Xem Nhiều 6/2023 #️ Quy Định Về Làn Đường Và Những Lỗi Về Làn Đường Ô Tô Thường Mắc Phải # Top 10 Trend | Sachlangque.net

Xem Nhiều 6/2023 # Quy Định Về Làn Đường Và Những Lỗi Về Làn Đường Ô Tô Thường Mắc Phải # Top 10 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về Quy Định Về Làn Đường Và Những Lỗi Về Làn Đường Ô Tô Thường Mắc Phải mới nhất trên website Sachlangque.net. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Lỗi vi phạm về làn đường là một trong các lỗi phổ biến mà người lái xe ô tô rất dễ mắc phải.

Quy định về làn đường hiện nay

Người tham gia giao thông phải tuân thủ nghiêm chỉnh theo những quy định của luật giao thông về làn đường, phần đường. Đặc biệt đối với hệ thống biển báo, biển chỉ dẫn, người lái xe phải chấp hành tuyệt đối, không được vi phạm. Chỉ được phép chuyển làn đường tại những vị trí cho phép và trước khi chuyển làn đường phải có xi nhan và còi để báo hiệu, đảm bảo an toàn cho chính mình và những xe đang cùng di chuyển.

Trên đường một chiều có vạch kẻ và có các trục treo biển chỉ dẫn phân làn đường thì vị trí để xe thô sơ di chuyển là trên làn đường bên phải phía trong cùng. Sau đó là đến xe cơ giới, xe máy chuyên dùng đi trên làn đường bên trái. Cuối cùng là phương tiện tham gia giao thông đường bộ di chuyển với tốc độ thấp hơn phải đi về bên phải. Với những quy định trên, ta có thể thấy trường hợp người điều khiển phương tiện giao thông muốn rẽ phải, nhưng lại đi vào phần đường dành cho các phương tiện đi thẳng, là bạn đã vi phạm luật giao thông đường bộ, kể cả khi có bật xi-nhan xin rẽ phải.

Ngoài ra, bạn cần tìm hiểu những thông tin về vạch kẻ đường để tránh vi phạm các lỗi làn đường. Theo quy định của QCVN 41:2012/BGTVT ban hành kèm theo Thông tư số 17/2012/TT-BGTVT ngày 29 tháng 5 năm 2012 quy định: Trong trường hợp vạch kẻ đường được sử dụng độc lập thì tất cả những người tham gia giao thông phải có trách nhiệm tuân thủ theo nội dung của vạch kẻ đường. Nếu vạch kẻ đường được sử dụng kết hợp với đèn tín hiệu, biển báo hiệu thì điều này có nghĩa người tham gia giao thông phải tuân theo ý nghĩa, hiệu lệnh của tất cả, bao gồm vạch kẻ đường và đèn tín hiệu, biển báo hiệu đúng theo thứ tự quy định.

Thông thường thì ta sẽ có hai loại vạch kẻ đường quen thuộc như sau:

Vạch đứt khúc trắng: Đây là vạch được kẻ theo chiều dọc, nó có tác dụng phân chia làn đường. Trong trường hợp vạch ở đầu đường thì có tác dụng hướng dẫn xe chạy đúng tuyến đường.

Vạch liền trắng: Đây cũng là vạch kẻ dọc được dùng để phân cách giữa làn xe có động cơ và làn xe không có động cơ, hoặc còn có thể để qui định giới hạn ngoài của đường dành riêng cho xe chạy. Trong trường hợp vạch ở đầu đường có tác dụng hướng dẫn xe chạy hoặc xe dừng.

Ngoài ra, còn có các biển báo chỉ dẫn làn đường giúp tài xế tránh đi nhầm làn đường. Trong đó có hai loại biển báo thông dụng đó là: biển báo trên giá long môn và biển báo đặt trên các trụ đỡ.

