Cập nhật thông tin chi tiết về Thống Nhất Biển Báo Hiệu Trên Quốc Lộ mới nhất trên website Sachlangque.net. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Nhiều tuyến quốc lộ (QL) hiện nay đã được nâng cấp, khai thác, sử dụng ổn định, những vẫn tồn tại tình trạng có nhiều biển báo hiệu không còn phù hợp, bị bong tróc, che khuất, không thống nhất… Chẳng hạn, trên QL1 và cao tốc Bắc Thăng Long hiện vẫn tồn tại nhiều biển báo hạn chế tốc độ đã mất tác dụng hoặc báo hiệu sai so với thiết kế tốc độ của tuyến đường nhưng “quên” chưa được dỡ bỏ… Tất cả những biển báo này đều tiềm ẩn nguy cơ gây tai nạn cho người đi đường.
Biển báo hạn chế tốc độ dưới 50 km/giờ không còn phù hợp phải thay thế.
Hay, trên QL21B đoạn qua xã Bích Hòa (Thanh Oai, Hà Nội), đây là một trong những “điểm đen” tai nạn giao thông của Hà Nội mà từ lâu chưa được ngành chức năng xử lý. Tại điểm đen này, theo lý giải của CSGT, tai nạn chủ yếu do sự chủ quan của người điều khiển phương tiện, phóng nhanh, vượt ẩu, ý thức tham gia giao thông hạn chế. Nhưng thực tế, chính đoạn đường vắng vẻ, thiếu biển cảnh báo “Đường cua”, “Đoạn đường thường xảy ra tai nạn” mới là nguyên nhân gián tiếp. Hay trở lại câu chuyện cả nước sẽ hoàn thành “khai tử” các biển báo hạn chế tốc độ không còn phù hợp trên QL trước ngày 31/1/2016, nhưng đến nay, vẫn còn nhiều địa phương đang “đôn đốc” thực hiện…
Biển báo hiệu giao thông nhằm chỉ dẫn, báo lệnh hoặc hướng dẫn sự đi lại trên đường bộ để người tham gia giao thông thực hiện đúng luật, đảm bảo an toàn, thuận lợi lưu thông. Nhìn nhận khách quan hiện nay, đường xá ở các khu vực đô thị, đông dân cư như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh hay trên những tuyến QL đã có sự nâng cấp, ổn định, thì nhiều biển báo hiệu hạn chế tốc độ đã không còn phù hợp. Nhiều biển báo phân làn đường, phân loại xe cơ giới… cũng không phát huy tác dụng, gây bất cập cho giao thông.
Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam Nguyễn Văn Huyện cho biết: Bất cập lớn nhất hiện nay là việc phân cấp quản lý, sử dụng và thay thế biển báo hiệu trên hệ thống QL giữa Bộ GTVT và các địa phương. Đường qua tỉnh, nội đô do các địa phương quản lý và tổ chức giao thông, còn QL do Bộ GTVT quản lý. Thêm vào đó, nhiều biển báo giao thông trên các tuyến QL hiện nay là do các nhà thầu thi công dựng lên theo thiết kế của dự án, nhưng nhiều dự án chưa hoàn thành, chưa thay thế, bổ sung kịp thời, nên xảy ra nhiều bất cập. Vì vậy tổng cục đang phải rà soát, phối hợp với các địa phương xóa bỏ các biển báo chưa phù hợp để thống nhất biển báo QL trên toàn quốc.
