Cập nhật thông tin chi tiết về Những Nhóm Biển Báo Hiệu Đường Bộ Từ Ngày 01/11/2016 mới nhất trên website Sachlangque.net. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
05 nhóm biển báo hiệu đường bộ từ ngày 01/11/2016
Nhóm biển báo hiệu đường bộ từ ngày 01/11/2016
HoaTieu.vn xin giới thiệu tới các bạn 05 nhóm biển báo hiệu đường bộ từ ngày 01/11/2016. Đó chính là những điểm mới và nổi bật mà chúng tôi muốn gửi tới tất cả các bạn trong Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về báo hiệu đường bộ QCVN 41:2016/BGTVT.
Quy định mới về biển báo, vạch kẻ đường giao thông áp dụng từ 01/11/2016 Từ 1/11/2016, biển cấm rẽ trái/phải vẫn được quay đầu xe Mức phạt các lỗi vi phạm giao thông 2016 mới nhất đối với xe máy
Đây là nội dung được quy định tại Thông tư 06/2016/TT-BGTVT có hiệu lực từ ngày 01/11/2016. Theo đó, hệ thống biển báo hiệu đường bộ theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về báo hiệu đường bộ tại Thông tư 06 gồm 05 nhóm.
So với quy định tại Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về báo hiệu đường bộ tại Thông tư 17/2012/TT-BGTVT thì hệ thống biển báo hiệu đường bộ đã chỉ còn 05 nhóm (Theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về báo hiệu đường bộ tại Thông tư 17 hệ thống biển báo hiệu đường bộ chia thành 06 nhóm gồm: biển báo cấm, biển báo nguy hiểm, biển hiệu lệnh, biển chỉ dẫn, biển phụ, biển sử dụng trên các tuyến đường đối ngoại. Ngoài 06 nhóm trên còn có loại biển viết bằng chữ có dạng hình chữ nhật nền màu xanh lam chữ màu trắng dùng để chỉ dẫn hoặc hiệu lệnh đối với xe thô sơ và người đi bộ).
Biển báo cấm
Biển báo cấm để biểu thị các điều cấm. Người tham gia giao thông phải chấp hành những điều cấm mà nội dung biển đã thể hiện. Biển báo cấm gồm 63 biển có mã P (cấm) và DP (hết cấm) (theo quy định hiện hành thì chỉ có 40 kiểu – 52 biển báo). Một số biển báo mới đựoc bổ sung như sau:
Đồng thời, Biển số 122: Dừng lại tại Thông tư 17 không còn nằm trong nhóm biển báo cấm (tại quy chuẩn mới đã chuyển sang biển hiệu hiệu lệnh – Biển số R.122: Dừng lại)
Biển báo nguy hiểm và cảnh báo
Biển báo nguy hiểm và cảnh báo được dùng để báo cho người tham gia giao thông biết trước tính chất của sự nguy hiểm hoặc các điều cần chú ý phòng ngừa trên tuyến đường. Khi gặp biển báo nguy hiểm và cảnh báo, người tham gia giao thông phải giảm tốc độ đến mức cần thiết, chú ý quan sát và chuẩn bị sẵn sàng xử lý những tình huống có thể xẩy ra để phòng ngừa tai nạn.
Biển báo nguy hiểm và cảnh báo gồm có 83 biển có mã W (quy định hiện hành có 47 kiểu biển – 74 biển báo). Một số biển báo mới đựoc bổ sung như sau:
Đồng thời bỏ Biển số 207 l: Giao nhau với đường không ưu tiên tại Thông tư 17
Biển hiệu lệnh
Biển hiểu lệnh là biển báo cho người tham gia giao thông biết các điều bắt buộc phải chấp hành. Biển hiệu lệnh gồm 65 biển có mã R và R.E (theo Thông tư 17 có 10 kiểu biển – 21 biển báo). Một số biển báo hiệu lệnh mới như sau:
Biển số R.122: Dừng lại;
Biển số R.302 c: Hướng phải đi vòng chướng ngại vật;
Biển số R.403 a: Đường dành cho xe ôtô;
Biển số R.403 b: Đường dành cho xe ôtô, xe máy;
Biển số R.403 c : Đường dành cho xe buýt;
Biển số R.403 d: Đường dành cho xe ôtô con;
Biển số R.403 e: Đường dành cho xe máy;
Biển số R.403 f: Đường dành cho xe máy và xe đạp;