Biển báo đặt trên các trụ đỡ: Loại biển báo này sẽ được đặt trên các tuyến đường với mục đích thông báo lại, nhắc lại người tham gia giao thông các thông tin, quy định về làn đường dành cho họ. Có đường 4 làn và đường 3 làn, tương đương với hai loại đường này là những chiếc biển chỉ dẫn cụ thể:

Làn đường thứ nhất là làn đường dành riêng cho xe ô tô.

Làn đường thứ 2 là làn đường dành cho xe ô tô và xe máy. Có nghĩa là cả ô tô và xe máy sẽ được đi trong làn đường này.

Làn đường thứ 3 và thứ 4 là làn đường nằm về phía bên phải của đường, dành cho các phương tiện xe máy và xe thô sơ.

Biển báo chỉ dẫn được lắp trên các giá long môn: Những biển báo này sẽ được đặt tại đầu mỗi tuyến đường, ở vị trí cao để người lái xe có thể dễ dàng quan sát. Các biển chỉ dẫn này có mục đích để thông báo cho người tham gia giao thông biết làn đường nào là làn đường dành cho họ để tránh vi phạm luật giao thông.

Những lỗi về làn đường ô tô dễ mắc phải

Chuyển nhiều làn đường cùng một lúc

Để giữ vững toàn và giảm thiểu nguy cơ xảy ra va chạm trên cao tốc, người điều khiển phương tiện giao thông chỉ nên chuyển từng làn đường theo thứ tự, tránh cùng lúc chuyển nhiều làn đường khác nhau. Việc làm này sẽ giúp các phương tiện phía sau có thể hiểu được ý định di chuyển của bạn, chủ động hơn khi xảy ra các tình huống bất ngờ.

Lỗi đi sai làn đường

Đây có lẽ là một trong những lỗi phổ biến nhất mà những người điều khiến phương tiện giao thông gặp phải, nhất là khi đi trong đường phố. Theo quy định, lỗi đi sai làn đường sẽ bị phạt từ 800.000 đến 1.200.000 đồng. Bên cạnh đó, người lái ô tô còn có thể bị phạt tước quyền sử dụng GPLX trong vòng 1 tháng đến 3 tháng.

Lỗi không tuân thủ hiệu lệnh, biển báo hiệu

Trường hợp khá phổ biến, do người lái quên không chuyển làn đúng qui định. Thường gặp nhất là khi đến các giao lộ, lái xe đỗ xe ở làn đường có vạch kẻ đường rẽ trái hoặc rẽ phải, nhưng sau đó lại di chuyển lđi thẳng; hoặc lái xe đỗ vào làn đường đi thẳng, nhưng cuối cùng lại rẽ trái hoặc rẽ phải. Đối với xe ô tô, lỗi này bị phạt từ 100.000 đến 200.000 đồng.

Chuyển làn không xi nhan

Đôi khi người điều khiển phương tiện giao thông mất tập trung với việc điều khiển phương tiện giao thông và quên xi nhan khi chuyển làn đường. Lỗi này có thể khiến người lái ô tô bị phạt hành chính từ 300.000 đến 400.000 đồng.

Lỗi quay đầu xe trên làn đường dành cho người đi bộ

Lỗi quay đầu xe trên làn đường dành cho người đi bộ thường phổ biến xảy ra nhất là tại các ngã ba. Lỗi này sẽ bị xử phạt từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng. Bạn cần lưu ý tránh các trường hợp này xảy ra để không bị xử phạt.

Thanh Duy

Cách Phân Biệt Các Lỗi Về Làn Đường: Lỗi Sai Làn Và Không Tuân Thủ Vạch Kẻ Đường

Người tham gia giao thông khi vi phạm luật thường nhầm lẫn giữa lỗi đi sai làn đường và lỗi không chấp hành biển báo, vạch kẻ đường bởi không nắm rõ các quy định của luật với từng trường hợp.

Làn đường phân biệt dành cho ô tô và xe máyHiện nay khi tham gia giao thông, nhiều chủ phương tiện bị phạt với lỗi đi sai làn đường với mức phạt khá cao khiến nhiều người thắc mắc “thế nào là lỗi đi sai làn đường và thế nào là lỗi không chấp hành biển báo, vạch kẻ đường”.

