Xem Nhiều 6/2023 #️ Tiêu Chuẩn Quốc Gia Tcvn 6202:2008 (Iso 6878 : 2004) Về Chất Lượng Nước # Top 8 Trend | Sachlangque.net

Xem Nhiều 6/2023 # Tiêu Chuẩn Quốc Gia Tcvn 6202:2008 (Iso 6878 : 2004) Về Chất Lượng Nước # Top 8 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về Tiêu Chuẩn Quốc Gia Tcvn 6202:2008 (Iso 6878 : 2004) Về Chất Lượng Nước mới nhất trên website Sachlangque.net. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

TCVN 6202 : 2008 ISO 6878 : 2004

CHẤT LƯỢNG NƯỚC – XÁC ĐỊNH PHOSPHO – PHƯƠNG PHÁP ĐO PHỔ DÙNG AMONI MOLIPDAT

Water quality – Determination of phosphorus – Ammonium molybdate spectrometric method Lời nói đầu

do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn TCVN/TC 147 TCVN 6202 : 2008 Chất lượng nước biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

Lời giới thiệu

Tiêu chuẩn này quy định việc xác định các dạng hợp chất phospho khác nhau trong nước ngầm, nước mặt và nước thải với các nồng độ khác nhau, ở dạng hòa tan và không tan.

Người sử dụng tiêu chuẩn này phải nhận thức những vấn đề cụ thể về an toàn và vệ sinh, có thể cần quy định thêm một số điều kiện.

CHẤT LƯỢNG NƯỚC – XÁC ĐỊNH PHOSPHO – PHƯƠNG PHÁP ĐO PHỔ DÙNG AMONI MOLIPDAT Water quality – Determination of phosphorus – Ammonium molybdate spectrometric method Cảnh báo – Những người sử dụng tiêu chuẩn này phải thông thạo với kỹ thuật thông thường của phòng thí nghiệm. Tiêu chuẩn này không đề cập đến tất cả các vấn đề an toàn trong khi sử dụng tiêu chuẩn, nếu có. Trách nhiệm của người sử dụng tiêu chuẩn là thiết lập các điều kiện đảm bảo an toàn và vệ sinh thích hợp để tuân thủ đúng quy định quốc gia. Điều rất quan trọng là các thử nghiệm được tiến hành theo tiêu chuẩn này phải do nhân viên có trình độ thực hiện. Dung dịch thải molybdat và antimon phải được thải bỏ đúng quy định. 1. Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định các phương pháp xác định

– Octophosphat (xem Điều 4)

– Phosphat sau khi chiết với dung môi (xem Điều 5)

– Phosphat có thể thủy phân được và octophosphat (xem Điều 6)

– Tổng Phosphat sau khi phân hủy (xem Điều 7 và 8).

Các phương pháp này có thể áp dụng với tất cả các loại nước kể cả nước biển và nước thải. Nồng độ phospho trong khoảng từ 0,005 mg/l đến 0,8 mg/l có thể xác định theo phương pháp này không cần pha loãng.

Quy trình chiết cho phép xác định phospho ở nồng độ nhỏ hơn so với giới hạn phát hiện khoảng 0,0005 mg/l.

2. Cản trở

Một vài chất cản trở đã biết nêu ra trong Phụ lục A. Có thể có các chất cản trở khác và cần phải kiểm tra lại nếu có thì phải loại bỏ chúng.

3. Nguyên tắc

Phản ứng giữa ion octophosphat và một dung dịch axit chứa molipdat và ion antimon tạo ra phức chất antimon phosphomolipdat.

Khử phức chất bằng axit ascorbic tạo thành phức chất molipden màu xanh đậm. Đo độ hấp thụ của phức chất để xác định nồng độ octophosphat.

Xác định polyphosphat và một số hợp chất phospho hữu cơ bằng cách thủy phân chúng với axit sulfuric để chuyển sang dạng octophosphat phản ứng với moliopdat.

Một số hợp chất phospho hữu cơ được chuyển thành octophosphat bằng vô cơ hóa với pesulfat. Nếu cần xử lý cẩn thận thì vô cơ hóa với axit nitric – axit sulfuric.

4. Xác định octophosphat 4.1. Thuốc thử

Chỉ dùng các thuốc thử loại phân tích và dùng nước có hàm lượng phospho không đáng kể so với nồng độ phospho nhỏ nhất trong mẫu cần xác định.

Với hàm lượng phosphat thấp, cần dùng nước cất hai lần với dụng cụ cất hoàn toàn bằng thủy tinh

Cho 500 ml ± 5 ml nước vào cốc 2 l. Thêm cẩn thận, vừa khuấy vừa làm nguội 500 ml ± 5 ml axit sulfuric (4.1.1). Khuấy đều và để dung dịch nguội đến nhiệt độ phòng.

Cho 300 ml ± 3 ml nước vào cốc 1 l. Thêm cẩn thận 110 ml ± 2 ml dung dịch axit sulfuric (4.1.1) vừa khuấy đều vừa làm nguội. Pha loãng với nước trong bình định mức 500 ml ± 2 ml và trộn đều.

Hòa tan 80 g ± 1 g natri hydroxyt dạng hạt trong nước, làm lạnh và pha loãng với nước tới 1 l.

Hòa tan 10 g ± 0,5 g axit ascobic (C 6H 😯 6) trong 100 ml ± 5 ml nước.

CHÚ THÍCH: Dung dịch này ổn định trong hai tuần nếu giữ trong bình thủy tinh màu nâu trong tủ lạnh và có thể sử dụng được lâu nếu dung dịch này vẫn là không màu.

4.1.6. Molipdat trong axit, Dung dịch I.

Hòa tan 13 g ± 0,5 g amoni heptamolipdat ngậm bốn nước [(NH 4) 6Mo 7O 24.4H 2O)] trong 100 ml ± 5 ml nước. Hòa tan 0,35 g ± 0,05 g antimon kali tartrat ngậm 1/2 nước [K(SbO)C 4H 4O 8.1/2 H 2 O] trong 100 ml ± 5 ml nước.

Cho dung dịch molipdat vào 300 ml ± 5 ml dung dịch axit sulfuric (4.1.1), khuấy liên tục. Thêm dung dịch tartrat và trộn đều.

CHÚ THÍCH: Thuốc thử này ổn định ít nhất trong hai tháng nếu được giữ trong bình thủy tinh màu nâu.

4.1.7. Molipdat trong axit, dung dịch II.

Hòa cẩn thận 230 ml ± 0,5 ml dung dịch axit sulfuric (4.1.1) trong 70 ml ± 5 ml nước, làm nguội. Hòa tan 13 g ± 0,5 g amoni heptamolipdat ngậm bốn nước [(NH 4) 6Mo 7O 24.4H 2O)] trong 100 ml ± 5 ml nước. Thêm dung dịch axit và trộn đều. Hòa tan 0,35 g ± 0,05 g antimon kali tartrat ngậm 1/2 nước [K(SbO)C 4H 4O 8.1/2 H 2 O] trong 100 ml ± 5 ml nước. Thêm dung dịch axit – molipdat và trộn đều.

Dùng các thuốc thử này khi mẫu đã được axit hóa bằng axit sulfuric (4.1.2). (xem điều 6, 7 và 8).

CHÚ THÍCH: Thuốc thử này ổn định ít nhất trong hai tháng nếu được bảo quản trong bình thủy tinh màu nâu.

4.1.8. Dung dịch bổ chính độ đục – màu

Trộn hai phần thể tích dung dịch axit sulfuric (4.1.2) và một phần thể tích axit ascorbic (4.1.5).

CHÚ THÍCH: Thuốc thử này ổn định trong vài tuần nếu được bảo quản trong bình thủy tinh nâu và để trong tủ lạnh.

Hòa tan 1,20 g ± 0,05 g natri thiosulphat ngậm năm nước (Na 2S 2O 3.5H 2O) trong 100 ml ± 5 ml nước. Thêm 0,05 g ± 0,005 g natri cacbonat (Na 2CO 3) làm chất bảo quản.

CHÚ THÍCH: Thuốc thử này ổn định ít nhất trong bốn tuần nếu bảo quản trong bình thủy tinh màu nâu

Sấy khô vài gam kali dihydrogen phosphat tới khối lượng không đổi ở 105 oC. Hòa tan 0,2197 g ± 0,0002 g KH 2PO 4 trong khoảng 800 ml ± 10 ml nước trong bình định mức 1 000 ml. Thêm 10 ml ± 0,5 ml dung dịch axit sulfuric (4.1.2) và thêm nước tới vạch.

Có thể sử dụng sung dịch chuẩn gốc sẵn có ở thị trường.

Dung dịch này ổn định ít nhất trong ba tháng nếu được bảo quản trong bình thủy tinh nút kín. Nên bảo quản ở khoảng 4 o C trong tủ lạnh.

Dùng pipet lấy 20 ml ± 0,01 ml dung dịch chuẩn gốc octophosphat (4.1.10) cho vào bình định mức nước 500 ml. Thêm nước tới vạch và trộn đều.

Chuẩn bị dung dịch trong ngày phân tích.

CHÚ THÍCH: 1 ml dung dịch chuẩn chứa 2 µg P

Cẩn thận thêm 200 ml ± 10 ml axit clohydric (4.1.12) vào 500 ml ± 10 ml nước. Khuấy và làm nguội đến nhiệt độ phòng, làm đầy tới 1 000 ml bằng nước.