Biển số R.404 a: Hết đoạn đường dành cho xe ôtô;
Biển số R.404 b: Hết đoạn đường dành cho ôtô, xe máy;
Biển số R.404 c: Hết đoạn đường dành cho xe buýt;
Biển số R.404 d: Hết đoạn đường dành cho xe ôtô con;
Biển số R.404 e: Hết đoạn đường dành cho xe máy;
Biển số R.404 f: Hết đoạn đường dành cho xe máy và xe đạp;
Biển số R.411: Hướng đi trên mỗi làn đường phải theo;
Biển số R.412 a: Làn đường dành cho xe ôtô khách;
Biển số R.412 b: Làn đường dành cho xe ôtô con;
Biển số R.412 c: Làn đường dành cho xe ôtô tải;
Biển số R.412 d: Làn đường dành cho xe máy;
Biển số R.412 e: Làn đường dành cho xe buýt;
Biển số R.412 f: Làn đường dành cho xe ôtô;
Biển số R.412 g: Làn đường dành cho xe máy và xe đạp;
Biển số R.412 h: Làn đường dành cho xe đạp;
Biển số R.412 i: Kết thúc làn đường dành cho xe ôtô khách;
Biển số R.412 j: Kết thúc làn đường dành cho xe ôtô con;
Biển số R.412 k: Kết thúc làn đường dành cho xe ôtô tải;
Biển số R.412 l: Kết thúc làn đường dành cho xe máy;
Biển số R.412 m: Kết thúc làn đường dành cho xe buýt;
Biển số R.412 n: Kết thúc làn đường dành cho xe ôtô;
Biển số R.412 o: Kết thúc làn đường dành cho xe xe máy và xe đạp;
Biển số R.412 p: Kết thúc làn đường dành cho xe đạp;
Biển số R.415: Biển gộp làn đường theo phương tiện;
Biển số R.420: Bắt đầu khu đông dân cư;
Biển số R.421: Hết khu đông dân cư;
Biển số R.E,9 a: Cấm đỗ xe trong khu vực;
Biển số R.E,9 b: Cấm đỗ xe theo giờ trong khu vực;
Biển số R.E,9 c: Khu vực đỗ xe;
Biển số R.E,9 d: Hạn chế tốc độ tối đa trong khu vực;
Biển số R.E,10 a: Hết cấm đỗ xe trong khu vực;
Biển số R.E,10 b: Hết cấm đỗ xe theo giờ trong khu vực;
Biển số R.E,10 c: Hết khu vực đỗ xe;
Biển số R.E,10 d: Hết hạn chế tốc độ tối đa trong khu vực;
Biển số R.E,11 a: Đường hầm;
Biển số R.E,11 b: Kết thúc đường hầm.
Biển chỉ dẫn
Các biển chỉ dẫn để chỉ dẫn hướng đi hoặc các điều cần thiết nhằm giúp người tham gia giao thông trong việc điều khiển phương tiện và hướng dẫn giao thông trên đường được thuận lợi, đảm bảo an toàn. Biển chỉ dẫn trên các đường ôtô không phải là đường cao tốc gồm 90 biển có mã “I” (quy định hiện hành là 47 kiểu – 71 biển báo). Một số biển mới được bổ sung:
Biển số I.408 a: Nơi đỗ xe một phần trên hè phố;
Biển số I.419 b: Chỉ dẫn địa giới trên tuyến đường đối ngoại;
Biển số I.422 b: Di tích lịch sử trên tuyến đường đối ngoại;
Biển số I.423c: Điểm bắt đầu đường đi bộ;
Biển số I.433 (b,c,d): Báo hiệu nơi cắm trại, nhà nghỉ lưu động;
Biển số I.433 e: Báo hiệu nhà trọ;
Biển số I.444 (a,b,c,d,e,f,g,h,i,j,k,l,m): Biển báo chỉ dẫn địa điểm;
Biển số I.445 (a,b,c,d,e,f,g,h): Biển báo kiểu mô tả tình trạng đường sá;
Biển số I.447 (a,b,c,d): Biển báo cầu vượt liên thông;
Biển số I.448: Làn đường cứu nạn hay làn thoát xe khẩn cấp;
Biển số I.449: Biển tên đường.
Bỏ các biển báo sau:
Biển phụ viết bằng chữ, biển viết bằng chữ:
Biển phụ thường được đặt kết hợp với các biển báo chính: biển báo nguy hiểm, biển báo cấm, biển hiệu lệnh và biển chỉ dẫn nhằm thuyết minh bổ sung để hiểu rõ, trừ biển số 507 “Hướng rẽ” được sử dụng độc lập. Biển phụ gồm 31 biển có mã S, SG và SH (quy định hiện hành 09 kiểu – 19 biển). Biên báo được bổ sung gồm:
Biển viết bằng chữ chỉ dùng trong trường hợp không áp dụng được các kiểu biển đã quy định.