Cùng thethao247 tìm hiểu Luật giao thông trong từng trường hợp, để từ đó phân biệt rõ hơn được các lỗi vi phạm và các mức xử phạt khác nhau khi tham gia giao thông.

THẾ NÀO LÀ LỖI ĐI SAI LÀN ĐƯỜNG?

Khi trên mặt đường phân chia thành nhiều làn được phân biệt bằng vạch kẻ đường – Mỗi làn chỉ cho 1 số loại phương tiện giao thông nhất định đi trên đó. Ví dụ: Làn dành riêng cho ô tô con, làn dành riêng cho ô tô tải, làn dành riêng cho xe máy… Và điều quan trọng nhất là biển báo phân làn như các biển R.412 a,b,c,d…

Làn đường phân biệt dành cho ô tô và xe máy

Đối với biển báo làn đường, nếu người điều khiển phương tiện là xe ô tô đi vào làn đường dành cho xe mô tô, xe máy hoặc ngược lại người điều khiển xe mô tô, xe máy đi vào làn đường dành cho xe ô tô thì mới được xác định là lỗi đi sai làn đường và khi đó mới xử phạt lỗi sai làn đường.

Các biển Làn đường dành cho từng loại xe

Khi các bạn di chuyển trên làn đường không đúng với làn đường dành cho phương tiện mà mình đang điều khiển thì các bạn sẽ bị xử phạt với lỗi: đi không đúng phần đường hoặc làn đường quy định. Các lái xe điều khiển xe ôtô sẽ chịu mức phạt từ 800.000-1.200.000 VNĐ theo điểm c, khoản 4, điều 5, nghị định 171/2013/NĐ-CP; Và các lái xe điều khiển xe motor/gắn máy sẽ chịu mức phạt từ 200.000-400.000 VNĐ theo điểm g, khoản 4, điều 6, nghị định 171/2013.NĐ-CP.

THẾ NÀO LÀ LỖI KHÔNG TUÂN THỦ VẠCH KẺ ĐƯỜNG?

Ở những đoạn giao cắt ngã 3 hoặc ngã 4, các dòng phương tiện được phân luồng (luồng xe đi thẳng, rẽ trái và rẽ phải) bằng vạch kẻ đường và mũi tên chỉ hướng, kết hợp cùng biển báo 411.

Biển báo 411

Theo phụ lục E Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về báo hiệu đường bộ (được ban hành theo Thông tư số 17/2012/TT-BGTVT ngày 29/05/2012 của Bộ trưởng Bộ GTVT) thì biển báo màu xanh 411 có ý nghĩa: chỉ dẫn cho người lái xe biết số lượng làn đường trên mặt đường và hướng đi trên mỗi làn đường theo vạch kẻ đường và Biển có tác dụng bắt buộc người lái xe phải đi đúng làn đường đã được chỉ dẫn hướng phù hợp với hành trình của xe.

Điểm đáng lưu ý trong trường hợp này là biển báo 411 phải đi cùng vạch kẻ đường 1.18 ở dưới thì mới có hiệu lực hoặc nếu chỉ có riêng vạch 1.18 thì vẫn hiệu lực. Còn trường hợp chỉ có biển báo 411 mà không có vạch kẻ đường 1.18 thì biển đó không hiệu lực bởi biển 411 là biển chỉ dẫn, không được sử dụng làm căn cứ xử phạt.

Như vậy, trong trường hợp các lái xe rẽ trái mà lại đi vào làn có mũi tên đi thẳng trên những đoạn đường có vạch kẻ đường 1.18 và biển báo 411 thì đây là lỗi: Không chấp hành hiệu lệnh, chỉ dẫn của biển báo hiệu, vạch kẻ đường. Với lỗi này, người điều khiển xe ôtô sẽ bị phạt theo khoản 1, điểm a, điều 5, nghị định 171/2013/NĐ-CP với mức phạt từ 100.000-200.000 VNĐ; còn người điều khiển xe moto, gắn máy sẽ bị phạt theo khoản 1, điểm a, điều 6, nghị định 171/2013/NĐ-CP với mức phạt từ 60.000-80.000 VNĐ.

