Cập nhật thông tin chi tiết về Thời Gian Học Bằng Lái Xe B1 Và Những Điều Cần Biết mới nhất trên website Sachlangque.net. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Thời gian học bằng lái xe b1 chỉ vỏn vẹn trong 3 tháng, học viên được học lý thuyết song song với thực hành, học thi lấy bằng ngay, đảm bảo kết quả tốt nhất cùng chương trình học chất lượng.
Không có quá nhiều điểm khác biệt so với học lái xe b2, việc học lái xe ô tô b1 thường diễn ra trọn vẹn trong vòng 3 tháng, tính từ thời gian làm hồ sơ đăng ký, học lý thuyết, thực hành cho đến lúc thi sát hạch lái xe ô tô b2. Thời gian học là linh hoạt vào tất cả các ngày trong tuần theo sự sắp xếp của học viên để phù hợp với công việc riêng của mình.
Với thời gian học 3 tháng trên, để đảm bảo tốt nhất cho học viên, mỗi trung tâm dạy lái xe ô tô thường có chương trình học riêng cho chất lượng tốt nhất, theo đó chia thành 3 giai đoạn chính đó là học lý thuyết, học thực hành và cuối cùng là tham gia thi sát hạch được tổ chức bởi bộ GTVT.
Sau khi hoàn tất mọi hồ sơ đăng ký, những ngày học đầu tiên, học viên sẽ được tham gia 4 buổi học lý thuyết với bộ tài liệu gồm 450 câu hỏi trắc nghiệm luật giao thông đường bộ, 1 đĩa CD gồm 15 bộ câu hỏi lý thuyết cho học viên có thể vừa học trên lớp và ôn tập tại nhà.
Học thực hành bao giờ cũng được bố trí thời gian dài hơn để học riêng có thể yên tâm luyện tập từ cơ bản đến thực hành, nắm chắc tay lái mỗi khi cầm vô lăng.
Ngoài ra, trong toàn bộ quá trình học, mỗi học viên sẽ được học tập với dòng xe đời mới, tân tiến, cho cảm giác an tâm, học theo dạng 1 thầy 1 trò, giảng viên theo sát học viên không chỉ chỉ ra lỗi sai mà còn chia sẻ kinh nghiệm để học viên hoàn thành tốt bài thi cũng như có những kiến thức, kỹ năng lái xe an toàn khi tham gia giao thông.
Sau khi hoàn thành 2 giai đoạn trên trong thời gian 3 tháng, cũng như thi thử, học viên sẽ được bước chân vào kỳ thi sát hạch do bộ GTVT tổ chức. Mỗi học viên đạt số điểm như quy định sẽ được cấp bằng ngay sau đó, trường hợp không đủ điểm trượt sẽ được bố trí thi lại vào lần tổ chức thi sau.
Học Bằng Lái Xe B1 Và Tất Cả Những Điều Cần Biết
Bằng Lái Xe B1 – số Tự Động Hiện nay, tại Việt Nam, bằng lái xe (giấy phép lái xe) ô tô phổ biến nhất thường được người dân sử dụng vẫn là bằng hạng B bao gồm B1 và B2. Đây là loại bằng lái dành cho xe ô tô dưới 9 chỗ ngồi và có tải trọng dưới 3,5 tấn. Tuy nhiên, ngày càng có nhiều người sử dụng xe số tự động nên nhu cầu có thêm loại bằng lái dành riêng cho xe số tự động nảy sinh. Từ đó, ngày 1/1/2016, bằng lái xe số tự động chính thức được Bộ GTVT bổ sung và áp dụng. * Bằng lái xe ô tô hạng B1 – số tự động: Bằng B1: Cấp cho những người không hành nghề lái xe, được điều khiển các loại xe sau đây: Ô tô chở người đến 9 chỗ ngồi; Ô tô tải, kể cả ô tô tải chuyên dùng, có trọng tải thiết kế dưới 3.500 kg.