05 Nhóm Biển Báo Hiệu Đường Bộ Từ Ngày 01/11/2016
Đây là nội dung được quy định tại Thông tư 06/2016/TT-BGTVT về Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về báo hiệu đường bộ có hiệu lực từ ngày 01/11/2016.
Theo đó, hệ thống biển báo hiệu đường bộ theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về báo hiệu đường bộ tại Thông tư 06 gồm 05 nhóm:
Biển báo cấm;
Biển hiệu lệnh;
Biển báo nguy hiểm và cảnh báo;
Biển chỉ dẫn;
Biển phụ, biển viết bằng chữ.
So với quy định tại Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về báo hiệu đường bộ tại Thông tư 17/2012/TT-BGTVT thì hệ thống biển báo hiệu đường bộ đã chỉ còn 05 nhóm (Theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về báo hiệu đường bộ tại Thông tư 17 hệ thống biển báo hiệu đường bộ chia thành 06 nhóm gồm: biển báo cấm, biển báo nguy hiểm, biển hiệu lệnh, biển chỉ dẫn, biển phụ, biển sử dụng trên các tuyến đường đối ngoại. Ngoài 06 nhóm trên còn có loại biển viết bằng chữ có dạng hình chữ nhật nền màu xanh lam chữ màu trắng dùng để chỉ dẫn hoặc hiệu lệnh đối với xe thô sơ và người đi bộ).
Biển báo cấm
Biển báo cấm để biểu thị các điều cấm. Người tham gia giao thông phải chấp hành những điều cấm mà nội dung biển đã thể hiện. Biển báo cấm gồm 63 biển có mã P (cấm) và DP (hết cấm) (theo quy định hiện hành thì chỉ có 40 kiểu – 52 biển báo). Một số biển báo mới đựoc bổ sung như sau:
Biển số P.107a: Cấm xe ôtô khách;
Biển số P.107b: Cấm xe ôtô taxi;
Biển số P.108 a: Cấm xe sơ-mi rơ-moóc (tại Thông tư 17 quy định chung cấm ôtô, máy kéo kéo rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc tại Biển số 108);
Biển số P.124 (c,d): Cấm rẽ trái và quay đầu xe; Cấm rẽ phải và quay đầu xe;
Biển số P.124 (e,f): Cấm ô tô rẽ trái và quay đầu xe; Cấm ô tô rẽ phải và quay đầu xe;
Biển số P.124 d: Cấm xe ôtô rẽ trái và quay đầu xe;
Biển số P.127 a: Tốc độ tối đa cho phép về ban đêm;
Biển số P.127 b: Biển gộp tốc độ tối đa cho phép theo làn đường đặt bên đường hoặc trên cột cần vươn;
Biển số P.127 c: Biển gộp tốc độ tối đa cho phép theo phương tiện trên từng làn đường;
Biển số P.127d: Biển hết hạn chế tốc độ tối đa cho phép trên biển ghép
Đồng thời, Biển số 122: Dừng lại tại Thông tư 17 không còn nằm trong nhóm biển báo cấm (tại quy chuẩn mới đã chuyển sang biển hiệu hiệu lệnh – Biển số R.122: Dừng lại)
Biển báo nguy hiểm và cảnh báo
Biển báo nguy hiểm và cảnh báo được dùng để báo cho người tham gia giao thông biết trước tính chất của sự nguy hiểm hoặc các điều cần chú ý phòng ngừa trên tuyến đường. Khi gặp biển báo nguy hiểm và cảnh báo, người tham gia giao thông phải giảm tốc độ đến mức cần thiết, chú ý quan sát và chuẩn bị sẵn sàng xử lý những tình huống có thể xẩy ra để phòng ngừa tai nạn.
