Xem Nhiều 3/2023 #️ Sự Khác Nhau Của Biển Báo P.115 Và Biển P.106 # Top 5 Trend | Sachlangque.net

Xem Nhiều 3/2023 # Sự Khác Nhau Của Biển Báo P.115 Và Biển P.106 # Top 5 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về Sự Khác Nhau Của Biển Báo P.115 Và Biển P.106 mới nhất trên website Sachlangque.net. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Tổng đài cho mình hỏi: Sự khác nhau của biển báo P.115 và biển P.106 như thế nào? Mình cảm ơn tổng đài nhiều!

Căn cứ vào Phụ lục B Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về báo hiệu đường bộ QCVN 41:2016/BGTVT .

– Đối với biển báo P.115:

“Biển số P.115 “Hạn chế tải trọng toàn bộ xe”

Để báo đường cấm các loại xe (cơ giới và thô sơ) kể cả các xe được ưu tiên theo quy định, có tải trọng toàn bộ xe (tải trọng bản thân xe cộng với khối lượng chuyên chở) vượt quá trị số ghi trên biển đi qua, phải đặt biển số P.115 “Hạn chế tải trọng toàn bộ xe”.

– Đối với biển báo P.106:

“B.6. Biển số P.106 (a,b) “Cấm xe ôtô tải” và Biển số P.106c “Cấm xe chở hàng nguy hiểm”

a) Để báo đường cấm các loại xe ôtô tải trừ các xe được ưu tiên theo quy định, phải đặt biển số P.106a “Cấm xe ôtô tải”. Biển có hiệu lực cấm đối với cả máy kéo và các xe máy chuyên dùng đi vào đoạn đường đặt biển số P.106a.

b) Để báo đường cấm các loại xe ôtô tải có khối lượng chuyên chở (theo Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông cơ giới đường bộ) lớn hơn một giá trị nhất định, phải đặt biển số P.106b.

Biển có hiệu lực cấm các xe ô tô tải có khối lượng chuyên chở (xác định theo Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông cơ giới đường bộ) lớn hơn giá trị chữ số ghi trong biển (chữ số tấn ghi bằng màu trắng trên hình vẽ xe). Biển có hiệu lực cấm đối với cả máy kéo và các xe máy chuyên dùng đi vào đoạn đường đặt biển.

c) Để báo đường cấm các xe chở hàng nguy hiểm, phải đặt biển số P.106c”.

Biển báo P.115 là biển hạn chế tổng tải trọng của xe tức là các loại xe (cơ giới và thô sơ); kể cả các xe được ưu tiên theo quy định, có tải trọng toàn bộ xe (tải trọng bản thân xe cộng với khối lượng chuyên chở) vượt quá trị số ghi trên biển đi qua thì sẽ bị cấm đi vào đường có biển P.115.

Còn đối với biển P.106b là biển báo đường cấm các loại xe ôtô tải có khối lượng chuyên chở (theo Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông cơ giới đường bộ) lớn hơn một giá trị nhất định. Biển có hiệu lực cấm đối với cả máy kéo và các xe máy chuyên dùng.

Mức phạt khi điều khiển xe vào đường có biển cấm xe ô tô tải?

Cách xác định vi phạm và mức xử phạt khi xe tải đi qua cầu có cắm biển P.115

Mọi thắc mắc bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được trực tiếp tư vấn, giải đáp.

Sự Khác Nhau Giữa Hai Loại Biển Báo P.115 Và Biển Báo P.106B

Xin chào tổng đài tư vấn! Tôi tham gia giao thông thường thấy có hai loại biển báo cấm tải, một biển có hình tròn màu đỏ bên trong có kí tự chẳng hạn “10t” ( người ta bảo là biển báo P.115) và một biển cũng hình tròn nhưng có hình xe tải, bên trong xe tải có ghi kí tự “10t” ( biển bảo P.106b). Vậy hai biển này có tác dụng và hiệu lực giống nhau không? Tôi xin cảm ơn

Thứ nhất, về biển báo hiệu là P.115

Phụ lục B Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về báo hiệu đường bộ số 41 năm 2016 QCVN 41:2016/BGTVT quy định như sau:

“B.15. Biển số P.115 “Hạn chế tải trọng toàn bộ xe”

Để báo đường cấm các loại xe (cơ giới và thô sơ) kể cả các xe được ưu tiên theo quy định; có tải trọng toàn bộ xe (tải trọng bản thân xe cộng với khối lượng chuyên chở) vượt quá trị số ghi trên biển đi qua, phải đặt biển số P.115 “Hạn chế tải trọng toàn bộ xe”.”

