Cập nhật thông tin chi tiết về Thi Bằng Lái A1 Và Những Điều Cần Biết mới nhất trên website Sachlangque.net. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Thi Bằng Lái A1 Và Những Điều Cần Biết
Chuyên mục: Tin tức xe máy – Mẹo vặt
Lượt xem: 1001
Viết bởi pkd
Bao nhiêu tuổi được thi bằng lái xe máy?
Bằng lái xe máy ( giấy phép lái xe) là một loại giấy phép, chứng chỉ do cơ quan Nhà nước hoặc cơ quan có thẩm quyền cấp cho một người để cho phép người đó được phép vận hành, lưu thông, tham gia giao thông bằng xe máy trên các con đường công cộng tại một quốc gia cụ thể. Theo Điểm a, điểm b Khoản 1 Điều 60 Luật giao thông đường bộ năm 2008, quy định về tuổi, sức khỏe của người lái xe máy như sau:
1. a) Người đủ 16 tuổi trở lên được lái xe gắn máy có dung tích xi-lanh dưới 50 cm3;2. b) Người đủ 18 tuổi trở lên được lái xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh có dung tích xi-lanh từ 50 cm3 trở lên và các loại xe có kết cấu tương tự; xe ô tô tải, máy kéo có trọng tải dưới 3.500 kg; xe ô tô chở người đến 9 chỗ ngồi;Như vậy theo quy định trên, đối với loại xe mô tô hai bánh, hay xe mô tô ba bánh có dung tích xi lanh từ 50cm3 trở lên và các loại xe có kết cấu tương tự thì độ tuổi đủ điều kiện để sử dụng cũng như để thi bằng lái xe là phải đủ 18 tuổi trở lên.
Thủ tục thi lấy bằng lái xe máy gồm những gì?
Để đăng ký thi lấy bằng lái xe máy hạng A1, bạn cần chuẩn bị theo các bước sau:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ bao gồm các giấy tờ:• 6 tấm ảnh thẻ 3×4• Chứng minh nhân dân photo 2 bản• Giấy khám sức khỏe mẫu A3 mới theo quy định của Bộ giao thông vận tải
Bước 2: Đến địa chỉ văn phòng tiếp nhận hồ sơ để nộp hồ sơHiện tại Hệ thống HEAD và Cửa hàng Hồng Đức hỗ trợ nhận hồ sơ thi cho khách hàng ở Cần Thơ, Hậu Giang và Sóc Trăng.– CẦN THƠHồng Đức 1: 88-90-90A Hùng Vương, P. Thới Bình, Quận Ninh KiềuHồng Đức 2: 476 KV Phụng Thanh 1, P. Thốt Nốt, Quận Thốt NốtHồng Đức 3: 135 Cách Mạng Tháng 8, P. An Thới, Quận Bình ThuỷHồng Đức 4: 969/6 đường 26/3, KV4, P. Châu Văn Liêm, Quận Ô MônHồng Đức 6: 10 – 10E Nguyễn Trãi, P. Cái Khế, Quận Ninh KiềuHồng Đức 7: KDC Thới Lai, Thới Thuận A, TT. Thới Lai, Huyện Thới LaiHồng Đức 9: Đường Hà Huy Giáp, Thới Thuận, TT.Cờ Đỏ, Huyện Cờ Đỏ Cửa hàng Hồng Đức: 41K Mậu Thân, P. An Hòa, Quận .Ninh kiều– HẬU GIANGHồng Đức 5: 34 Quốc Lộ 61, TT. Cái Tắc, Huyện Châu Thành AHồng Đức 8: 2035 Hùng Vương, KV3, P. Ngã Bảy, TP. Ngã BảyHồng Đức 11: 954 Ấp Cầu Xáng, Xã Tân Bình, Huyện Phụng HiệpHồng Đức 12: 507 Trần Hưng Đạo, KV3, P.1, TP. Vị Thanh – SÓC TRĂNGHồng Đức 10: Ấp Trà Quýt A, TT. Châu Thành, Huyện Châu ThànhBước 3: Nhận lịch học, lịch thi và ngày thi bằng lái xe máyHệ thống HEAD và Cửa hàng Hồng Đức hỗ trợ 100% học phí thi bằng lái A1.Bước 4: Thi bằng lái xeBước 5: Nhận bằng lái xe máySau khi thi đỗ cả lý thuyết và thực hành đến trung tâm sát hạch để nhận Bằng lái hoặc gửi qua đường bưu điện.