4.2. Thiết bị, dụng cụ

Máy đo phổ được chọn cần thích hợp để đo độ hấp thụ trong vùng khả kiến và vùng hồng ngoại gần của quang phổ. Bước sóng nhạy nhất là 880 nm, nếu chấp nhận thấp hơn độ có thể đo ở 700 nm.

CHÚ THÍCH: Giới hạn phát hiện của phương pháp này sẽ tốt hơn nếu sử dụng máy đo phổ với cuvet 100 mm.

4.2.3. Dụng cụ thủy tinh

Dụng cụ thủy tinh chỉ dùng cho xác định phospho. Sau khi dùng cần rửa sạch như trên, che đậy và giữ cho tới khi cần dùng.

Đồ thủy tinh dùng cho giai đoạn tạo màu thỉnh thoảng cần tráng với dung dịch natri hydroxyt (4.1.4), tiếp theo cần tráng kỹ bằng nước (4.1) để loại trừ cặn các phức chất có màu có xu hướng bám thành màng mỏng trên thành đồ thủy tinh.

4.3. Lấy mẫu và chuẩn bị mẫu 4.3.1. Lấy mẫu

Lấy mẫu phòng thí nghiệm vào lọ polyetylen, polyvinyl clorua hoặc tốt nhất là bình thủy tinh. Trong trường hợp nồng độ phosphat thấp, nhất thiết phải dùng bình thủy tinh.

4.3.2. Chuẩn bị mẫu thử

Lọc mẫu (4.3.1) trong vòng 4 h sau khi lấy mẫu, nếu mẫu đã được giữ lạnh, cần đưa về nhiệt độ trong phòng trước khi lọc.

Nếu dịch lọc có pH nằm ngoài khoảng từ 3 đến 10, điều chỉnh bằng dung dịch NaOH (4.1.4) hoặc dung dịch H 2SO 4 (4.1.3).

Thời gian lọc phải không quá 10 min. Nếu cần thiết, dùng bộ lọc có đường kính lớn hơn.

4.4. Cách tiến hành 4.4.1. Phần mẫu thử

Thể tích phần mẫu thử lớn nhất dùng là 40,0 ml. Thể tích này phù hợp để xác định nồng độ octophosphat tới = 0,8 mg/l khi dùng cuvet dày 10 mm. Thể tích phần mẫu thử nhỏ hơn cần được dùng để tạo thuận lợi khi xác định nồng độ phosphat cao hơn như trình bày trong Bảng 1. Tương tự, nồng độ phosphat thấp có thể xác định được bằng cách đo độ hấp thụ trong cuvet dày 40 mm hoặc 50 mm.

Bảng 1 – Nồng độ và thể tích mẫu 4.4.2. Thử mẫu trắng

Tiến hành thử mẫu trắng song song với phân tích mẫu, theo đúng quy trình, cùng một lượng thuốc thử nhưng dùng thể tích nước tương ứng thay cho mẫu thử.

4.4.3. Hiệu chuẩn 4.4.3.1. Chuẩn bị dãy dung dịch hiệu chuẩn 4.4.3.2. Tạo màu

Thêm vào mỗi bình 1 ml dung dịch axit ascorbic (4.1.5) tiếp theo là 2 ml dung dịch axit molipdat I (4.1.6). Thêm nước tới vạch và lắc kỹ.

Quá trình tiến hành cho các khoảng nồng độ phosphat khác được nêu ở Bảng 1.

CHÚ THÍCH: Độ hấp thụ đo ở 700 nm bị giảm khoảng 30% độ nhạy so với đo ở 880 nm.

4.4.3.4. Đo phổ

Đo độ hấp thụ của mỗi dung dịch bằng máy đo phổ (4.2.1) sau 10 min và 30 min ở bước sóng 880 nm, hoặc 700 nm nếu chấp nhận độ nhạy thấp hơn. Dùng nước để đối chứng.

4.4.3.4. Dựng đường chuẩn

Vẽ đồ thị hấp thụ (theo trục y) và hàm lượng phospho (theo trục x), (mg/l), của dãy dung dịch hiệu chuẩn. Tương quan giữa độ hấp thụ (trục y) với hàm lượng phospho (trục x) là tuyến tính. Xác định độ dốc của đồ thị.

Thường xuyên kiểm tra lại tính tuyến tính của đồ thị, đặc biệt là khi dùng mẻ hóa chất mới.

4.4.4. Phép xác định 4.4.4.1. Tạo màu 4.4.4.1.1. Quy trình chuẩn

Dùng pipet lấy lượng mẫu thử đã định (4.4.1). Vs vào bình định mức dung tích 50 ml và pha loãng với nước tới 40 ml ± 2 ml, nếu cần. Tiếp tục như đã mô tả ở 4.4.3.2.

Nếu mẫu thử chứa asenat thì phải khử bằng thiosulphat trong môi trường axit thành asenit. Việc khử được định lượng cho asenat đến nồng độ ít nhất là 2 mg A s/lit, được trình bày như sau:

Dùng pipet chuyển nhiều nhất là 40 ml mẫu thử vào bình định mức 50 ml. Thêm 0,4 ml dung dịch axit sulfuric (4.1.2), 1 ml dung dịch axit ascobic (4.1.5) và 1 ml dung dịch thiosulphat (4.1.9) khuấy và để quá trình khử kéo dài 10 min ± 1 min. Thêm 2 ml dung dịch axit molipdat II (4.1.7). Thêm nước tới vạch, khuấy đều. Làm tiếp như ở 4.4.3.3.

4.4.4.1.2. Tiến hành với trường hợp mẫu bị đục

Nếu mẫu thử đục và/hoặc có màu, làm như sau:

Thêm 3 ml thuốc thử bổ chính độ đục – màu (4.1.8) vào phần thể tích mẫu thử đã chọn. Pha loãng thành 50 ml và đo độ hấp thụ. Giá trị độ hấp thu đo được theo quy định ở 4.4.3.3 phải trừ đi độ hấp thụ của dung dịch này.

4.4.4.2. Đo phổ

Nếu mẫu thử chứa chất gây cản trở asenat đã được xử lý bằng thiosulphat, phải đo trong vòng 10 min, nếu không mẫu sẽ bị nhạt màu.

4.5. Biểu thị kết quả 4.5.1. Tính toán

A là độ hấp thụ của mẫu thử

A o là độ hấp thụ của dung dịch mẫu trắng

f là hàm số độ dốc đồ thị hiệu chuẩn (4.4.3.4), tính theo lít trên miligam (l/mg);

V max là thể tích mẫu (50 ml) của mẫu thử (ml);

V s là thể tích thực của mẫu thử (ml).

Báo cáo nồng độ phospho như sau, không lấy hơn ba số có nghĩa:

r p ≥ 10 mg/l chính xác đến 0,1 mg/l.

4.5.2. Độ chụm

Dữ liệu về độ chụm nêu ở Bảng B.1, thu được từ một cuộc thử liên phòng thí nghiệm với 16 phòng thí nghiệm tham gia.

CHÚ THÍCH: Về sự cản trở xem Phụ lục A

4.6. Báo cáo kết quả

Báo cáo kết quả cần có các thông tin sau:

a) Mọi thông tin cần thiết để nhận biết mẫu.

b) Viện dẫn tiêu chuẩn này;

c) Viện dẫn phương pháp đã sử dụng, và điều/mục;

d) Kết quả thu được;

e) Các thao tác không có trong điều này hoặc được coi là tùy ý chọn, cùng với mọi bất thường có thể ảnh hưởng đến kết quả.

5. Xác định octophosphat sau khi chiết 5.1. Khả năng áp dụng

Phương pháp này dùng để xác định phosphat trong mẫu với nồng độ nhỏ hơn 0,01 mg/l P. Phương pháp này đặc biệt thích hợp cho xác định nước biển.

5.2. Thuốc thử

Sử dụng thuốc thử quy định trong 4.1.5, 4.1.6 và 4.1.10 và thêm:

Dùng pipet lấy 5,0 ml ± 0,01 ml dung dịch gốc chuẩn octophosphat (4.1.10) vào bình định mức dung tích 500 ml. Thêm nước đến vạch và khuấy đều.

Chuẩn bị dung dịch trong ngày dùng.

5.3. Lấy mẫu và chuẩn bị mẫu 5.4. Tiến hành 5.4.1. Phần mẫu thử

Dùng ống đong lấy 350 ml ± 5 ml mẫu thử (4.3) chuyển sang phễu chiết dung tích 500 ml

5.4.2. Thử mẫu trắng

Tiến hành thử mẫu trắng song song với phần màu, theo cùng một quy trình và sử dụng cùng lượng thuốc thử như với phân tích mẫu, nhưng thay mẫu bằng 350 ml nước.

5.4.3. Hiệu chuẩn 5.4.3.1. Chuẩn bị dung dịch hiệu chuẩn

Thêm 300 ml ± 10 ml nước vào năm phễu chiết. Dùng microburet lấy 1,4 ml; 2,8 ml; 4,2 ml; 5,6 ml và 7,0 ml dung dịch chuẩn octophosphat (5.2.3) vào dãy năm phễu chiết 500 ml. Pha loãng từng dung dịch tới 350 ml ± 10 ml với nước, nút lại, lắc trộn kỹ. Những dung dịch này chứa octophosphat với nồng độ r p= 0,002 mg/l, 0,004 mg/l, 0,006 mg/l, 0,008 mg/l và 0,01 mg/l, tương ứng.

