Xem Nhiều 3/2023 #️ Phân Biệt Lỗi Sai Làn Với Lỗi Không Tuân Thủ Vạch Kẻ Đường # Top 8 Trend | Sachlangque.net

Xem Nhiều 3/2023 # Phân Biệt Lỗi Sai Làn Với Lỗi Không Tuân Thủ Vạch Kẻ Đường # Top 8 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về Phân Biệt Lỗi Sai Làn Với Lỗi Không Tuân Thủ Vạch Kẻ Đường mới nhất trên website Sachlangque.net. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Câu hỏi từ bạn đọc CafeAuto có nội dung: Hai lỗi “đi sai làn đường” và “không chấp hành hiệu lệnh, chỉ dẫn của biển báo hiệu, vạch kẻ đường” (với mức phạt chênh nhau khá lớn) thường gây ra nhiều nhầm lẫn. Xin luật sư tư vấn phân biệt giúp tôi rõ hai lỗi này. Chân thành cảm ơn!

Với câu hỏi của bạn Luật An Ninh xin được trả lời như sau:

Lỗi đi sai làn đường

Tại Điều 13 Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định:

“1.Trên đường có nhiều làn đường cho xe đi cùng chiều được phân biệt bằng vạch kẻ phân làn đường, người điều khiển phương tiện phải cho xe đi trong một làn đường và chỉ được chuyển làn đường ở những nơi cho phép; khi chuyển làn đường phải có tín hiệu báo trước và phải bảo đảm an toàn.

2.Trên đường một chiều có vạch kẻ phân làn đường, xe thô sơ phải đo trên làn đường bên phải trong cùng, xe cơ giới, xe máy chuyên dùng đi trên làn đường bên trái.

3.Phương tiện tham gia giao thông đường bộ di chuyển với tốc độ thấp hơn phải đi về bên phải”.

Từ quy định trên, có thể hiểu, khi trên mặt đường phân chia thành nhiều làn được phân biệt bằng vạch kẻ đường – mỗi làn chỉ cho một số loại phương tiện giao thông nhất định đi trên đó. Ví dụ: làn dành riêng cho ô tô con, làn dành riêng cho ô tô tải, làn dành riêng cho xe máy… Và điều quan trọng nhất là biển báo phân làn như các biển R.412 a, b, c, d…

Đối với biển báo làn đường, nếu người điều khiển phương tiện là xe ô tô đi vào làn đường dành cho xe mô tô, xe máy hoặc ngược lại người điều khiển xe mô tô, xe máy đi vào làn đường dành cho xe ô tô thì mới được xác định là lỗi “sai làn đường” và khi đó mới xử phạt lỗi sai làn đường.

Với lỗi “đi sai làn”, bạn có thể bị phạt từ 800.000 đồng đến 1.200.000 đồng theo quy định tại điểm b khoản 4 Điều 5 Nghị định 46/2016/NĐ-CP hoặc bị phạt từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 5 Nghị định 46/2016/NĐ-CP

Lỗi không chấp hành chỉ dẫn của biển báo và vạch kẻ đường

Vạch kẻ ô vuông chéo tại phần đường như bạn miêu tả là phần đường cho các phương tiện rẽ phải. Vạch kẻ ô vuông chéo này có mục đích là để quy định bảo đảm sự thông suốt của các phương tiện rẽ phải. Ở các ngã tư có vạch kẻ này thì các phương tiện được phép rẽ phải mà không quan tâm đến đèn đỏ và biển báo cho rẽ. Tuy nhiên, vạch kẻ này nghiêm cấm các phương tiện dừng, đỗ trên vạch.

Nếu người điều khiển phương tiện tham gia giao thông dừng đèn đỏ trên khu vực có kẻ ô chéo này thì vi phạm lỗi không chấp hành hiệu lệnh, chỉ dẫn của biển báo hiệu, vạch kẻ đường. Vạch kẻ ô chéo này không có tác dụng phân làn cho luồng phương tiện đi thẳng hay rẽ phải.

Trong trường hợp vi phạm, bạn có thể bị phạt từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 5 Nghị định 46/2016/NĐ-CP.