Theo đó, Biển số P.115 “Hạn chế tải trọng toàn bộ xe” sẽ cấm các loại xe (cơ giới và thô sơ); kể cả các xe được ưu tiên theo quy định, có tải trọng toàn bộ xe (tải trọng bản thân xe cộng với khối lượng chuyên chở) vượt quá trị số ghi trên biển đi qua.

Thứ hai, đối với biển P.106b

Phụ lục B Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về báo hiệu đường bộ số 41 năm 2016 quy định như sau:

“B.6. Biển số P.106 (a,b) “Cấm xe ôtô tải” và Biển số P.106c “Cấm xe chở hàng nguy hiểm”

b) Để báo đường cấm các loại xe ôtô tải có khối lượng chuyên chở (theo Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông cơ giới đường bộ) lớn hơn một giá trị nhất định, phải đặt biển số P.106b. Biển có hiệu lực cấm các xe ô tô tải có khối lượng chuyên chở (xác định theo Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông cơ giới đường bộ) lớn hơn giá trị chữ số ghi trong biển (chữ số tấn ghi bằng màu trắng trên hình vẽ xe). Biển có hiệu lực cấm đối với cả máy kéo và các xe máy chuyên dùng đi vào đoạn đường đặt biển.”

Như vậy, biển số P.106b sẽ cấm xe tải; xe máy kéo; các xe máy chuyên dùng có khối lượng chuyên chở theo Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông cơ giới đường bộ lớn hơn giá trị nhất định ghi trên biển P.106b.

Như vậy, có thể thấy sự khác nhau giữa biển báo P.115 và P.106b. Cụ thể như sau:

Biển báo P.115 là biển hạn chế tổng tải trọng của tất cả các loại xe, có tải trọng toàn bộ xe (tải trọng bản thân xe cộng với khối lượng chuyên chở) vượt quá trị số ghi trên biển đi qua thì sẽ bị cấm đi vào đường có biển P.115.

Còn đối với biển P.106b là biển báo đường cấm các loại xe ôtô tải, máy kéo và các xe máy chuyên dùng có khối lượng chuyên chở (theo Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông cơ giới đường bộ) lớn hơn một giá trị nhất định.

Ngoài ra, bạn có thể tham khảo bài viết

Xe vượt quá tải trọng cho phép của cầu đường phạt bao nhiêu?

Chở hàng vượt quá trọng tải thiết kế trên 50%

Mọi thắc mắc xin vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến Luật giao thông đường bộ 24/7: 1900 6172 để được trực tiếp tư vấn, giải đáp.

Tài Xế Thua Kiện Csgt Vinh: Biển P.106B Và P.115 Khác Nhau Thế Nào?

Biển P.106b là biển cấm ô tô tải, máy kéo và các xe máy chuyên dùng có khối lượng chuyên chở (xác định theo Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông cơ giới đường bộ) lớn hơn giá trị chữ số ghi trong biển (chữ số tấn ghi bằng màu trắng trên hình vẽ xe).

Trong trường hợp này không quan tâm đến việc xe có chở hàng hay không, chỉ quan tâm đến khối lượng của xe trên Giấy chứng nhận. Mục đích của Biển P.106b là cấm ô tô tải, máy kéo và các xe máy chuyên dùng cồng kềnh đi vào đường có biển cấm này (tránh tai nạn giao thông).

Ví dụ 1: Khi gặp biển báo cấm xe có khối lượng 4 tấn mà xe có trọng lượng 3.4 tấn và thùng xe được phép chở 4 tấn (trọng tải của xe là 7.4 tấn) đi vào đường này thì xe đó bị vi phạm (dù xe đó không có chở hàng).