5.4.3.2. Tạo màu

Vừa lắc vừa thêm vào mỗi phễu chiết 7,0 ml ± 0,1 ml dung dịch axit ascorbic (4.1.5) và 14,0 ml ± 0,1 ml. Dung dịch I axit molipdat (4.1.6).

Sau 15 min, thêm 40,0 ml ± 0,1 ml 1-hexanol (5.2.1) vào từng phễu chiết và đậy kín. Lắc kỹ trong 1 min. Để cho hiện tượng tách pha xảy ra rồi dùng pipet lấy 30 ml ± 0,01 ml mỗi phần trên chiết bằng 1-hexexanol cho vào một loạt các bình định mức khô dung tích 50 ml. Thêm 1,0 ml ± 0,2 ml etanol (5.2.2) vào từng bình và pha loãng bằng 1-hexanol tới vạch.

5.4.3.3. Đo phổ

Đo độ hấp thụ của từng dung dịch 1-hexanol ở 680 nm trong cuvet dày 40 mm hoặc 50 mm, dùng 1-hexanol trong cuvet so sánh.

Thường xuyên kiểm tra độ tuyến tính của đồ thị, đặc biệt là khi dùng loạt hóa chất mới.

5.4.4. Phép xác định 5.4.4.1. Tạo màu

Xử lý phần mẫu thử (5.4.1) như quy định trong 5.4.3.2 đối với dung dịch hiệu chuẩn

5.4.4.2. Đo phổ 5.5. Biểu thị kết quả

A là độ hấp thụ của mẫu thử;

A o là độ hấp thụ của mẫu trắng;

f là hàm số độ dốc đồ thị hiệu chuẩn (5.4.3.4), tính theo lít trên miligam (l/mg);

CHÚ THÍCH: Về cản trở, xem Phụ lục A

5.6. Báo cáo kết quả

Báo cáo kết quả cần có các thông tin sau:

a) Mọi thông tin cần thiết để nhận biết mẫu;

b) Viện dẫn tiêu chuẩn này;

c) Viện dẫn phương pháp đã sử dụng, và điều/mục;

d) Kết quả thu được;

e) Các thao tác không có trong điều này hoặc được coi là tùy ý chọn, cùng với mọi bất thường có thể đã ảnh hưởng đến kết quả.

6. Xác định phosphat và octophosphat thủy phân 6.1. Thuốc thử

Dùng các thuốc thử trong 4.1.2, 4.1.4, 4.1.5, 4.1.7 và 4.1.11.

6.2. Thiết bị 6.3. Lấy mẫu và chuẩn bị mẫu 6.3.1. Lấy mẫu 6.3.2. Chuẩn bị mẫu thử

Thêm 1 ml dung dịch axit sulfuric (4.1.2) cho mỗi 100 ml mẫu đã lọc để chỉnh pH tới 1. Giữ dịch lọc nơi mát và tốt tới khi phân tích.

6.4.2. Thử mẫu trắng

Tiến hành thử mẫu trắng song song với mẫu thử nghiệm theo cùng một quy trình, sử dụng cùng một lượng thuốc thử nhưng thay mẫu bằng nước đã axit hóa.

6.4.3.2. Tạo màu

Vừa lắc vừa thêm vào mỗi bình 1 ml axit ascobic (4.1.5) sau đó 2 ml dung dịch 2 axit molipdat (4.1.7). Thêm nước tới vạch.

6.4.3.3. Đo phổ 6.4.3.4. Dựng đường chuẩn 6.4.4. Phép xác định 6.4.4.1. Tạo màu

Tiến hành theo 6.4.3.2, dùng phần mẫu thử (6.4.1)

6.4.4.2. Đo phổ 6.5. Biểu thị kết quả 6.5.1. Tính toán

Nồng độ octophosphat cộng với phosphat thủy phân, r p, tính bằng miligam trên lít, theo công thức:

A là độ hấp thụ của phần mẫu thử

A o là độ hấp thụ của mẫu trắng

f là hàm số độ dốc đồ thị hiệu chuẩn (4.4.3.4), tính theo lít trên miligam (l/mg);

V max là thể tích mẫu (50 ml) của mẫu thử, tính bằng mililit (ml);

V s là thể tích thực của phần mẫu thử, tính bằng mililit (ml).

Có tính đến mọi bước pha loãng và cũng như những bước pha loãng do thêm axit sulfuric.

Báo cáo nồng độ phospho như sau nhưng không lấy hơn ba số có nghĩa:

6.5.2. Độ chụm

Dữ liệu về độ chụm trong Bảng B.2 thu được từ một thử nghiệm liên phòng thí nghiệm với 15 phòng thí nghiệm tham gia (xem cả Bảng B.1).

CHÚ THÍCH: Về sự cản trở, xem phụ lục A

6.6. Báo cáo thử nghiệm

Báo cáo thử nghiệm cần có các thông tin sau:

a) Mọi thông tin cần thiết để nhận biết mẫu;

b) Viện dẫn tiêu chuẩn này;

c) Viện dẫn phương pháp đã sử dụng, và điều/mục;

d) Kết quả thu được;

e) Các thao tác không có trong điều này hoặc được coi là tùy ý, cùng với mọi bất thường có thể đã ảnh hưởng đến kết quả.

7. Xác định phospho tổng số sau khi oxy hóa peroxodisulfat 7.1. Thuốc thử

Sử dụng các thuốc thử ghi trong 4.1.2, 4.1.3, 4.1.4, 4.1.5, 4.1.7, 4.1.8, 4.1.9 và 4.1.11, và:

7.1.1. Dung dịch kali peroxodisulfat

Thêm 5 g ± 0,1 g kali peroxodisulfat (K 2S 2O 8) vào 100 ml ± 5ml nước, khuấy cho tan.

CHÚ THÍCH: Dung dịch này ổn định ít nhất trong hai tuần, nếu dung dịch quá bão hòa thì giữ trong bình thủy tinh bosilicat màu nâu, tránh ánh nắng trực tiếp.

7.2. Thiết bị

Xem 4.2, và thêm:

7.3. Lấy mẫu và chuẩn bị mẫu 7.3.1. Lấy mẫu 7.3.2. Chuẩn bị mẫu thử

Thêm 1 ml dung dịch axit sulfuric (4.1.2) cho mỗi 100 ml mẫu thử. Độ axit của dung dịch cần phải khoảng pH 1; nếu chưa đạt cần điều chỉnh bằng dung dịch kali hydroxyt (4.1.4) hoặc axit sulfuric (4.1.3)

Giữ trong chỗ tối và mát tới khi phân tích.

Nếu xác định tổng phospho hòa tan, cần lọc mẫu như đã qui định trong 6.3.2

7.4. Cách tiến hành 7.4.1. Phần mẫu thử

Quá trình oxy hóa dùng peroxodisulfat sẽ không có hiệu quả khi có khối lượng lớn chất hữu cơ trong mẫu; trong trường hợp này cần oxy hóa bằng cách sử dụng hỗn hợp axit nitric và axit sulfuric (xem Điều 8).

Dùng pipet lấy lượng mẫu thử (7.3.2) tối đa là 40 ml vào các bình nón 100 ml. Nếu cần, pha loãng bằng 40 ml ± 2 ml nước. Thêm 4 ml dung dịch kali peroxodisulfat (7.1.1) và đun sôi nhẹ trong khoảng 30 min. Duy trì thể tích khoảng 25 ml đến 35 ml bằng nước. Làm nguội, chỉnh pH từ 3 đến 10 bằng dung dịch kali hydroxyt (4.1.4) hoặc axit sulfuric (4.1.3) rồi chuyển sang bình dung tích 50 ml, pha loãng bằng nước tới khoảng 40 ml.

CHÚ THÍCH 1: Thông thường 30 min là đủ để vô cơ hóa các hợp chất phospho, nhưng một vài axit polyphosphonic cần tới 90 min để thủy phân.

CHÚ THÍCH 2: Asenat có mặt trong mẫu sẽ gây cản trở Asenic có sẵn trong mẫu sẽ bị oxy hóa thành asenat trong điều kiện như mô tả trong mục này, do đó cũng sẽ gây ra cản trở.

Nếu biết rõ hoặc nghi ngờ có asenic trong mẫu, cần phải loại bỏ. Xử lý với dung dịch natri thiosulfat (4.1.9) ngay sau bước khoáng hóa. Trong trường hợp khoáng hóa nước biển trong nồi hấp thì cần loại trừ clo tự do bằng cách đun sôi khoảng 2 min trước khi khử asenat bằng thiosulfat.

7.4.2. Phép thử trắng

Tiến hành mẫu thử trắng song song với việc xác định, theo cùng quy trình, cùng một lượng thuốc thử nhưng dùng nước thay cho mẫu thử.

7.4.3. Hiệu chuẩn 7.4.3.1. Chuẩn bị dãy dung dịch hiệu chuẩn 7.4.3.2. Tạo màu

Thêm vào mỗi bình dung tích 50 ml (trong khi khuấy), 1 ml axit ascobic (4.1.5) và sau 30 s, 2 ml dung dịch II axit molipdat (4.1.7). Thêm nước tới vạch và khuấy đều.