Công ty Luật An Ninh (Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội)

Cách Phân Biệt Các Lỗi Về Làn Đường: Lỗi Sai Làn Và Không Tuân Thủ Vạch Kẻ Đường

Người tham gia giao thông khi vi phạm luật thường nhầm lẫn giữa lỗi đi sai làn đường và lỗi không chấp hành biển báo, vạch kẻ đường bởi không nắm rõ các quy định của luật với từng trường hợp.

Làn đường phân biệt dành cho ô tô và xe máyHiện nay khi tham gia giao thông, nhiều chủ phương tiện bị phạt với lỗi đi sai làn đường với mức phạt khá cao khiến nhiều người thắc mắc “thế nào là lỗi đi sai làn đường và thế nào là lỗi không chấp hành biển báo, vạch kẻ đường”.

Cùng thethao247 tìm hiểu Luật giao thông trong từng trường hợp, để từ đó phân biệt rõ hơn được các lỗi vi phạm và các mức xử phạt khác nhau khi tham gia giao thông.

THẾ NÀO LÀ LỖI ĐI SAI LÀN ĐƯỜNG?

Khi trên mặt đường phân chia thành nhiều làn được phân biệt bằng vạch kẻ đường – Mỗi làn chỉ cho 1 số loại phương tiện giao thông nhất định đi trên đó. Ví dụ: Làn dành riêng cho ô tô con, làn dành riêng cho ô tô tải, làn dành riêng cho xe máy… Và điều quan trọng nhất là biển báo phân làn như các biển R.412 a,b,c,d…

Làn đường phân biệt dành cho ô tô và xe máy

Đối với biển báo làn đường, nếu người điều khiển phương tiện là xe ô tô đi vào làn đường dành cho xe mô tô, xe máy hoặc ngược lại người điều khiển xe mô tô, xe máy đi vào làn đường dành cho xe ô tô thì mới được xác định là lỗi đi sai làn đường và khi đó mới xử phạt lỗi sai làn đường.

Các biển Làn đường dành cho từng loại xe

Khi các bạn di chuyển trên làn đường không đúng với làn đường dành cho phương tiện mà mình đang điều khiển thì các bạn sẽ bị xử phạt với lỗi: đi không đúng phần đường hoặc làn đường quy định. Các lái xe điều khiển xe ôtô sẽ chịu mức phạt từ 800.000-1.200.000 VNĐ theo điểm c, khoản 4, điều 5, nghị định 171/2013/NĐ-CP; Và các lái xe điều khiển xe motor/gắn máy sẽ chịu mức phạt từ 200.000-400.000 VNĐ theo điểm g, khoản 4, điều 6, nghị định 171/2013.NĐ-CP.

THẾ NÀO LÀ LỖI KHÔNG TUÂN THỦ VẠCH KẺ ĐƯỜNG?

Ở những đoạn giao cắt ngã 3 hoặc ngã 4, các dòng phương tiện được phân luồng (luồng xe đi thẳng, rẽ trái và rẽ phải) bằng vạch kẻ đường và mũi tên chỉ hướng, kết hợp cùng biển báo 411.

Biển báo 411

Theo phụ lục E Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về báo hiệu đường bộ (được ban hành theo Thông tư số 17/2012/TT-BGTVT ngày 29/05/2012 của Bộ trưởng Bộ GTVT) thì biển báo màu xanh 411 có ý nghĩa: chỉ dẫn cho người lái xe biết số lượng làn đường trên mặt đường và hướng đi trên mỗi làn đường theo vạch kẻ đường và Biển có tác dụng bắt buộc người lái xe phải đi đúng làn đường đã được chỉ dẫn hướng phù hợp với hành trình của xe.

Điểm đáng lưu ý trong trường hợp này là biển báo 411 phải đi cùng vạch kẻ đường 1.18 ở dưới thì mới có hiệu lực hoặc nếu chỉ có riêng vạch 1.18 thì vẫn hiệu lực. Còn trường hợp chỉ có biển báo 411 mà không có vạch kẻ đường 1.18 thì biển đó không hiệu lực bởi biển 411 là biển chỉ dẫn, không được sử dụng làm căn cứ xử phạt.