Biển báo nguy hiểm và cảnh báo gồm có 83 biển có mã W (quy định hiện hành có 47 kiểu biển – 74 biển báo). Một số biển báo mới đựoc bổ sung như sau:
Biển số W.201 (c,d): Chỗ ngoặt nguy hiểm có nguy cơ lật xe;
Biển số W.215 (b,c): Kè, vực sâu phía bên trái và phía bên phải;
Biển số W.216 b: Đường ngầm có nguy cơ lũ quét;
Biển số W.228 d: Nền đường yếu;
Biển số W.243 (a,b,c): Nơi đường sắt giao không vuông góc với đường bộ;
Đồng thời bỏ Biển số 207 l: Giao nhau với đường không ưu tiên tại Thông tư 17
Biển hiệu lệnh
Biển hiểu lệnh là biển báo cho người tham gia giao thông biết các điều bắt buộc phải chấp hành. Biển hiệu lệnh gồm 65 biển có mã R và R.E (theo Thông tư 17 có 10 kiểu biển – 21 biển báo). Một số biển báo hiệu lệnh mới như sau:
Biển số R.122: Dừng lại;
Biển số R.302 c: Hướng phải đi vòng chướng ngại vật;
Biển số R.403 a: Đường dành cho xe ôtô;
Biển số R.403 b: Đường dành cho xe ôtô, xe máy;
Biển số R.403 c : Đường dành cho xe buýt;
Biển số R.403 d: Đường dành cho xe ôtô con;
Biển số R.403 e: Đường dành cho xe máy;
Biển số R.403 f: Đường dành cho xe máy và xe đạp;
Biển số R.404 a: Hết đoạn đường dành cho xe ôtô;
Biển số R.404 b: Hết đoạn đường dành cho ôtô, xe máy;
Biển số R.404 c: Hết đoạn đường dành cho xe buýt;
Biển số R.404 d: Hết đoạn đường dành cho xe ôtô con;
Biển số R.404 e: Hết đoạn đường dành cho xe máy;
Biển số R.404 f: Hết đoạn đường dành cho xe máy và xe đạp;
Biển số R.411: Hướng đi trên mỗi làn đường phải theo;
Biển số R.412 a: Làn đường dành cho xe ôtô khách;
Biển số R.412 b: Làn đường dành cho xe ôtô con;
Biển số R.412 c: Làn đường dành cho xe ôtô tải;
Biển số R.412 d: Làn đường dành cho xe máy;
Biển số R.412 e: Làn đường dành cho xe buýt;
Biển số R.412 f: Làn đường dành cho xe ôtô;
Biển số R.412 g: Làn đường dành cho xe máy và xe đạp;
Biển số R.412 h: Làn đường dành cho xe đạp;
Biển số R.412 i: Kết thúc làn đường dành cho xe ôtô khách;
Biển số R.412 j: Kết thúc làn đường dành cho xe ôtô con;
Biển số R.412 k: Kết thúc làn đường dành cho xe ôtô tải;
Biển số R.412 l: Kết thúc làn đường dành cho xe máy;
Biển số R.412 m: Kết thúc làn đường dành cho xe buýt;
Biển số R.412 n: Kết thúc làn đường dành cho xe ôtô;
Biển số R.412 o: Kết thúc làn đường dành cho xe xe máy và xe đạp;
Biển số R.412 p: Kết thúc làn đường dành cho xe đạp;
Biển số R.415: Biển gộp làn đường theo phương tiện;
Biển số R.420: Bắt đầu khu đông dân cư;
Biển số R.421: Hết khu đông dân cư;
Biển số R.E,9 a: Cấm đỗ xe trong khu vực;
Biển số R.E,9 b: Cấm đỗ xe theo giờ trong khu vực;
Biển số R.E,9 c: Khu vực đỗ xe;
Biển số R.E,9 d: Hạn chế tốc độ tối đa trong khu vực;
Biển số R.E,10 a: Hết cấm đỗ xe trong khu vực;
Biển số R.E,10 b: Hết cấm đỗ xe theo giờ trong khu vực;
Biển số R.E,10 c: Hết khu vực đỗ xe;
Biển số R.E,10 d: Hết hạn chế tốc độ tối đa trong khu vực;
Biển số R.E,11 a: Đường hầm;
Biển số R.E,11 b: Kết thúc đường hầm.
Biển chỉ dẫn
Các biển chỉ dẫn để chỉ dẫn hướng đi hoặc các điều cần thiết nhằm giúp người tham gia giao thông trong việc điều khiển phương tiện và hướng dẫn giao thông trên đường được thuận lợi, đảm bảo an toàn. Biển chỉ dẫn trên các đường ôtô không phải là đường cao tốc gồm 90 biển có mã “I” (quy định hiện hành là 47 kiểu – 71 biển báo). Một số biển mới được bổ sung:
Biển số I.408 a: Nơi đỗ xe một phần trên hè phố;
Biển số I.419 b: Chỉ dẫn địa giới trên tuyến đường đối ngoại;
Biển số I.422 b: Di tích lịch sử trên tuyến đường đối ngoại;
Biển số I.423c: Điểm bắt đầu đường đi bộ;
Biển số I.433 (b,c,d): Báo hiệu nơi cắm trại, nhà nghỉ lưu động;
Biển số I.433 e: Báo hiệu nhà trọ;
Biển số I.444 (a,b,c,d,e,f,g,h,i,j,k,l,m): Biển báo chỉ dẫn địa điểm;
Biển số I.445 (a,b,c,d,e,f,g,h): Biển báo kiểu mô tả tình trạng đường sá;
Biển số I.447 (a,b,c,d): Biển báo cầu vượt liên thông;
Biển số I.448: Làn đường cứu nạn hay làn thoát xe khẩn cấp;
Biển số I.449: Biển tên đường.