ĐỐI VỚI TRƯỜNG HỢP VẠCH MẮC VÕNG

Đối với trường hợp vạch kẻ ô vuông chéo (hay còn gọi là vạch mắt võng) là phần đường cho các phương tiện rẽ phải. Vạch kẻ ô vuông chéo này có mục đích là để quy định bảo đảm sự thông suốt của các phương tiện rẽ phải. Ở các ngã tư có vạch kẻ này thì các phương tiện được phép rẽ phải mà không phải quan tâm đến đèn đỏ và biển báo cho rẽ. Tuy nhiên, vạch kẻ này nghiêm cấm các phương tiện dừng, đỗ trên vạch.

Vạch mắt võng trên đường

Nếu người điều khiển phương tiện tham gia giao thông dừng đèn đỏ trên khu vực có kẻ ô chéo này thì vi phạm lỗi không chấp hành hiệu lệnh, chỉ dẫn của biển báo hiệu, vạch kẻ đường. Vạch kẻ ô chéo này không có tác dụng phân làn cho luồng phương tiện đi thẳng hay rẽ phải.

Mức phạt cho lỗi vi phạm này là từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng.

Quy Chuẩn Mới Phân Biệt Thế Nào Là Lỗi Sai Làn Và Sai Vạch Kẻ Đường?

Hiện nhiều người vẫn chưa phân biệt được, thậm chí nhầm lẫn giữa lỗi đi sai làn đường và lỗi không tuân thủ vạch kẻ đường…

Trao đổi với Báo Giao thông, ông Vũ Ngọc Lăng, Vụ trưởng Vụ ATGT, Tổng cục Đường bộ VN cho biết, lỗi đi sai làn đường và không tuân thủ vạch kẻ đường rất dễ bị nhầm với nhau. Do vậy, việc nhận biết làn đường và vạch kẻ đường rất quan trọng khi tham gia giao thông.

Tại khoản 3.22 Điều 3 Quy chuẩn 41:2019 sửa đổi quy chuẩn 41:2016 có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7 tới, quy định: Làn đường là một phần của phần đường xe chạy, được chia theo chiều dọc của đường, có đủ bề rộng cho xe chạy an toàn.

Phần đường xe chạy chính là phần của đường bộ được sử dụng cho phương tiện giao thông qua lại. Một phần đường xe chạy có thể có một hoặc nhiều làn đường. Theo đó, đi sai làn đường là điều khiển phương tiện đi không đúng làn đường dành cho phương tiện đó trên đoạn đường được chia thành nhiều làn và phân biệt bằng vạch kẻ đường, mỗi làn chỉ dành cho một hoặc một số loại phương tiện nhất định.

Biển báo phân làn đường cho phương tiện

Hiện nay, phổ biến nhất là lỗi đi sai làn đường tại nơi có biển báo “Làn đường dành riêng cho từng loại xe” – biển R.412 (a, b, c, d, e, f, g, h) và “Biển gộp làn đường theo phương tiện” – biển R.415.

Nghị định 100/2019, người điều khiển phương tiện đi sai làn đường sẽ bị xử phạt theo tùy vào loại phương tiện. Đối với ô tô, Điểm đ Khoản 5 Điều 5 quy định: Phạt tiền từ 3-5 triệu đồng đối với người điều khiển xe đi không đúng phần đường hoặc làn đường quy định (làn cùng chiều hoặc làn ngược chiều) trừ hành vi quy định tại điểm c khoản 4 Điều này. Ngoài bị phạt tiền, người vi phạm còn bị phạt bổ sung là tước GPLX từ 1-3 tháng.

Đối với xe máy, điểm g Khoản 3 Điều 6 Nghị định 100 quy định: Phạt tiền từ 400.000 – 600.000 đồng đối với người điều khiển xe đi không đúng phần đường, làn đường quy định (làn cùng chiều hoặc làn ngược chiều).