Như vậy, trong trường hợp các lái xe rẽ trái mà lại đi vào làn có mũi tên đi thẳng trên những đoạn đường có vạch kẻ đường 1.18 và biển báo 411 thì đây là lỗi: Không chấp hành hiệu lệnh, chỉ dẫn của biển báo hiệu, vạch kẻ đường. Với lỗi này, người điều khiển xe ôtô sẽ bị phạt theo khoản 1, điểm a, điều 5, nghị định 171/2013/NĐ-CP với mức phạt từ 100.000-200.000 VNĐ; còn người điều khiển xe moto, gắn máy sẽ bị phạt theo khoản 1, điểm a, điều 6, nghị định 171/2013/NĐ-CP với mức phạt từ 60.000-80.000 VNĐ.

ĐỐI VỚI TRƯỜNG HỢP VẠCH MẮC VÕNG

Đối với trường hợp vạch kẻ ô vuông chéo (hay còn gọi là vạch mắt võng) là phần đường cho các phương tiện rẽ phải. Vạch kẻ ô vuông chéo này có mục đích là để quy định bảo đảm sự thông suốt của các phương tiện rẽ phải. Ở các ngã tư có vạch kẻ này thì các phương tiện được phép rẽ phải mà không phải quan tâm đến đèn đỏ và biển báo cho rẽ. Tuy nhiên, vạch kẻ này nghiêm cấm các phương tiện dừng, đỗ trên vạch.

Vạch mắt võng trên đường

Nếu người điều khiển phương tiện tham gia giao thông dừng đèn đỏ trên khu vực có kẻ ô chéo này thì vi phạm lỗi không chấp hành hiệu lệnh, chỉ dẫn của biển báo hiệu, vạch kẻ đường. Vạch kẻ ô chéo này không có tác dụng phân làn cho luồng phương tiện đi thẳng hay rẽ phải.

Mức phạt cho lỗi vi phạm này là từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng.

Xác Định Lỗi “Đi Sai Làn Đường” Và Lỗi “Không Không Chấp Hành Hiệu Lệnh, Chỉ Dẫn Của Biển Báo Hiệu, Vạch Kẻ Đường” Như Thế Nào?

Hai lỗi “đi sai làn đường” và “không chấp hành hiệu lệnh, chỉ dẫn của biển báo hiệu, vạch kẻ đường” (với mức phạt chênh nhau khá lớn) thường gây ra nhiều nhầm lẫn đối với người điều khiển phương tiện tham gia giao thông.

Khi tham gia giao thông, nhiều chủ phương tiện bị phạt với lỗi “không chấp hành biển báo, đi sai làn đường ” với mức phạt cao hơn nhiều so với lỗi vạch kẻ đường . Nhiều người thắc mắc, “lỗi đi sai làn đường” và “lỗi không chấp hành biển báo, vạch kẻ đường” có khác biệt gì, liệu mình có bị phạt “oan” hay không?

Trong phạm vi bài viết, chúng tôi lưu ý quý Vị những điểm khác biệt hai lỗi “đi không đúng phần đường, làn đường quy định” (đi sai làn đường)” và lỗi “không chấp hành hiệu lệnh , chỉ dẫn của biển báo hiệu, vạch kẻ đường”.

Thứ nhất, về căn cứ xác định lỗi “đi không đúng phần đường, làn đường quy định” và lỗi “k hông chấp hành hiệu lệnh, chỉ dẫn của biển báo hiệu, vạch kẻ đường “.

Luật Giao thông đường bộ năm 2008 (Luật GTĐB 2008) quy định như sau:

“1 – Người tham gia giao thông phải chấp hành hiệu lệnh và chỉ dẫn của hệ thống báo hiệu đường bộ. 2 – Khi có người điều khiển giao thông thì người tham gia giao thông phải chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển giao thông. 3 – Tại nơi có biển báo hiệu cố định lại có báo hiệu tạm thời thì người tham gia giao thông phải chấp hành hiệu lệnh của báo hiệu tạm thời. 4 – Tại nơi có vạch kẻ đường dành cho người đi bộ, người Những nơi không có vạch kẻ đường cho người đi bộ, người điều khiển phương tiện phải quan sát, nếu thấy người đi bộ, xe lăn của người khuyết tật đang qua đường thì phải giảm tốc độ, nhường đường cho người đi bộ, xe lăn của người khuyết tật qua đường bảo đảm an toàn.” (Điều 11) điều khiển phương tiện phải quan sát, giảm tốc độ và nhường đường cho người đi bộ, xe lăn của người khuyết tật qua đường.