Giấy phép lái xe hạng B1 khác B2 như thế nào? Bằng lái B1 hết hạn khi tài xế nam đủ 60 và tài xế nữ 55 tuổi, trong khi bằng B2 có thời hạn chỉ 10 năm. Theo thông tư 12/2017/TT-BGTVT về đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ của Bộ Giao thông Vận tải, giấy phép lái xe hạng B gồm ba loại: B1 số tự động, B1, và B2. Điểm khác nhau giữa B1 và B2 : Người có giấy phép lái xe hạng B1 số tự động và B1 không được hành nghề lái xe. Ngược lại, giấy phép lái xe hạng B2 không có hạn chế này. Cùng nhau tìm hiểu 3 loại trên : Giấy phép hạng B1 số tự động hay gọi là B11 : chỉ cho phép điều khiển xe số tự động, bao gồm ôtô chở người đến 9 chỗ ngồi; ôtô tải có tải trọng dưới 3.500 kg và ôtô dùng cho người khuyết tật. Không được kinh doanh vận tải Giấy phép lái xe hạng B1 cũ cho phép lái cả xe số tự động và số sàn, bao gồm cả các phương tiện như hạng B1 số tự động nêu trên và xe kéo một rơ moóc có trọng tải thiết kế dưới 3.500 kg. Không được kịnh doanh vận tải. Giấy Phép lái xe hạng B2 là : Lái xe otô chở người đến 9 chỗ ngồi, ô tô tải, mát kéo rơ móc có tải trọng dưới 3,5 tấn và lái xe hạng B1 . Được phép kinh doanh vận tải. Giấy phép lái xe hạng B1 hết hạn khi người lái xe đủ 55 tuổi với nữ và đủ 60 tuổi đối với nam. Nếu khi cấp bằng, tài xế nam trên 55 tuổi và tài xế nữ dưới 45 tuổi, thời hạn là 10 năm. Giấy phép lái xe hạng B2 có thời hạn 10 năm, kể từ ngày cấp. Theo điều 13 của Thông tư, thời gian đào tạo hạng B1 số tự động cần đạt 476 giờ (lý thuyết: 136, thực hành lái xe: 340), trong khi số giờ đào tạo hạng B1 (số tự động và số sàn) là 556 (lý thuyết: 136 giờ, thực hành lái xe: 420). Đối với bằng hạng B2, thời gian đào tạo là 588 giờ (lý thuyết: 168, thực hành lái xe: 420)
Thi bằng lái xe B1 cần điều kiện gì? Điều kiện học lái xe tự động B1: – Công Dân Việt Nam 18 tuổi, đủ sức khỏe Hồ sơ đăng ký dự thi bằng lái B1 của người học lái xe tự động: Lập 01 bộ hồ sơ nộp trực tiếp tại trung tâm sát hạch lái xe 365 bao gồm: + Đơn đề nghị học,thi sát hạch để cấp giấy phép lái xe + Bản photo chụp giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu còn thời hạn. + Giấy chứng nhận sức khoẻ do cơ sở y tế có thẩm quyền cấp theo quy định.
Thời hạn của giấy phép lái xe: Điều 17 Thông tư 12/2017/TT-BGTV quy định về thời hạn của bằng lái xe như sau: – Bằng lái xe hạng A1, A2, A3: Không có thời hạn. – Bằng lái xe hạng B1 có thời hạn đến khi người lái xe đủ 55 tuổi đối với nữ và đủ 60 tuổi đối với nam; trường hợp người lái xe trên 45 tuổi đối với nữ và trên 50 tuổi đối với nam thì bằng lái được cấp có thời hạn 10 năm, kể từ ngày cấp. – Bằng lái xe hạng A4, B2 có thời hạn 10 năm, kể từ ngày cấp. – Bằng lái xe hạng C, D, E, FB2, FC, FD, FE có thời hạn 5 năm, kể từ ngày cấp./.
Người có bằng lái xe hạng B1 điều khiển xe số sàn sẽ vi phạm lỗi “Có Giấy phép lái xe nhưng không phù hợp với loại xe đang điều khiển”. Theo điểm a khoản 7, điều 21 Nghị định 46/2016/ NĐ-CP, lỗi này có mức xử phạt từ 4 – 6 triệu đồng.