Bằng Lái Xe Máy A1 Là Gì Và Những Điều Cần Biết Khi Thi Sát Hạch Bằng A1
Bằng lái xe máy đã trở thành một vật dụng không thể thiếu để chứng minh với cơ quan chức năng rằng bạn đủ khả năng điều khiển phương tiện giao thông. Vậy bằng lái xe A1 là gì và cần biết những điều gì khi đăng kí thi bằng
Bằng lái xe máy A1 là gì
Theo quy định của pháp luật Việt Nam về các hạng bằng lái xe mà người tham gia giao thông cần phải có hiện nay. Bằng A1 là hạng bằng lái cơ bản nhất mà người lái xe cần phải có. Bằng lái xe máy này áp dụng cho các loại xe có dung tích dưới 175 cm3. Nếu như không có được bằng lái xe A1 mà vẫn tham gia giao thông, bạn có thể bị phạt rất nặng với số tiền lên tới 1.200.000 đồng.
Thủ tục thi bằng lái xe máy cần những gì
Nếu như bạn là lái xe mới lần đầu tham gia thi sát hạch bằng lái xe máy A1. Bạn cần phải chú ý thêm về các thủ tục thi bằng lái xe máy cần có những hồ sơ gì để có thể kịp thời chuẩn bị để sẵn sàng cho bài thi. Đối với những thủ tục đăng kí thi bằng A1, bạn cần chuẩn bị các giấy tờ như sau.
02 ảnh thẻ 3×4 hoặc 4×6. Trong ảnh bạn cần mặc áo sơ mi trắng có cổ
01 chứng minh nhân dân phô tô, không cần công chứng
01 giấy khám sức khỏe loại mới do cơ quan có chuyên môn cung cấp. Đối với giấy khám sức khỏe loại mới này sẽ có những phần khác biệt khi có cả mục xét nghiệm nước tiểu trong giấy khám
01 đơn đề nghị được tham gia thi sát hạch bằng lái xe máy A1 theo mẫu đã có sẵn
► [Hé lộ] Cách viết hồ sơ xin việc CHUẨN cho mọi ngành nghề
Đăng kí thi bằng lái xe máy tại đâu?
Và sau khi các lái xe lần đầu tham gia sát hạch bằng A1 đã hoàn thành xong các bước chuẩn bị hồ sơ thủ tục thi bằng lái xe máy A1. Các tài xế cần phải nộp lại hồ sơ đăng kí thi của mình tại chính trung tâm đào tạo lái xe mà các học viên đang theo học. Thông thường, các trung tâm đào tạo sẽ tổ chức tối thiểu 20 ca thi tương ứng với các đợt thi nhất định. Sau khi nộp hồ sơ xong, các học viên sẽ được thông báo lịch thi bằng của bản thân thông qua các kênh liên lạc thông thường.
Sau khi đã nhận được thông báo về lịch thi sát hạch bằng lái sau khi đã đăng kí thi bằng lái xe máy xong, các lái xe hãy về luyện tập thật kĩ để có thể có được một bài thi với kết quả khả quan nhất có thể.
Lệ phí thi bằng lái xe máy
Bên cạnh thủ tục đăng kí thi bằng, các lái xe cũng cần phải đóng một khoản lệ phí thi bằng lái xe máy hạng bằng A1 như sau theo quy định của pháp luật:
Học phí đào tạo cấp bằng lái xe A1: 150.000 đồng
Lệ phí tham gia thi: 165.000 đồng
Lệ phí cấp bằng theo dạng thẻ cứng: 135.000 đồng
Như vậy, tổng số lệ phí mà các học viên lái xe cần phải đóng nếu muốn thi sát hạch bằng lái xe máy A1 hiện nay là: 450.000 đồng
Chứng minh nhân dân còn hạn sử dụng đối với công dân Việt Nam hoặc hộ chiếu vẫn còn thời hạn visa đối với những người nước ngoài đang sống và làm việc tại Việt Nam. Nếu như quên không mang theo giấy tờ này vào phòng thi, việc đó đồng nghĩa bạn đã bị đánh trượt.