“1 – Trên đường có nhiều làn đường cho xe đi cùng chiều được phân biệt bằng vạch kẻ phân làn đường, người điều khiển phương tiện phải cho xe đi trong một làn đường và chỉ được chuyển làn đường ở những nơi cho phép; khi chuyển làn đường phải có tín hiệu báo trước và phải bảo đảm an toàn. 2 – Trên đường một chiều có vạch kẻ phân làn đường, xe thô sơ phải đi trên làn đường bên phải trong cùng, xe cơ giới, xe máy chuyên dùng đi trên làn đường bên trái. 3 – Phương tiện tham gia giao thông đường bộ di chuyển với tốc độ thấp hơn phải đi về bên phải.” (Điều 13)

Như vậy, khi tham gia giao thông,người điều khiển phương tiện phải đi đúng phần đường, làn đường của mình, chấp hành nghiêm chỉnh hiệu lệnh, chỉ dẫn của biển báo hiệu, vạch kẻ đường.

– Lỗi đi không đúng phần đường, làn đường quy định (đi sai làn đường)

Khi trên mặt đường phân chia thành nhiều làn được phân biệt bằng vạch kẻ đường. Mỗi làn chỉ cho 1 số loại phương tiện giao thông nhất định đi trên đó. Ví dụ: Làn dành riêng cho ô tô con, làn dành riêng cho ô tô tải, làn dành riêng cho xe máy… Và điều quan trọng nhất là biển báo phân làn như các biển R.412 a,b,c,d…

Ví dụ: Đối với biển báo làn đường, nếu người điều khiển phương tiện là xe ô tô đi vào làn đường dành cho xe mô tô, xe máy hoặc ngược lại người điều khiển xe mô tô, xe máy đi vào làn đường dành cho xe ô tô thì được xác định là lỗi “sai làn đường”.

– Lỗi không chấp hành hiệu lệnh, chỉ dẫn của biển báo hiệu, vạch kẻ đường

Ở những đoạn giao cắt ngã 3 hoặc ngã 4, các dòng phương tiện được phân luồng (luồng xe đi thẳng, rẽ trái và rẽ phải) bằng vạch kẻ đường và mũi tên chỉ hướng, kết hợp cùng biển báo 411.

Theo phụ lục E Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về báo hiệu đường bộ (được ban hành theo Thông tư số 17/2012/TT-BGTVT ngày 29/05/2012 của Bộ trưởng Bộ GTVT) thì biển báo màu xanh 411 có ý nghĩa: “chỉ dẫn cho người lái xe biết số lượng làn đường trên mặt đường và hướng đi trên mỗi làn đường theo vạch kẻ đường” và “Biển có tác dụng bắt buộc người lái xe phải đi đúng làn đường đã được chỉ dẫn hướng phù hợp với hành trình của xe”.

Ví dụ: Người điều khiển phương tiện giao thông rẽ trái mà lại đi vào làn có mũi tên đi thẳng trên những đoạn đường có vạch kẻ đường 1.18 và biển báo 411 hoặcngười điều khiển phương tiện tham gia giao thông dừng đèn đỏ trên khu vực có kẻ ô chéo này thì vi phạm lỗi không chấp hành hiệu lệnh, chỉ dẫn của biển báo hiệu, vạch kẻ đường.

Thứ hai, sự khác biệt về mức xử phạt đối với lỗi ” đi sai làn đường” và “không chấp hành hiệu lệnh, chỉ dẫn của biển báo hiệu, vạch kẻ đường”.