7.4.3.3. Đo phổ 7.4.3.4. Dựng đường chuẩn 7.4.4. Xác định 7.4.4.1. Tạo màu

Chuẩn bị phần mẫu thử từ 7.4.1 và tiến hành giống như quy định trong 7.4.3.2.

Nếu mẫu thí nghiệm bị đục và/hoặc mờ, nên tiến hành ngay như sau:

Thêm 3 ml dung dịch bổ chính độ đục – màu (4.1.8) vào thể tích phần mẫu đã được vô cơ hóa bằng peroxytdisulphat. Pha loãng đến 50 ml với nước và đo độ hấp thụ. Giá trị độ hấp thụ đo được theo 4.4.3.3 cần được trừ đi giá trị độ hấp thụ đo được của dung dịch này.

7.4.4.2. Đo phổ 7.5. Biểu thị kết quả 7.5.1. Tính toán

Nồng độ của phospho, r ptínhbằng miligam trên lít, được tính theo công thức:

A là độ hấp thụ của phần mẫu thử;

A o là độ hấp thụ của mẫu trắng;

f là hàm số độ dốc đồ thị hiệu chuẩn (4.4.3.4), tính bằng lít trên miligam (l/mg);

V max là thể tích mẫu (50 ml), tính bằng mililit (ml);

V s là thể tích thực của phần mẫu thử, tính bằng mililit (ml).

Cần tính đến mọi bước pha loãng cũng như sự pha loãng do thêm axit sulfuric

Báo cáo nồng độ phospho như sau, nhưng không lấy hơn ba số có nghĩa:

7.5.2. Độ chụm

Dữ liệu về độ chụm trongBảng B.3thu được từ một thử nghiệm liên phòng thí nghiệm với 15 phòng thí nghiệm tham gia.

CHÚ THÍCH: Về sự cản trở, xem Phụ lục A

7.6. Báo cáo thử nghiệm

Báo cáo thử nghiệm cần có các thông tin sau:

a) Mọi thông tin cần thiết để nhận biết mẫu;

b) Viện dẫn tiêu chuẩn này;

c) Viện dẫn phương pháp đã sử dụng, và điều/mục;

d) Kết quả thu được;

e) Các thao tác không nêu trong điều này hoặc được coi là tùy ý chọn, cũng như mọi bất thường có thể đã ảnh hưởng đến kết quả.

8. Xác định tổng phospho sau khi phân hủy bằng axit nitric-axit sulfuric 8.1. Thuốc thử

Sử dụng thuốc thử quy định 4.1.2; 4.1.5; 4.1.7; 4.1.9, và:

Hòa tan 64 g ± 1 g natri hydroxyt dạng viên trong 150 ml ± 10 ml nước, làm lạnh và pha với nước tới 200 ml ± 10 ml. Giữa trong bình polyetylen.

8.2. Thiết bị, dụng cụ

Xem 4.2 và thêm:

8.3. Lấy mẫu và chuẩn bị mẫu 8.3.1. Lấy mẫu 8.3.2. Chuẩn bị mẫu thử

Thêm 1 ml dung dịch axit sulfuric (4.1.2) cho mỗi 100 ml mẫu thử chưa lọc. Độ axit của dung dịch cần khoảng pH 1; nếu không, chỉnh pH bằng dung dịch natri hydroxyt (4.1.4) hoặc axit sulfuric (4.1.3). Giữ ở nơi mát tới khi phân tích.

Nếu xác định tổng phospho hòa tan, cần lọc mẫu theo 6.3.2.

8.4. Cách tiến hành 8.4.1. Phần mẫu thử

Dùng pipet lấy tối đa 40 ml mẫu thử (8.3.2) cho vào bình kjendahl (8.2.1). Thêm 2 ml axit sulfuric (8.1.1) và xoay để trộn đều. Thêm hạt chống trào và đun nóng nhẹ đến khi xuất hiện khói trắng. Sau khi làm nguội, thêm 0,5 ml axit nitric (8.1.2) và đun nóng cho đến khi khói nâu thoát ra. Làm nguội và tiếp tục xử lý với axit nitric, vừa xoay vừa đun nóng cho đến khi thu được một dung dịch trong, không màu. Làm nguội và cẩn thận cho thêm 10ml nước, vừa xoay bình mẫu liên tục vừa đun nóng cho đến khi xuất hiện khói trắng. Làm nguội, cẩn thận cho thêm 20ml nước trong khi xoay bình mẫu liên tục. Trong khi làm nguội, cẩn thận cho thêm dung dịch natri hydroxit (8.1.3) và xoay bình mẫu liên tục để điều chỉnh pH của dung dịch và nằm trong khoảng từ 3 đến pH 10. Sau khi làm nguội, chuyển dung dịch vào một bình dung tích 50 ml. Tráng bình Kjendahl với một ít nước và bổ sung nước tráng này vào bình mẫu.

Cản trở của As, xem 4.4.4 và A.2.

8.4.2. Thử mẫu trắng

Tiến hành thử mẫu trắng song song với xác định mẫu, theo cùng quy trình, cùng một lượng thuốc thử nhưng dùng nước thay cho mẫu thử.

8.4.3. Hiệu chuẩn 8.4.3.1. Chuẩn bị dung dịch hiệu chuẩn

Dùng pipet, chuyển lượng thể tích thích hợp, ví dụ như: 1,0 ml; 2,0 ml; 3,0 ml; 4,0 ml; 5,0 ml; 6,0 ml; 7,0 ml; 8,0 ml; 9,0 ml và 10,0 ml dung dịch chuẩn octophosphat (4.1.11) vào các bình kjendahl 200 ml.

8.4.3.2. Tạo màu

Thêm vào mỗi bình dung tích 50 ml (trong khi khuấy) 1 ml axit ascorbic (4.1.5) và sau 30 s, thêm 2 ml dung dịch molipdat trong axit (4.1.7). Thêm nước tới vạch và trộn đều.

8.4.3.3. Đo phổ 8.4.3.4. Dựng đường chuẩn 8.4.4. Phép xác định 8.4.4.1. Tạo màu

Tiến hành theo 8.4.3.2 dùng phần mẫu thử từ 8.4.1.

8.4.4.2. Đo phổ 8.5. Biểu thị kết quả 8.5.1. Tính toán

A là độ hấp thụ của phần mẫu thử;

A o là độ hấp thu của thử mẫu trắng;

f là độ dốc đồ thị hiệu chuẩn (4.4.3.4), tính bằng lít trên miligam (l/mg);

V max là thể tích mẫu thử (50 ml) tính bằng mililit (ml);

V s là thể tích thực của phần mẫu thử, tính bằng mililit (ml).

Báo cáo nồng độ phospho như sau, nhưng không lấy hơn ba số có nghĩa:

8.5.2. Độ chụm

Số liệu về độ chụm trong Bảng B.3 thu được từ một thử nghiệm liên phòng thí nghiệm với 16 phòng thí nghiệm tham gia.

CHÚ THÍCH: Về cản trở, xem phụ lục A

8.6. Báo cáo thử nghiệm

Báo cáo thử nghiệm cần có các thông tin sau:

a) Mọi thông tin cần thiết để nhận biết mẫu;

b) Viện dẫn tiêu chuẩn này;

c) Viện dẫn phương pháp đã sử dụng, và điều/mục;

d) Kết quả thu được.

e) Các thao tác không nêu trong điều này hoặc được coi là tùy ý chọn, cũng như mọi bất thường có thể đã ảnh hưởng đến kết quả.

Phụ lục A Các chất gây cản trở A.1. Silic

Silic (Si) nồng độ tới 5 mg/l không gây cản trở. Nhưng nồng độ cao hơn sẽ làm tăng độ hấp thụ

Sau thời gian phản ứng 30 min giá trị đo được ở trong Bảng A.1.

Bảng A.1 – Ảnh hưởng của các ion silic đến kết quả phân tích A.2. Asenat

Asenat tạo nên màu tương tự như màu đo octophosphat tạo ra. Cản trở này có thể loại trừ bằng cách khử asenat thành asenic (4.4.4.1.1) với natri thiosulfat (4.1.9).

A.3. Hydro sulfua

Hydro sulfua với nồng độ S tới 2 mg/l là không gây cản trở. Nồng độ cao hơn có thể làm giảm đến mức chấp nhận được bằng cách cho khí nitơ đi qua mẫu đã axit hóa (như trong 6.1.4)

A.4. Flo

Flo với nồng độ tới 70 mg/l không gây cản trở. Nồng độ cao hơn 200 mg/l kìm hãm hoàn toàn sự tạo màu.

A.5. Các kim loại chuyển tiếp A.6. Nước biển

Độ mặn khác nhau có ảnh hưởng không đáng kể đến cường độ màu.

A.7. Nitrit

Nếu nồng độ nitrit trên 3,29 mg/l có thể gây ra sự nhạt màu. Lượng nhỏ axit sulfamic dư có ảnh hưởng trong phân hủy nitrit; 100 mg axit này sẽ đủ để xử lý với nitrit nồng độ 32,9 mg/l.

Phụ lục B Dữ liệu về độ chụm

Dữ liệu về độ chụm trong Bảng B.1 thu được từ một thử nghiệm liên phòng do Phần Lan tổ chức với 16 phòng thí nghiệm tham gia sử dụng phương pháp đã nêu trong Điều 4.