Phân biệt với lỗi đi sai vạch kẻ đường

Cũng theo ông Lăng, vạch kẻ đường là một dạng báo hiệu, có thể dùng độc lập hoặc kết hợp với các loại biển báo, đèn tín hiệu để hướng dẫn, điều khiển giao thông nhằm nâng cao an toàn và khả năng lưu thông xe. Có nhiều cách phân loại vạch kẻ đường như: dựa vào vị trí sử dụng (vạch trên mặt bằng và vạch đứng); dựa vào hình dáng, kiểu (vạch kẻ liền và vạch kẻ đứt khúc).

Lỗi đi sai vạch kẻ đường hay chính xác là lỗi không chấp hành hiệu lệnh hoặc chỉ dẫn của biển báo hiệu, vạch kẻ đường. Lỗi này thường ở những nơi đường giao nhau có đặt biển báo hiệu “Hướng đi trên mỗi làn đường phải theo” kết hợp với vạch mũi tên chỉ hướng đi trên mặt đường. Ví dụ: Theo biển báo và vạch kẻ đường, xe rẽ phải tại làn đi thẳng… Đây chính là lỗi không chấp hành chỉ dẫn của biển báo hiệu, vạch kẻ đường.

Mức phạt lỗi này đối với người điều khiển ô tô từ 200.000 – 400.000 đồng, với người điều khiển xe máy là từ 100.000 – 200.000 đồng.

Như vậy, việc vi phạm lỗi đi sai làn đường hay không tuân thủ vạch kẻ đường mức phạt rất khác nhau.

“Người tham gia giao thông cũng cần lưu ý, nếu vạch kẻ phân cách các làn theo hướng đi là vạch liền, các phương tiện phải chuyển làn để di chuyển theo hướng định đi trước khi vào khu vực đó và không được đè vạch. Nếu vạch kẻ là vạch nét đứt, các phương tiện được chuyển sang các làn theo hướng di chuyển khác nhưng phải chuyển xong trước khi tới vạch dừng xe. Thứ tự ưu tiên chấp hành hệ thống báo hiệu đường bộ là đèn tín hiệu, biển báo hiệu, vạch kẻ đường”, ông Lăng cho biết.

Theo Báo Giao Thông

Những Lỗi Nào Lái Xe Hay Mắc Phải Trên Đường Cao Tốc?

Một lỗi mà hầu như chẳng ai biết, bởi đơn giản là nó… không có trong quy định bắt buộc, nhưng rất nhiều người mắc phải khi nóng lòng nhập làn cao tốc cho nhanh; sự chênh lệch lớn về tốc độ khi bạn chuẩn bị nhập làn cao tốc với xe đang đi trong cao tốc khiến phán đoán tình huống va chạm và của bạn nhiều khi không chính xác. Chính vì vậy, hãy cố gắng đạt tốc độ tối thiểu dành cho cao tốc trước khi nhập làn (khoảng 60 km/h) để hạn chế tai nạn. Tất nhiên, nếu đằng sau không có xe thì bạn hoàn toàn thoải mái, nhưng về lâu dài, hãy tập cho mình thói quen tốt này.

Chuyển làn không bật đèn báo rẽ

Khỏi cần bàn cãi về một lỗi sơ đẳng này với rất nhiều tài xế; hành vi này nếu xảy ra trên cao tốc rất dễ để lại những tại nạn khủng khiếp, khác hẳn với những vụ va chạm nho nhỏ trong đô thị.

Chuyển nhiều làn đường cùng lúc

Đây hoàn toàn không phải là hành vi vi phạm Luật Giao thông đường bộ, nhưng sẽ an toàn cho bạn nếu chuyển tuần tự từng làn đường để giúp các phương tiện phía sau có thể hiểu được chủ định của bạn trên đường, tránh được sự lúng túng trong các tình huống lái xe tốc độ cao.