Thi Bằng Lái A1 Và Những Điều Cần Biết
Thi Bằng Lái A1 Và Những Điều Cần Biết
Chuyên mục: Tin tức xe máy – Mẹo vặt
Lượt xem: 1001
Viết bởi pkd
Bao nhiêu tuổi được thi bằng lái xe máy?
Bằng lái xe máy ( giấy phép lái xe) là một loại giấy phép, chứng chỉ do cơ quan Nhà nước hoặc cơ quan có thẩm quyền cấp cho một người để cho phép người đó được phép vận hành, lưu thông, tham gia giao thông bằng xe máy trên các con đường công cộng tại một quốc gia cụ thể. Theo Điểm a, điểm b Khoản 1 Điều 60 Luật giao thông đường bộ năm 2008, quy định về tuổi, sức khỏe của người lái xe máy như sau:
1. a) Người đủ 16 tuổi trở lên được lái xe gắn máy có dung tích xi-lanh dưới 50 cm3;2. b) Người đủ 18 tuổi trở lên được lái xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh có dung tích xi-lanh từ 50 cm3 trở lên và các loại xe có kết cấu tương tự; xe ô tô tải, máy kéo có trọng tải dưới 3.500 kg; xe ô tô chở người đến 9 chỗ ngồi;Như vậy theo quy định trên, đối với loại xe mô tô hai bánh, hay xe mô tô ba bánh có dung tích xi lanh từ 50cm3 trở lên và các loại xe có kết cấu tương tự thì độ tuổi đủ điều kiện để sử dụng cũng như để thi bằng lái xe là phải đủ 18 tuổi trở lên.
Thủ tục thi lấy bằng lái xe máy gồm những gì?
Để đăng ký thi lấy bằng lái xe máy hạng A1, bạn cần chuẩn bị theo các bước sau:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ bao gồm các giấy tờ:• 6 tấm ảnh thẻ 3×4• Chứng minh nhân dân photo 2 bản• Giấy khám sức khỏe mẫu A3 mới theo quy định của Bộ giao thông vận tải
Bước 2: Đến địa chỉ văn phòng tiếp nhận hồ sơ để nộp hồ sơHiện tại Hệ thống HEAD và Cửa hàng Hồng Đức hỗ trợ nhận hồ sơ thi cho khách hàng ở Cần Thơ, Hậu Giang và Sóc Trăng.– CẦN THƠHồng Đức 1: 88-90-90A Hùng Vương, P. Thới Bình, Quận Ninh KiềuHồng Đức 2: 476 KV Phụng Thanh 1, P. Thốt Nốt, Quận Thốt NốtHồng Đức 3: 135 Cách Mạng Tháng 8, P. An Thới, Quận Bình ThuỷHồng Đức 4: 969/6 đường 26/3, KV4, P. Châu Văn Liêm, Quận Ô MônHồng Đức 6: 10 – 10E Nguyễn Trãi, P. Cái Khế, Quận Ninh KiềuHồng Đức 7: KDC Thới Lai, Thới Thuận A, TT. Thới Lai, Huyện Thới LaiHồng Đức 9: Đường Hà Huy Giáp, Thới Thuận, TT.Cờ Đỏ, Huyện Cờ Đỏ Cửa hàng Hồng Đức: 41K Mậu Thân, P. An Hòa, Quận .Ninh kiều– HẬU GIANGHồng Đức 5: 34 Quốc Lộ 61, TT. Cái Tắc, Huyện Châu Thành AHồng Đức 8: 2035 Hùng Vương, KV3, P. Ngã Bảy, TP. Ngã BảyHồng Đức 11: 954 Ấp Cầu Xáng, Xã Tân Bình, Huyện Phụng HiệpHồng Đức 12: 507 Trần Hưng Đạo, KV3, P.1, TP. Vị Thanh – SÓC TRĂNGHồng Đức 10: Ấp Trà Quýt A, TT. Châu Thành, Huyện Châu ThànhBước 3: Nhận lịch học, lịch thi và ngày thi bằng lái xe máyHệ thống HEAD và Cửa hàng Hồng Đức hỗ trợ 100% học phí thi bằng lái A1.Bước 4: Thi bằng lái xeBước 5: Nhận bằng lái xe máySau khi thi đỗ cả lý thuyết và thực hành đến trung tâm sát hạch để nhận Bằng lái hoặc gửi qua đường bưu điện.