Bảng B.1 – Dữ liệu về độ chụm đã đề cập trong Điều 4

Dữ liệu về độ chụm trong Bảng B.2 thu được từ một thử nghiệm liên phòng với 15 phòng thí nghiệm tham gia sử dụng phương pháp đã nêu trong điều 6.

Bảng B.2 – Dữ liệu về độ chụm nêu trong Điều 4

Dữ liệu về độ chụm trong bảng B.3 thu được từ một thử nghiệm liên phòng thí nghiệm với 16 phòng thí nghiệm tham gia. Cả quy trình oxy hóa peroxodisulphat và quy trình thủy phân bằng “axit nitric/axit sulfuric” đều được sử dụng nhưng không quan sát thấy các khác biệt có ý nghĩa trong các mẫu đã phân tích.

Bảng B.3 – Dữ liệu về độ chụm nêu trong Điều 7 và Điều 8 THƯ MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Schouwenberg, J.C and Wallings, I.Anal. Chim. Acta, 37, 1967 pp 271-274.

[2] Koroleff, F. Determination of phosphorous. Method on seawater analysis. Weinheirm, Verlag Chemie GmbH, 1977, and 2 nd ed, 1983.

Tiêu Chuẩn Quốc Gia Tcvn 7679:2007 (Iso 6155 : 1998) Về Máy Công Cụ

TCVN 7679 : 2007 ISO 6155 : 1998

MÁY CÔNG CỤ – ĐIỀU KIỆN KIỂM ĐỐI VỚI MÁY TIỆN RƠ VÔN VE CÓ TRỤC CHÍNH NẰM NGANG VÀ MÁY TIỆN TỰ ĐỘNG MỘT TRỤC CHÍNH – KIỂM ĐỘ CHÍNH XÁC

Machine tools – Test conditions for horizotal spidle turret and single spidle automatic lathes – Testing of the accuracy Lời nói đầu

TCVN 7679 : 2007 hoàn toàn tương đương với ISO 6155 : 1998.

TCVN 7679 : 2007 do Ban kỹ thuật TCVN/TC39 – Máy công cụ biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố .

MÁY CÔNG CỤ – ĐIỀU KIỆN KIỂM ĐỐI VỚI MÁY TIỆN RƠ VÔN VE CÓ TRỤC CHÍNH NẰM NGANG VÀ MÁY TIỆN TỰ ĐỘNG MỘT TRỤC CHÍNH – KIỂM ĐỘ CHÍNH XÁC Machine tools – Test conditions for horizotal spidle turret and single spidle automatic lathes – Testing of the accuracy 1. Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định các phép kiểm hình học, kiểm gia công, kiểm độ chính xác và khả năng lặp lại định vị của các trục điều khiển số thông dụng và độ chính xác của máy tiện tự động một trục chính và máy tiện rơ vôn ve có tham chiếu các tiêu chuẩn TCVN 7011-1, TCVN 7011-2. Tiêu chuẩn này quy định dung sai áp dụng được, tương ứng với các phép kiểm nêu trên.

Tiêu chuẩn này chỉ áp dụng cho máy tiện có đầu rơ vôn ve lắp nhiều dao. Đầu rơ vôn ve có thể được định vị bằng tay, bán tự động bằng chuyển động của bàn trượt rơ vôn ve hoặc định vị tự động nhờ điều khiển độc lập bao gồm cả điều khiển số. Tiêu chuẩn này áp dụng cho cả các loại máy tiện điều khiển số nhưng không áp dụng cho máy tiện có ụ đứng trượt.

Tiêu chuẩn này chỉ áp dụng để kiểm độ chính xác của máy, không áp dụng để kiểm vận hành máy (độ rung, độ ồn bất thường, chuyển động dính trượt của các bộ phận, v. v…) và cũng không kiểm các đặc tính của máy (tốc độ trục chính, tốc độ tiến, v. v…) vì những đặc tính trên thường được kiểm trước khi kiểm độ chính xác.

TCVN 7011-1:2007 (ISO 230-1: 1996), Quy tắc kiểm máy công cụ. Độ chính xác hình học của máy khi vận hành trong điều kiện không tải hoặc gia công tinh.

TCVN 7011-2:2007 (ISO 230-2:2002), Quy tắc kiểm máy công cụ. Xác định độ chính xác và khả năng lặp lại định vị của các trục điều khiển số.

ISO 1101:2004, Geometrical product specification – Geometrical tolerancing (GPS) – Generalities, definitions, symbols, indicationon drawings. (Đặc tính sản phẩm của hình học – Dung sai hình học – khái niệm, định nghĩa, kí hiệu chỉ dẫn trên bản vẽ).

ISO 3442-1991, Self centering chucks for machine tools with two – Piece jaws (Tongue and goove type) – Size for interchangeability and acceptance test specifications. (Mâm cặp hai chấu tự định tâm dùng cho máy công cụ (kiểu then và rãnh) – Kích thước lắp lẫn và các đặc tính kiểm nghiệm thu).

Hình 1 – Máy tiện dạng tời

Hình 2 – Máy tiện rơ vôn ve

Hình 3 – Máy tiện rơ vôn ve kết hợp

Hình 4 – Máy tiện rơ vôn ve tiến dao ngang

Hình 5 – Máy tiện tự động một trục chính

Hình 6 – Máy tiện có đầu rơ vôn ve kiểu tịnh tiến

Tất cả các loại máy tiện này được sản xuất với các hình dạng đầu rơ vôn ve khác nhau. Phần lớn các loại đầu rơ vôn ve thông dụng được thiết kế theo kiểu A, B, C (xem Hình 7) và kiểu D, được mô tả như sau:

Đầu rơ vôn ve tròn hoặc nhiều cạnh có đường tâm quay cắt đường tâm trục chính gia công. Bất kỳ trường hợp nào đường tâm của đầu rơ vôn ve có vuông góc với đường tâm của trục chính gia công hay không thì đường tâm của mỗi lỗ rơ vôn ve phải nằm thẳng hàng với đường tâm của trục chính gia công trong vị trí gia công. Dụng cụ phải được đặt trong lỗ hoặc hốc, gắn liền với mặt đầu rơ vôn ve phẳng hoặc được định vị và kẹp trên lỗ của chính nó.

: Đầu rơ vôn ve nhiều cạnh có đường tâm quay không cắt đường tâm trục chính làm việc song song hoặc vuông góc với nó. Đầu kẹp dụng cụ chuyên dùng cần được lắp hoặc được định vị trên các cạnh của đầu rơ vôn ve.

: Đầu rơ vôn ve tròn (kiểu trống hoặc đĩa) có trục quay song song với đường tâm trục chính gia công. Dụng cụ phải được đặt trong lỗ của đầu rơ vôn ve và đường tâm này được phân bố sao cho thẳng hàng với đường tâm của trục chính.

: Đầu rơ vôn ve thẳng (không quay) có dụng cụ lắp trên bàn trượt ngang. Dụng cụ cần thiết được đưa đến vị trí gia công bằng sự chuyển động của bàn trượt ngang (Xem Hình 6).

Kiểu A

Kiểu B

Kiểu C Hình 7 – Các dạng khác nhau của đầu rơ vôn ve 4. Phạm vi kích thước máy

Máy được phân loại theo ba cỡ kích thước dựa trên tiêu chuẩn ghi trên Bảng 1

Bảng 1 Tiêu chuẩn và cỡ kích thước 5. Quy định chung 5.1. Đơn vị đo

Trong tiêu chuẩn này toàn bộ kích thước dài, sai lệch và dung sai tương ứng được tính bằng milimét, kích thước góc tính bằng độ, sai lệch góc và dung sai tương ứng biểu thị bằng tỷ số, trong một số trường hợp có thể được sử dụng mico-radian hoặc cung dây với mục đích để rõ ràng hơn.

5.2. Tham chiếu TCVN 7011-1

Để áp dụng tiêu chuẩn này phải tham khảo tiêu chuẩn TCVN 7011-1 đặc biệt là việc lắp đặt trước khi kiểm, làm nóng trục chính và các bộ phận chuyển động khác, mô tả phương pháp đo và độ chính xác của dụng cụ kiểm.

5.3. Trình tự kiểm

Trình tự kiểm trong tiêu chuẩn này không xác định thứ tự kiểm thực tế. Để tiến hành lắp đặt dụng cụ đo hoặc đầu đo một cách dễ dàng, phép kiểm có thể được tiến hành theo bất kỳ một trình tự nào.

5.5. Dụng cụ đo

Dụng cụ đo được chỉ dẫn trong các phép kiểm của tiêu chuẩn này chỉ là ví dụ. Có thể sử dụng các dụng cụ đo khác có cùng đại lượng đo và độ chính xác. Đồng hồ so phải có độ chính xác là 0,001 mm hoặc nhỏ hơn.

5.6. Kiểm gia công

Kiểm gia công chỉ tiến hành với gia công tinh, không kiểm khi gia công thô vì có khả năng tạo ra lực cắt đáng kể.

5.7. Lấy thăng bằng máy

Trước khi kiểm máy, phải lấy thăng bằng máy theo hướng dẫn của nhà cung cấp /nhà sản xuất (xem 3.1.1 của TCVN 7011-1)

6. Kiểm hình học 6.1. Trục chính làm việc

Quan sát và tham chiếu tiêu chuẩn TCVN 7011-1

Lực F, được quy định bởi nhà cung cấp/nhà sản xuất máy, phải tác động vào đầu trục chính. Khi sử dụng các ổ trục chịu tải trọng đặt trước thì không cần phải tác động lực vào trục chính.