Không giữ khoảng cách an toàn với xe phía trước

Bạn có biết, với tốc độ 80 km/h, một chiếc xe 5 chỗ phải cần khoảng 25 m để dừng lại khi đạp phanh khẩn cấp, và quãng đường này sẽ dài hơn nếu bạn đang lái một chiếc xe to hơn, tốc độ đi nhanh hơn. Chính vì vậy, muốn an toàn, hãy nhớ đến việc giữ khoảng cách an toàn theo chỉ dẫn trên các con đường cao tốc.

Đi trên hai làn đường

Trong khu vực đông dân cư, việc đi trên hai làn đường nhiều khi là điều không thể tránh khỏi, do mật độ phương tiện cũng như điều kiện lưu thông, nhưng về lâu dài, điều này sẽ ảnh hưởng kỹ năng lái xe của mỗi người và thực sự là “tai hoạ” nếu bạn đi trên đường cao tốc

Đi tốc độ chậm trên làn đường bên trái

Nhiều người cho rằng, bạn đi với tốc độ tối đa cho phép trên cao tốc là đương nhiên đi trên làn trái là tốt nhất, việc người khác muốn đi nhanh hơn thì cứ việc vượt ở bên trong. Bạn không sai, nhưng nếu muốn giữ cho mình sự an toàn ở cuối con đường, đừng tự cho mình trách nhiệm phán xét người khác đi sai (quá tốc độ), bạn có thực sự khoan khoái khi ngan cản những kẻ lên cơn say tốc độ đang lao tới? Hãy tập cho mình thói quen chỉ dùng làn ngoài cùng bên trái là LÀN ĐỂ VƯỢT; điều này chẳng khiến ai đánh giá bạn lái kém vì hành động này cả.

Đi quá gần với xe ở làn bên cạnh

Không lấn làn, không vượt ẩu…, nhưng việc đi qua gần với một xe làn đường bên cạnh, dù không vi phạm luật nhưng vô tình khiến các xe khác muốn vượt gặp một tình huống có khả năng cao sẽ gây ra tai nạn khi phải lách qua hai xe đi gần nhau. Nên nhớ, trên đường cao tốc, giữ an toàn cho mình nhiều khi cũng đồng hành với việc giữ an toàn cho xe khác.

Dừng xe trên làn khẩn cấp

Khá nhiều lái xe Việt Nam vẫn làm tưởng và cố tình “hiểu nhầm” chức năng của làn khẩn cấp, khá nhiều người tỏ ra… khôn lỏi khí cố tình giả vờ hỏng xe, bật đèn cảnh báo, dừng xe trên làn khẩn cấp để “tâm sự” hay nghỉ ngơi. Đây là hành động hoàn toàn sai và gây mất an toàn cho chính mình; hãy chú ý các điểm dừng chân trên cao tốc hoặc các đoạn được được phép dừng xe (có biển báo) đủ an toàn.

Không chú ý biển hiệu nên đi quá lối rẽ

Và hậu quả của nó sẽ khiến bạn phải đi thêm hàng chục km để đến lối rẽ tiếp theo, điều này không chỉ khiến bạn thiệt hại về kinh tế, thời gian mà còn khiến bạn bị ảnh hưởng tâm lí trên cả quãng đường còn lại. Hãy tìm hiểu lối cần rẽ trên cao tốc để không bị vướng vào tình huống này.

Quay đầu xe trên cao tốc

Hành vi này là hậu quả của việc không tìm hiểu thông tin, đi quá lối rẽ trên cao tốc. Nếu như lựa chọn đúng là đi tiếp đến lối ra tiếp theo thì không ít tài xế Việt Nam lựa chọn một cách “không thể sai lầm hơn” khi cố tình quay đầu để đi ngược chiều trên cao tốc. Hành vi này không khiến bạn về đích nhanh mà chỉ giúp bạn đến gần… bệnh viện hơn mà thôi.

Việt Hưng

Bạn đang xem bài viết Quy Định Về Làn Đường Và Những Lỗi Về Làn Đường Ô Tô Thường Mắc Phải trên website Sachlangque.net. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!