Cập nhật thông tin chi tiết về Quy Định Các Loại Biển Báo Trong An Toàn Lao Động mới nhất trên website Sachlangque.net. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
1. Biển báo cấm:
Có dạng hình tròn đỏ có một gạch chéo ở giữa, được đặt trên nền trắng (trừ biển báo hiệu cấm vào).
– Biển báo cấm vào đối với người và phương tiện thi công: Tất cả người cũng như phương tiện thi công trên công trường khi nhìn thấy biển hiệu này đều không được vào trừ những người và phương tiện có trách nhiệm.
– Biển báo hiệu cấm người đi vào: Cấm tất cả những người không có trách nhiệm đi vào nhưng không cấm máy và phương tiện.
– Biển báo hiệu cấm phương tiên, thiết bị thi công đi vào: Thường đặt ở trước các vị trí nguy hiểm với máy móc và phương tiện thi công di chuyển vào, như vị trí mà đất yếu hoặc dễ sụt lở,…
– Biển báo cấm hút thuốc: treo ở nhưng nơi dễ cháy nổ, trong các phòng kín, phòng có sử dụng điều hòa.
– Biển báo cấm lửa: Đặt ở chỗ dễ cháy nổ, chứa nhiều nhiên liệu.
2. Biển báo hiệu nguy hiểm:
Thường có dạng hình tam giác có viền đen trên nền vàng.Nó có tính trực quan và mô tả các mối nguy hiểm có thể xuất hiện để giúp mọi người có thể nhận ra mối nguy hiểm để đề phòng.
– Biển báo nguy hiểm chung: Không chỉ rõ nơi nguy hiểm nào mà báo cho người làm việc về nguy cơ nguy hiểm bất ngờ có thể xảy ra, cần hết sức cẩn thận tại và xung quanh vị trí làm việc có đặt biển báo này.
– Biển báo nguy hiểm cháy nổ: Mô tả nguy cơ cháy nổ và thường đặt ở nơi dễ cháy nổ.
– Biển báo nguy hiểm điện giật: Cảnh báo người làm việc cần tránh xa nếu không có thể sẽ bị điện giật.
– Biển báo nguy hiểm khi làm việc với máy móc thiết bị: Đặt tại vị trí có máy móc hoặc thiết bị làm việc nói chung.
– Biển báo nguy hiểm về vị trí cẩu: Báo cho người làm việc hãy cẩn thận tại vị trí đang cẩu lắp vật liệu hoặc thiết bị, vật đang cẩu có thể bị rơi bất ngờ.
– Biển báo nguy hiểm có thể trượt, ngã hoặc vấp chân: Cảnh báo cho người làm việc có thể bị trượt chân, bị ngã cầu thang hoặc có thể bị vấp chân ngã.
3. Biển báo bắt buộc thực hiện:
Thường có hình tròn nền màu xanh lam nhạt, bên trong là hình ảnh màu trắng có tính trực quan mô tả điều bắt buộc phải thực hiện đối với người làm việc trên công trường.
– Biển báo bắt buộc đội mũ bảo hộ lao động: Thường đặt trước cổng công trường yêu cầu mọi người khi vào công trường đều phải thực hiện.
– Biển báo hiệu bắt buộc phải mặc quần áo bảo hộ lao động: Đặt ở cổng công trường yêu cầu tất cả công nhân phải thực hiện có thể trừ nhân viên hành chính, thủ kho và dịch vụ trên công trường không cần thực hiện.
– Biển báo hiệu bắt buộc phải đeo dây an toàn: Đặt ở vị trí nguy hiểm khi làm việc trên cao mà không có lan can an toàn,…
4. Biển báo hiệu nhắc nhở và chỉ dẫn:
Thường có hình chữ nhật trên nền xanh lá cây, xanh lam nhạt hoặc màu đỏ. Trên biển báo có ghi những điều nhắc nhở hoặc hướng dẫn những người làm việc trên công trường thực hiện tốt các biện pháp về an toàn lao động.
– Biển báo nhắc nhở an toàn: Được đặt ở nhiều chỗ trên công trường đặc biệt ưu tiên những chỗ dễ nhìn thấy tronng quá trình làm việc.Nó nhắc nhở người làm việc luôn chú ý và đề phòng tai nạn.
– Biển báo nguy cơ cháy: Đặt ở vị trí gần nơi dễ xảy ra cháy nổ, trên công trường thì có các thiết bị báo cháy,…
Nguồn: Trung tâm ứng phó sự cố an toàn môi trường và Shell International Limited
Biển Báo An Toàn Điện Quy Định Phân Loại Theo Yêu Cầu Pháp Luật
Biển báo an toàn điện là một trong những phương pháp quản lý đảm bảo an toàn điện. Biển báo an toàn điện thường sử dụng ở các cơ sở sản xuất, kinh doanh, công trình,…
An toàn điện là một trong những vấn đề quan trọng của công tác bảo hộ lao động.
Những nguyên nhân có thể gây ra tai nạn điện:
o Thiếu các hiểu biết về an toàn điện.
o Không tuân theo các quy tắc về an toàn điện.