Khi đi thi bằng lái, mang theo 225.000 VNĐ bao gồm: thi lí thuyết 40.000 VNĐ, thi thực hành: 50.000 VNĐ, chi phí cấp bằng lái dạng thẻ cứng dành cho lái xe: 135.000 VNĐ.
Cách thi bằng lái xe máy phổ biến hiện nay
Quy trình của bài thi sát hạch lái xe a1 hiện nay sẽ thường kéo dài qua 2 phần thi đó là lí thuyết, và phần thi thực hành. Thông thường, phần thi lí thuyết sẽ được tiến hành trên giấy. Tuy nhiên, để tránh tình trạng gian lận khi tham gia thi bằng lái xe máy, các trung tâm đào tạo; sát hạch lái xe máy hiện nay đã không còn sử dụng hình thức thi lí thuyết trên giấy mà chuyển sang thi lí thuyết trên máy tính để đảm bảo sự công bằng.
Mặc dù hình thức thi mới này rất có lợi thế tuy nhiên nó cũng gây ra nhiều khó khăn cho những người ít khi tiếp xúc với công nghệ hiện đại. Những cũng đừng quá lo lắng nếu như bạn đọc được cách thi bằng lái xe máy phần lí thuyết bằng máy tính như sau:
Hướng dẫn thi bằng lái xe máy phần lí thuyết bằng máy tính
Bước 2: Nhập số báo danh đang có sẵn từ trước vào máy tính. Sau đó nhấn enter 2 lần để bắt đầu làm bài.
Bước 4: Sau khi làm xong bài thi bằng lái xe máy, chọn nút kết thúc trên màn hình và nhấn có để nộp bài.
Cách thi bằng lái xe máy phần thực hành
Đối với phần thực hành trong bài thi sát hạch bằng lái xe máy, các lái xe sẽ phải thể hiện kĩ năng lái xe của mình trong một bài thi với các yêu cầu kĩ năng lái xe khác nhau. Tuy nhiên, để có thể có các thi bằng lái xe máy thành công phần này, hãy cố gắng thật bình tĩnh, không để các yếu tố bên ngoài chi phối hoàn cảnh của bản thân. Bên cạnh đó, nếu xe chết máy, đừng tự ý dắt xe ra khỏi sân thi nếu như chưa có sự cho phép của đội ngũ ban giám khảo.
► Thông tin tuyển lao động phổ thông GẤP với mức lương tốt
Câu hỏi thi bằng lái xe máy có thể tìm thấy ở đâu
Sau khi đã hoàn thành xong mọi hồ sơ cũng như lệ phí đăng kí thi bằng, các lái xe mới tham gia sát hạch sẽ được cung cấp một tài liệu ôn thi gồm 150 câu hỏi thi bằng lái xe máy thông dụng. Trong đó, phần lớn các câu hỏi ôn thi trong bộ tài liệu này lại có trong đề thi chính thức nên các lái xe hoàn toàn có thể yêu tâm ôn luyện.
Trong bộ tài liệu 150 câu hỏi thi bằng lái xe máy hạng a1, các câu hỏi thường nằm trong các phần chính của bài thi lí thuyết như phần biển báo, phần sa hình. Tuy nhiên, việc học thuộc toàn toàn đáp án của 150 câu hỏi trong bài thi quả thật là không dễ dàng. Do đó, các lái xe cần có một vài mẹo thi bằng lái xe máy a1 để có thể vượt qua được phần thi lí thuyết một các dễ dàng.
► [TOP 20] Các câu hỏi phỏng vấn thường gặp và cách trả lời hay nhất
Mẹo thi bằng lái xe máy A1
Do trong phần lí thuyết, các học viên sẽ phải học từ bộ tài liệu 150 câu hỏi thi bằng lái xe máy nên sẽ rất khó để có thể học hết được toàn bộ các câu hỏi này. Tuy nhiên vẫn có các mẹo thi bằng lái xe máy a1 để các lái xe lần đầu thi sát hạch không bị bỡ ngỡ
Đối với bài thi lí thuyết phần biển báo
Một mẹo thi bằng lái xe A1 lí thuyết phần biển báo mà các lái xe cần phải ghi nhớ đó là việc nắm rõ được tên, cũng như là ý nghĩa của biển báo là rất quan trọng. Do các biển báo giao thông hiện nay thiết kế khá giống nhau nên việc nhớ tên biển báo rất là quan trọng.