Những Điều Cần Biết Khi Làm Lại Bằng Lái Xe A1, A2 Và B1, B2 (Chi Tiết)
Vào một ngày đẹp trời, bỗng nhiên giấy tờ, bằng lái xe không cánh mà bay. Vậy phải sao ? Thủ tục làm lại bằng lái như thế nào ? Đừng lo, chỉ cần bỏ chút thời gian tìm hiểu là bạn có thể dễ dàng tự làm thủ tục xin cấp lại giầy tờ nhanh chóng thôi.
Tìm hiểu các loại bằng lái ở Việt Nam
Để điều khiển được xe máy, xe ô tô tại Việt Nam, bạn sẽ cần có giấy phép lái xe hạng A1, A2, B1, B2…
Giấy phép lái xe là gì
Giấy phép lái xe hay còn được gọi là bằng lái, một loại chứng chỉ được cấp tại các cơ quan có thẩm quyền của nhà nước. Khi có bằng, đồng nghĩa với việc bạn được phép điều khiển, vận hành các dòng xe theo quy định đối với loại bằng được cấp, để tham gia giao thông công cộng tại Việt Nam.
Để có được giấy phép, người sử dụng xe cần tiến hành làm các thủ tục xin cấp phép, thi sát hạch. Đồng thời, bạn cần đủ tuổi, sức khỏe và các quy định khác của nhà nước. Trong trường CSGT yêu cầu xuất trình giấy phép, mà người điều khiển phương tiện không có hoặc bị mất sẽ phải chịu hình thức xử phạt, có thể là tước giấy phép tạm thời hoặc giữ phương tiện.
Vì vậy, nếu chẳng may bị mất giấy tờ xe, bạn nên nhanh chóng làm lại bằng lái để có thể tiếp tục điều khiển phương tiện khi lưu thông trên đường.
Các loại giấy phép lái xe
Căn cứ theo quy định của bộ Luật Giao thông đường bộ và Thông tư số 46/2012/TT-BGTVT, tại Việt Nam, giấy phép lái xe cơ giới đường bộ được phân chia thành 10 hạng.
Thời hạn giấy phép lái xe
Hạng A1, A2, A3: Không thời hạn
Hạng A4, B1, B2: Có thời hạn sử dụng 10 năm kể từ ngày cấp
Hạng C, D, E, F: Thời hạn 5 năm kể từ ngày cấp.
Độ tuổi được cấp giấy phép lái xe
Độ tuổi của người lái xe được luật quy định như sau:
Người từ đủ 16 tuổi trở lên được lái xe gắn máy có dung tích xi-lanh dưới 50 cm3;
Người từ đủ 18 tuổi trở lên được lái xe mô tô hai bánh, ba bánh có dung tích xi-lanh từ 50 cm3 trở lên và các loại xe có kết cấu tương tự; xe ô tô tải, máy kéo có trọng tải dưới 3.500 kg; xe ô tô 9 chỗ ngồi.
Người đủ 21 tuổi trở lên được lái xe ô tô tải, máy kéo có trọng tải từ 3.500 kg trở lên, lái xe hạng B2 kéo rơ moóc.
Người từ đủ 24 tuổi trở lên được lái xe ô tô chở người 10-30 chỗ, lái xe hạng C kéo rơ moóc, sơ mi rơ moóc.
Người đủ 27 tuổi trở lên được lái xe ô tô chở người trên 30 chỗ, lái xe hạng D kéo rơ moóc.
Độ tuổi tối đa của người lái xe ô tô chở người trên 30 chỗ đối với nữ là 50 tuổi, với nam là 55 tuổi.
Ngoài ra, người lái xe cũng cần đảm bảo tiêu chuẩn sức khỏe phù hợp với loại xe, công dụng của xe. Đồng thời, việc khám sức khỏe định kỳ đối với người lái xe ô tô tuân thủ theo quy định.