Khi bề mặt là côn thì đầu đo của đồng hồ so phải vuông góc với bề mặt côn.

b) 5.6.2.2.1 và 5.6.2.2.2;

Mặt mút trục chính có thể ở đầu trục chính c’ ) tùy thuộc vào kết cấu máy

Đối tượng

Kiểm độ đảo hướng kính của lỗ côn trong đầu trục chính (dùng cho các lỗ côn kéo ngược):

1) Sử dụng một trục kiểm đặc biệt

a) Trên đầu trục chính ;

b) Trên khoảng cách mm.

Phương án lựa chọn khác:

2) Bằng tiếp xúc trực tiếp

a) Mặt côn tựa trước;

b) Phần lỗ trụ sau (liên hợp).

Kiểm độ đảo hướng kính của mặt tựa trong của bạc có lỗ côn định tâm lắp trong đầu trục chính (dùng cho bạc côn có áo côn kín):

1) Sử dụng một trục kiểm đặc biệt

a) Trên đầu trục chính;

b) Trên khoảng cách mm.

Phương án lựa chọn khác

2) Bằng tiếp xúc trực tiếp

a) Mặt côn tựa trước;

b) Phần lỗ trụ sau (liên hợp);

c) Bề mặt trong của đai ốc.

6.2. Đế trượt 6.3. Trục chính

Đối tượng

Kiểm độ song song của chuyển động đầu rơ vôn ve trên băng máy (trục Z) so với đường tâm trục chính gia công:

a) Trong mặt phẳng nằm ngang;

b) Trong mặt phẳng thẳng đứng;

(Phép kiểm này chỉ áp dụng đối với máy tiện rơ vôn ve)

Quan sát và tham chiếu TCVN 7011-1

Trục kiểm phải được kẹp trong lỗ của đầu kẹp dụng cụ lắp trên đầu rơ vôn ve và đặt trên đường tâm trục chính. Đồng hồ so được lắp trên phần cố định của máy.

Khi đầu rơ vôn ve ở vị trí giữa của hành trình, vị trí của đồng hồ so tựa vào trục kiểm, lấy số đọc lần thứ nhất.

Quay đầu rơ vôn ve đi một vòng (360 độ) và dừng lại (theo vòng xoay tự động).

Lấy số đọc mới.

Phép kiểm được lặp lại ba lần tại mỗi vị trí của đầu rơ vôn ve.

Dung sai đo được xác định bằng hiệu số của số đọc lớn nhất và nhỏ nhất.

Quan sát và tham chiếu 6.4.2 của TCVN 7011-1

Căn mẫu phải được đặt vuông góc với đầu rơ vôn ve giống như một dụng cụ. Đồng hồ so được lắp trên phần cố định của máy. Lấy số đọc lần thứ nhất.

Đẩy đầu rơ vôn ve ngược lại dọc theo đường tâm vuông góc với hướng của đầu đo đồng hồ so.

Quay đầu rơ vôn ve đi một vòng (360 độ) và dừng lại, lấy số đọc mới.

Phép kiểm được lặp lại ít nhất ba lần tại mỗi vị trí của đầu rơ vôn ve.

Dung sai đo được xác định bằng hiệu số của số đọc lớn nhất và nhỏ nhất.

7. Kiểm gia công

Trụ kiểm được kẹp trong hoặc trên đầu trục chính bằng đầu rơ vôn ve với một mặt của đầu rơ vôn ve trên bàn trượt ngang.

Đối với phép kiểm c) khả năng lặp lại, phải gia công ít nhất là ba mẫu kiểm. Đầu rơ vôn ve phải được phân độ định vị đủ 360 0 trước khi gia công mẫu kiểm mới

Như một phương pháp lựa chọn khác, phép kiểm P1 c) có thể được tiến hành trên mẫu kiểm bậc với chiều dài cắt nhỏ nhất10mm.

Vật liệu của mẫu kiểm hoặc các loại mẫu kiểm, hình dạng và kiểu dụng cụ, tốc độ tiến, chiều sâu cắt và tốc độ cắt do nhà sản xuất/nhà cung cấp quy định.

l1

l2

Đối với các máy tiện phôi thanh

D = 0,8 x kích thước danh nghĩa của phôi thanh

L = 0,8 x hành trình cắt lớn nhất

Hoặc 2,5 x kích thước danh nghĩa của phôi thanh

(bất cứ giá trị nhỏ hơn giá trị của 150mm)

Đối với các máy tiện có mâm cặp:

D =0,3 x đường kính danh nghĩa của mâm cặp

(tăng đến giá trị lớn nhất 150mm)

L = 0,8 x hành trình cắt lớn nhất

Hoặc 0,8 x đường kính d anh nghĩa của mâm cặp nhỏ hơn giá trị 200mm.

CHÚ THÍCH: Khi lớn hơn100mm thì phải gia công thêm bậc giữa có kích thước lớn nhất là 40mm.

Cỡ

Cỡ 1 và cỡ 2

a)

Pan me và dụng cụ đo độ tròn

4.1 và 4.2

b)

Cỡ 0:

0,01 trên 50

Cỡ 1 và Cỡ 2:

0,02 trên 100

Nếu có nhiều hơn

hai dải trên mẫu kiểm thì dung sai giữa hai dải liền kề là 0,01

c)

lmax

Cỡ 0

50

Cỡ 1 và Cỡ 2

100

Dụng cụ đặc biệt có độ chính xác để kiểm

Ren được cắt ra phải cân đối, đẹp, không bị lỗi không bị vát và gợn sóng

8. Kiểm độ chính xác và khả năng lặp lại định vị bằng điều khiển số

Các phép kiểm này chỉ được áp dụng cho máy tiện rơ vôn ve có trục chính nằm ngang và máy tiện tự động một trục chính, cho các trục điều khiển số được định vị theo đường thẳng.

Để áp dụng các phép kiểm phải tham chiếu TCVN 7011-2, Đặc biệt đối với điều kiện môi trường, làm nóng máy, đánh giá và trình bày kết quả.

Giá trị đảo chiều trung bình B

0,004

0,005

0,006

Thước dài tiêu chuẩn hoặc trục của dụng cụ đo laze được đặt song song với trục dịch chuyển.

Về nguyên tắc, tốc độ tiến nhanh được sử dụng để định vị nhưng tốc độ tiến tuỳ chọn có thể được sử dụng theo sự thỏa thuận giữa người sử dụng và nhà cung cấp/ nhà sản xuất.

Tiêu Chuẩn Quốc Gia Tcvn 8092:2009 (Iso 7010:2003) Về Ký Hiệu Đồ Họa

TCVN 8092:2009 ISO 7010:2003

KÝ HIỆU ĐỒ HỌA – MÀU SẮC AN TOÀN VÀ BIỂN BÁO AN TOÀN – BIỂN BÁO AN TOÀN SỬ DỤNG Ở NƠI LÀM VIỆC VÀ NƠI CÔNG CỘNG

Graphical symbols – Safety colours and safety signs – Safe signs used in workplaces and public areas Lời nói đầu

TCVN 8092:2009 thay thế TCVN 2572-78;

TCVN 8092:2009 hoàn toàn tương đương với ISO 7010:2003, sửa đổi 1:2006, sửa đổi 2:2007, sửa đổi 3:2007, sửa đổi 4:2009;

TCVN 8092:2009 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC/E3 Thiết bị điện tử dân dụng biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

KÝ HIỆU ĐỒ HỌA – MÀU SẮC AN TOÀN VÀ BIỂN BÁO AN TOÀN – BIỂN BÁO AN TOÀN SỬ DỤNG Ở NƠI LÀM VIỆC VÀ NƠI CÔNG CỘNG Graphical symbols – Safety colours and safety signs – Safe signs used in workplaces and public areas Chú ý quan trọng – Màu sắc được thể hiện trong tập tin điện tử của tiêu chuẩn này khi nhìn trên màn hình hoặc khi in ra có thể không đúng như thể hiện. Mặc dù các bản sao của tiêu chuẩn này được in bởi ISO đã cho kết quả phù hợp với yêu cầu của ISO 3864-1 (có dung sai chấp nhận được khi xem xét bằng mắt thường), nhưng điều đó không có nghĩa là các bản sao được in ra này đã sử dụng màu sắc thích hợp. Để thay thế tra cứu ISO 3864-1 cung cấp các thuộc tính về độ màu và phép đo quang cùng với việc tham khảo hệ thống thứ tự màu. 1 Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này qui định các biển báo an toàn nhằm ngăn ngừa tai nạn, phòng chống cháy, thông tin nguy hiểm đến sức khỏe và sơ tán khẩn cấp.

Cần sử dụng hình dạng và màu sắc qui định cho từng biển báo, như được qui định bởi ISO 3864-1, đưa ra cùng với các ký hiệu đồ họa chứa trong từng biển báo.

Tiêu chuẩn này qui định nguyên bản biển báo an toàn để có thể được cân nhắc để sao chép lại và dùng cho các ứng dụng nhất định.

Có thể sử dụng ký hiệu bằng chữ bổ sung kết hợp với các biển báo an toàn để làm rõ ràng hơn.