Ví dụ: trong câu hỏi sau: Gặp biển nào thì mô tô 2 bánh được đi vào? Đáp án đúng ở trong câu này là đáp án 3. Bởi vì, biển số 2 và biển số 3 đều là cấm các phương tiện ô tô 3 bánh đi vào mà không cấm xe hai bánh. Do đó, xe mô tô 2 bánh hoàn toàn có thể đi vào được.
Đối với bài thi lí thuyết phần luật giao thông đường bộ
Một mẹo thi bằng lái xe máy a1 cho bài thi lí thuyết phần đường bộ mà các lái xe cần phải chú ý đó là các từ khóa ở trong câu hỏi. Hãy đọc kĩ câu hỏi và để ý các từ khóa mà mình đọc được. Đôi khi đó lại chính là gợi ý lời giải cho câu hỏi trong bài thi luôn. Ví dụ:
Với những câu hỏi có các từ khóa như: “những, các” mà có 2 đáp án, lập tức chọn cả 2 đáp án .
Với những câu hỏi có các từ khóa: “vạch, phố, dải, phần” như câu sau, lập tức chọn nay phương án 1
Một nguyên tắc mà rất nhiều học viên thi bằng lái xe A1 phần sa hình thành công đó là việc áp dụng nguyên tắc: “Nhất lộ, Nhị ưu, Tam đường, Tứ hướng”. Nguyên tăc này có ý nghĩa như sau:
Nhất lộ: xe nào vào giao lộ trước thì đi trước
Nhị ưu: xe nào trong nhóm ưu tiên thì đi trước (những xe trong nhóm ưu tiên bao gồm: xe quân sự, xe công án, cứu hỏa, cứu thương…)
Tam đường: Xe đang đi trên đường ưu tiên luôn được quyền đi trước.
Tứ hướng: các xe cần phải đi theo thứ tự lần lượt như sau: rẽ phải, đi thẳng, rẽ trái
Có thể thấy rằng, thi sát hạch bằng lái xe máy A1 hiện nay không hề khó. Điều quan trọng là bạn cần chuẩn bị cho bản thân một tinh thần thật sự thoải mái. Hy vọng những thông tin trên đã có thể giúp các lái xe vững tâ hơn trước khi quyết định đi thi.
Minh Anh Nguyen
Những Điều Cần Biết Thi Bằng Lái G1, G2, G
Toronto – Những điều cần biết thi bằng lái G1, G2, G
Bước 1: thi bằng viết G1
Bằng viết G1 kiểm tra kiến thức giao thông của người lái dưới hình thức thi trắc nghiệm. Bạn sẽ cần phải học ý nghĩa của các biển báo, luật giao thông, các loại xe ưu tiên và những quy định dành cho những người cầm bằng lái G1, G2 và full G.
Bài thi G1 không quá khó, nhưng mình cũng xin chia sẻ đến các bạn một số tips “bao đậu” G1 như sau:
Download và hoàn thành vài lần các bài thi thử trên smartphone (keyword G1 test)
Đêm trước khi thi ngủ sớm, sáng dậy sớm sửa soạn đẹp đẽ để chụp hình cho bằng lái (vì driver license là official ID của bạn, do đó bạn không muốn tham gia vào hội thi “ai có hình trên ID xấu nhất” đúng không?)
Đến các trung tâm thi bằng lái thật sớm (không cần book trước) vì ở khu vực Toronto số lượng người đăng ký luôn rất đông đấy
Bài thi gồm 2 phần: biển báo (20 câu), luật và kiến thức lái xe (20 câu), nếu bạn sai quá 4 câu một phần thì rớt, ra ngoài xếp hàng chờ đóng tiền thi lại.
Bước 2: thi bằng viết G2
Sau khi có bằng G1, bạn sẽ phải chờ 1 năm mới có thể thi G2. Trong thời gian này, nếu bạn muốn tập lái thì bạn phải có một người có bằng full G hơn 5 năm ngồi kế bên hướng dẫn bạn. Tuy nhiên, mình khuyên các bạn nên đăng ký đi học các thầy dạy lái chuyên nghiệp, vì xe của các thầy sẽ có thắng (phanh) dự phòng để có thể dừng xe phụ bạn khi không an toàn. Bạn đừng nôn nóng đi thi khi cảm thấy chưa sẵn sàng hay vì muốn tiết kiệm chi phí. Vì nếu bạn không đậu, chi phí bạn phải bỏ ra để thi lại (thuê xe, di chuyển, thời gian, lệ phí) còn cao hơn là bạn thuê thầy tập luyện thêm vài giờ lái xe đấy!