Đồng thời, đây cũng là nguyên nhân gây ra những tai nạn đáng tiếc do thiếu hiểu biết. Vì vậy, việc quản lý bố trí biển báo an toàn điện ở các cơ sở sản xuất, kinh doanh sẽ giúp nâng cao an toàn cho người lao động. Đồng thời giảm thiểu các tai nạn không đáng có, các thiệt hại về người và của.
An toàn điện được ban hành trong Luật điện lực số 28/2004/QH11, Luật sửa đổi 24/2012/QH13 và Nghị định 14/2014/NĐ-CP. Quy định phân loại biển báo an toàn điện được đề cập trong Thông tư 31/2014/TT-BCT quy định chi tiết một số nội dung về an toàn điện.
1. Biển báo an toàn điện được chia thành biển cấm, biển cảnh báo và biển chỉ dẫn, cụ thể theo Bảng sau:
2. Ngoài những biển báo an toàn điện quy định tại Khoản 1 Điều này, tổ chức, cá nhân có thể xây dựng biển báo với nội dung khác để sử dụng nội bộ, phù hợp với tính chất công việc.
Mong rằng sự tư vấn của bộ phận tư vấn an toàn điện sẽ giúp bạn lựa chọn phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của mình. Vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí 1900 0340 để nhận được ý kiến tư vấn chính xác nhất.
–
Nếu quý vị cần thêm thông tin thì vui lòng liên hệ Trung tâm ứng phó sự cố môi trường ESE
Address: 160 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Phường 6, Quận 3, TP. HCM
Email: trungtam@ungphosuco.vn
Các khóa học cấp chứng chỉ và tập huấn an toàn lao động
Tổng Hợp Những Quy Định Mới Nhất Về Các Loại Biển Báo Giao Thông
Theo quy chuẩn 41:2019/BGTVT ban hành ngày 31/12/2019 thì có một số điểm mới về biển báo giao hiệu mà người tham gia giao thông cần nắm rõ để tránh thực hiện sai, dẫn đến bị phạt oan uổng. Trong bài này, Công ty Sài Gòn ATN chúng tôi sẽ tổng hợp những quy định mới nhất về biển báo giao thông để mọi người cùng nắm được.
Theo quy định trước đó (QCVN 41:2016/BGTVT) thì có tổng cộng 63 biển báo cấm, chia làm 39 loại. Tuy nhiên, theo quy chuẩn mới nhất thì biển báo cấm có tổng cộng 66 biển, chia làm 40 loại. Biển ký hiệu “P” là biển cấm, biển “DP” báo hiệu hết cấm.
– Biển số P.102: Cấm xe đi ngược chiều.
– Biển số P.103a: Cấm xe ô tô.
– Biển số P.103b: Cấm xe ô tô rẽ phải.
– Biển số P.103c: Cấm xe ô tô rẽ trái.
– Biển số P.104: Cấm xe máy.
– Biển số P.105: Cấm ô tô và xe máy.
– Biển số P.106a: Cấm xe ô tô tải.
– Biển số P.106b: Cấm các loại xe ô tô tải có khối lượng chuyên chở lớn hơn một giá trị nhất định.
– Biển số P.106c: Cấm các xe chở hàng nguy hiểm.
– Biển số P.107: Cấm xe khách và xe ô tô tải.
– Biển số P.107a: Cấm xe ô tô khách.
– Biển số P.108: Cấm xe kéo rơ-moóc.
– Biển số P.108: Cấm xe sơ-mi rơ-moóc.
– Biển số P.109: Cấm máy kéo.
– Biển số P.110a: Cấm xe đạp.
– Biển số P.110b: Cấm xe đạp thồ.
– Biển số P.111a: Cấm xe gắn máy.
– Biển số P.111 (b, c): Cấm xe ba bánh có động cơ.
– Biển số P.111d: Cấm xe ba bánh loại không có động cơ.
– Biển số P.112: Cấm người đi bộ.
– Biển số P.113: Cấm xe người kéo, đẩy.
– Biển số P.114: Cấm xe súc vật kéo.
– Biển số P.115: Hạn chế trọng tải toàn bộ xe cho phép.
– Biển số P.116: Hạn chế tải trọng trục xe.
– Biển số P.117: Hạn chế chiều cao của xe.
– Biển số P.118: Hạn chế chiều ngang của xe.
– Biển số P.119: Hạn chế chiều dài của xe.
– Biển số P.120: Hạn chế chiều dài xe cơ giới kéo theo rơ-moóc hoặc sơ-mi rơ moóc.
– Biển số P.123a: Cấm rẽ trái.
– Biển số P.123b: Cấm rẽ phải.
– Biển số P.124a: Cấm quay đầu xe.
– Biển số P.124b: Cấm xe ô tô quay đầu.
– Biển số P.124c: Cấm rẽ trái và cấm quay đầu.
– Biển số P.124d: Cấm rẽ phải và cấm quay đầu.
– Biển số P.124e: Cấm ô tô rẽ trái và cấm quay đầu.
– Biển số P.124f: Cấm ô tô rẽ phải và cấm quay đầu.