2 Tài liệu tham khảo

ISO 3864-1, Graphical symbols – Safety colours and safety signs – Part 1: Design principles for safety signs in workplaces and public areas (Ký hiệu đồ họa – Màu sắc an toàn và biển báo an toàn – Phần 1: Nguyên tắc thiết kế đối với các biển báo an toàn ở nơi làm việc và ở nơi công cộng).

ISO 17724, Graphical symbols – Vocabulary (Ký hiệu đồ họa – Từ vựng)

3 Thuật ngữ và định nghĩa

Trong tiêu chuẩn này, áp dụng các thuật ngữ và định nghĩa trong ISO 17724 và các định nghĩa sau:

Bối cảnh hoặc khu vực ảnh hưởng mà ở đó cần sử dụng ký hiệu đồ họa hoặc biển báo an toàn.

Loại đối tượng mà trên đó ký hiệu hoặc biển báo thích hợp để sử dụng.

Diễn tả thành văn bản các thành phần của một ký hiệu đồ họa hoặc biển báo an toàn và cách sắp xếp tương đối.

Khái niệm hoặc mục đích mà ký hiệu đồ họa thích hợp để thể hiện.

Màu sắc có các đặc điểm riêng để tượng trưng theo nghĩa an toàn.

Hình dạng đồ họa để tượng trưng theo nghĩa an toàn.

Biển báo đưa ra thông điệp an toàn chung, đạt được bằng cách kết hợp màu sắc và hình dạng hình học và bổ sung vào ký hiệu đồ họa, nêu bật thông điệp an toàn cụ thể.

Biển báo an toàn là biển báo kết hợp thể hiện bằng đồ họa và mô tả ứng dụng.

Ký hiệu đồ họa được sử dụng cùng với màu sắc an toàn và hình dạng an toàn để tạo thành biển báo an toàn.

Biển báo hỗ trợ cho biển báo khác mà mục đích chính là để dễ hiểu hơn.

4 Biển báo và phân loại biển báo an toàn 4.1 Qui định chung

Bản tóm tắt trong 4.2 và 4.3 giúp cho việc tìm kiếm các biển báo an toàn đã được tiêu chuẩn hóa một cách thuận tiện.

Tiêu chuẩn này được duy trì bằng bản điện tử thông qua việc sử dụng cơ sở dữ liệu. Sử dụng các chỉ số của cơ sở dữ liệu trong bản tóm tắt này làm công cụ tìm kiếm, mỗi biển báo an toàn đã được tiêu chuẩn hóa đều có một số tham chiếu riêng.

4.3 Phân loại biển báo an toàn

Phân loại biển báo an toàn theo chức năng của chúng như sau:

– E là loại dùng cho biển thoát hiểm và biển báo thiết bị khẩn cấp (báo hiệu tình trạng an toàn);

– F là loại dùng cho biển an toàn về cháy;

– M là loại dùng cho biển hành động bắt buộc;

– P là loại dùng cho biển cấm;

– W là loại dùng cho biển cảnh báo.

Bảng 2 tóm tắt các biển báo an toàn đã được tiêu chuẩn hóa sử dụng ở nơi làm việc và ở nơi công cộng theo các hạng mục phân loại về chức năng, ký hiệu đồ họa cũng như hình dạng hình học và màu sắc phù hợp với ISO 3864-1.

Trong trường hợp hướng của ký hiệu là không thiết yếu với ý nghĩa của nó, có thể thay đổi hướng.

Ký hiệu đồ họa có thể được vẽ đường nét bao ngoài hoặc dạng tô kín.

Từ Bảng 3 đến Bảng 7 thể hiện các nguyên bản biển báo theo phân loại của chúng, như sau:

– E Biển báo cách thoát hiểm và thiết bị khẩn cấp (báo hiệu tình trạng an toàn) xem Bảng 3

– F Biển báo an toàn về cháy xem Bảng 4

– M Biển hành động bắt buộc xem Bảng 5

– P Biển cấm xem Bảng 6

– W Biển cảnh báo xem Bảng 7

Từ Bảng 3 đến Bảng 7 cũng mô tả ứng dụng của từng biển báo an toàn.

Bảng 2 – Tóm tắt toàn bộ các biển báo an toàn Bảng 3 – Mô tả và ứng dụng của biển báo đối với các biển thoát hiểm và thiết bị cấp cứu (Báo hiệu tình trạng an toàn) (Loại E) Bảng 4 – Mô tả và ứng dụng của biển báo đối với các biển báo an toàn về cháy (Loại F) Bảng 5 – Mô tả và ứng dụng của biển đối với các Biển hành động bắt buộc (Loại M) Bảng 6 – Mô tả và ứng dụng của biển báo đối với các biển cấm Bảng 7 – Mô tả và ứng dụng của biển báo đối với các Biển cảnh báo (loại W) THƯ MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] ISO 9186, Graphical symbols – Test methods for judged comprehensibility and for comprehension.

MỤC LỤC

1 Phạm vi áp dụng

2 Tài liệu viện dẫn

3 Thuật ngữ và định nghĩa

3.1 Lĩnh vực áp dụng

3.2 Hình thức áp dụng

3.3 Nội dung hình ảnh

3.5 Màu sắc an toàn

3.6 Hình dạng an toàn

3.7 Biển báo an toàn

3.8 Nguyên bản biển báo an toàn

3.9 Ký hiệu an toàn

3.10 Biển báo bổ sung

4 Biển báo và phân loại biển báo an toàn

4.1 Qui định chung

4.2 Biển báo (ý nghĩa an toàn)

4.3 Phân loại biển báo an toàn

5 Biển báo an toàn tiêu chuẩn

Thư mục tài liệu tham khảo

Tiêu Chuẩn Quốc Gia Tcvn 8368:2010 Về Gạo Nếp Trắng

TCVN 8368 : 2010

GẠO NẾP TRẮNG

White glutinous rice Lời nói đầu

TCVN 8368 : 2010 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn 10TC-02 Ngũ cốc và đậu đỗ (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) biên soạn, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

GẠO NẾP TRẮNG White glutinous rice 1. Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này áp dụng cho các loại gạo nếp trắng (thuộc giống lúa Oryza sativa L. glytinosa) dùng làm thức ăn cho người, chế biến và buôn bán.

2. Tài liệu viện dẫn

Các tài liệu viện dẫn sau rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có).

TCVN 1643 : 2008, Gạo trắng – Phương pháp thử

TCVN 5643 : 1999, Gạo – Thuật ngữ và định nghĩa

TCVN 7087 : 2008 (CODEX STAN 1-2005), Ghi nhãn thực phẩm bao gói sẵn

ISO 712, Cereals and cereal products – Determination of moisture content – Routine reference method ( Ngũ cốc và sản phẩm ngũ cốc – Xác định độ ẩm – Phương pháp chuẩn thường quy)

3. Thuật ngữ và định nghĩa

Trong tiêu chuẩn này sử dụng các thuật ngữ, định nghĩa nêu trong TCVN 5643 : 1999 và các thuật ngữ, định nghĩa sau đây:

3.1

Lượng nước và các chất dễ bay hơi có trong gạo nếp trắng, tính bằng phần trăm theo khối lượng, được xác định theo phương pháp quy định trong ISO 712 bằng cách sấy mẫu ở nhiệt độ (130 ± 3) o C trong thời gian (120 ± 5) min.

3.2

Những vật chất không phải thóc gạo, bao gồm tạp chất hữu cơ (trấu, mảnh rơm, rác, xác côn trùng, hạt hư hỏng hoàn toàn, hạt cây trồng khác, cỏ dại…), tạp chất vô cơ (đất, cát, đá, sỏi, mảnh kim loại…) và toàn bộ phần lọt qua sàng có cỡ lỗ 1,0 mm.

4. Các yêu cầu 4.1 Yêu cầu cảm quan

Các chỉ tiêu cảm quan của gạo nếp trắng được quy định trong Bảng 1.

Bảng 1 – Yêu cầu cảm quan đối với gạo nếp trắng 4.2 Yêu cầu chất lượng

Theo mức chất lượng, gạo nếp trắng được chia làm hai loại: gạo nếp trắng 10 % tấm và gạo nếp trắng 25 % tấm. Các yêu cầu chất lượng đối với các loại gạo nếp trắng được quy định trong Bảng 2.

Bảng 2 – Yêu cầu chất lượng đối với gạo nếp trắng 4.3 Yêu cầu vệ sinh 4.3.1 Dư lượng thuốc bảo vệ thực vật

Giới hạn tối đa dư lượng thuốc bảo vệ thực vật cho phép có trong gạo nếp trắng: theo quy định hiện hành.

4.3.2 Hàm lượng kim loại nặng

Giới hạn tối đa hàm lượng kim loại nặng cho phép có trong gạo nếp trắng: theo quy định hiện hành.

5. Phương pháp thử 5.1 Thiết bị, dụng cụ

Sử dụng các thiết bị, dụng cụ của phòng thí nghiệm thông thường và cụ thể như sau:

hoặc 5.1.3 Thiết bị phân loại theo kích thước hạt bộ sàng tách tấm.

5.1.5 Đĩa, cốc thủy tinh. 5.1.6 Khay men trắng. 5.2 Lấy mẫu

Mẫu gửi đến phòng thử nghiệm phải là mẫu đại diện và không bị suy giảm chất lượng hay bị thay đổi trong quá trình vận chuyển hoặc bảo quản.