Ví dụ 2: Trường hợp xe có trọng lượng 1.5 tấn và thùng xe được cho phép chở 2 tấn (trọng tải của xe là 3.5 tấn) nhưng chở hàng tới 6 tấn thì xe vẫn được vào đường có biển báo cấm xe có trọng tải 4 tấn, nhưng trường hợp này xe sẽ bị xử phạt đối với hành vi chở quá tải.

Biển báo P.115

Biển báo P.115 cấm các loại xe (cơ giới và thô sơ) kể cả các xe được ưu tiên theo quy định, có trọng lượng toàn bộ (cả xe và hàng) vượt quá trị số ghi trên biển đi qua.

Trong trường hợp này sẽ quan tâm đến trọng lượng thực tế của xe (phụ thuộc vào xe có chở hàng hay không). Mục đích của Biển số P.115 là cấm các loại xe có trọng tải thực tế quá lớn; nếu xe có trọng tải thực tế quá lớn đi qua sẽ hư hỏng đường, cầu… thì đặt biển này.

Ví dụ 3: Nếu xe có trọng lượng 5 tấn và thùng xe được phép chở 10 tấn (trọng tải của xe là 15 tấn) gặp biển số 115 (cấm trọng lượng hơn 10 tấn) thì: Nếu xe không chở hàng hoặc có chở hàng (mà tổng trọng lượng thực tế của xe và hàng từ 10 tấn trở xuống) thì được phép đi qua. Nếu xe có chở hàng (mà tổng trọng lượng thực tế của xe trên 10 tấn) thì không được đi qua.

Trước đó, tài xế Phan Đình Anh (SN 1982, trú tại xã Phúc Sơn, huyện Anh Sơn, Nghệ An) điều khiển xe ô tô tải mang BKS 37C – 178.32 của doanh nghiệp Võ Minh có trọng lượng 3,4 tấn, đi vào đường Lê Lợi, TP Vinh. Đầu đường có cắm biển hình tròn, viền đỏ, nền trắng, trên biển có hình một xe ô tô tải màu đen, trên hình xe có hàng chữ 4T màu trắng.

Vì cho rằng xe mình không chở hàng nên không vượt quá trọng tải 4 tấn như biển cấm nên anh tiếp tục cho xe chạy vào đường cấm. Sau đó anh này bị tổ công tác CSGT Công an TP Vinh ra hiệu lệnh dừng xe và kiểm tra giấy tờ.

Tài xế Phan Đình Anh đã bị xử phạt hành chính 4,9 triệu đồng và giữ xe 9 ngày vì các lỗi: Đi vào đường cấm không chấp hành yêu cầu kiểm tra, kiểm soát của người thi hành công vụ; không có giấy phép lái xe; không có chứng nhận đăng ký xe; không có giấy chứng nhận kiểm định an toàn dân sự của chủ xe cơ giới.

Tài xế Đình Anh đã làm đơn kiện CSGT công an TP Vinh vì xử phạt hành chính đối với mình không đúng với quy định pháp luật.

Tại phiên tòa diễn ra vào ngày 29.5, HĐXX đã bác đơn kiện của nguyên đơn là tài xết Phan Đình Anh vì cho rằng không có căn cứ pháp lý để khởi kiện Công an TP Vinh.

Biển Báo Cấm Ô Tô Tải P106B

Ý nghĩa và mức phạt khi vi phạm

Biển báo giao thông cấm ô tô tải P106b

Biển báo cấm ô tô tải có tổng trọng lượng vượt quá quy định là biển báo giao thông cấm ô tô tải có tổng trọng lượng (trọng lượng xe cộng hàng) vượt quá con số đã quy định trên biển. Biển có hiệu lực cấm đối với cả máy kéo và các xe máy chuyên dùng đi vào đoạn đường đặt biển.

· Biển báo cấm ô tô tải có tổng trọng lượng vượt quá quy định là biển báo giao thông số hiệu P.106b.