Làm lại bằng lái xe ô tô/xe máy khi bị mất
Trong quá trình sử dụng, không thể tránh khỏi việc bị thất lạc, hư hỏng hay rơi mất bằng lái, hồ sơ gốc. Trong đó, một số tình huống phổ biến nhất như:
Mất bằng, còn hồ sơ
Mất bằng, mất hồ sơ
Mất hồ sơ, còn bằng
Trường hợp bạn mất luôn cả CMND, thì việc đầu tiên cần làm trước khi làm lại bằng lái đó là làm đơn trình báo với Công an xã phường và làm thủ tục xin cấp lại CMND. Không có CMND sẽ không thể làm được bất kỳ giấy tờ nào khác, không ngoại trừ giấy phép lái xe.
Thủ tục làm lại bằng lái xe máy
1. Trường hợp mất bằng còn hồ sơ gốc
Giấy phép còn thời hạn sử dụng hoặc quá thời hạn dưới 03 tháng. Người có bằng lái bị mất cần chuẩn bị 01 bộ hồ sơ xin cấp lại Giấy phép lái xe, bao gồm:
Đơn đề nghị cấp lại Giấy phép lái xe (theo mẫu)
Hồ sơ gốc của Giấy phép lái xe (nếu có);
Bản sao CMND, Thẻ căn cước công dân, Hộ chiếu còn thời hạn.
Sau 02 tháng kể từ ngày nộp đủ hồ sơ, chụp ảnh và nộp lệ phí, thì được cấp lại bằng.
Giấy phép quá thời hạn sử dụng từ 03 tháng trở lên. Người có bằng lái bị mất quá thời hạn sử dụng từ 03 tháng trở lên. Sau 02 tháng kể từ ngày nộp đủ hồ sơ, hợp lệ, bạn sẽ cần tham gia sát hạch lại các nội dung:
Sát hạch lý thuyết: nếu quá hạn sử dụng 03 tháng đến dưới 01 năm
Sát hạch lý thuyết và thực hành: nếu quá hạn sử dụng từ 01 năm trở lên.
Người lái xe cần chuẩn bị 01 bộ hồ sơ dự sát hạch, gồm:
Theo quy định, thời gian cấp Giấy phép lái xe chậm nhất không quá 10 ngày làm việc kể từ ngày hoàn thành kỳ sát hạch.
Nộp hồ sơ làm lại bằng lái tại bộ phận tiếp nhận và trả hồ sơ Tổng cục Đường bộ Việt Nam hoặc Sở Giao thông vận tải nơi cấp Giấy phép lái xe. Người lái xe chụp ảnh trực tiếp và xuất trình bản chính hồ sơ bên trên để đối chiếu.
Theo thời hạn trên giấy hẹn, bạn đến bộ phận tiếp nhận và trả hồ sơ của Tổng cục Đường bộ Việt Nam hoặc Sở Giao thông vận tải để nhận bằng lái được cấp lại.
2. Mất hồ sơ gốc có làm lại bằng lái xe máy được không
Người có giấy phép lái xe còn thời hạn sử dụng, nhưng bị mất hồ sơ gốc, vẫn được cấp lại bằng lái theo quy định.
Bạn cần chuẩn bị đầy đủ 01 bộ hồ sơ gửi tới Tổng cục Đường bộ Việt Nam hoặc Sở Giao thông vận tải gồm:
Đơn đề nghị cấp lại giấy phép lái xe theo mẫu có sẵn.
Bản sao chụp giấy phép lái xe, CMT hoặc hộ chiếu còn thời hạn sử dụng.
Cơ quan cấp bằng lái xe sẽ kiểm tra, xác nhận và đóng dấu, ghi thông tin cụ thể về số, hạng giấy phép lái xe, ngày sát hạch, cơ sở đào tạo (nếu có). Sau đó sẽ trả lại cho người lái xe để thay thế hồ sơ gốc đã bị mất.
Lệ phí cấp lại bằng lái gồm các khoản phí sau:
Thời gian cấp lại bằng lái xe tương tự như đối với việc cấp bằng lái mới.