Nghị định số 46/2016/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường ộ và đường sắt quy định về mức xử phạt đối vớilỗi “đi sai làn đường” và lỗi “không chấp hành hiệu lệnh, chỉ dẫn của biển báo hiệu, vạch kẻ đường” như sau:

– Lỗi đi không đúng phần đường, làn đường quy định (đi sai làn đường)

“4. Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.200.000 đồng, đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây: … c) Điều khiển xe không đi bên phải theo chiều đi của mình; đi không đúng phần đường hoặc làn đường quy định; điều khiển xe đi qua dải phân cách cứng ở giữa hai phần đường xe chạy; điều khiển xe đi trên hè phố, trừ trường hợp điều khiển xe đi qua hè phố để vào nhà;…” (điểm c khoản 4 Điều 5)

Trong trường hợp điều khiển phương tiện là mô tô, xe gắn máy, xe máy điện, các loại xe tương tự xe mô tô, xe gắn máy thực hiện các hành vi: Điều kiển xe không đi bên phải theo chiều đi của mình; đi không đúng phần đường, làn đường quy định hoặc điều khiển xe đi trên hè phố, trừ trường hợp đi qua hè phố để vào nhà … thì sẽ bị phạt từ 300 nghìn đồng tới 400 nghìn đồng. (điểm g khoản 4 Điều 6 )

Như vậy, đối với lỗi đi sai làn đườngthì người điều khiển phương tiện tham gia giao thông là xeoto sẽ bị xử phạt từ800.000 đồng đến 1.200.000 đồng, từ300.000 đồng tới 400.000 đồng đối với ngườiđiều khiển phương tiện là mô tô, xe gắn máy, xe máy điện, các loại xe tương tự xe mô tô, xe gắn máy.

– Lỗi không chấp hành hiệu lệnh, chỉ dẫn của biển báo hiệu, vạch kẻ đường

“1. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Không chấp hành hiệu lệnh, chỉ dẫn của biển báo hiệu, vạch kẻ đường, trừ các hành vi vi phạm quy định tại Điểm a, Điểm g, Điểm h, Điểm i, Điểm k, Điểm l Khoản 2; Điểm a, Điểm d, Điểm đ, Điểm e, Điểm k Khoản 3; Điểm a, Điểm b, Điểm c, Điểm d, Điểm đ, Điểm h, Điểm i Khoản 4; Điểm a Khoản 5; Điểm b, Điểm c, Điểm đ Khoản 6; Điểm a, Điểm c Khoản 7; Điểm a, Điểm đ Khoản 8 Điều này” (điểm a khoản 1 Điều 5).

(điểm a, khoản 1, Điều 6).“Phạt tiền từ 60.000 đồng đến 80.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây: (a) Không chấp hành hiệu lệnh, chỉ dẫn của biển báo hiệu, vạch kẻ đường, trừ các hành vi vi phạm quy định tại Điểm a, Điểm d, Điểm đ, Điểm h Khoản 2; Điểm c, Điểm đ, Điểm h, Điểm m Khoản 3; Điểm c, Điểm d, Điểm g, Điểm i Khoản 4; Điểm a, Điểm b, Điểm c, Điểm d, Điểm e Khoản 5; Điểm b Khoản 7; Điểm a Khoản 8; Điểm d Khoản 9 Điều này”

Trường hợp người điều khiển phương tiện tham gia giao thông là xeotokhi vi phạm lỗi không chấp hành hiệu lệnh, chỉ dẫn của biển báo hiệu, vạch kẻ đường từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng, từ 60.000 – 80.000 đồng đối với người điều khiển phương tiện là mô tô, xe gắn máy, xe máy điện, các loại xe tương tự xe mô tô, xe gắn máy.

Luật gia Nguyễn Bích Phượng – Phòng Tư vấn pháp luật trực tuyến của Công ty Luật TNHH Everest – Tổng đài tư vấn 1900 6198, tổng hợp

Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: [email protected]

Nội dung bài tư vấn pháp luật giao thông mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.

Tại thời điểm quý Vị đọc bài viết này, các điều luật chúng tôi viện dẫn có thể đã hết hiệu lực, hoặc đã được sửa đổi, bổ sung; các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.

Làn Đường Dành Cho Xe Tải Và Mức Xử Phạt Lỗi Xe Tải Đi Sai Làn

Thật là một thiếu sót lớn nếu như bạn vẫn còn băn khoăn và chưa thật sự hiểu về làn đường dành cho xe tải? Hoặc đã từng bị xử phạt về lỗi đi sai làn đường khi lưu thông. Liệu bạn có dám chắc rằng mình đã thật sự hiểu đúng về làn đường cho xe tải hay chưa? Dù bạn là ai cũng đừng chủ quan. Mà hãy tìm hiểu ngay những quy định cơ bản nhất về làn đường dành cho xe tải sau đây.