Một số lời khuyên của mình dành cho các bạn:
Đừng nôn nóng, hãy học lái nhiều giờ cho đến khi bản cảm thấy tự tin với khả năng xử lý tình huống của mình
Bạn nên nắm thật chắc luật giao thông và các biển báo trước khi thực hành
Ghi chú hoặc ghi âm lại các lời giảng, các hướng dẫn của thầy dạy lái. Nếu không chắc mình nhớ đúng, bạn có thể xem lại trên youtube để củng cố kiến thức
Giám khảo sẽ không cần một người thi hoạt bát, dễ thương, nhưng họ sẽ rất quan trọng những người lái xe tạo cho họ cảm giác an toàn và cẩn thận.
Một số thầy sẽ dẫn bạn đi thi ở một nơi thật là xa, với lý do là mật độ xe lưu thông ít hơn. Một số bạn không đồng ý với quan điểm này, tuy nhiên, cá nhân mình lại thấy cũng có điểm đúng. Kỹ năng lái xe là một quá trình cần thời gian tích lũy kinh nghiệm. Khi đi học lái, bạn chỉ có trên dưới 10 giờ ngồi sau vô-lăng, và lúc nào cũng có người hướng dẫn, hãm phanh (thắng) hộ bạn. Trong khi đó, khi lưu thông trên đường phố thì muôn vàn tình huống có thể diễn ra, khu vực nào giao thông càng đông thì xác xuất càng cao. Do đó, nếu bạn cảm thấy kinh nghiệm lái xe mình còn hạn chế, ở những khu vực giao thông vắng vẻ rõ ràng là cũng giảm thiểu những tình huống bất ngờ cho new driver đúng không?
Thông tin bên lề
Sau khi có G2, bạn có thể lái xe ở tất cả đường ở Ontario. Nếu dưới 19 tuổi, trong 6 tháng đầu tiên, bạn sẽ phải chịu thêm một vài quy định khác.
Điểm khác biệt giữa G2 (new driver) và full G là nồng độ cồn trong máu của bạn phải luôn luôn là 0%, tiền bảo hiểm xe sẽ đắt hơn và khi vi phạm bạn sẽ phạt nặng hơn so với G. Sau 1 năm, bạn sẽ đủ tiêu chuẩn để thi full G.
Nếu bạn có bằng lái Việt Nam trên 2 năm, bạn có thể thi viết G1 và thi thẳng lên G2 hoặc full G mà không cần phải chờ đợi. Nếu chưa đủ thời gian, bạn sẽ phải đợi thêm số tháng còn thiếu để được thi lấy bằng
Vd: bạn đã có bằng lái Việt Nam được 8 tháng, sau khi có bằng viết G1, bạn sẽ phải đợi thêm 4 tháng để đủ 12 tháng và được đi thi bằng lái G2.
Nếu bạn đã đổi sang bằng lái quốc tế (có tiếng Anh), bạn không cần phải gửi lên Ottawa để dịch.
Bằng Lái Xe Ô Tô: Những Điều Cần Biết Và Điều Kiện Để Được Thi Lấy Bằng
Các loại bằng lái xe ô tô hiện hành và ý nghĩa B1 B2 C E F
Các loại bằng lái xe ô tô đang được sử dụng trong luật giao thông đường bộ Việt Nam gồm có bằng lái xe hạng B, hạng C, hạng D, hạng E, hạng F, FB, FC, FD.
Bằng lái xe B2
Là loại bằng lái xe phổ biến nhất hiện nay. Bằng lái xe hạng B là bằng lái xe ô tô quy định quyền điều khiển, người có giấy phép lái xe hạng B được điều khiển xe ô tô dưới 9 chỗ ngồi, xe tải và đầu kéo rơ mooc dưới 3500 kg. Bằng lái xe ô tô hạng B lại chia ra làm hai loại là B1 và B2, quyền điều khiển như nhau. Chỉ khác bằng lái xe hạng B1 cấp cho người không hành nghề lái xe, còn bằng B2 cấp cho người hành nghề lái xe. Do đó muốn lái xe taxi thì phải học bằng B2.