Thủ tục làm lại bằng lái ô tô
1. Thủ tục đối với người mất bằng và còn hồ sơ gốc
Người bị mất bằng lần đầu tiên, bằng còn thời hạn hoặc quá thời hạn sử dụng dưới 03 tháng, sau 02 tháng kể từ ngày nộp đủ hồ sơ, lệ phí, sẽ được xét cấp lại bằng lái. Chuẩn bị đầy đủ 01 bộ hồ sơ gửi trực tiếp tới Tổng cục Đường bộ Việt Nam hoặc Sở Giao thông vận tải, bao gồm:
Khi đến làm thủ tục làm lại bằng lái xe, bạn sẽ được cơ quan cấp giấy phép lái xe chụp ảnh. Sau 02 tháng nộp đủ hồ sơ, lệ phí, bạn bắt buộc phải tham gia dự các cuộc sát hạch lại các nội dung, tùy vào thời gian sử dụng của bằng lái cũ.
Sát hạch lý thuyết nếu bằng lái quá hạn sử dụng từ 03 tháng đến dưới 01 năm.
Sát hạch lại cả lý thuyết và thực hành nếu bằng lái quá hạn sử dụng từ 01 năm trở lên.
Hồ sơ dự sát hạch lại thực hiện theo quy định tại khoản 4 Điều 31 của Thông tư này.
Trên 02 năm, kể từ ngày cấp lại bằng lái xe bị mất lần thứ nhất thì bạn được xử lý cấp lại như lần đầu.
Người có giấy phép lái xe bị mất từ lần thứ ba trở lên:
Trong thời hạn 02 năm, kể từ ngày cấp lại bằng lái xe bị mất lần trước đó, bạn cần làm sát hạch lý thuyết và thực hành.
Trên 02 năm, kể từ ngày cấp lại bằng lái bị mất lần trước đó, quá trình xử lý cấp lại như lần thứ nhất.
Người dự sát hạch có nhu cầu ôn tập có thể đăng ký với các cơ sở đào tạo lái xe ô tô và không phải học lại theo chương trình đào tạo. Mức lệ phí đối với thi sát hạch lái xe hạng B, gồm:
2. Làm lại bằng lái xe ô tô mất hồ sơ gốc có được không
Người có giấy phép lái xe còn thời hạn sử dụng, nhưng không còn hồ sơ gốc, có tên trong hồ sơ của cơ quan quản lý sát hạch, vẫn được làm lại bằng lái xe nếu có nhu cầu.
Trước tiên, bạn cũng cần chuẩn bị 01 bộ hồ sơ gửi tại Tổng cục Đường bộ Việt Nam hoặc Sở Giao thông vận tải, bao gồm:
Đơn đề nghị cấp lại giấy phép lái xe theo mẫu.
Bản sao giấy phép lái xe, CMT hoặc hộ chiếu còn thời hạn.
Cơ quan cấp lại bằng lái sẽ kiểm tra, xác nhận và đóng dấu, ghi thông tin số, hạng giấy phép lái xe, ngày sát hạch, cơ sở đào tạo (nếu có) và trả cho người lái xe tự bảo quản để thay thế hồ sơ gốc đã mất trước đó.
Một số lưu ý quan trọng khi làm lại bằng lái xe máy, ô tô
Bằng lái sẽ được cấp lại nếu như bạn bị mất thực sự thì mới, không áp dụng với các trường hợp bằng lái đang bị cơ quan thẩm quyền thu giữ. Chắc chắn bên công an sẽ phát hiện ra và từ chối cấp lại bằng.
Bởi sau khi nộp hồ sơ, bạn sẽ phải chờ khoảng thời gian 2 tháng, để có quan chức năng xác minh trình trạng của bằng lái xe cũ của bạn. Việc tra cứu thông tin vi phạm của người lái xe có toàn bộ trong cơ sở dữ liệu quản lý toàn quốc. Vì thế, nếu không may bạn bị CSGT giữ bằng thì bạn hãy chờ để nhận lại bằng theo quy định, tuyệt đối không tham gia điều khiến phương tiện tham gia giao thông khi không có bằng.