Bỏ các biển báo sau:
Biển số 403(a,b): Đường dành cho ôtô, xe máy;
Biển số 404(a,b): Hết đường dành cho ôtô, xe máy;
Biển số 411: Hướng đi trên mỗi làn đường trên đường có nhiều làn được chia theo vạch kẻ đường;
Biển số 412(a,b,c,d): “Làn đường dành riêng cho từng loại xe”;
Biển số 420: Bắt đầu khu đông dân cư;
Biển số 421: Hết khu đông dân cư;
Biển phụ viết bằng chữ, biển viết bằng chữ
Biển phụ thường được đặt kết hợp với các biển báo chính: biển báo nguy hiểm, biển báo cấm, biển hiệu lệnh và biển chỉ dẫn nhằm thuyết minh bổ sung để hiểu rõ, trừ biển số 507 “Hướng rẽ” được sử dụng độc lập. Biển phụ gồm 31 biển có mã S, SG và SH (quy định hiện hành 09 kiểu – 19 biển). Biên báo được bổ sung gồm:
Biển S.H,3 (a,b,c): Hướng tác dụng của biển
Biển số S.510: Chú ý đường trơn có băng tuyết;
Biển số S.G,7: Địa điểm cắm trại;
Biển số S.G,8: Địa điểm nhà trọ;
Biển số S.G,9 b: Chỉ dẫn tới điểm đỗ xe dành cho lái xe muốn sử dụng phương tiện công cộng;
Biển số S.G,11 a; S.G,11 c: Chỉ dẫn số lượng làn và hướng đi cho từng làn;
Biển số S.G,12 a; S.G,12 b: Chỉ dẫn làn đường không lưu thông;
Biển số S.H,6: Ngoại lệ.
Biển viết bằng chữ chỉ dùng trong trường hợp không áp dụng được các kiểu biển đã quy định.
Ý Nghĩa Của Các Nhóm Biển Báo Hiệu Đường Bộ Hiện Nay
Tôi muốn biết hiện nay có bao nhiêu nhóm biển báo hiệu đường bộ. Ý nghĩa của các nhóm biển báo hiệu này là gì ạ? Cho tôi hỏi thêm về vị trí đặt biển báo cấm và hiệu lực của biển báo cấm? Mong luật sư tư vấn giải đáp giúp tôi thắc mắc này ạ.
Chào bạn, với câu hỏi về Ý nghĩa của các nhóm biển báo hiệu của bạn Tổng đài tư vấn xin trả lời bạn như sau:
Thứ nhất, quy định về các nhóm biển báo hiệu hiện nay
Theo quy định tại Điều 15 Quy chuẩn 41/2016/BGTVT quy định như sau:
Biển báo hiệu đường bộ trong Quy chuẩn này được chia thành 5 nhóm cơ bản sau đây: biển báo cấm; biển hiệu lệnh; biển báo nguy hiểm và cảnh báo; biển chỉ dẫn; biển phụ, biển viết bằng chữ.
Biển báo hiệu trên đường cao tốc và đường đối ngoại phải phù hợp với các quy định nêu tại các Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
15.1. Nhóm biển báo cấm là nhóm biển biểu thị các điều cấm mà người tham gia giao thông không được vi phạm. Biển báo cấm chủ yếu có dạng hình tròn, viền đỏ, nền màu trắng, trên nền có hình vẽ hoặc chữ số, chữ viết màu đen thể hiện điều cấm, trừ một số trường hợp đặc biệt.
15.2. Nhóm biển hiệu lệnh là nhóm biển để báo các hiệu lệnh phải chấp hành.
Người tham gia giao thông phải chấp hành các hiệu lệnh trên biển báo. Trừ một số biển đặc biệt, các biển thể hiện hình tròn trên nền xanh lam có hình vẽ màu trắng đặc trưng cho hiệu lệnh nhằm báo cho người tham gia giao thông đường biết.
15.3. Nhóm biển báo nguy hiểm và cảnh báo là nhóm biển báo cho người tham gia giao thông biết trước các nguy hiểm trên đường để chủ động phòng ngừa kịp thời. Biển có hình tam giác đều, viền đỏ, nền màu vàng, trên có hình vẽ màu đen mô tả sự việc cần báo hiệu.
15.4. Nhóm biển chỉ dẫn là nhóm biển báo dùng để cung cấp thông tin và các chỉ dẫn cần thiết cho người tham gia giao thông. Biển có hình chữ nhật hoặc hình vuông hoặc hình mũi tên, nền màu xanh lam.
15.5. Nhóm biển phụ, biển viết bằng chữ là nhóm biển nhằm thuyết minh bổ sung nội dung biển chính hoặc được sử dụng độc lập.”