Làn đường được hiểu như thế nào là đúng

Hiện nay có khá nhiều người thường xuyên bị nhầm lần giữa 2 khái niệm làn đường và phần đường. Đây cũng chính là một trong số những nguyên nhân cơ bản. Dẫn đến lỗi đi sai làn đường của nhiều tài xế xe tải

Do đó, để có thể hiểu và nắm rõ được những quy định về làn đường dành cho xe tải. Thì trước tiên chúng ta cần có cái nhìn đúng về khái niệm làn đường là gì

1/ Làn đường là gì? Làn đường và phần đường

Theo khoản 6 Điều 3 Luật Giao thông đường bộ định nghĩa: ” Phần đường xe chạy là phần của đường bộ được sử dụng cho phương tiện giao thông qua lại”.

Còn khái niệm làn đường được định nghĩa tại khoản 7 Điều 3 Luật Giao thông đường bộ rằng: ” Làn đường là một phần của phần đường xe chạy được chia theo chiều dọc của đường. Có bề rộng đủ cho xe chạy an toàn”.

Như vậy ta có thể hiểu phần đường chính là một đoạn đường bộ dành cho các phương tiện giao thông qua lại. Và trên phần đường có thể sẽ được chia ra thành 1 hoặc nhiều làn đường. Giữa các làn đường được phân định bằng các vạch kẻ đường. Mỗi làn đường sẽ chỉ dành cho một hoặc một số loại phương tiện giao thông nhất định.

2/ Các loại làn đường

Hiện nay theo quy định của Bộ GTVT thì làn đường bộ được chia theo từng loại phương tiện tham gia. Trong đó, bao gồm: Làn đường dành cho xe tải, xe con, xe khách, làn đường cho xe máy, xe thô sơ,…

Và thông thường, giữa các làn đường sẽ có hai loại vạch kẻ đường quen thuộc để phân định như sau:

+ Vạch trắng đứt khúc: Đây là vạch được kẻ theo chiều dọc. Nó có tác dụng phân chia làn đường. Trong trường hợp vạch ở đầu đường thì có tác dụng hướng dẫn xe chạy đúng tuyến đường.

+ Vạch liền trắng: Đây cũng là vạch kẻ dọc được dùng để phân cách giữa làn xe có sử dụng động cơ và làn xe không có động cơ. Hoặc vạch này còn có thể để quy định giới hạn ngoài của đường dành riêng cho xe chạy. Trong trường hợp vạch ở đầu đường có tác dụng hướng dẫn xe chạy hoặc xe dừng.

Làn đường dành cho xe tải theo đúng quy định

Xe tải chở hàng là một trong những phương tiện phổ biến hiện nay. Cùng với đó là sự đa dạng của không ít các loại phương tiện giao thông khác. Tạo nên một sự đa dạng về giao thông đường bộ trên toàn quốc.

Chính vì vậy mà việc phân chia làn đường để tạo sự phù hợp khi lưu thông giữa các phương tiện là điều tất yếu. Nhất là tại những tuyến đường lớn, có nhiều phương tiện qua lại. Vậy cụ thể thì làn đường dành cho xe tải được Bộ GTVT quy định thế nào?

1/ Xe tải chạy làn đường nào

Sẽ có thể có nhiều tài xế xe tải đã biết điều này. Nhưng chắc chắn sẽ vẫn có một số người chưa thật sự hiểu rõ về vấn đề điều khiển đi đúng làn đường quy định. Bởi vậy, để có thể nắm rõ được quy định này. Thì nhất định bạn cần hiểu đúng về làn đường dành cho xe tải tại phần đường di chuyển

Như chúng ta đã nói ở trên thì phần đường sẽ bao gồm một hoặc nhiều làn đường. Phân chia theo từng loại phương tiện di chuyển. Tức lại tại mỗi phần đường khác nhau thì có thể làn đường cũng sẽ có sự phân chia khác nhau

Vậy câu hỏi đặt ra là làm thế nào để biết được đâu là làn đường dành cho xe tải trên phần đường đó? Một việc rất đơn giản là thông thường tại những tuyến đường lớn. Thì ngay ở đoạn đầu của phần đường sẽ được treo các biển báo phân làn một cách rõ ràng.