– Biển số P.125: Cấm vượt.
– Biển số P.126: Cấm xe ô tô tải vượt.
– Biển số P.127: Tốc độ tối đa cho phép.
– Biển số P.127a: Tốc độ tối đa cho phép về ban đêm.
– Biển số P.127b: Tốc độ tối đa cho phép trên từng làn đường.
– Biển số P.127c: Tốc độ tối đa cho phép theo phương tiện trên từng làn đường.
– Biển số DP.127: Hết tốc độ tối đa cho phép.
– Biển số P.128: Cấm sử dụng còi.
– Biển số P.129: Nơi đặt trạm kiểm tra.
– Biển số P.130: Cấm dừng xe và đỗ xe.
– Biển số P.131a: Cấm đỗ xe ở phía đường có đặt biển.
– Biển số P.131b: Cấm đỗ xe ở phía đường có đặt biển ngày lẻ.
– Biển số P.131c: Cấm đỗ xe ở phía đường có đặt biển ngày chẵn.
– Biển số P.132: Nhường đường cho xe cơ giới đi ngược chiều qua đường hẹp.
– Biển số DP.133: Hết cấm vượt.
– Biển số DP.134: Hết tốc độ tối đa cho phép.
– Biển số DP.135: Hết tất cả các lệnh cấm.
– Biển số P.136: Cấm đi thẳng.
– Biển số P.137: Cấm rẽ trái, rẽ phải;
– Biển số P.138: Cấm đi thẳng, rẽ trái.
– Biển số P.139: Cấm đi thẳng, rẽ phải.
– Biển số P.140: Cấm xe công nông và các loại xe tương tự.
2. Quy định đặt biển trên giá long môn hoặc cần vươn
Theo quy định về biển báo giao thông trước đó đối với đường có từ hai làn xe chạy, biển có thể được đặt trên giá long môn, cần vươn hoặc bên trái chiều xe chạy. Ở quy định mới, biển báo được đặt bên trên hoặc ở bên phải chiều xe chạy, có thể bổ sung thêm bên phía trái.
3. Quy định đặt biển chỉ dẫn lối đi khi đặt biển cấm
Nếu như quy chuẩn 41:2016/BGTVT quy định trước khi đặt biển cấm rẽ “phải đặt thêm biển chỉ dẫn lối đi” thì quy chuẩn 41:2019/BGTVT thay đổi thành “có thể đặt thêm biển chỉ dẫn lối đi”.
Quy Định Về Kích Thước Biển Báo An Toàn Giao Thông Hiện Nay
Quy định kích thước biển báo an toàn giao thông đặt ra để đảm bảo sự thống nhất cho tất cả các biển báo được lắp đặt, giúp người tham gia giao thông không gặp khó khăn khi quan sát. Cụ thể, quy định này được nêu tại Điều 16, Phần 2, Chương 3 của Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 41:2019/BGTVT về báo hiệu giao thông.
2. Kích thước biển, chữ viết và hình vẽ trong biển ở các loại đường khác phải nhân với hệ số tương ứng trong Bảng bên dưới. Kích thước được làm tròn theo nguyên tắc:
a) Số hàng đơn vị ≤ 5 thì lấy bằng 5;
(*): Biển báo lắp đặt trên giá long môn và giá cần vươn của đường đôi trong đô thị dùng hệ số kích thước như đường đôi ngoài đô thị.
(**): Không phải là đường ô tô cao tốc, ngoài đô thị hay đô thị.
(***): Hệ số kích thước biển chỉ dẫn được quy định riêng tại Chương 9 của Quy chuẩn này.
Một số trường hợp đặc biệt, chẳng hạn như đường có đoạn có dải phân cách, có đoạn không có dải phân cách hoặc có đoạn ngắn xen kẽ, kích thước các loại biển báo bố trí giống nhau để thuận tiện cho việc quan sát và đảm bảo tính thẩm mỹ.
3. Tùy theo điều kiện thực tế mà có thể điều chỉnh kích thước biển chỉ dẫn sao cho cân đối, thẩm mỹ và thông tin đảm bảo tính rõ ràng. Chi tiết về kích thước biển, chữ viết và hình vẽ trong biển được quy định tại Phụ lục K, M, P của Quy chuẩn này.
4. Đối với các đường kỹ thuật cấp V, cấp VI hoặc chưa vào cấp, đường giao thông nông thôn, tùy theo quy mô và điều kiện khai thác mà sử dụng các hệ số kích thước là: 1,25; 1 hoặc 0,75.
5. Biển báo di động, biển đặt tạm thời, biển sử dụng trong những trường hợp đặc biệt có thể điều dùng kích thước hệ số 0,5 hoặc 0,75 (có làm tròn theo quy định).
6. Trên các tuyến đường đối ngoại, biển báo chữ được điều chỉnh kích thước sao cho bố trí đủ chữ viết trên cơ sở quy định của Quy chuẩn này.
Bạn đang xem bài viết Quy Định Các Loại Biển Báo Trong An Toàn Lao Động trên website Sachlangque.net. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!