Sử dụng bằng lái đúng cách khi tham gia giao thông
Bằng lái xe hạng A
Bằng lái xe hạng A dành cho người điều khiển xe mô tô 2 bánh hoặc 3 bánh.
Bằng lái A1 dành cho những cá nhân lái xe mô tô hai bánh, dung tích xy lanh từ 50 cm3 đến dưới 175 cm3. Hoặc người khuyết tật lái xe mô tô ba bánh dành cho đối tượng người khuyết tật.
Bằng lái xe A2 dành cho người điều khiển xe mô tô hai bánh có dung tích xy lanh từ 175 cm3 trở lên, bao gồm cả các loại xe quy định dành cho bằng lái hạng A1.
Như đã trình bày ở trên, bằng lái xe mô tô được phân làm 2 hạng là bằng lái xe hạng A1 và bằng lái xe hạng A2. Nhìn chung, quy trình thi bằng lái A1 và A2 đều khá giống nhau. Bạn đều phải chuẩn bị một bộ hồ sơ đăng kí học lái xe, tham gia học lý thuyết, học thực hành, cuối cùng là thi sát hạch (lý thuyết+thực hành).
Khi đăng kí dịch vụ thi và cấp bằng lái xe máy không quá phức tạp. Học viên sẽ được nhận bằng lái xe A1, A2 sau khoảng hai tuần.
Bằng lái xe hạng B
Bằng lái hạng B là loại bằng lái xe phổ biến nhất hiện nay. Bằng lái xe hạng B được phân ra làm hai loại là B1 và B2
Trong hạng B1 gồm có 2 loại là: dành cho xe số tự động và cả số sàn + số tự động, áp dụng cho người không hành nghề lái xe, được cấp để điều khiển các loại xe sau đây:
Bằng lái xe hạng B2 dành cho những người hành nghề lái xe, chuyên điều khiển các loại xe sau:
Xe ô tô từ 4 – 9 chỗ, ô tô chuyên dùng có trọng tải thiết kế dưới 3,5 tấn
Các loại xe cho bằng lái hạng B1
Thực tế, bằng lái B1 và B2 quyền điều khiển giống nhau, chỉ có điểm khác biệt duy nhất đó là cho người không hành nghề lái xe, và người hành nghề lái xe. Chính vì lẽ đó, nếu bạn đang muốn hành nghề taxi hoặc lái xe ô tô con, ô tô tải thuê, bạn cần học bằng lái B2.
Hiện nay, đa phần mọi học viên đều chọn thi bằng B2 thay cho B1. Bởi giấy phép bằng B2 dài hơn, thời hạn lên tới là 10 năm, bằng B1 chỉ là 5 năm, trong khi đó học phí của cả 2 loại là bằng nhau. Đó cũng là lý do mà rất ít trung tâm, cơ sở đào tạo nhận dạy lái xe hạng B1.
Thí sinh để được cấp bằng lái xe B2 theo quy định cần phải đủ 18 tuổi tính đến ngày thi. Thông thường, thời gian học lý thuyết và thực hành là 3 tháng, tức là từ lúc nộp hồ sơ đến lúc thi là 3 tháng. Chẳng hạn, nếu cần lấy bằng trước tết, bạn nên nộp hồ sơ vào khoảng tháng 9 là hợp lý để kịp cho phần thi sát hạch vào dịp cuối năm.
Đối với người lái xe máy không mang bằng lái sẽ bị phạt tiền từ 80-120 nghìn đồng, trường hợp không có bằng lái bị phạt tiền từ 800-1,2 triệu đồng. Người lái ô tô không mang bằng sẽ bị phạt từ 200-400 nghìn đồng, không có bằng sẽ bị phạt từ 4-6 triệu đồng.
Khi tham gia giao thông, bạn cần nắm vững luật và tuân thủ tuyệt đối luật an toàn giao thông, mang theo đầy đủ giấy phép lái xe (bằng lái xe). Nếu bị mất, cần tiến hành làm lại bằng lái càng sớm càng tốt, để tránh bị CSGT phạt tiền đáng tiếc.
Bạn đang xem bài viết Thời Gian Học Bằng Lái Xe B1 Và Những Điều Cần Biết trên website Sachlangque.net. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!