Do đó mà tài xế xe tải nói riêng và người tham gia giao thông khi lưu thông trên bất cứ đoạn đường nào. Nhất định đều phải chú ý đến các biển báo đó. Để có thể xác định được đúng nhất làn đường di chuyển của mình theo đúng quy định. Và không được di chuyển vào bất cứ làn đường nào khác

2/ Biển báo làn đường dành cho xe tải

+ Số hiệu biển báo: R.412c

+ Tên biển báo: Làn đường dành cho ôtô tải

Biển báo làn đường dành cho xe tải là biển báo chỉ dẫn cho tài xế biết có làn đường dành riêng cho xe ôtô tải.

Thông thường, biển sẽ được đặt ở đầu đường theo hướng đi của xe tải như chúng ta đã nói ở trên. Và khi thấy biển báo này, các loại phương tiện khác không được đi vào làn đường có đặt biển của xe tải. Trừ các xe được quyền ưu tiên theo Luật Giao thông đường bộ.

Lỗi sai làn đường 2020 bị xử phạt như thế nào

Ngoài lỗi thiếu . Thì các phương tiện đi sai làn đường là một trong những lỗi vi phạm mà các tài xế hay mắc phải nhất hiện nay. Chính vì vậy mà mức phạt khi vi phạm cũng là vấn đề được khá nhiều người quan tâm và tìm kiếm

Do đó ngay sau đây sẽ là những quy định chi tiết về mức xử phạt lỗi xe tải đi sai làn đường. Nhất định các bác tài nên biết và nắm rõ

1/ Xe tải đi sai làn đường phạt bao nhiêu

Nếu như trước đây, xe ô tô đi sai làn đường bị phạt từ 800.000 – 1.200.000 VNĐ. Thì ngày nay, mức xử phạt này đã được nâng lên đáng kể

Theo quy định mới nhất hiện nay, khi xe ô tô đi sai làn đường sẽ phải chịu mức xử phạt sẽ từ 3 triệu – 5 triệu đồng và tước Bằng lái xe từ 01 – 03 tháng

Thêm vào đó, trong trường hợp xe ô tô đi không đúng làn đường, phần đường gây tai nạn giao thông. Thì sẽ bị phạt tiền từ 10 – 12 triệu đồng và tước Bằng lái xe từ 02 – 04 tháng.

Một trong những quy định mà bất cứ ai cũng đều cần đặc biệt lưu ý. Là khi lái xe ô tô muốn chuyển làn đường di chuyển phải có tín hiệu báo trước. Đồng thời đảm bảo an toàn cho các phương tiện đang lưu thông

2/ Chuyển làn đường không có tín hiệu báo trước

Lỗi chuyển làn đường nhưng không xi nhan báo hiệu cũng là một trong những vi phạm phổ biến nhất hiện nay. Và quy định xử phạt lỗi vi phạm này sẽ được chia thành 3 mức độ như sau:

+ Mức 1: Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng. Đối với người điều khiển xe chuyển làn đường không đúng nơi cho phép hoặc không có tín hiệu báo trước

+ Mức 2: Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng. Đối với người điều khiển xe Chuyển hướng không giảm tốc độ hoặc không có tín hiệu báo hướng rẽ. Trừ trường hợp điều khiển xe đi theo hướng cong của đoạn đường bộ ở nơi đường không giao nhau cùng mức

+ Mức 3: Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng và tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng. Đối với người điều khiển xe chuyển làn đường không đúng nơi cho phép hoặc không có tín hiệu báo trước khi chạy trên đường cao tốc

Lưu ý, Trường hợp chuyển làn đường không đúng nơi cho phép hoặc không có tín hiệu báo trước khi chạy trên đường cao tốc gây tai nạn giao thông. Sẽ bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng

Bạn đang xem bài viết Phân Biệt Lỗi Sai Làn Với Lỗi Không Tuân Thủ Vạch Kẻ Đường trên website Sachlangque.net. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!