Việc lấy mẫu không được quy định trong tiêu chuẩn này. Nên lấy mẫu theo TCVN 5451 : 2008 (ISO 13690 : 1999), Ngũ cốc, đậu đỗ và sản phẩm bột nghiền – Lấy mẫu từ khối hàng tĩnh.

5.3 Chuẩn bị mẫu thử

Trộn cẩn thận mẫu lấy được theo 5.2 cho tới khi đồng nhất, rồi giảm khối lượng mẫu bằng dụng cụ chia mẫu (5.1.1) cho đến khi khối lượng mẫu còn khoảng 4 kg. Dùng dụng cụ chia mẫu (5.1.1) lấy khoảng 2 kg mẫu làm mẫu lưu, khoảng 2 kg mẫu còn lại được trộn kỹ và chia thành mẫu các phân tích 1, 2, 3 và 4 (xem phụ lục A). Chuyển mẫu đã được chia vào các hộp đựng mẫu có nắp đậy kín (5.1.8).

5.4 Cách tiến hành 5.4.1 Đánh giá cảm quan

Trong thời gian chuẩn bị mẫu, cần lưu ý về màu sắc, phát hiện mùi lạ hay mùi đặc biệt khác, côn trùng sống trong gạo nếp. Ghi chép lại tất cả những nhận xét về màu sắc, mùi và số lượng côn trùng.

5.4.2 Xác định tạp chất và thóc lẫn 5.4.2.1 Xác định tạp chất

Từ mẫu phân tích 1, cân 500 g mẫu, chính xác đến 0,01 g, cho lên sàng khô sạch có cỡ lỗ 1,0 mm (5.1.4), có nắp đậy và có đáy thu nhận. Sàng lắc tròn bằng tay với vận tốc từ 100 r/min đến 120 r/min, trong 2 min, sau mỗi phút lại đổi chiều quay. Đổ toàn bộ phần còn lại trên sàng vào khay men trắng (5.1.6). Nhặt các tạp chất vô cơ và hữu cơ ở trên sàng gộp với tạp chất nhỏ dưới sàng cho vào cốc thủy tinh nhỏ khô sạch (5.1.5), đã biết khối lượng. Cân toàn bộ lượng tạp chất, chính xác đến 0,01 g.

Tỉ lệ tạp chất X1, được tính bằng phần trăm khối lượng, theo công thức sau đây:

là khối lượng mẫu phân tích, tính bằng gam (g).

Kết quả của phép thử là trung bình cộng của hai lần xác định song song trên cùng một mẫu thử khi sự sai khác của chúng không vượt quá 1 % giá trị trung bình. Báo cáo kết quả chính xác đến một chữ số thập phân.

5.4.2.2 Xác định thóc lẫn

Mẫu còn lại sau khi đã loại bỏ tạp chất ở trên (5.4.2.1), tiến hành nhặt và đếm số hạt thóc có trong mẫu. Chỉ tiêu thóc lẫn được tính bằng số hạt thóc có trong 1 kg, nghĩa là lấy số hạt thóc đếm được nhân với 2.

5.4.3 Xác định hạt nguyên, tấm và các hạt khác loại 5.4.3.1 Xác định hạt nguyên và tấm

Từ mẫu phân tích 3, cân 200 g gạo, chính xác đến 0,01 g, loại bỏ tạp chất và thóc. Dùng sàng có kích thước lỗ 1,4 mm (5.1.4) để tách tấm mẳn.

Tách riêng phần hạt nguyên và tấm bằng thiết bị chọn hạt. Nếu không có thiết bị chọn hạt, có thể sử dụng sàng tách tấm để tách sơ bộ phần hạt nguyên và tấm, sau đó dàn đều từng phần trên khay men trắng (5.1.6) và nhặt những hạt gạo nguyên lẫn trong tấm hoặc tấm lẫn trong hạt nguyên (nếu có).

Tách riêng phần tấm lớn và tấm nhỏ trong phần tấm thu được theo kích thước yêu cầu của từng loại tấm được quy định ở Bảng 2.

Cân từng phần hạt trên, chính xác đến 0,01 g.

Tỉ lệ từng phần hạt, Xi, được tính bằng phần trăm khối lượng, theo công thức sau đây:

là khối lượng mẫu phân tích, tính bằng gam (g).

Kết quả của phép thử là trung bình cộng của hai lần xác định song song trên cùng một mẫu thử khi sự sai khác của chúng không vượt quá 1 % giá trị trung bình. Báo cáo kết quả chính xác đến một chữ số thập phân.

5.4.3.2 Xác định hạt khác loại

Từ phần hạt nguyên thu được theo 5.4.3.1, nhặt tách ra những hạt có kích thước và hình dạng khác rõ so với những hạt trong nhóm hạt chính và cân, chính xác đến 0,01 g.

Tỉ lệ hạt khác loại, X2, được tính bằng phần trăm khối lượng, theo công thức sau:

Kết quả của phép thử là trung bình cộng của hai lần xác định song song trên cùng một mẫu thử khi sự sai khác của chúng không vượt quá 1 % giá trị trung bình. Báo cáo kết quả chính xác đến một chữ số thập phân.

5.4.4 Xác định hạt đỏ và hạt xát dối, hạt vàng, hạt hư hỏng, hạt xanh non, hạt gạo tẻ

Từ mẫu phân tích 4, cân 100 g mẫu, chính xác đến 0,01 g, loại bỏ thóc và tạp chất sau đó đổ toàn bộ gạo lên khay men trắng (5.1.6), dàn đều mẫu và tiến hành loại hạt bằng cách nhặt riêng vào các cốc thủy tinh khô sạch đã biết khối lượng từng loại hạt: hạt đỏ và hạt xát dối, hạt vàng, hạt xanh non, hạt hư hỏng, hạt gạo tẻ.

Cân từng phần hạt trên, chính xác đến 0,01 g.

Tỉ lệ từng loại hạt, Xk, được tính bằng phần trăm khối lượng, theo công thức:

là khối lượng mẫu phân tích, tính bằng gam (g).

Kết quả của phép thử là trung bình cộng của hai lần xác định song song trên cùng một mẫu thử khi sự sai khác của chúng không vượt quá 1 % giá trị trung bình. Báo cáo kết quả chính xác đến một chữ số thập phân.

5.4.5 Xác định mức xát

Từ mẫu phân tích 2, chọn lấy khoảng 50 g hạt nguyên và tiến hành xác định mức xát theo TCVN 1643 : 2008. Nên tiến hành thực hiện với ba lần lặp lại.

6. Bao gói, ghi nhãn, bảo quản và vận chuyển 6.1 Bao gói

Bao chứa gạo nếp phải sạch, khô, bền chắc và đảm bảo an toàn vệ sinh. Bao bì phải được làm từ những vật liệu đảm bảo an toàn và phù hợp với mục đích sử dụng, không chứa độc tố hoặc có mùi ảnh hưởng đến sản phẩm. Khối lượng các bao của lô hàng phải đồng đều.

6.2 Ghi nhãn

Trên mỗi bao gạo nếp phải ghi tên sản phẩm, tên và địa chỉ nhà sản xuất hoặc người đóng gói, vụ sản xuất, loại gạo, khối lượng tịnh và phải phù hợp với quy định trong TCVN 7087 : 2008 (CODEX STAN 1-2005).

6.3 Vận chuyển

Phương tiện vận chuyển gạo nếp phải khô sạch không có mùi lạ, phải đảm bảo chống ẩm ướt và duy trì được chất lượng của sản phẩm. Không vận chuyển gạo nếp lẫn với các loại hàng hóa khác có thể ảnh hưởng đến chất lượng của gạo nếp.

6.4 Bảo quản

Gạo nếp được bảo quản trong kho nên đóng bao. Không nên bảo quản ở dạng đổ rời.

Các bao gạo nếp được xếp bảo đảm thông thoáng trong kho.

Kho trước khi chứa gạo nếp phải được vệ sinh sạch sẽ và khử trùng bằng các loại thuốc được phép sử dụng theo quy định hiện hành.

Kho bảo quản phải kín, tránh được sự xâm nhập của côn trùng và sinh vật hại. Sàn và tường kho đảm bảo chống thấm, chống ẩm.

Trước khi chất gạo nếp vào kho, nền kho phải được kê lót bằng các bục kê.

Khi gạo nếp nhập kho, mỗi ngăn kho, hoặc lô hàng phải có phiếu ghi khối lượng, chất lượng, thời gian nhập kho, tên kho, số ngăn kho hoặc số lô hàng, tên người nhập kho và tên người bảo quản.

Thường xuyên làm vệ sinh nhà kho, vệ sinh các lô hàng, môi trường xung quanh kho, không để nước đọng quanh nhà kho.

Thường xuyên theo dõi, nếu phát hiện trong kho có côn trùng gây hại thì phải xử lý bằng các phương pháp khử trùng cho phép.

Phụ lục A Quy trình phân tích gạo nếp trắng

THƯ MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] TCVN 5451 : 2008 (ISO 13690 : 1999), Ngũ cốc, đậu đỗ và sản phẩm bột nghiền – Lấy mẫu từ khối hàng tĩnh.

[2] 10 TCN 852 – 2006, Gạo nếp xát – Yêu cầu kỹ thuật và phương pháp thử

Bạn đang xem bài viết Tiêu Chuẩn Quốc Gia Tcvn 6202:2008 (Iso 6878 : 2004) Về Chất Lượng Nước trên website Sachlangque.net. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!