Tổng cục Đường bộ Việt Nam thống kê, đến hết ngày 30/1, tổng cục đã chỉ đạo các đơn vị rà soát, điều chỉnh biển báo hạn chế tốc độ dưới 50 km/giờ trên tất cả các tuyến đường. Tổng số biển hạn chế tốc độ dưới 50 km/giờ có 2.580 biển, trong đó đã dỡ bỏ hoàn toàn 1.746 biển, thay bằng biển báo tốc độ lớn hơn hoặc bằng 50 km/giờ là 103 biển; thay thế bằng cảnh báo đi chậm, đường cong là 289 biển và giữ nguyên 442 biển tốc độ dưới 50 km/giờ đối với xe khách giường nằm 2 tầng, một số vị trí cầu yếu, điểm đen chưa được xử lý…
Việc rà soát biển báo hiệu tốc độ được thực hiện từ trong năm 2015. Bộ Giao thông Vận tải yêu cầu các địa phương phải hoàn thành rà soát trước 31/1/2016. Trong năm 2016, Tổng cục Đường bộ tiếp tục rà soát các loại biển báo giao thông khác như: Biển hiệu lệnh, biển chỉ dẫn…
Tuy nhiên, cả nước mới có 44 tỉnh, thành phố rà soát xong toàn bộ tất cả các loại đường trên địa bàn, còn lại 19 địa phương đang tiếp tục đôn đốc thực hiện như: Hà Nội, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Khánh Hòa, TP Hồ Chí Minh, Lâm Đồng, Ninh Thuận, Bình Thuận, Bà Rịa – Vũng Tàu, Đồng Nai, Bình Dương, Tây Ninh, Đồng Tháp, Bến Tre, Bạc Liêu, Vĩnh Long, Sóc Trăng. Các địa phương này chưa rà soát xong là do địa bàn rộng, vùng sâu, vùng xa và phải xin ý kiến của địa phương.
Trên thực tế, biển báo hạn chế tốc độ không còn phù hợp trên QL bị “khai tử” chỉ là một trong những loại biển báo hiệu đường bộ cần được thay thế để thống nhất tốc độ khai thác phù hợp trên tất cả các tuyến đường. Còn nhiều loại biển báo hiệu đường bộ hiện nay đã hết tác dụng, hỏng hóc, mỗi địa phương một kiểu… nhưng vẫn “trơ gan cùng tuế nguyệt” rất cần được ngành Giao thông rà soát, thay thế nhằm thống nhất chức năng, hiệu năng sử dụng.
Về vấn đề này, nguyên Bộ trưởng Bộ GTVT Đinh La Thăng khẳng định: Nhiều biển báo hiện nay không giúp cho ATGT mà chỉ gây bức xúc cho người đi đường. Rà soát, điều chỉnh hệ thống biển báo để đi vào quy chuẩn thống nhất và tổ chức hệ thống giao thông là nhiệm vụ cấp thiết hiện nay. Do đó, Tổng cục Đường bộ Việt Nam phải phối hợp với Sở GTVT các địa phương xử lý dứt điểm, chứ không thể đổ lỗi cho việc phân cấp quản lý các tuyến đường.
Bỏ Biển Báo Tốc Độ Dưới 40Km/H Trên Quốc Lộ
Bộ trưởng Giao thông yêu cầu loại bỏ biển báo này vì cho rằng vị trí bất hợp lý và trở thành “bẫy” với người tham gia giao thông, gây bức xúc trong dư luận.
Trong công văn vừa ký ban hành, Bộ trưởng Đinh La Thăng yêu cầu Tổng cục Đường bộ Việt Nam chỉ đạo các Cục Quản lý đường bộ, các sở giao thông… rà soát, điều chỉnh biển báo tốc độ trên quốc lộ, thay thế biển báo tốc độ 25, 30, 35 km/h bằng biển báo 40 km/h.
Các biển báo tốc độ dưới 40km/h trên quốc lộ sẽ được dỡ bỏ. Ảnh: Phương Sơn
Bộ trưởng Đinh La Thăng cho rằng “các biển báo tốc độ này từng gây bức xúc cho dư luận do vị trí đặt bất hợp lý, đôi khi trở thành bẫy với người tham gia giao thông”.
Để giải quyết thực trạng này, riêng đối với đoạn tuyến qua khu vực núi cao, bán kính đường cong nhỏ, đèo dốc phải bổ sung các biển cảnh báo nguy hiểm. Trường hợp điều kiện kỹ thuật không cho phép thì sử dụng biển tốc độ dưới 40 km/h và phải có thuyết minh, giải trình, báo cáo Tổng cục Đường bộ Việt Nam xem xét, giải quyết.