Như vậy theo quy chuẩn hiện nay tại có 5 nhóm biển báo hiệu đường bộ, bao gồm:
1. Nhóm biển báo cấm có nghĩa là biểu hiện các điều cấm mà người tham gia giao thông không được phép vi phạm.
Ví dụ: biển cấm đỗ xe, biển cấm rẽ phải, biển cấm quay đầu xe…
2. Nhóm biển hiệu lệnh có nghĩa là nhóm biển để báo các hiệu lệnh phải chấp hành.
Ví dụ: biển “ấn còi”, biển đường dành cho xe thô sơ, biển tốc độ tối thiểu..
3. Nhóm biển báo nguy hiểm và cảnh báo có nghĩa là biển báo thông báo cho người tham gia giao thông biết trước các nguy hiểm trên đường để chủ động phòng ngừa kịp thời.
Ví dụ: biển cầu hẹp, biển cửa chui, biển người đi bộ cắt ngang…
4. Nhóm biển chỉ dẫn có nghĩa là nhóm biển báo dùng để cung cấp thông tin và các chỉ dẫn cần thiết cho người tham gia giao thông.
Ví dụ: biển đường ưu tiên, biển đường một chiều, biển đường cụt…
5. Nhóm biển phụ, biển viết bằng chữ có nghĩa là nhóm biển nhằm thuyết minh bổ sung nội dung cho biển chính hoặc được sử dụng độc lập.
Ví dụ: biển loại xe, biển hướng rẽ, biển làn xe.
Thứ hai, quy định về vị trí đặt biển và hướng hiệu lực của biển cấm
Căn cứ vào Điều 30 Quy chuẩn 41/2016 vị trí đặt biển báo cấm theo chiều đi và hướng hiệu lực của biển báo cấm được xác định như sau:
Về vị trí đặt biển báo cấm:
Theo quy định; biển báo cấm được đặt ở nơi đường giao nhau hoặc trước một vị trí trên đường cần cấm.
Dịch vụ tư vấn về Giao thông đường bộ: 19006172
Về hướng hiệu lực của biển báo cấm:
Biển báo sẽ có hiệu lực bắt đầu từ:
+) vị trí đặt biển trở đi;
+) nếu biển phải đặt cách xa vị trí định cấm thì phải đặt biển phụ số S.5002 để chỉ rõ khoảng cách từ sau biển cấm đến vị trí biển bắt đầu có hiệu lực.
+) Các biển báo cấm từ biển số P.101 đến biển số P.120 không cần quy định phạm vi có hiệu lực của biển; không có biển báo hết cấm.
+) Biển số P.121 và biển số P.128 có hiệu lực đến hết khoảng cách cấm ghi trên biển phụ số 501; hoặc đến vị trí đặt biển số DP.135 “Hết tất cả các lệnh cấm”.
+) Biển số P.123 (a,b) và biển số P.129 có hiệu lực tại vị trí cắm biển.
+) Biển số P.124 (a,b,c,d) có hiệu lực ở vị trí nơi đường giao nhau; chỗ mở dải phân cách nhưng không cho phép quay đầu xe hoặc căn cứ vào biển phụ số S.503.
+) Biển số P.125, P.126; P.127(a,b,c,d); P.130, P.131 (a,b,c) có hiệu lực đến nơi đường giao nhau tiếp giáp; hoặc đến vị trí đặt biển hết cấm (các biển số DP.133, DP.134, DP.135). Các biển số P.130 và P.131 (a,b,c) còn căn cứ vào các biển phụ số S.503 (a,b,c,d,e,f).
+) Nếu đoạn đường phải thi hành biển cấm có hiệu lực rất dài thì tại các nơi đường giao nhau biển cấm phải được nhắc lại đặt ngay phía sau nơi giao nhau theo hướng đường đang có biển cấm. Nếu không có biển nhắc lại, biển cấm được mặc nhiên xem là hết hiệu lực.
Mọi thắc mắc về giao thông bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn Luật giao thông đường bộ 24/7: 1900 6172 để được trực tiếp tư vấn, giải đáp
Quy Định Mới Về Biển Báo, Vạch Kẻ Đường Giao Thông Áp Dụng Từ 01/11/2016
Những điểm mới của Quy chuẩn QCVN 41:2016/BGTVT
Quy định mới về biển báo, vạch kẻ đường giao thông áp dụng từ 01/11/2016
Từ 1/11/2016, QCVN 41:2016/BGTVT ban hành theo Thông tư số 06/2016/TT-BGTVT về Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về báo hiệu đường bộ sẽ chính thức có hiệu lực, thay thế quy chuẩn 41/2012 hiện hành. chúng tôi xin giới thiệu tới các bạn những điểm mới trong quy định về biển báo, vạch kẻ đường tại Việt Nam, theo quy chuẩn mới nhất này. Mời các bạn cùng tham khảo để chuẩn bị tốt khi tham gia giao thông.