· Biển báo cấm ô tô tải có tổng trọng lượng vượt quá quy định có hình dạng giống biển báo cấm ô tô tải (biển báo giao thông số hiệu P.106a) chỉ khác ở chỗ trên hình vẽ chiếc ô tô tải có ghi con số chỉ tổng trọng lượng giới hạn của xe, ví dụ: 2,5T (2,5 tấn); 5T (5 tấn);…

· Biển báo cấm ô tô tải có tổng trọng lượng vượt quá quy định thường được đặt trên các đoạn đường có cầu cũ, cầu yếu.

· biển báo cấm, biển báo cấm ô tô tải, biển báo cấm ô tô tải số hiệu P.106b, biển báo giao thông, biển báo giao thông số hiệu P.106b, biển giới hạn tải trọng xe tải, biển giới hạn trọng lượng xe tải

Mức phạt vi phạm

Điều 24 Nghị định 46/2016/NĐ-CP quy định về mức xử phạt người điều khiển xe ô tô tải, máy kéo và các loại xe tương tự xe ô tô vận chuyển hàng hóa vượt trọng tải như sau:

– Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi: Điều khiển xe (kể cả rơ moóc và sơ mi rơ moóc) chở hàng vượt trọng tải (khối lượng hàng chuyên chở) cho phép tham gia giao thông được ghi trong Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe trên 10% đến 30% (trừ xe xi téc chở chất lỏng) và trên 20% đến 30% đối với xe xi téc chở chất lỏng.

– Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi: Điều khiển xe (kể cả rơ moóc và sơ mi rơ moóc) chở hàng vượt trọng tải (khối lượng hàng chuyên chở) cho phép tham gia giao thông được ghi trong Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe trên 30% đến 50%; bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng.

– Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với hành vi điều khiển xe (kể cả rơ moóc và sơ mi rơ moóc) chở hàng vượt trọng tải (khối lượng hàng chuyên chở) cho phép tham gia giao thông được ghi trong Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe trên 50% đến 100%, bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng.

– Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với hành vi điều khiển xe (kể cả rơ moóc và sơ mi rơ moóc) chở hàng vượt trọng tải (khối lượng hàng chuyên chở) cho phép tham gia giao thông được ghi trong Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe trên 100% đến 150%, bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng.

– Phạt tiền từ 8.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng đối với hành vi điều khiển xe (kể cả rơ moóc và sơ mi rơ moóc) chở hàng vượt trọng tải (khối lượng hàng chuyên chở) cho phép tham gia giao thông được ghi trong Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe trên 150%, bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 03 tháng đến 05 tháng.

Ngoài ra, khi xe vượt quá tải trọng cho phép thì không chỉ người điều khiển xe mà cả chủ xe cũng sẽ bị xử phạt, cụ thể như sau;

– Tỉ lệ quá tải trên 10% đến 30% ( hoặc từ trên 20% đến 30% đối với xe xi téc chở chất lỏng) thì cá nhân sẽ bị xử phạt từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng; tổ chức sẽ bị xử phạt từ 4.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng.

– Tỉ lệ quá tải trên 30% đến 50% thì cá nhân sẽ bị xử phạt từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng; tổ chức sẽ bị xử phạt từ 12.000.000 đồng đến 16.000.000 đồng.

– Tỉ lệ quá tải trên 50% đến 100% thì cá nhân sẽ bị xử phạt từ 14.000.000 đồng đến 16.000.000 đồng; tổ chức sẽ bị xử phạt từ 28.000.000 đồng đến 32.000.000 đồng.

– Tỉ lệ quá tải trên 100% đến 150% thì cá nhân sẽ bị xử phạt từ 16.000.000 đồng đến 18.000.000 đồng; tổ chức sẽ bị xử phạt từ 32.000.000 đồng đến 36.000.000 đồng.

– Tỉ lệ quá tải trên 150% thì cá nhân sẽ bị xử phạt từ 16.000.000 đồng đến 18.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng; tổ chức sẽ bị xử phạt từ 36.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng.

Bạn đang xem bài viết Sự Khác Nhau Của Biển Báo P.115 Và Biển P.106 trên website Sachlangque.net. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!