Ngoài ra, các đơn vị phải rà soát biển báo tốc độ tối đa 50km/h đã cắm và bổ sung những biển báo phù hợp với tuyến đường. Riêng đối với các dự án trên quốc lộ đang thi công, chủ đầu tư, các ban quản lý dự án, doanh nghiệp BOT phải tổ chức rà soát và chỉ đạo nhà thầu thay biển báo 5km/h bằng biển báo phía trước có công trường và các biển chỉ dẫn giao thông qua khu vực đang thi công.
Với trường hợp đang thi công mặt đường bị thắt hẹp, sử dụng đường tạm, cầu tạm để đảm bảo giao thông và các trường hợp cần thiết khác thì được cắm biển báo hạn chế tốc độ cùng với các biển chỉ dẫn khác để phù hợp với đặc điểm công trường và thời điểm thi công.
Theo PHƯƠNG SƠN (Vnexpress)
Các Biển Báo Giao Thông Trên Quốc Lộ Liên Tục Bị Phá Hủy, Mất Trộm
Thời gian gần đây, trên các tuyến đường quốc lộ đoạn qua địa bàn các huyện như Mường Lát, Quan Sơn, Quan Hóa, Thường Xuân (Thanh Hóa) xảy ra tình trạng, các thiết bị giao thông liên tục bị phá hỏng, mất trộm.
Theo đó, trên nhiều tuyến đường tại tỉnh Thanh Hóa như đường tỉnh lộ 506, đường vành đai phía Tây và các tuyến quốc lộ 15C, 217, 16, 15, 47 đoạn qua địa bàn các huyện Mường Lát, Quan Sơn, Quan Hóa, Thường Xuân, thời gian gần đây, liên tục xảy ra tình trạng mất trộm, phá hỏng các hệ thống cảnh báo giao thông.
Sự việc, tiềm ẩn nhiều nghi cơ mất an toàn giao thông đối với người và phương tiện khi lưu thông trên các tuyến đường này.
Ông Phạm Ngọc Thuyết – Phó Giám đốc Công ty Cổ phần quản lý đường bộ 2 Thanh Hóa cho biết hệ thống bị mất trộm, phá hỏng chủ yếu là tấm phản quang gắn trên cọc tiêu, đèn chớp vàng cảnh báo giao thông tại các nút giao nguy hiểm, các lan can tôn sóng 2 bên đường, kính gương cầu lồi trên các tuyến đường bị đập vỡ.
“Chỉ tính riêng tuyến Quốc lộ 217 đã mất 6 tấm an can, 9 tấm đuôi, 23 mắt phản quang và 4 gương cầu lồi. Đối với các tuyến đường khác, tình trạng trên cũng diễn ra tương tự” – ông Thuyết nói.
Ông Thuyết cho biết thêm, hiện đơn vị đã có văn bản gửi đến các huyện và cho người đến từng cơ sở thu mua sắt vụn để tìm hiểu. Tuy nhiên, việc truy tìm những thiết bị bị mất trộm rất khó khăn.
“Hiện, đơn vị cũng đang khẩn trương khắc phục, bổ sung những thiết bị bị mất trộm và hư hỏng, nhằm đảm bảo an toàn cho người và phương tiện khi tham gia giao thông. Ngoài ra, phối hợp cùng cơ quan chức năng, xử lý nghiêm khi phát hiện các trường hợp cố tình vi phạm” – ông Thuyết cho biết.
Quốc Lộ 51B: Thiếu Biển Báo, Nhiều Nguy Cơ Tngt
Quốc lộ 51B (QL51B) hiện đã cơ bản hoàn thiện, hàng ngày lưu lượng phương tiện khá đông nhưng tuyến đường này lại chưa lắp biển báo giao thông, tiềm ẩn nguy cơ xảy ra tai nạn.