Từ 1/11/2016, biển cấm rẽ trái/phải vẫn được quay đầu xe Mức phạt các lỗi vi phạm giao thông 2016 mới nhất đối với xe máy Nghị định 46/2016/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt
Quy chuẩn 41 năm 2016 mới được Bộ giao thông vận tải ban hành (có hiệu lực từ 1/11) thay thế cho Quy chuẩn 41 năm 2012.
Quy chuẩn 41/2016 sẽ chính thức có hiệu lực vào ngày 1/11, thay thế quy chuẩn 41/2012 hiện hành. Ở quy chuẩn cũ, có những điểm quy định chưa rõ ràng, gây khó hiểu cho người đọc luật, mang tới tranh cãi giữa người tham gia giao thông và CSGT. Sang quy chuẩn mới, những hạn chế này sửa đổi để phù hợp và rõ ràng hơn.
Biển cấm rẽ trái không còn cấm quay đầu
Ở quy định cũ 2012, biển cấm rẽ trái (P123a) đồng nghĩa với việc cấm quay đầu. Nhưng từ 1/11 tới đây, biển này không mang ý nghĩa đó nữa theo nội dung mới. Như vậy, quan niệm “cứ cấm rẽ trái là cấm quay đầu” sẽ không còn giá trị.
Ngoài ra, giới tài xế còn có thắc mắc về biển Cấm ôtô rẽ trái (mã P103c) có đồng nghĩa cấm quay đầu hay không. Điều này Quy chuẩn 41 năm 2016 không có thay đổi so với năm 2012. Cả hai đều không đề cập đến nội dung “cấm quay đầu” khi mô tả về biển 103c. Như vậy, cũng không tồn tại khái niệm “cấm ôtô rẽ trái thì cấm luôn quay đầu”.
Trích nội dung Quy chuẩn 41 năm 2016 về biển cấm rẽ trái và mô tả về biển Cấm ôtô rẽ trái (P103c).
Định nghĩa mới về lỗi vượt phải
Để vượt xe khác đi chậm, tài xế có thể chuyển làn đúng nơi theo quy định, có đầy đủ tín hiệu và chạy đúng …
Quy chuẩn 41/2016 viết:
Vượt phải là tình huống giao thông trong đó một phương tiện vượt phương tiện khác về phía bên phải của phương tiện bị vượt trên cùng một chiều đường tại các đường chỉ có một làn xe cơ giới mỗi chiều. Các phương tiện không được phép vượt phải nhau trừ một số trường hợp được quy định trong Luật Giao thông đường bộ.
Điểm quan trọng nhất trong định nghĩa này là làm rõ “vượt ở các đường chỉ có một làn xe cơ giới mỗi chiều”. Như vậy ở đường mà một chiều có từ hai làn đường trở lên thì không thể bắt lỗi vượt phải.
Bên cạnh đó, để tránh những hiểu nhầm khác, quy chuẩn này còn chỉ ra cách vượt xe đúng luật như sau:
Xe trên các làn chạy nhanh hơn nhau là tình huống giao thông mà các phương tiện trên các làn theo cùng một chiều đường của các đường có nhiều hơn hai làn đường mỗi chiều có thể chạy nhanh hơn nhau miễn là tuân thủ quy định về tốc độ và loại phương tiện sử dụng làn đường. Khi chuyển làn phải tuân thủ theo quy tắc giao thông đường bộ.
Xe bán tải được coi là xe con
Quy chuẩn 341/2012 chưa có quy định cụ thể nên xảy ra những tranh luận gay gắt về việc xe bán tải có được coi là xe con trong các tình huống phân làn, đi vào giờ cấm hay không. Một số cho rằng đó là xe con vì tính theo khối lượng chuyên chở và số chỗ. Một số lại nhận định đó là xe tải vì mang biển “C”.
Tranh cãi trên sẽ chấm dứt với Quy chuẩn 41/2016 (có hiệu lực từ 1/11). Theo quy định mới thì xe bán tải có khối lượng chuyên chở cho phép dưới 1,5 tấn (ghi theo Giấy đăng kiểm) và từ 5 chỗ trở xuống được coi là xe con.
Biển báo khu dân cư
Trước đây, nhiều tài xế thường bị xử lý lỗi chạy quá tốc độ trong khu dân cư vì nhầm tưởng là đã hết sau khi đi cả một quãng đường dài không có biển báo. Ở quy chuẩn 41/2016, quy định trong điều 38 sẽ tránh những hiểu nhầm như sau.
