ngoài, xe của công ty nước ngoài trúng thầu.
Biển xanh cấp cho xe thuộc sở hữu của các cơ quan nhà nước, cá nhân có thể sử dụng chứ không thể sở hữu. Quy định cụ thể như sau:
Biển số nền màu xanh, chữ và số màu trắng, series biển số sử dụng lần lượt một trong 20 chữ cái sau đây: A, B, C, D, E, F, G, H, K, L, M, N, P, S, T, U, V, X, Y, Z cấp cho xe của các cơ quan của Đảng; Văn phòng Chủ tịch nước; Văn phòng Quốc hội và các cơ quan của Quốc hội; Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp; các Ban chỉ đạo Trung ương; Công an nhân dân, Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân; các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; Ủy ban An toàn giao thông quốc gia; Ủy ban nhân dân các cấp và các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện; tổ chức chính trị – xã hội; đơn vị sự nghiệp công lập, trừ Trung tâm đào tạo sát hạch lái xe công lập; Ban quản lý dự án có chức năng quản lý nhà nước.
AutoExpress.vn – Theo Vnexpress
Thi Bằng Lái Xe Ô Tô B2 Ở Việt Nam Những Điều Bạn Chưa Biết
Để đạt được kết quả tốt nhất trong kì thi bằng lái xe ô tô b2, người thi cần phải chuẩn bị những giấy tờ, thủ tục hợp lệ cũng như hoàn thành các khóa học một cách tốt nhất.
Về kỳ thi bằng lái xe ô tô hiện nay được tổ chức liên tục
Thi bằng lái xe ô tô b2 dành cho đối tượng nào
Bằng lái xe ô tô B2 được xem là loại bằng lái xe ô tô phổ biến hàng đầu hiện nay. Loại bằng này cho phép người sử dụng điều khiển xe ô tô từ 4 – 7 chổ, xe có trọng tải dưới 3,5 tấn và được phép kinh doanh vận tải.
Hầu hết các học viên chọn học lái xe ô tô hạng B2 và thi để lấy bằng này vì tính thông dụng của nó. Đặc biệt, nhờ sở hữu tấm bằng lái ô tô b2 mà chúng ta có thể dễ dàng và linh hoạt lựa chọn, chuyển đổi phương tiện sử dụng một cách tốt hơn. Chẳng hạn, người lái xe vừa có thể lái xe phục vụ cho mục đích di chuyển của gia đình hoặc công việc của mình (lái taxi, lái xe tải, xe cơ quan…).
Những đối tượng từ 18 tuổi trở lên được sử dụng xe ô tô tải, máy kéo có trọng tải dưới 3.500kg và có thể học lái xe ô tô chở người từ 4 chỗ đến 9 chỗ đều có thể tham gia khóa học và nộp hồ sơ để thi bằng lái.
Điều kiện dự thi bằng lái xe ô tô B2
Những đối tượng có nhu cầu dự thi để lấy loại bằng lái này cần phải đảm bảo các điều kiện như sau:
Đối tượng từ 18 tuổi trở lên được sử dụng xe ô tô tải, máy kéo có trọng tải dưới 3.500kg và có thể học lái xe ô tô chở người từ 4 chỗ đến 9 chỗ
Sức khỏe tốt, cơ thể hoàn toàn bình thường và không mắc bất cứ căn bệnh nguy hiểm nào.
Không dị tật, thừa thiếu các phần của các chi, thừa thiếu ngón tay ngón chân, teo cơ
Không có tiền sử mắc bệnh động kinh
Không có dấu hiệu tâm thần, các bệnh gây nguy hiểm cho xã hội, các bệnh dễ lây nhiễm, bệnh cần cách ly
Những gì bạn cần chuẩn bị trước kì thi bằng lái xe ô tô B2
Bên cạnh hồ sơ thi bằng lái với đầy đủ các giấy tờ nói trên, người thi cần phải được đào tạo qua khóa học thật sự chất lượng với cả nội dung lý thuyết lẫn kỹ năng thực hành. Nội dung thi bao gồm luật giao thông, sa hình và đường trường.
Bạn đang xem bài viết Những Điều Bạn Cần Biết Về Biển Số Xe Ở Việt Nam trên website Sachlangque.net. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!