Hiện nay hầu hết các học viên đều học bằng lái xe hạng B2 thay vì hạng B1 do bằng lái xe hạng B2 có thời hạn lâu hơn. Thời hạn của bằng B2 là 10 năm, bằng B1 là 5 năm. Và chi phí học và thi hai loại bằng là như nhau. Do đó rất ít hoặc hầu như không có trung tâm đào tạo bằng hạng B1.
Bằng lái xe ô tô B2 quy định thí sinh thi sát hạch phải đủ 18 tuổi tính đến ngày thi. Thời gian học lý thuyết và thực hành của bằng hạng B2 là 3 tháng theo quy định của Bộ giao thông. Nghĩa là từ lúc nộp hồ sơ đến lúc thi là 3 tháng, do đó thí sinh có dự định lấy bằng lái xe trước Tết thì phải nộp hồ sơ trước đó vào khoảng tháng 9, để có thể thi lấy bằng vào dịp cuối năm.
Bằng lái xe hạng C
Là bằng lái xe phổ biến tiếp theo sau bằng B2, bằng hạng C quy định quyền điều khiển lái xe ở hạng B2, lái xe tải, đầu kéo rơ mooc lớn hơn 3500kg.
Như vậy bằng lái xe ô tô hạng C lái được hầu hết các loại xe tải, trừ xe Container. Do quyền điều khiển bằng hạng C cao hơn, nên yêu cầu của giấy phép lái xe hạng C cũng cao hơn so với bằng B2.
Để thi bằng lái xe hạng C, Bộ Giao thông quy định độ tuổi là 21 tính đến ngày thi sát hạch. Thời gian từ lúc nộp hồ sơ đến lúc thi sát hạch bằng C là 5 tháng. Tuy nhiên theo đánh giá chủ quan của các học viên thì thi bằng hạng C không khó hơn nhiều so với bằng hạng B2.
Bằng lái xe ô tô hạng D, E, F
Bằng lái xe hạng D: Điều khiển các loại xe quy định ở hạng C, lái xe chở người từ 10 – 30 chỗ ngồi.
Bằng lái xe hạng E: Điều khiển các loại xe quy định ở hạng D, lái xe chở người trên 30 chỗ ngồi.
Bằng lái xe hạng F: Cấp cho người lái xe đã có giấy phép lái xe hạng B2, D, E để lái các loại xe quy định cho các giấy phép lái xe hạng này khi kéo rơ moóc hoặc xe ô tô chở khách nối toa; hạng FC cấp cho người lái xe đã có giấy phép lái xe hạng C để lái các loại xe quy định cho hạng C khi kéo rơ moóc, đầu kéo kéo semi rơ moóc.
Điều kiện thi sát hạch giấy phép lái xe hạng D, E, F. Giấy phép hạng D, E, F là các GPLX chuyên dụng yêu cầu đặc biệt. Đòi hỏi người lái xe phải có kinh nghiệm lái và số km an toàn nhất định. Do đó để có thể sở hữu những loại bằng lái xe ô tô trên, người lái xe phải làm thủ tục nâng hạng bằng lái xe từ các hạng B và C.
Thời hạn của bằng lái xe hạng B, C, D, E
Thời hạn của bằng hạng A1, A2, A3: không thời hạn.
Thời hạn của bằng hạng A4, C: thời hạn 05 năm kể từ ngày cấp.
Thời hạn của bằng hạng B2: thời hạn 10 năm kể từ ngày cấp.
Thời hạn của bằng hạng D, E và các hạng F: thời hạn 03 năm kể từ ngày cấp.
Hồ sơ thi bằng lái xe ô tô
CMND photo (không cần công chứng)
10 ảnh 3×4 (áo có cổ, nền xanh nước biển đậm)
Giấy khám sức khỏe
Quy trình học bằng lái xe ô tô
Sẽ có 2 kỳ thi cho học viên, thi chứng chỉ nghề tại trung tâm đào tạo lái xe, và thi sát hạch bằng lái xe ô tô do Sở giao thông công chính trực tiếp coi thi và chấm thi, sát hạch.