QL51B đoạn từ vòng xoay Cửa Lấp tới phường 11 đã hoàn thiện nhưng chưa có hệ thống biển báo.
Tuyến đường QL51B một số đoạn đã hoàn thiện và được sử dụng. Tổng chiều dài của các đoạn đường đã hoàn thiện trên tuyến đường này ước chừng hơn 7km và hầu như chưa có hệ thống biển báo giao thông đường bộ. Nhiều người tham gia giao thông tỏ ra lúng túng khi đi trên tuyến đường này.
Vừa chạy xe máy vào đầu đường 51B, ông Trần Đại Quang (xã An Ngãi, huyện Long Điền) lừng khừng không biết nên đi vào làn đường nào cho đúng. Ông Quang cho biết, QL51B có nhiều làn xe, nhưng không có biển báo giao thông nên ông không biết làn đường nào dành cho phương tiện giao thông của mình. “Đường đã hoàn thiện nhưng không hề có các biển báo giao thông, cũng như các tín hiệu đèn xanh, đèn đỏ, bảng cảnh báo giảm tốc độ, bảng phân chia làn đường cho xe máy, ôtô, xe thô sơ… nên mỗi lần đi trên tuyến đường này tôi rất lo ngại, cứ sợ đi sai phần đường”, ông Quang nói.
Trung tá Đinh Công Tiến, Đội trưởng đội Tuyên truyền điều tra giải quyết tai nạn giao thông, Phòng CSGT, Công an tỉnh cho biết, giữa năm 2014, trên tuyến QL51B đã xảy ra một vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng giữa ôtô và xe máy, khiến người đi xe máy tử vong ngay tại chỗ. Nguyên nhân xảy ra vụ tai nạn trên là do thiếu biển báo giảm tốc độ khi đi qua khu vực đông dân cư, nên xe ôtô đã đi với tốc độ cao và gây tai nạn. “Chúng tôi sẽ kiến nghị Sở GTVT sớm hoàn thiện hệ thống biển báo ở tuyến đường này, nếu không các vụ tai nạn giao thông thương tâm sẽ còn tiếp diễn”, Trung tá Đinh Công Tiến cho biết.
Theo Trung tá Trình Văn Phương, Đội trưởng Đội CSGT TP.Vũng Tàu, do chưa có các biển báo hiệu giao thông đường bộ, nên CSGT TP.Vũng Tàu cũng rất khó xử phạt các trường hợp vi phạm tại tuyến QL51B. Nhiều người thấy đường trống, chạy xe máy với tốc độ cao, rất nguy hiểm nhưng vì có đoạn còn chưa cắm biển báo tốc độ, nên CSGT không thể xử phạt mà chỉ nhắc nhở. Đây là nguyên nhân dẫn đến các phương tiện lưu thông trên tuyến QL51B trở nên lộn xộn, nhất là các đoạn đi qua khu đông dân cư. Qua quan sát, phóng viên ghi nhận hầu hết xe gắn máy lưu thông trên tuyến đường này đều đi vào làn đường dành cho xe ô tô, mặc dù nhiều đoạn đã hoàn thiện làn đường dành cho xe gắn máy.
Đại diện Phòng Quản lý giao thông, Sở GTVT cho biết, hiện nay tuyến QL51B vẫn còn một số đoạn chưa hoàn thiện, nên đơn vị thi công chưa bàn giao đầy đủ mặt bằng. Vì vậy, Sở GTVT chưa thể lắp đặt hệ thống biển báo giao thông đường bộ cho tuyến đường này. Tuy nhiên, để bảo đảm ATGT cho các phương tiện giao thông lưu thông tại QL51B, tới đây Sở GTVT sẽ giao Công ty CP Công trình giao thông triển khai lắp đặt các biển báo giao thông trên QL51B.
Bài, ảnh: THANH HẢI
Bạn đang xem bài viết Thống Nhất Biển Báo Hiệu Trên Quốc Lộ trên website Sachlangque.net. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!