Nếu đoạn đường phải thi hành biển hiệu lệnh có hiệu lực rất dài thì tại các nơi đường giao nhau, biển hiệu lệnh phải được nhắc lại, đặt ngay sau nơi giao nhau theo hướng đường đang có biển hiệu lệnh. Nếu không có biển nhắc lại thì biển hiệu lệnh được mặc nhiên xem là hết hiệu lực.
Quy định mới về đè vạch liền
Từ 2012 tới nay, những quy định về hiệu lực của vạch kẻ đường, biển báo được ghi trong quy chuẩn 41/2012, theo đó tác dụng của vạch liền gây nhiều tranh cãi.
Quy chuẩn này không có mục nào nói đến vạch liền phân chia các làn đường trong cùng một chiều mà chỉ có vạch liền phân chia hai chiều ngược nhau. Nhưng thực tế trên đường, đặc biệt tại các nơi giao nhau thường kẻ vạch liền trắng, chiều rộng 15 cm với ý nghĩa phân tách các làn, xe không được đè vạch hay chuyển làn qua vạch.
Nhiều tài xế không đồng tình vì loại vạch này không có trong quy chuẩn nhưng lại bị CSGT thổi phạt khi đè lên vạch (không chuyển làn). Quy định không rõ ràng trong quy chuẩn gây ra tình trạng tranh cãi nhiều năm qua giữa tài xế và CSGT.
Từ 1/11 tới, quy chuẩn mới 41/2016 chính thức có hiệu lực, thay thế cho quy chuẩn 41/2012. Ở quy chuẩn mới, quy định về vạch kẻ đường rõ ràng hơn khi tách thành các nhóm vạch dành cho hai chiều xe chạy và vạch dành cho xe chạy cùng chiều.
Theo quy định này, vạch liền tại ngã tư sẽ xuất hiện trong quy chuẩn với tên gọi vạch 2.2, xe không được phép lấn làn và không được đè lên vạch.
Tranh cãi nhiều năm qua sẽ chấm dứt từ 1/11 tới, bất cứ xe nào đè vạch liền trong cùng một chiều đều có thể bị CSGT thổi phạt theo căn cứ quy chuẩn 41/2016, trừ những trường hợp bất khả kháng như nhường xe ưu tiên, tránh tai nạn.
Về mức phạt, nếu xe đè vạch liền là phạm lỗi “không chấp hành hiệu lệnh, chỉ dẫn của biển báo hiệu, vạch kẻ đường”. Theo quy định tại 46/2016 (thay thế nghị định 171/2013 trước đây), mức phạt tiền là 100.000-200.000 đồng đối với ôtô và 60.000-80.000 đồng đối với môtô, xe gắn máy.
Loại vạch nói đến ở trên là vạch liền kẻ giữa đường, dùng để phân chia làn, không áp dụng cho loại vạch liền nhưng vẽ sát lề đường hoặc sát giải phân cách để giới hạn phần xe chạy hoặc phân chia làn xe cơ giới và xe thô sơ. Loại vạch này được phép đè khi cần thiết.
Cách cắm biển báo
Quy chuẩn 41/2012 viết:
Trên những đường xe chạy với tốc độ cao và có nhiều làn đường thì biển có thể treo ở phía trên phần xe chạy; có thể đặt biển hướng dẫn cho từng làn đường và biển được treo trên giá long môn.
Với quy định này, ở những nơi không có giá long môn thì tài xế khó quan sát. Nhưng quy chuẩn mới 41/2016 viết:
Trên những đường mà mỗi chiều xe chạy có từ hai làn đường trở lên, biển được treo trên giá long môn hoặc cột cần vươn. Trong các trường hợp không đặt trên giá long môn hoặc cột cần vươn, thì có thể lắp đặt thêm biển báo phía bên trái của chiều xe chạy.
Quy chuẩn mới mở ra cách cắm biển báo đầy đủ, dễ quan sát hơn với hai biển báo hai bên đường.
Biển báo, vạch kẻ đường – Những điều cần lưu ý
Thông tư số 06/2016/TT-BGTVT thay thế Thông tư số 17/2012/TT-BGTVT ngày 29 tháng 5 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành “Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về báo hiệu đường bộ” QCVN 41:2012/BGTVT và Thông tư số 27/2015/TT-BGTVT ngày 23 tháng 6 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành “Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về biển chỉ dẫn trên đường cao tốc” QCVN 83:2015/BGTVT.
Bạn đang xem bài viết Những Nhóm Biển Báo Hiệu Đường Bộ Từ Ngày 01/11/2016 trên website Sachlangque.net. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!