Thi chứng chỉ nghề lái: Việc tổ chức thi và chấm thi sẽ do chính trung tâm mà bạn học lái xe thực hiện. Trung tâm sẽ cung cấp xe thi và giáo viên trong trung tâm sẽ là giám khảo. Nội dung thi gồm cả lý thuyết và thực hành trong sa hình. Chứng chỉ do trung tâm cấp là giấy tờ bắt buộc để bạn được tham gia thi sát hạch tại Sở GTVT.
Thi sát hạch để cấp bằng: Kỳ thi này sẽ do Sở GTVT tổ chức. Xe thi là của trung tâm ĐT và sát hạch lái xe, có gắn chíp. Nhân viên của Sở sẽ về làm giám khảo. Nội dung thi giống với kỳ thi chứng chỉ nhưng thêm vào phần lái xe trên đường trường.
Môn thi thực hành lái xe trong sa hình được coi là môn thi khó nhằn nhất khi thi sát hạch bằng lái xe.
Thi lý thuyết
Phần lý thuyết thi lấy bằng lái xe ô tô là bài thi trắc nghiệm trên máy tính. Số lượng câu hỏi trong bài thi là 30 câu được chọn theo cách ngẫu nhiên từ 450 câu hỏi lý thuyết đã có đáp án từ trước khi ôn thi
Bắt đầu thi, trước tiên là thí sinh phải điền hạng bằng muốn thi (B1, B2, C, …), và số báo danh, sau đó máy tính sẽ hiển thị 30 câu hỏi. Các bạn phải hoàn thành bài thi lý thuyết này trong vòng 25 phút. Sẽ có từ 2 đến 4 phương án được đánh số từ 1-4. Bạn chọn phương án ào thì nhập con số tương ứng với phương án đó. Cứ vậy làm xong câu nào thì nhấn mũi tên đi xuống để làm hết 30 câu.
Thi thực hành
Xuất phát
Dừng xe nhường đường cho người đi bộ
Dừng xe, khởi hành trên dốc lên (thường gọi là đề-pa lên dốc)
Đi xe qua hàng đinh
Đi xe qua đường vuông góc (chữ Z)
Đi xe qua đường vòng quanh co (chữ S)
Ghép xe vào nơi đỗ (lùi chuồng)
Dừng xe nơi giao nhau với đường sắt
Tăng tốc, tăng số
Kết thúc
Trong phần thi thực hành lấy bằng lái xe ô tô còn có những bài thi phụ là dừng xe nguy hiểm và cho xe qua ngã tư có đèn tín hiệu điều khiển giao thông. Điểm thi thực hành sa hình phải đạt 80/100 mới qua được, bạn đỗ hay trượt thì thiết bị cũng báo cho bạn ngay luôn trên xe.
Thi đường trường
Là phần thi cuối cùng của thi sát hạch bằng lái xe ô tô, đã qua được hai phân trên thì phần thi này coi như qua, chỉ mang tính thủ tục. Tuy nhiên vẫn có số ít người không đạt phần thi này. Giám khảo của Sở GTVT ngồi cạnh sẽ yêu cầu bạn các thao tác cơ bản của lái xe trên đoạn đường chừng vài trăm mét. Là phần thi dễ nhất, và thoải mái nhất khi bạn biết gần như chắc chắn mình sẽ có tấm bằng lái.
Về việc cấp bằng lái xe:
Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải đã ban hành Thông tư số 07/2009/TT-BGTVT ngày 19/6/2009 Quy định về đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ và Thông tư số 15/2011/TT-BGTVT ngày 31/3/2011 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 07/2009/TT-BGTVT.
XEM THÊM:
Đó là quy trình học và thi lái bằng lái xe ô tô. Tóm lại, khi đã ôn kỹ lý thuyết và thực hành nhuần nhuyễn, đối với một người bình thường thì việc để lấy được tấm bằng lái xe B2 không có gì khó. Tuy nhiên chủ quan lại là một sai lầm khiến bạn có thể “tạch” bài thi thực hành trong những thử thách khó như dừng trên dốc. Và hậu quả của sự chủ quan còn nguy hiểm hơn khi lái xe trên đường. Vì vậy hãy học thật chắc lý thuyết, lái xe thực hành thật nhuần nhuyễn để có thể tự tin lấy tấm bằng và tham gia giao thông một cách an toàn nhất.
Nguồn: https://timviecvantai.net/ Kim Ngân
Bạn đang xem bài viết Thi Bằng Lái A1 Và Những Điều Cần Biết trên website Sachlangque.net. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!